Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 1 đến 13

Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 1 đến 13

TIẾT 1,2 Văn bản: Ngày dạy 15/08/11

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 - Lê Anh Trà -

A. Mức độ cần đạt:

 Thấy được được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:

1. Kiến thức:

- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt.

- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một bài văn cụ thể.

2. Kĩ năng:

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thề giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa đời sống.

3. Thái độ:

 Có ý thức tự hào, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong đời sống hội nhập.

C. Phương pháp

 Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận

 

doc 33 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 869Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 1 đến 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 1,2	 Văn bản:	Ngày dạy 15/08/11
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
	- Lê Anh Trà - 
A. Mức độ cần đạt:
 Thấy được được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
1. Kiến thức: 
Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt.
Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một bài văn cụ thể.
2. Kĩ năng:
Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thề giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa đời sống. 
3. Thái độ:
 Có ý thức tự hào, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong đời sống hội nhập.
C. Phương pháp
 Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận .... 
D. Tiến trình dạy – học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 9A29A3.....................................
2. Bài cũ: GV kiểm tra sách vở của HS.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
 “Sống, chiến đấu, lao động, học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã và đang là một khẩu hiệu kêu gọi, thúc giục mỗi người chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Thực chất nội dung của khẩu hiệu là động viên mỗi chúng ta hãy noi theo tấm gương sáng ngời của Bác. Vậy, vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Đoạn trích dưới đây sẽ phần nào trả lời câu hỏi ấy.
* Tiến trình bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
 TIẾT 1
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
GV giới thiệu xuất xứ của đoạn trích
HS: Thực hiện
? Văn bản này thuộc kiểu loại văn bản gì? (VBND) Vì sao em biết?(Bài PCHCM Thuộc chủ đề về hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.Tuy nhiên bài học này không chỉ mang ý nghĩa cập nhật mà còn có ý nghĩa lâu dài. Bởi lẽ việc học tập, rèn luyện theo phong cách HCM là việc làm thiết thực, thường xuyên của các thế hệ người VN, nhất là lớp trẻ)
? Nhắc lại, thế nào là văn bản nhật dụng? Ở lớp 6,7,8 chúng ta học những văn bản nào thuộc kiểu loại VBND?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản
-Đọc: Giọng chậm rãi, bình tĩnh. GV đọc một đoạn, gọi HS đọc tiếp cho đến hết bài. GV nhận xét cách đọc
-Giải thích từ khó:Chọn, kiểm tra một vài từ khó trong 12 từ khó đã được chú thích trong sgk/7. Giải thích thêm từ: Bất giác: một cách tự nhiên, ngẫu nhiên, không dự định trước. Đạm bạc: sơ sài, giản dị, không cầu kì, bày vẽ.
? Đoạn trích có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung mỗi đoạn? - 3 đoạn :
+ Đ1: Từ đầu.rất hiện đại:Qúa trình hình thành phong cách văn hoá HCM
+ Đ2: Tiếp ..hạ tắm ao:Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác Hồ
+Đ3: Còn lại: Ý nghĩa của phong cách HCM
 HS đọc lại đoạn 1
? Vốn trí thức văn hoá nhân loại của Chủ tịch HCM sâu rộng ntn? (ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân trên thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Bác Hồ)
