Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 22

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 22

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

-Kiến thức: Giúp HSbước đầu thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại; dân tộc và nhânloại; thanh cao và giản dị.

- Kĩ năng: Đọc, bước đầu học tập phương pháp thuyết minh kết hợp các yếu tố nghệ thuật.

- Giáo dục: Từ lòng kính yêu Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

B. CHUẨN BỊ:

- Học sinh: Đọc văn bản, soạn bài, đọc lại văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ ( lớp 7)

- Giáo viên: + Đồ dùng: Sưu tầm tranh ảnh về Bác, một số mẩu chuyện về Bác.

 + Tích hợp: * Kiến thức: Với phân môn T.Viết và TLV bài 1

 

doc 57 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1803Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1- Tiết 1
NS ND: 
Bài 1
Văn bản:PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 (Lê Anh Trà)
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiến thức: Giúp HSbước đầu thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại; dân tộc và nhânloại; thanh cao và giản dị.
- Kĩ năng: Đọc, bước đầu học tập phương pháp thuyết minh kết hợp các yếu tố nghệ thuật.
- Giáo dục: Từ lòng kính yêu Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
B. CHUẨN BỊ:
- Học sinh: Đọc văn bản, soạn bài, đọc lại văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ ( lớp 7)
- Giáo viên: + Đồ dùng: Sưu tầm tranh ảnh về Bác, một số mẩu chuyện về Bác.
 + Tích hợp: * Kiến thức: Với phân môn T.Viết và TLV bài 1
* Phương pháp: Đọc, đối chiếu.hoạt động nhóm
C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 1. Oån định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
 3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là một danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.
Tổ chức các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ 
- Dạng văn bản: Nhật dụng
Hoạt động 1:Tìm hiểu một vài nét về tác phẩm:
-Em biết gì về tác giả và tác phẩm?( xuất xứ,) 
- Xuất xứ 
- Dạng văn bản: Nhật dụng
 Định hướng: HS thấy văn bản được trích từ: “Phong :
- Xuất xứ
- Dạng văn bản: Nhật dụng
..
cách HCM , cái vĩ đại và cái giản dị”của Lê Anh Trà.
Đây là một dạng văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội 
 nhập với thế giới và gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu chú thích 
SGK
HS lần lượt thực hiện các thao tác trên, GV lưu ý
 cách đọc một số chú thích khó trong SGK: 2,3,4,8,
9,10,12.
Hoạt động 3: Xác định bố cục của văn bản.
HS quan sát và có ý kiến về bố cục của văn bản.
( Văn bản có thể chia làm 2 đoạn. Định hướng sẽ 
phân tích nội dung theo bố cục này.
Hoạt động 4:Tổ chức tìm hiểu nội dung của văn bản.
Bước 1: Đọc, quan sát đoạn văn từ “ Trong cuộc đời
rất hiện đại”.
Bước 2: Hãy cho biết HCM đã bằng cách nào để tiếp
 thu được tinh hoa văn hoá nhân loại?
Định hướng: Người đã đi nhiều nơi,tiếp xúc nhiều 
nền văn hoá từ phương Đông tới phương Tây; Người 
am hiểu rất sâu sắc văn hoá các nước Châu Á, châu
 Aâu, châu Phi, châu Mĩ. Để có được vốn tri thức văn
 hoá sâu rộng ấy, Bác đã nói thạo, viết thạo nhiều 
thứ tiếng, coi đó là phương tiện để giao tiếp; hoặc qua
 lao động, qua cong việc; học hỏi, tìm hiểu đến mức 
sâu sắc ,uyên thâm.
