Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 1 đến 70 - Giáo viên: Phạm Thái Hưng - Trường THCS Chiềng Cọ

Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 1 đến 70 - Giáo viên: Phạm Thái Hưng - Trường THCS Chiềng Cọ

 Tiết 1 + 2 văn bản:

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 -Lê Anh Trà-

1. Mục tiêu: Giúp học sinh

a. Về kiến thức: Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao mà giản dị Bác.

b. Về kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, cảm thụ văn học.

c. Về thái độ:Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng và học tập rèn luyện theo gương.

2. Chuẩn bị của GV & HS:

a. Chuẩn bị của GV:

- Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng ngữ văn 9, tư liệu ngữ văn 9, phân tích bài giản ngữ văn 9

- Soạn giáo án

b. Chuẩn bị của học sinh: - Chuẩn bị sách vở, bút

 - Trả lời các câu hỏi ở phần đọc, hiểu văn bản

3. Tiến trình bài dạy

Ổn định tổ chức (1’) 9A: . 9b: .

a. Kiểm tra bài cũ: (2’) Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị sách vở và bài soạn của HS

 

doc 258 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 476Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 1 đến 70 - Giáo viên: Phạm Thái Hưng - Trường THCS Chiềng Cọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN: BÀI 1
Kết quả cần đạt
- Thấy được những vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh. Sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị, để càng thêm kính yêu Bác, tự nguyện học tập theo gương Bác
- Nắm được các phương châm hội thoại về lượng và về chất để vận dụng trong giao tiếp
- Biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 9A
Ngày dạy: Dạy lớp: 9B 
 Tiết 1 + 2 văn bản:
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 -Lê Anh Trà-
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
a. Về kiến thức: Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao mà giản dị Bác.
b. Về kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, cảm thụ văn học.
c. Về thái độ:Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng và học tập rèn luyện theo gương. 
2. Chuẩn bị của GV & HS:
a. Chuẩn bị của GV: 
- Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng ngữ văn 9, tư liệu ngữ văn 9, phân tích bài giản ngữ văn 9
- Soạn giáo án
b. Chuẩn bị của học sinh: - Chuẩn bị sách vở, bút
 - Trả lời các câu hỏi ở phần đọc, hiểu văn bản
3. Tiến trình bài dạy
Ổn định tổ chức (1’) 9A:. 9b:.
a. Kiểm tra bài cũ: (2’) Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị sách vở và bài soạn của HS
b. Dạy nội dung bài mới:
(1’) Sống, chiến đấu, lao động, học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại đã và đang là một khẩu hiệu kêu gọi, thúc giục mỗi người chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Thực chất nội dung của khẩu hiệu là động viên ta hãy noi theo tâm gương sáng ngời của Bác, học tập theo phong cách sống và làm việc của Bác. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Đoạn trích “ Phong cách Hồ Chí Minh” sẽ phần nào trả lời cho câu hỏi ấy.
Ở sách ngữ văn 7, chúng ta đã được học bài: “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng-một chiến sĩ cách mạng, một nhà văn hoá lớn, từng được sống, làm việc nhiều năm bên Người. Giờ đây, mở đầu sách ngữ văn 9, chúng ta lại được học, một văn bản nữa của Lê Anh Trà-một nhà khoa học thuộc thế hệ con cháu Hồ Chí Minh đã có những bài viết xuất sắc về chủ tịch Hồ Chí Minh.
I. Đọc và tìm hiểu chung (15’)
1. Xuất xứ
? Nêu xuất xứ đoạn trích: Phong cách Hồ Chí Minh? (TB)
- Văn bản trích từ bài viết: “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” in trong tập “Hồ chí Minh và văn hoá Việt Nam”, viện văn hoá xuất bản, Hà Nội 1990
? Đoạn trích thuộc kiểu văn bản gì? TB
- “Phong cách Hồ Chí Minh” Là một văn bản nhật dụng được viết theo phương thức nghị luận