? Bằng những con đường nào người có được vốn văn hoá ấy? (Để có được vốn văn hoá ấy không phải tự nhiên mà Bác đã dày công hoạt động cách mạng đầy gian truân. tiếp xúc văn hoá với nhiều nước.)
* Thảo luận 3p: Điều kì lạ nhất trong phong cách văn hoá HCM là gì? Vì sao có thể nói như vậy? (những ảnh hưởng quốc tế sâu đậm đã rất phương Đông, rất VN nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại) 
* GV: Phong cách HCM còn là sự kết hợp hài hoà giữa giản dị và thanh cao. Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước nhưng Bác có một lối sống vô cùng giản dị
? Dựa vào văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ (sgk Ngữ văn 7) và hiểu biết của mình. Em hãy nêu một vài dẫn chứng nói lên đức tính giản dị của Bác?
TIẾT 2
HS đọc đoạn 2
? Lối sống rất bình dị, rất VN, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện ntn?(Nơi ở, làm việc, trang phục, ăn uống)
*Thảo luận 3p: Vì sao có thể nói lối sống giản dị của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?(Đây không phải là tự vui trong cảnh nghèo khó. Cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời. Đây là  một quan điểm thẩm mĩ : Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên)
* GV:Nét đẹp của lối sống rất dân tộc, rất VN trong phong cách HCM: Cách sống của Bác gợi ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm: 
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá 
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
(Nguyễn Bỉnh Khiêm) Þ Vẻ đẹp của cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao.
 HS đọc đoạn cuối 
?Ý nghĩa cao đẹp của phong cách HCM là gì?
? Để làm rõ và nổi bật những vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của phong cách HCM, người viết đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào? Hãy tìm dẫn chứng?
-Kết hợp giữa kể chuyện và phân tích,bình luận: “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân trên thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch HCM” “Qủa như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, về một con người siêu phàm nào đó trong truyện cổ tích”..
-Đối lập:Vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức VN
?Tóm lại, ta có thể tóm tắt về phong cách HCM ntn?
?Qua tìm hiểu văn bản, em nhận thức được thế nào là lối sống có văn hoá, là “mốt” là hiện đại trong ăn mặc, nói năng?
* GV liên hệ giáo dục HS
? Tìm đọc và kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch HCM?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả : sgk
2.Tác phẩm:
- Xuất xứ: Phong cách Hồ Chí Minh trích trong Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam, viện văn hoá xuất bản, Hà Nội 1990.
- Kiểu loại: Văn bản nhật dụng
II. Đọc – hiểu văn bản
1.Đọc - tìm hiểu nghĩa từ khó.
2. Tìm hiểu văn bản.
2.1. Bố cục:3 đoạn
2.2. Phương thức biểu đạt:
2.2. Phân tích
a. Con đường hình thành phong cách văn hoá HCM
-Đi nhiều,có điều kiện tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều dân tộc,nhiều vùng khác nhau trên thế giới
- Nói, viết thành thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài
-Học hỏi qua lao động,qua công việc(làm nhiều nghề khác nhau)
-Học hỏi,tìm hiểu đến mức sâu sắc 
- Tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài.
=> Nhân cách rất VN, một lối sống rất bình dị, rất VN, rất phương Đông nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại.
b. Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác
- Nơi ở ,nơi làm việc đơn sơ: Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ
-Trang phục: Quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ, tư trang ít ỏi
-Ăn uống : Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa
-Sống một mình, không xây dựng gia đình, suốt cuộc đời hy sinh vì dân, vì nước.