Từ phân tích, em hãy rút ra phương pháp học hỏi của
 Bác?=> Học hỏi không ngừng,học hỏi mọi nơi, mọi 
 Luuc(:
- Xuất xứ
- Dạng văn bản: Nhật dụng
II.Đọc- Hiểu văn bản.
Đọc, chú thích:
Bố cục:
Phân tích:
a. Vẻ đẹp phong cách trong sự tiếp thu văn hoá nhân loại.
- Cách tích luỹ vốn tri thức văn hoá nhân loại:
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ
+Học hỏi qua công việc, qua lao động.
+ Học hỏi, tìm hiểu văn hoá đến mức sâu sắc.
4.Hướng dẫn về nhà
 Học bài, tiếp tục tìm hiểu nội dung bài học chủ yếu các câu hỏi 2,3,4( SGK)
..
Tuấn 1- Tiết 2
NS:3/9/06 ND:13/9/06
Bài 1
Văn bản
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH(TT)
 ( LÊ ANH TRÀ)
A.MỤC TIÊUCẦN ĐẠT:
 -Kiến thức:Tiếp tục cho HS nắm được các mụctiêu tương tự tiết 1 
 - Kĩ năng:Rèn luyện các kĩ năng phân tích và một số lĩ năng đã có ở tiết 1.
 - Giáo dục HS thái độ học tập nghiêm túc,không ngừng rèn luyện đạo đức, lối sống.
B. CHUẨN BỊ: Tương tự tiết 1
C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Oån định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: Để có được vốn tinh hoa văn hoá nhân loại, Bác Hồ đã họctập bằng những phương pháp nào?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: Trên cơ sở củng cố bài cũ, GV hướng dẫn HS vào bài mới.
* Tổ chức các hoạt động
HOẠTĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Hệ thống lại kiến thức tiết học trước
Hoạt động 2: Tổ chức phân tích văn bản.
Bước 1:Đọc lại văn bản.
Bước 2: Tìm hiểu: 
Theo em,cách Bác tiếp thu văn hoá nhân loại có gì đặcbiệt?
Định hướng: Người tiếp thu văn hoá nước ngoài có chọn lọc, không chịu ảnh hưởng mộtcách thụ đọng, tiếp thu cái hay, cái đẹp đồng thời phê phán những hạnchế, tiêu cực. Có thể khẳng định Bác Hồ đã tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế trên nền tảng văn hoá dân tộc ( Tất cả những không gì lay chuyển được)
Quan sát đoạnvăn “lần đầu tiênthuần đức” cho biết biểu hiện lối sống giản dị được thể hiện qua khía cạnh nào?
Địnhhướng:Mặc dù Bác là người ở cương vị cao nhất nhưng Người lại có lối sống vô cùng giản dị:nơi ở, nơi làm việc hết sức đơn sơ; trang phục giản dị: chiếc vali con với bộ quần áo, vài vật kỉ niệm..” ; bữa ăn của Bác cũng rất đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối
Theo em, đó là cách sống như thế nào?
Đó là cách sống giản dị, đạm bạc mà vôcùng thanh cao, sang trọng. Đấy không phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo khó; cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời.Lối sống của Bác là sự kế thừa của những bậc danh nhân trong lịch sử như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm”Thu ăntắm ao” Đó là lối sống gắn bó với thú quê đạm bạc, thanh cao.
Qua tìm hiểu văn bản, em có nhận xét gì về nghệ thuật thể hiện?
Định hướng: Văn bản có sự kết hợp tự nhiên giữa kể và bình luận: “ Có thể nóinhư chủ tịch Hồ Chí Minh”, “Quả là mộttrong truyện cổ tích”
Mặt khác, dẫn chứng có sự chon lọc; đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách dùng từ Hán Việt; sử dụng nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị
Hoạt động 3: Tổ chức cho HS rút ra bài học (ghi nhớ SGK)
Hoạt động 4: Luyện tập: Tổ chức cho HS thực hành thảo luận:
-Từ văn bản, hãy rút ra ý nghĩa của bài học về sự hội nhập của nước ta hiện nay?