2. Đọc văn bản: Hướng dẫn cách đọc:
- Đoạn trích là một văn bản nghị luận không chỉ thuyết phục bằng luận điểm, luận cứ, lập luận chặt chẽ mà còn bằng cả thái độ, tình cảm của tác giả nên các em đọc giọng chậm rãi, bình tĩnh, khúc triết và phải biểu hiện được tình cảm
Giáo viên và học sinh đọc hết cả bài
Giáo viên nhận xét cách đọc của học sinh
? Giải nghĩa từ: hiền triết, thuần đức? TB
- Hiền triết: Người có tài năng, đức độ, hiểu biết sâu rộng, được người đời tôn vinh.
- Thuần đức: Đạo đức hoàn toàn trong sáng
? Văn bản có mấy luận điểm, nội dung và giới hạn của từng luận điểm? ( Khá)
- Văn bản có hai luận điểm
+ Luận điểm thứ nhất từ đầu cho đến “rất hiện đại” : Sự sâu rộng vốn tri thức nhân loại của chủ tịch Hồ Chí Minh
+ Luận điểm thứ hai trình bày lối sống giản dị rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh 
Chúng ta phân tích văn bản theo hai luận điểm đã nêu ở trên.
II. Phân tích:
Gọi học sinh đọc phần 1 của văn bản
Em hãy nhắc lại luận điểm trong đoạn văn? (TB)
- Vốn tri thức văn hoá nhân loại của chủ tịch Hồ Chí Minh.
1. Vốn tri thức văn hoá nhân loại của chủ tịch Hồ Chí Minh (26’)
? Đoạn văn đã khái quát vốn tri thức văn hoá của Bác Hồ như thế nào? (TB)
- Vốn tri thức văn hoá của chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức sâu rộng: ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ chí Minh.
? Tìm những luận cứ để lí giải vì sao Người lại có được vốn tri thức sâu rộng như vậy? (Khá)
- Học sinh phát hiện luận cứ, giáo viên ghi bảng.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới
- Người đã ghé lại nhiều hải cảngsống dài ngày ở Pháp, ở Anh
-Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc
- Người đã làm nhiều nghề
- Đến đâu người cũng học hỏi tìm hiểu văn hoá, nhân thức đến một mức khá uyên thâm
- Người tiếp thu mọi cái đẹp và cái hayphê phán những tiêu cực của CNTB
? Em có nhận xét gì về cách nêu các luận cứ và cách lập luận của tác giả?(G)
- Luận cứ là dẫn chứng và lí lẽ được chọn lọc, tiêu biểu phong phú toàn diện từ khái quát đến cụ thể: Người đã tiếp xúc với văn hoá nhiều nước nhiều vùng trên thế giới, châu Phi, châu Mĩ, châu Á rồi đến các nước: Pháp, Anh, Hoa, Nga
? Ngoài ra còn biện pháp nghệ thuật nào đáng chú ý (về phương thức trình bày)? (Khá)
- Đoạn văn kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen giữa những những lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên: có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh.
? Theo em con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là gì?(G)
- Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là: Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan vất vả, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá tự phương Đông tới phương Tây. Người có hiểu biết sâu rộng nền văn hoá các nước Châu Á, Châu Phi, Châu Âu và Châu Mĩ
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ: Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như: Pháp, Anh, Hoa, Ngađó là công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất để tìm hiểu và giao lưu văn hoá với các dân tộc trên thế giới với đủ các màu da: vàng, đen, trắng
+ Hồ Chí Minh đã từng đi khắp năm châu bốn biển. Qua công việc, qua lao động kiếm sống mà học hỏi khắp mọi nơi trên trái đất: làm nhiều nghề khác nhau.
+ Người đã tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, đến đâu Bác cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến mức khá uyên thâm, tiếp thu mọi cái hay cái đẹp của các nền văn hoá.
? Điều quan trọng nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là gì? ( Khá )
+ Điều quan trọng nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là người đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài.