=> Cách sống có văn hoá đã trở thành một quan điểm thẩm mĩ : Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
c. Ý nghĩa phong cách HCM
-Không phải tự thần thánh hoá,tự làm cho khác đời, lập dị mà là cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về lẽ sống.
-Lối sống của một người cộng sản lão thành, một vị Chủ tịch nước.
3. Tổng kết
3.1 Nghệ thuật
- Sử dụng ngơn ngữ trang trọng.
-Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, lập luận.
- Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập.
3.2. Nội dung.
* Ghi nhớ sgk/8
4. Luyện tập
 Tìm đọc và kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch HCM.
III. Hướng dẫn HS tự học.
- Tìm hiểu nghĩa một số từ Hn Việt trong đoạn trích.
- Học thuộc ghi nhớ.
- Tìm hiểu những mẩu chuyện kể về Bác.
- Chuẩn bị bài tiết sau: Phương châm hội thoại.
E. Ruùt kinh nghieäm :
TUẦN 1	Ngày soạn 10/08/11
TIẾT 3	Ngày dạy 17/08/11
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A. Mức độ cần đạt:
- Nắm được những hiểu biết cốt yếu về hai phương châm hội thoại: phương châm về lượng, phương châm về chất.
- Biết vận dụng các phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
1. Kiến thức: 
 Nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất.
2. Kĩ năng:
Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp.
3. Thái độ:
Có ý thức sử dụng phương châm về lượng, phương châm về chất phù hợp tạo hiệu quả giao tiếp.
C. Phương pháp
 Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận .... 
D. Tiến trình dạy – học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 9A29A3.....................................
2. Bài cũ: GV kiểm tra sách vở của HS.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
 Ở lớp 8 chúng ta đã học về hội thoại. Hãy nhắc lại trong quá trình giao tiếp chúng ta cần chú ý những gì? ( Khi tham gia hội thoại,mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp, đồng thời cần tôn trọng người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác)
* Tiến trình bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động :1 Hướng dẫn tìm hiểu chung:
Hình thành khái niệm phương châm về lượng:
HS đọc đoạn đối thoại sgk/8 được ghi ở bảng phụ
* HS trao đổi ,thảo luận các câu hỏi:
? Khi An hỏi “học bơi ở đâu” mà Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An muốn biết không?Vì sao?Cần phải trả lời ntn? (Câu trả lời của Ba không làm cho An thoả mãn vì nó mơ hồ về ý nghĩa.An muốn biết Ba học bơi ở đâu (tức là địa điểm học bơi) chứ không phải An hỏi Ba bơi là gì?)
? Muốn giúp cho người ta hiểu thì chúng ta cần chú ý điều gì? ( Chú ý xem người nghe hỏi về cái gì ? ntn ? ở đâu?)
Đọc truyện cười Lợn cưới, Ao mới
? Vì sao truyện này lại gây cười?
? Câu hỏi của anh Lợn cưới và câu trả lời của anh Áo mới có gì trái với câu hỏi, đáp bình thường? ( Trái với câu hỏi,đáp bình thường vì nó thừa từ ngữ)
? Muốn hỏi, đáp cho chuẩn mực chúng ta cần chú y điều gì? 
(Không hỏi thừa và trả lời thừa)
? Tóm lại,chúng ta cần phải tuân thủ những yêu cầu gì khi giao tiếp? (Ghi nhớsgk/9)
 Hình thành khái niệm phương châm về chất
Đọc truyện cười Qủa bí khổng lồ
? Truyện cười này phê phán thói xấu nào?(nói khoác)
? Từ sự phê phán trên,em rút ra được bài học gì trong giao tiếp?(Không nói những điều mình tin là không đúng hoặc không có bằng chứng xác thực)
Hoạt động: 2 Hướng dẫn luyện tập
Bài 1/10: Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi
(GV làm mẫu câu a)
Bài 2/10 : Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống
 (Thảo luận)
Bài 3/11: Đọc truyện cười và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ
Bài 4/11: Giải thích (Thảo luận)
Bài 5/11: Giải thích thành ngữ (Hướng dẫn về nhà làm)
- An đơm nói đặt: Vu khống bịa đặt
- An ốc nói mò: Nói vu vơ,không có bằng chứng
- An không nói có: Vu cáo,bịa đặt
- Cãi chày cãi cối: Ngoan cố,không chịu thừa nhận sự thật