-Từ lối sống của Bác, em có suy nghĩ gì về quan điểm sống của chính bản thân em và thế hệ trẻ hiện nay?
I.
II. Đọc- Hiểu văn bản
1, 2, 3: Phân tích:
a. Vẻ đẹp phong cách trong sự tiếp thu văn hoá nhân loại.
- Cách tiếp thu vốn tri thức văn hoá nhân loại.
- Tích luỹ có chọn lọc dựatrên nền tảng văn hoá dân tộc.
+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động
+ Tiếp thu có chọn lọc, có phê phán.
+Dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc.
b. Vẻ đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao.
* Những biểu hiện lối sống giản dị.
+ Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ
+ Trang phụcgiản dị.
+ Aên uống đạm bạc.
=>Đó là cách sống đạm bạc mà thanh cao, sang trọng
=>Là nét đẹp của lối sống dân tộc, rất Việt Nam trong phong cách Hồ Chí Minh
Nghệ thuật:
4.Ghi nhớ:SGK
III. Luyện tập
4 Hướng dẫn về nhà
 Bài cũ: Nắm được nội dung,ý nghĩa bài học
Bài mới: Soạn : Các phương châm hội thoại.
 ..
Tuần 1- Tiết 3
NS: 13/9/06 ND:13/9/06
Bài 1
Tiếng Việt:
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
-Kiến thức: Bài học giúp HS nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Kĩ năng: Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
- Giáo dục: Thái độ và linh hoạt trong giao tiếp.
B. CHUẨN BỊ:
- Học sinh: Soạn bài, dựng hoạt cảnh, bảng phụ.
- Giáo viên: Tích hợp: * Kiến thức:Tích hợp với phần Văn và Tập làm văn bài 1, 
 * Phương pháp: Quy nạp, hoạt động nhóm
C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1.Oån định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: GV nhắc lại kiến thức về hành động nói, về vai xã hội,lượt lờitrong hội thoại đã học ở lớp 8; trên cơ sở đó, dẫn HS vào bài mới: Các phương châm hội thoại.
* Tổ chức các hoạt động.
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu phương châm về lượng.
Bước 1: Quan sát đoạn văn đối thoại, thảo luận câu hỏi cho bên dưới.
+ Câu trả lời của Ba có đáp ứng điều mà An muốn biết không?
Định hướng: Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết.Điều mà An muốn biết là một địa điểm cụ thể. Vì vậy, câu nói của Ba không có nội dung đúng với yêu cầu.
+ Cần trả lời như thề nào? Từ đó rút ra bài học gì trong giao tiếp?
Định hướng: Ba cần trả lời: Tớ học bơi ở bể bơi thành phố
-Khi nói, cần phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
Bước 2: Tổ chức cho HS kể lại chuyện: “Lợncưới áo mới”,thảo luận câu hỏi cho bên dưới.
+ Tại sao truyện lại gây cười? Cần phải hỏi và trả lời như thế nào? Rút ra bài học gì trong giao tiếp?
Định hướng: Truyện gâycười vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói. Lẽ ra chỉ cần nói: “ Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?” và chỉ cần trả lời:”Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả”.
=>Trong giao tiếp, không nên nói nhiều hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
Bước 3: Qua tìm hiểu 2 ví dụ trên, em hãy rút ra nội dung bài học cần ghi nhớ ( SGK)
Hoạt động 2: Tổ chức tìm hiểu phương châm về chất.
-Bước 1: Kể lại truyện “ Quả bí khổng lồ” , thảo luận câu hỏi cho bên dưới.
+ Truyện cười này phê phán điều gì? Em rút ra được bài học gì trong giao tiếp?
Định hướng: Truyện phê phán tính khoác lác.
=>Trong giao tiếp, không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật hoặc không có bằng chứng xác thực.
Bước 2: Yêu cầu HS từ ví dụ trên, rút ra được nội dung cần ghi nhớ.