? Sự tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài được thể hiện như thế nào trong đoạn văn?
- Người tiếp thu văn hoá các nước để thu lượm mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Bác không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
- Điều quan trọng và kì lạ nhất của phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là: tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã nhào nặn với các gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
? T mời em đọc câu văn cuối và cho biết câu văn có vai trò như thế nào trong đoạn văn? ( Tb )
- Đây là câu văn quan trọng làm sáng tỏ luận điểm của đoạn văn. Trong thực tế các yếu tố truyền thống và hiện đại thường có xu hướng bài trừ nhau, yếu tố này trội lên sẽ lấn át yếu tố kia. Sự kết hợp hài hoà các yếu tố mang nhiều nét đối lập ấy trong một phong cách quả là kì diệu, vậy mà Bác Hồ của chúng ta đã làm được điều đó.
? Em hãy nêu và phân tích sơ lược một vài tác phẩm văn, thơ viết bằng tiếng nước ngoài của Bác?( G )
- “Những trò lố hay là Va Ren và Phan Bội Châu” được viết bằng tiếng Pháp, khắc hoạ hai nhân vật đối lập nhau: Va Ren và Phan Bội Châu
- Tập thơ “Nhật kí trong tù” được viết bằng chữ Hán với thể thơ tứ tuyệt đường luật điêu luyện. Bài thơ “Vọng nguyệt” là một trong những bài thơ hay nhất về trăng: 
Ngục trung vô tửu, diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Dịch thơ:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăn soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
? Như trên đã phân tích để có được vốn tri thức ấy Bác đã phải làm nhiều nghề, em biết Bác đã làm những nghề gì? ( Tb )
- Bác làm phụ bếp trên con tàu La vin tu sơ của Pháp. Bác đã quét tuyết ở trường học Luân Đôn nước Anh, đó là một công việc rất vất vả trong điều kiện thời tiết rét buốt dưới âm độ. Bác đã từng rửa ảnh, viết báo và nhiều nghề khác nữa: làm bồi. Chế Lan Viên trong bài thơ: “Người đi tìm hình của nước” có viết:
“Đời bồi bàn lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ Châu Mĩ, Châu Phi
Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi”
? Qua phân tích giúp em hiểu gì về vốn tri thức văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh? (G)
- Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh đã tạo nên một nhân cách, một lối sống rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại
1. Mục tiêu: (như tiết 1)
2. Chuẩn bị của GV & HS:
a. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng ngữ văn 9, tư liệu ngữ văn 9, phân tích bài giản ngữ văn 9
- Soạn giáo án
b. Chuẩn bị của học sinh: - Chuẩn bị sách vở, bút
 - Trả lời các câu hỏi ở phần đọc, hiểu văn bản
3. Tiến trình bài dạy
Ổn định tổ chức (1’) 9A:. 9b:.
a. Kiểm tra bài cũ: (2’) Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị sách vở và bài soạn của học sinh
b. Dạy nội dung bài mới:
Ở tiết 1 các em đã tìm hiểu sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của chủ tịch Hồ Chí Minh. Phong cách Hồ Chí Minh còn là sự kết hợp hài hoà trong lối sống giản dị mà thanh cao. Để thấy được điều đó chúng ta tìm hiểu tiếp phần II
Gọi học sinh đọc phần còn lại.
? Em cho biết luận điểm của đoạn văn? (TB)
- Nét đẹp trong lối sống của chủ tịch Hồ Chí Minh
2. Nét đẹp trong lối sống của chủ tịch Hồ Chí Minh
? Phong cách sống của Bác Hồ được tác giả kể và bình luận trên những mặt nào? (Khá)
- Phong cách sống và làm việc của vị chủ tịch nước đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được tác giả kể lại và bình luận trên một số bình diện: nơi ở, nơi làm việc, trang phục, ăn uống.
? Mỗi bình diện được coi là một luận cứ. Em tìm dẫn chứng cho mỗi luận cứ? (TB)
- Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ [] vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ
- Trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ
- Ăn uống rất đạm bạc [] cá kho, rau luộc. dưa ghém. Cà muối, cháo hoa
- Tư trang ít ỏi, một chiếc va li con, vài vật kỉ niệm
? Nhận xét của em về các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn văn? (Khá)
- Đan xen giữa những lời kể là lời bình luận rất tự nhiên: quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích.
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- Nghệ thuật so sánh, biên pháp liệt kê.
- Sử dụng nghệ thuậ ... t cách lấy mật của ong, rồi tự tay thụ phấn cho hàng vạn cây si hào để hạt giống làm ra tốt hơn. Đó là anh cán bộ nghiên cứu đã 11 năm ròng túc trực chờ sét để lập bản đồ sét tìm kiếm tài nguyên cho đất nước. Họ tạo thành cái thế giời những con người như anh thanh niên ở trạm khí tượng, những con người miệt mài lao động khoa học lặng lẽ mà khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của mọi người
? Trong truyện ngắn này có sự kết hợp các yếu tố trữ tình, bình luận với tự sự. Em hãy chỉ ra các chi tiết tạo nên chất trữ tình của tác phẩm và nêu tác dụng của chất trữ tình đó? Khá
- Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và góp vào thành công của truyện “lặng lẽ Sa Pa” là chất trữ tình. Chất Trữ tình toát lên từ những phong cảnh thiên nhiên đẹp và đầy thơ mộng của Sa Pa được miêu tả qua cái nhìn của người hoạ sĩ già, nó còn thấm đượm vẻ đẹp của cuộc sống một mình giữa thiên nhiên lặng lẽ của nhân vật anh thanh niên, trong cuộc gặp gỡ tình cờ của ba nhân vật mà để lại nhiều dư vị, trong những suy nghĩ về con người, về cuộc sống, về nghệ thuật của các nhân vật
Cho học sinh đọc lại những đoạn tả cảnh Sa Pa qua cái nhìn của người hoạ sĩ ở phần đầu và phần cuối truyện. Học Sinh nêu cảm nhận của mình về vẻ đẹp của những bức tranh thiên nhiên ấy
- Chất trữ tình của truyện toát lên chủ yếu từ nội dung truyện: từ cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiều dư vị trong lòng mỗi người, từ những nét đẹp giản dị rất đáng mến của người thanh niên, từ những câu chuyện anh kể về cuộc sống của mình giữa lặng lẽ Sa Pa, và từ những tình cảm, cảm xúc mới nảy nở của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư đối với anh thanh niên
- Có thể nói truyện “lặng lẽ Sa Pa” trong toàn truyện từ phong cảnh đẹp hết sức thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao đến hình ảnh những con người sống và làm việc trong cái lặng lẽ mà không hề cô độc bởi sự gắn bó của học với đất nước, với mọi người. Tác giả đã tạo được một không khí trữ tình cho tác phẩm, nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp của những sự việc, con người rất bình dị được miêu tả trong truyện, nhớ thế mà chủ đề của truyện được rõ nét và sâu sắc
? Phát biểu chủ đề của truyện? Khá
- Truyện “ Lặng lẽ Sa Pa” ngợi ca những con người lao động như anh thanh niên làm công tác khí tượng và cái thế giới những con người như anh. Tác giả muốn nói với người đọc: “trong cái lặng im của Sa Pa [] có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước
Đồng thời qua câu chuyện về anh thanh niên, tác phẩm cũng gợi ra những vấn đề về ý nghĩa và niềm vui của lao động tự giác, vì những mục đích chân chính đối với con người
III. Tổng kết ghi nhớ
? Em khái quát nghệ thuật và nội dung của truyện? 
- Nghệ thuât: truyện đã xây dựng được tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hơp. giữa tự sự, trữ tình với bình luận
- Nội dung: Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” khắc hoạ thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa cảu những công việc thầm lặng
c. Luyện tập (3) Tóm tắt lại văn bản.
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’)
- Các em về nhà tóm tắt lại truyện, phân tích truyện
- Hướng dẫn chuẩn bị bài
Ngày soạn: 
Ngày KT: Dạy lớp: 9A
Ngày KT: Dạy lớp: 9B 
Tiết 68-69
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3-VĂN TỰ SỰ
1. Mục tiêu : Giúp học sinh:
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
- Rèn kỹ năng diễn đạt và trình bày.
2. Đề bài: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
3. Đáp án - Biểu điểm:
* Đáp án:
	a, Mở bài: Giới thiệu câu chuyện:
	- Tình huống gặp người lái xe.
	- Thời gian: sau chiến tranh.
	- Giới thiệu nhân vật: tên, tuổi, ở đâu?
	b, Thân bài: Diễn biến câu chuyện:
	- Kể về người chiến sĩ lái xe sau nhiều năm khi chiến tranh kết thúc (kể tưởng tượng).
	+ Miêu tả hình dáng, trang phục, giọng nói, nụ cười
 	+ Cuộc sống, công việc hiện tại
	+ Thuật lại cuộc đối thoại trong cuộc trò chuyện.
	- Suy nghĩ, tình cảm của em sau khi cuộc trò chuyện kết thúc (độc thoại nội tâm).
	- Những suy nghĩ của em về chiến tranh (độc thoại nội tâm, nghị luận).
	- Trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với quá khứ, lịch sử của cha anh cũng như đối với hiện tại trong:
	+ Học tập, lao động.
	+ Uống nước nhớ nguồn.
(độc thoại nội tâm, kết hợp nghị luận).
	- Làm thế nào để không có chiến tranh, để giữ gìn hoà bình (độc thoại nội tâm, nghị luận).
c, Kết bài: Kết thúc câu chuyện.
	- Cảm nghĩ của bản thân.
- Lòng trân trọng, kính yêu xen lẫn tự hào.
* Biểu điểm: 
a, Mở bài: (1,5 điểm)
* Hình thức: 0,5 điểm
	- Bài viết đúng kiểu bài tự sự có xen yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.
	- Viết đúng chính tả, ngữ pháp, lời văn có cảm xúc.
* Nội dung: 1 điểm
	 Nêu tình huống gặp người lái xe: thời gian, giới thiệu qua nhân vật.
	b, Thân bài: (7 điểm)
* Hình thức: (2đ)
	- Bài viết đúng kiểu bài tự sự có xen yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.
	- Viết đúng chính tả, ngữ pháp, lời văn có cảm xúc.
* Nội dung: (5đ)
- Kể về người chiến sĩ lái xe (tưởng tượng). 1 đ
- Suy nghĩ tình cảm của em khi gặp gỡ. 1đ
- Suy nghĩ của em về chiến tranh. 1đ
 (độc thoại nội tâm)
- Trách nhiệm đối với quá khứ lịch sử, hiện tại. 1đ
- Làm thế nào để không có chiến tranh, để giữ gìn hoà bình. 1đ
 (yếu tố nghị luận)
c, Kết bài: (1,5 điểm)
 * Hình thức: 0,5 điểm
- Bài viết đúng kiểu bài tự sự có xen yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.
- Viết đúng chính tả, ngữ pháp, lời văn có cảm xúc.
* Nội dung: (1đ)
 Cảm nghĩ của người kể khi câu chuyện kết thúc.
4. Nhận xét;
....
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 9A
Ngày dạy: Dạy lớp: 9B 
Tiết 70. Tập làm văn
NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
a. Về kiến thức: Hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ giữa người kể chuyện với ngôi kể trong văn bản tự sự
b. Về nội dung: Rèn luyện kỹ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc văn cũng như viết văn
c. Về thái độ: Giáo dục HS thêm yêu bộ môn thong qua tiết dạy.
2. Chuẩn bị của GV&HS:
a. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV thiết kế bài giảng ngữ văn 9
- Soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS:học bài cũ và chuẩn bị bài mới
3. Tiến trình bài dạy.
* Ổn định tổ chức: 9A:.
a. Kiểm tra bài cũ (3’)
Tiết trước vừa viết bài nên giáo viên kiểm tra vở của bốn em học sinh
Giáo viên nhận xét
* Giới thiệu (1’) Các em đã biết tự sự là kể lại sự việc, thuật lại sự việc diễn ra như thế nào? Nhưng ai là người kể chuyện, người kể xuất hiện ở ngôi nào, xưng là gì? Có nghĩa là sự việc ấy được nhìn qua con mắt, điểm nhìn của ai? Người đó là người nào, người trong cuộc hay người ngoài cuộc. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về: người kể chuyện trong văn bản tự sự.
b. Dạy nội dung bài mới
I. Vai trò của người kể trong văn bản tự sự (24’)
1. Ví dụ
Gọi học sinh đoc đoặn văn
? Đoạn trích kể về ai và sự việc gì? TB
- Đoạn trích kể về phút chia tay giữa người hoạ sĩ già, cô gái và anh thanh niên
? Ở đây, ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên? G