- Khua môi múa mép: Ba hoa,khoác lác
- Nói dơi,nói chuột: Nói lăng nhăng,nhảm nhí
- Hứa hươu hứa vượn: Hứa hẹn một cách vô trách nhiệm, có màu sắc của sự lừa đảo
Þ Vi phạm phương châm về chất
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
I.Tìm hiểu chung:
1. Phương châm về lượng
1.1. ... tính chất khẳng định)
TIẾT 2
Gọi HS đọc lại mục 3 – 7
? Em hãy nêu vai trò,vị trí của từng mục 3 và 7 ?
(Mục 3: Có vai trò chuyển đoạn, chuyển ý, giới hạn vấn đề;mục 7: Kết luận cho phần sự thách thức)
? Ở phần Sự thách thức,bản tuyên bố đã nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới ra sao?(Nêu ra hiện tượng những vấn đề về thực trạng trẻ em trên nhiều nước,nhiều vùng khác nhau đã trở thành nạn nhân của bao vấn nạn xã hội.Trẻ em giờ đây bị trở thành nạn nhân chiến tranh,bạo lực,khủng bố,phân biệt chủng tộc,bị thạm hoạ đói nghèo,vô gia cư,dịch bệnh,mù chữ,chết 40.000 cháu /ngày vì suy dinh dưỡng,bệnh tật)
* GV Liên hệ thêm nạn buôn bán trẻ em,trẻ mắc HIV,trẻ em sớm phạm tội,trẻ em các nước Nam Á sau trận động đất,sóng thần,bão ở Ka-sti- na (Mĩ)
? Nhận thức,tình cảm của em khi đọc đọc đoạn này như thế nào? (HS tự bộc lộ)
* Thảo luận 3p: Nhận xét về nội dung và hình thức ở văn bản này?
GV chuyeån ý: Toùm laïi, töø nhöõng chi tieát neâu treân cho ta thaáy roõ hieåm hoaï, cuoäc soáng khoå cöïc veà nhieàu maët cuûa treû em treân toaøn theá giôùi. Vaäy, cô hoäi vaø nhieäm vuï baûo veä vaø chaêm soùc treû em ñöôïc theå hieän ntn trong VB naøy tieát sau ta tieáp tuïc tìm hieåu
HS đọc lại phần 3
V Qua phần Cơ hội em thấy việc bảo vệ,chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay có điều kiện thuận lợi gì?
\
? Em có suy nghĩ gì về điều kiện của đất nước ta trong hiện tại? (Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước:Trường cho trẻ câm điếc,các bệnh viện nhi,công viên,nhà xuất bản dành cho trẻ em )
HS đọc đoạn cuối
? Ở phần nhiệm vụ bản Tuyên bố đã nêu lên khá nhiều điểm mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực phối hợp hành động.Hãy phân tích tính chất toàn diện của nội dung này? (Bản tuyên bố đã xác định nhiệm vụ cấp thiết của cộng đồng quốc tế và từng quốc gia .. )
? Em có nhận xét gì ý và lời văn ở phần này?
* Hướng dẫn tổng kết
? Qua bản tuyên bố,em nhận thức ntn về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với những vấn đề này? (HS tự bộc lộ)
 GV khái quát lại nội dung mục ghi nhớ sgk/35
* Luyện tập
Phát biểu ý kiến về sự quan tâm,chăm sóc của chính quyền địa phương, của các tổ chức xã hội nơi em ở hiện nay đối với trẻ em?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học : 
I. Giới thiệu chung
- Xuất xứ: Tại hội nghị cấp cao thế giới họp tại Liên hợp quốc (Mĩ) năm 1990.
- Kiểu loại:Văn bản nhật dụng. 
II. Đọc và tìm hiểu văn bản
1.Đọc và giải nghĩa từ khó
2. Tìm hiểu văn bản:
2.1. Bố cục: 4 phần.
->Rõ ràng, mạch lạc, liên kết các phần chặt chẽ.
2.2. Phương thức biểu đạt: Nghị luận chính trị, xã hội.
2.3. Phân tích
a. Mở đầu (mục 1-2)
- Mục 1:Mở đầu,nêu vấn đề,giới thiệu mục đích và nhiệm vụ của hội nghị cấp cao thế giới
- Mục 2: Khái quát những đặc điểm, yêu cầu của trẻ em, khẳng định quyền được sống, được phát triển trong hoà bình, hạnh phúc.
=> Nêu vấn đề gọn, rõ, có tính chất khẳng định.
b. Sự thách thức (mục 3 – 7)
Thực trạng trẻ em:
- Trở thành nạn nhân của chiến tranh,bạo lực,khủng bố,phân biệt chủng tộc,bị bóc lột ..
- Đói nghèo,vô gia cư,dịch bệnh,mù chữ, .
- Chết 40.000/ngày vì suy dinh dưỡng, bệnh tật
=> Ngắn gọn nhưng khá đầy đủ và cụ thể tình trạng bị rơi vào hiểm hoạ, cuộc sống khổ cực về nhiều mặt của trẻ em trên thế giới.
c. Những cơ hội
- Đoàn kết, liên kết chặt chẽ các quốc gia để cùng nhau giải quyết
- Công ước về quyền trẻ em khẳng định về mặt pháp lí, tạo thêm cơ hội mới để quyền và phúc lợi của trẻ em được thực sự tôn trọng