Hoạt động 3: Tổ chức cho HS luyện tập.
Bài tập 1: 
Hình thức: Hoạt động nhóm.
Yêu cầu: Vận dung phương châm về lượng để phân tích lỗi câu.
a.Trâu là một loại gia súc nuôi ở nhà.
Câu này thừa cụm từ “nuôi ở nhà” vì nội dung này đã chứa trong từ “gia súc”
=>Sửa lại: Trâu là một loại gia súc.
b.Tương tự câu a.
Bài tập 2:
Hình thức: Hoạt động cá nhân.
Yêu cầu: Chọn từ ngữ thích hợp để ... So sánh cách dẫn trực tiếp với cách dẫn gián tiếp.
 Viết 2 đoạn văn, mỗi đoạn sử dụng một cách dẫn.
3.Bài mới:
* Giới thiệu bài mới:
Gọi HS giải thích từ : Kinh tế trong bài thơ: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và cho biết ngày nay người ta có còn dùng từ Kinh tế với nghĩa như trong bài thơ không?
Định hướng: Kinh tế (1): Xuất xứ từ câu: Kinh bang tế thế có nghĩa là trị nước cứu đời.
 Kinh tế (2): Toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuấtvà sử dụng của cải vật chất làm ra.
=>Vì vậy , ngày nay không dùng từ Kinh tế theo nghĩa (1) => Nghĩa của từ luôn vận động và phát triển.
* Tổ chức các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tổ chức cho HS tìm hiểu về sự biến đổi và phát triển của từ vựng
Bước 1: Từ nội dung phân tích ở giới thiệu bài cho HS thấy được nghĩa của từ không phải bất biến.Nó có thể thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũ mất đi và cũng có những nghĩa mới được hình thành.
Bước 2: Phân tích các ví dụ SGK
+ Đọc kĩ các câu thơ muc I.2
+ Xác định nghĩa của các từ, cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển.
a.Xuân (1): Mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mở đầu của một năm ( nghĩa gốc).
Xuân (2) : Thuộc về tuổi trẻ ( nghĩa chuyển )
b.Tay (1): Bộ phận trên của cơ thể, từ vai đến các ngón, dùng để cầm nắm ( Nghĩa gốc )
Tay (2):Người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn hoặc một nghề nào đó (nghĩa chuyển ).
Bước 3: Thảo luận: Theo em, các trường hợp có nghĩa chuyển đó đượcchuyển theo phương thức chuyển nghĩa nào?
Định hướng: a. Xuân: Chuyển theo phương thức ẩn dụ
 b. Tay: Chuyển theo phương thức hoán dụ.
GV lưu ý HS trong trường hợp này, ẩn dụ và hoán dụ không đồng nhất với các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ đã học.
Bước 4: Tổ chức rút ra nội dung cần ghi nhớ.
Hoạt động 2: Thực hành luyện tập:
Bài tập 1:
Hình thức: Hoạt động nhóm
Yêu cầu: Xácđịnh nghĩa của từ Chân: 
Định hướng : HS xác định nghĩa sau :
a. Từ Chân dùng với nghĩa của từ gốc
b. Từ Chân dược dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ
c, d. Từ Chân đựoc dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
Bài tập 2: 
Hình thức: Thảo luận.
Yêu cầu: Chỉ ra phương thức chuyển nghĩa của từ Trà:
Định hướng: Từ Trà trong: Trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi đã được dùng theo nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ. Trà trong các cách dùng này là sản phẩm từ thực vật, đựơc chế biến thành dạng khô, dùng để pha nước uống.
Bài tập 3: Tương tự bài tập 2
Bài tập 4: 
Hình thức: Hoạt động nhóm ( bảng phụ ).
Yêu cầu: Tìm ví dụ để chứng minh các từ đã dẫn là từ nhiều nghĩa.
Mẫu: Hội chứng: là tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiệncủa bệnh. Ví dụ: Hội chứng viêm đường hô hấp cấp.
Hội chứng: Tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạng, một vấn đề xã hội. Ví dụ: Thất nghiệp là hội chứng suy thoái kinh tế.