- Người kể về phút chia tay đó không xuất hiện, không phải là một trong ba nhân vật đã nói tới. Trong đoạn văn ta thấy các nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan: “Anh thanh niên vừa vào, kêu lên”, “cô kĩ sư mặt đỏ ửng”, “bỗng nhà hoạ sĩ già quay lại”
- Nếu người kể là một trong ba nhân vật trên thì người kể và lời văn phải thay đổi, hoặc là xưng “tôi” hoặc là xưng tên một trong ba nhân vật đó để kể lại chuyện. Như thế người kể chuyện ở đây là vô nhân xưng, không xuất hiện trong câu chuyện
? Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”, “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy” là nhận xét của người nào? Về ai? Khá
- Những câu trên chính là nhận xét của ngưởi kể truyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta. Cần lưu ý câu nhận xét thứ hai, người kể chuyện như nhập vào nhân vật anh thanh niên để nói hộ những suy nghĩ và tình cảm của anh ta, nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện. Câu nói đó vang lên khong chỉ nói hộ anh thanh niên mà là tiếng lòng của rất nhiều người đang trong tình huống đó. Nếu đó là câu nói trực tiếp của anh thanh niên thì tính khái quát sẽ bị hạn chế rất nhiều
? Hãy nêu những căn cứ để có thể nhận xét: người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi hanh động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật? Khá
- Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể câu chuyện đối tượng được miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn và lời văn, có thể nhận xét: Người kể câu chuyện ở đây dường như thấy hế và biết tất mọi việc, mọi người, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật
2. Bài học
? Qua ví dụ, em cho biết vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự? TB
- Trong văn bản tự sự, ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) còn có hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba. Đó là người kể chuyện giấu mình nhưng có mặt khắp nới trong văn bản. Người kể này dường như biết hết mọi việc, mọi hành động, tâm tư tình cảm của các nhân vật
- Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện giới thiệu nhân vật và tình huống, tả người và tả cảnh vật, đưa ra các nhận xét đánh giá về những điều được kể
Gọi học sinh đọc ghi nhớ và nhắc các em học thuộc
II. Luyện tập (15’)
Bài tập 1 sgk T 193
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn trích
Giáo viên cho các em thảo luận theo nhóm, sau ba phút đại diện tưng nhóm đứng tại chỗ trả lời
? So với đoạn trích ở mục I (trong “lặng lẽ Sa Pa”) cách kể ở đoạn trích này có gì khác? Hãy làm sáng tỏ bằng việc trả lời các câu hỏi sau: người kể chuyện ở đây là ai? Ngôi kể này có ưu điểm gì và có hạn chế gì so với ngôi kể ở đoạn trên?
- Người kể chuyện trong đoạn văn của Nguyên Hồng là nhân vật “tôi” (ngôi thứ nhất) –chú bé- trong cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ mình sau những ngày xa cách
- Ngôi kể này giúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư tình cảm, miêu tả được những diễn biến tâm lí tinh vi, phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “tôi”Ngôi kể này có hạn chế trong việc miêu tả bao quát các đối tượng khách quan, sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều, do đó dễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật
Giáo viên hướng dẫn cách làm bài tập 1.b:
Các em chọn một trong ba nhân vật (người hoạ sĩ già, anh thanh niên hoặc cô kĩ sư nông nghiệp) là người kể chuyện, sau đó chuyển đoạn văn trích ở mục một thành một đoạn văn khác, sao cho nhân vật sự kiện, lời văn và cách kể phù hợp với ngôi thứ nhất
c. Củng cố - Luyện tập (1) Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’)
- Các em về nhà học ghi nhớ, làm bài tập 1
- Hướng dẫn chuẩn bị bài: chiếc lược ngà

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_1_den_70_giao_vien_pham_thai_hung_tru.doc