- Những cải thiện của bầu chính trị thế giới:Giải trừ quân bị, một số tài nguyên to lớn được chuyển sang phục vụ mục đích phi quân sự, trong đó có tăng cường phúc lợi của trẻ em.
d. Những nhiệm vụ
Bản tuyên bố nhiệm vụ cấp thiết của cộng đồng quốc tế và từng quốc gia,từ tăng cường sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng đến phát triển giáo dục cho trẻ em, từ các đối tượng cần quan tâm hàng đầu (trẻ tàn tật, hoàn cảnh khó khăn ) đến củng cố gia đình, xây dựng môi trường, xã hội.
 => Ý và lời dứt khoát , rõ ràng.
 3. Tổng kết
 * Ghi nhớ sgk/35
4. Luyện tập
III. Hướng dẫn tự học : 
- Nắm vững nội dung phân tích, học thuộc ghi nhớ.
- Tìm hiểu thức tế công việc chăm sóc bảo vệ trẻ em ở địa phương.
- Sưu tầm một số tranh ảnh , bài viết của trẻ en, những quan tâm của cá nhân, đoàn thể về trẻ em.
- Chuẩn bị bài tiết su: Các phương châm hội thoại.
E. Ruùt kinh nghieäm :
TUẦN 3	Ngày soạn 27/08/11
TIẾT 13	Ngày dạy /08/11
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A. Mức độ cần đạt:
Hiểu được mối quan hệ giữa các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
Đánh giá được hiệu quả diễn đạt ở những trường hợp tuân thủ, hoặc không tuân thủ các phương châm hội thoại trong những tình huống giao tiếp cụ thể.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
1. Kiến thức: 
Hiểu được mối quan hệ giữa các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
Đánh giá được hiệu quả diễn đạt ở những trường hợp tuân thủ, hoặc không tuân thủ các phương châm hội thoại trong những tình huống giao tiếp cụ thể.
2. Kĩ năng:
Lựa chọn đúng phương hội thoại trong hoạt động giao tiếp.
Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại.
3. Thái độ:
 Có ý thức sử các phương châm hội thoại linh hoạt tạo hiệu quả trong giao tiếp.
C. Phương pháp
 Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận .... 
D. Tiến trình dạy – học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 9A29A3.....................................
2. Bài cũ:
? Trong quá trình giao tiếp chúng ta cần chú ý một số phương châm hội thoại như: phương châm về lượng,phương châm về chất. Ngoài ra chúng ta cần chú ý điều gì khi giao tiếp nữa ? Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 5
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài:
 Em hãy cho biết chúng ta đã học các phương châm hội thoại nào ? 
Ngoài các phương châm trong hội thoại thì chúng ta cũng còn cần lưu ý đến các tình huống giao tiếp. Ngoài ra, không phải lúc nào cũng tuân thủ theo các phương châm hội thoại, vậy đó là những trường hợp nào? Chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề đó trong bài học hôm nay.
* Tiến trình bài mới:
Hoaït ñoäng cuûa GV vaø HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung:
 Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
Gọi HS đọc truyện cười Chào hỏi sgk/36
? Câu hỏi Bác làm việc vất vả lắm phải không? của nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Tại sao?
( Có.Vì nó thể hiện sự quan tâm đến người khác)
? Câu hỏi ấy được sử dụng có đúng chỗ,đúng lúc không? Vì sao?( không. Vì người được hỏi đang ở trên cành cây cao nên phải vất vả trèo xuống để trả lời)
? Từ câu chuyện trên,em rút ra được bài học gì trong giao tiếp?(Khi giao tiếp không chỉ tuân thủ các phương châm hội thoại mà còn phải nắm được các đặc điểm của các tình huống giao tiếp như: Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói nhằm mục đích gì?)
 * Tìm hiểu những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
? Em hãy cho biết các phương châm hội thoại đã học? 
(Phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự)
 Đọc lại những ví dụ đã được phân tích khi học về các phương châm hội thoại
? Trong những tình huống ấy, tình huống nào phương châm hội thoại không được tuân thủ? (chỉ có tình huống trong phần học về phương châm lịch sự là được tuân thủ phương châm hội thoại,còn lại không tuân thủ)