I.Sự biến đổi và phát triển của từ ngữ.
- Sự biến đổi và phát triển của từ ngữ.
- Các phương thức chuyển nghĩa:
+ Theo phương thức ẩn dụ.
+ theo phương thức hoán dụ.
* Ghi nhớ: SGK.
II. Luyện tập:
Bài tập 1
Bài tập 2:
Bài tập 3
Bài tập 4.
 4.Hướng dẫn về nhà
 Bài cũ: Học bài, làm các bài tập còn lại.
 Bài mới: Soạn: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
Tuần 5- Tiết 22
NS: 10/10/06 ND: 11/10/06
Bài 5
Văn bản:
CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
( Trích: VŨ TRUNG TÙY BÚT - Phạm Đình Hổ )
A.MỤC TIÊUCẦN ĐẠT:
- Kiến thức:Thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê-Trịnh và thái độ phê phán của tác giả; Bước đầu nhận biết được đặc trưng cơ bản của thể tùy bút đời xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực của tác giả.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, phân tích một văn bản ở thể tùy bút thời trung đại.
- Giáo dục HS thái độ trân trọng sự thực , nhận thấy được sự xa hoa, thái độ nhũng nhiễu của chúa tôi thời Lệ – Trịnh
B. CHUẨN BỊ:
Học sinh: Soạn bài, tìm hiểu một vài nét về lịch sử thời Lệ- Trịnh.
Giáo viên: Tích hợp:
Kiến thức Với Hoàng Lê nhất thống chí, với sự phát triển của từ vựng, với kiến thức về lịch sử thời Lê- Trịnh.
Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, thực hành hoạt động nhóm
C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: - Hãy tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương, Nêu khái quát nội dung ý nghĩa của TP.
 - Hãy phân tích để thấy được phẩm hạnh của Vũ Nương và bi kịch của người phụ nữ trong XH xưa.
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Sống trong một xã hội đầy những biến động , tăm tối ,Phạm Đình Hổ, một bậc nho sĩ thời Lê _ Trịnh đã ghi lại trong tác phẩm của mình: Vũ trung tùy bút; không chỉ những kiến thức về văn hóa truyền thống mà còn ghi lại một cách sinh động hấp dẫn hiện thực đen tối của lịch sử nước ta thời đó . Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là một trong những đoạn tùy bút như thế.
* Tổ chức các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: ổ chức tìm hiểu một vài nét về tácgiả, tác phẩm.
Bước 1: Đọcchú thích (*) và chú thích 1- SGK
Bước 2: HS thảo luận dể rút ra nhận xét về thời đại, tác giả và tác phẩm.
Định hướng: Về thời đai : HS chỉ ra được đây là một thời kì lịch sử đầy tăm tối của đất nước ta: Việc các phe phái phong kiến tranh dành quyền bá gây ra nội chiến liên miên; việc chúa Trịnh Sâm hoang dâm vô độ phế truất con trưởng, lập con thứ , quan lại nhũng nhiễu nhân dân=> Tất cả tạo nên sự hỗn loạn, rối ren của xã hội.
Về tác giả: HS nêu được những nét cơ bản có trong SGK.
Về tác phẩm: HS nắm được thể loại và nội dung cơ bản của tác phẩm Vũ trung tùy bút và văn bản được học Lưu ý cho HS thấy được lối ghi chép rất thoải mái, tự nhiên, những chi tiết được miêu tả tỉ mĩ mà không nhàm chán, xen kẽ lời bình ngắn gọn mà đầy cảm xúc, đôi khi rất kín đáo của tác giả.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc –hiểu văn bản.
Bước 1: Tổ chức đọc, tìm hiểu chú thích – SGK.
Bước 2: Xác định bố cục, nêu các ý chính của văn bản.
Định hướng: 2 đoạn:
+ Từ đầutriệu chứng bất tường: Thói ăn chơi xa hoa của nhà chúa.
+ Còn lại: Sự nhũng nhiễu của bọn quan lại trong phủ chúa và thái độ kín đáo của tác giả.