 HS đọc đoạn đối thoại sgk/37
? Câu trả lời của Ba có đáp ứng được yêu cầu của An không? (không)
? Trong tình huống này phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? (Phương châm về lượng – không cung cấp đầy đủ thông tin như An muốn biết)
? Vì sao Ba không tuân thủ phương châm hội thoại đã nêu? (Vì Ba không biết chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo vào năm nào để tuân thủ phương châm về chất(không nói điều mà mình không có bằng chứng xác thực). Nên Ba phải trả lời chung chung như vậy)
? Gỉa sử có một người mắc bệnh ung thư đã đến giai đoạn cuối thì sau khi khám bệnh bác sĩ có nên nói thật cho người ấy biết hay không?Tại sao? (không, vì sẽ khiến cho bệnh nhân hoảng sợ, tuyệt vọng)
? Khi bác sĩ nói tránh đi thì bác sĩ đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?( phương châm về chất)
? Việc nói dối của bác sĩ có thể chấp nhận được không? Vì sao? (có, vì nó có lợi cho bệnh nhân,giúp cho bệnh nhân lạc quan trong cuộc sống)
* Thảo luận 3p: Hãy nêu một số tình huống mà người nói không tuân thủ phương châm ấy một cách máy móc?
- Người chiến sĩ không may rơi vào tay giặc,không thể khai báo hết sự thật đơn vị của mình
- Khi nhận xét về hình thức hoặc tuổi tác của người đối thoại .
? Khi nói Tiền bạc chỉ là tiền bạc thì có phải người nói không tuân thủ về lượng không? (Nếu xét về nghĩa hiển ngôn(nghĩa bề mặt trên câu chữ) thì cách nói này không tuân thủ.Còn xét nghĩa hàm ẩn thì cách nói này vẫn tuân thủ phương châm về lượng)
? Theo em nên hiểu ý nghĩa câu này ntn? (Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống, chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người, không nên vì tiền bạc mà quên đi tất cả)
? Tìm cách nói tương tự?( Chiến tranh là chiến tranh, nó vẫn là nó, ..)
? Tóm lại,việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân nào? (Ghi nhớ sgk/37)
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1/37: HS thảo luận
Bài 2/37
- Thái độ và lời nói của Chân,Tay,Tai,Mắt đã không tuân thủ phương châm lịch sự.Việc không tuân thủ ấy là vô lý vì khách đến nhà ai cũng phải chào hỏi chủ nhà rồi mới nói chuyện.Nhất là ở đây thái độ và lời nói của vị khách thật là hồ đồ,không có căn cứ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
I. Tìm hiểu chung:
1. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
1.1. Phân tích ví dụ: Truyện cười Chào hỏi
=> Câu hỏi Bác làm việc vất vả lắm phải không? có tuân thủ phương châm lịch sự nhưng sử dụng chưa đúng với tình huống giao tiếp
1.2. Ghi nhớ 1 sgk/36
2. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
2.1. Phân tích ví dụ: 
- Các VD sgk/8,9,21 không tuân thủ phương châm hội thoại vì người nói vụng về,vô ý trong giao tiếp
- VD đoạn hội thoại sgk/37 không tuân thủ phương châm về lượng vì Ba chưa biết cụ thể để tuân thủ phương châm về chất nên Ba phải trả lới chung chung
® Người nói ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác
VD:
Tiền bạc chỉ là tiền bạc
® Người nói muốn gây sự chú ý
2.2. Ghi nhớ sgk/37
II. Luyện tập
Bài 1/37
- Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm cách thức.Vì đối với cậu bé 5 tuổi Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao là chuyện viển vông, mơ hồ.Tuy nhiên đối vối những người đã đi học thì đây là một câu trả lời đúng
III. Hướng dẫn tự học:
- Tìm trong truyện dân gian những mẫu chuyện có sự vi phạm các phương châm hội thoại và nhận xét.
- Tự xây dựng hội thoại và sửa chữa.
- Chuẩn bị bài tiết sau: Viết bài Tập làm văn số 1.
Lưu ý: Ôn tập văn thuyết minh và các kĩ năng đưa yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật vào bài viết.
E. Ruùt kinh nghieäm :
Avcjklfj/gj

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_1_den_13.doc