Bước 3: Tổ chức tìm hiểu nội dung , nghệ thuật của văn bản.
Quan sát đoạn văn từ đầutriệu chứng bất tường; hãy tìm những chi tiết nói về thói ăn chơi của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận?
Định hướng: HS xác định những chi tiết nói về sự ăn chơi của chúa Trịnh và các quan hầu cận: 
+ Xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở các nơi để thỏa ý thích “chơi đèn đuốc”
+ Những cuộc dạo chơi ở Tây Hồ diễn ra thường xuyên, huy động rất nhiều người hầu hạ, bày đặt nhiều trò giải trí lố lăng và tốn kém
+ Thu các vật “phụng thủ” trong dân gian về tô điểm nơi ở của chúa tốn kém, gây phiền nhiễu trong nhân dân.
Em có nhận xét gì về nghệ thuật thể hiện? Trên cơ sở đó, rút ra được nhận xét về cuộc sống của chúa Trịnh?
Các sự việc đưa ra đều cụ thể, chân thực và khách quan, cách miêu tả có điểm nhấn gây ấn tượng. Qua đó, tác giả cho thấy cuộc sống của chúa Trịnh quả thật xa hoa, vô độ.
Đọc đoạn: “ Mỗi khi triệu chứng bất tường. Cho biết vì sao trước cuộc sống của phủ chúa, “kẻ thức giả  triệu chứng bất tường” ?
Cảnh sắc trông qua quả thật là quý giá nhưng âm thanh
Lại gợi cảm giác ghê rợn trước môt cái gì đó đang tan tác đau thương chứ không phải trước cảnh đẹp yên bình, phồn thực. Điều đó dự báo sự chẳng lành, là điềm gở. Nó dự báo trước sự suy vong của một triều đình chỉ biết chăm lo đến việc ăn chơi hưởng lạc trên mồ hôi nước mắt và xương máu của dân lành.
Quan sát đoạn văn còn lại, cho biết những trò nhũng nhiễu của bọn quan lại đối với người dân?
Định hướng: Được sự sủng ái của nhà chúa, bọn quan lại mặc sức hoành hành, tác oai, tác quái trong nhân dân. Chúng vừa ăn cướp vừa la làng, người dân bịcướp tới 2 lần, bằng không thì tự hủy bỏ của quý của mình.
Ngay nhà của tác giả,vốn cũng là quyền quý , vậy mà cũng phải chặt phá đi,để tránh tai họa.
Qua đó, em có nhận ra được thái độ của tác giả trước tình thế như vậy?
=>Tác giả đã bộc lộ một cách kín đáo thái độ bất bình, phê phán trước sự tham lam, trắng trợn của bọn quan lại.
Hoạt động 3: Thảo luận: Từ việc phân tích văn bản, em có nhận xét gì về thể loại tùy bút ( so sánh với thể loại truyện )
Định hướng:Tùy bút ghi chép về con người, sự việccụ thể, có thực, qua đó, tác giả bộc lộcảm xúc, suy nghĩ, nhận thức đánh giá của mình về con người và cuộc sống. Sự ghi chép ở đây là tùy theo cảm hướng chủ quan, có thể tản mạn, không cần gò bó theo hệ thống, kết cấu, nhưng vẫn tuân thủ một tư tưởng, cảm xúc chủ đạo.
I. Giới thiệu chung
II. Đọc – Hiểu văn bản.
1. Đọc, chú thích
2. Bố cục:
3.Phân tích:
a. Câu chuyện về chúa Trịnh;
+ Xây dựng nhiều cung điện, đình đài để thỏa thói ăn chơi.
+ Những cuộc du ngoạn ơ ûTây Hồ tốn kém, lố lăng.
+ Thu các vật phụng thủ trong dân gian , tốn kém, gây phiền nhiễu cho nhân dân.
+ Kẻ thức giả biết đó là triệu chứng bất tường.
=>Cách miêu tả chân thực, khách quan, có điểm nhấn => Cho thấy cuộc sống xa hoa, vô độ của chúa Trịnh và dấu hiệu suy tàn của một triều đại phong kiến.
b. Câu chuyện về bọn quan lại
=>Chúng là những kẻ xu nịnh, hoành hành, tác oai, tác quái, nhũng nhiễu trong nhân dân
4.Tổng kết:( Ghi nhớ )
- Nghệ thuật
- Nội dung:
4.Hướng dẫn về nhà
- Bài cũ:Nắm vững nội dung bài học.
- Bài mới: soạn: Hoàng Lê nhất thống chí ( Hồi mười bốn )

Tài liệu đính kèm:

  • docVANLOP~1.doc