Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 1 đến tiết 90 - Trường THCS số 1 Phú Nhuận

Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 1 đến tiết 90 - Trường THCS số 1 Phú Nhuận

Bài 1, Tiết 1:

Văn bản : PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (Trích)

 Lê Anh Trà

A. Mục tiêu

1.Kiến thức :

Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị .

2.Kĩ năng

Rèn cho hs kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng .

3.Thái độ

Từ lòng kính yêu tự hào về Bác hs có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo guơng Bác Hồ vĩ đại.

B.Chuẩn bị

1.GV:

- Tranh về nơi ở và làm việc của Bác trong khuôn viên Phủ Chủ Tịch

- Tranh về lăng Bác

- Sách “Bác Hồ – Con người – phong cách” NXBTPHCM - 2005

2.HS

- Đọc kĩ văn bản, soạn phần Đọc, hiểu văn bản .

- Sưu tầm tranh chụp, vẽ về nơi ở và làm việc của Bác (có thể không phải là ở phủ ) có thể ở Pắc Bó

 

doc 318 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 898Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 1 đến tiết 90 - Trường THCS số 1 Phú Nhuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 12- 08- 2009
Giảng: 9A3: 
Bài 1, Tiết 1:
Văn bản : Phong cách Hồ Chí Minh (Trích)
 Lê Anh Trà 
A. Mục tiêu 
1.Kiến thức :
Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị .
2.Kĩ năng 
Rèn cho hs kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng .
3.Thái độ 
Từ lòng kính yêu tự hào về Bác hs có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo guơng Bác Hồ vĩ đại.
B.Chuẩn bị
1.GV: 
- Tranh về nơi ở và làm việc của Bác trong khuôn viên Phủ Chủ Tịch 
- Tranh về lăng Bác 
- Sách “Bác Hồ – Con người – phong cách” NXBTPHCM - 2005
2.HS 
- Đọc kĩ văn bản, soạn phần Đọc, hiểu văn bản .
- Sưu tầm tranh chụp, vẽ về nơi ở và làm việc của Bác (có thể không phải là ở phủ ) có thể ở Pắc Bó 
C.Phương Pháp: Đọc diễn cảm, Phân tích.
D: Các bước lên lớp 
1.ổn định tổ chức (2’)
GV.yêu cầu hs hát một bài hát về Bác 
2.Kiểm tra bài cũ (2’)
GV.Kiểm tra hs về việc chuẩn bị bài ở nhà .
3.Tổ chức các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
*Mục tiêu: giới thiệu khái quát về Bác Hồ.
*Cách tiến hành: 
GV nói: “Sống, chiến đấu, lao động, học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã và đang là một khẩu hiệu kêu gọi, thúc giục mỗi người chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Thực chất nội dung khẩu hiệu là động viên mỗi chúng ta hãy noi theo tấm gương sáng ngời của Bác để học theo phong cách sống và làm việc của Người. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách HCM là gì ? Đoạn trích dưới đây sẽ phần nào trả lời cho chúng ta câu hỏi ấy .
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
*Mục tiêu: HS đọc diễn cảm, xác định bố cục văn bản, cảm nhận được phong cách Hồ Chí Minh.
*Cách tiến hành:
- GV.Hướng dẫn hs đọc giọng chậm rãi, bình tĩnh, khúc triết 
+ GVđọc một đoạn 
+ 2 hs đọc tiếp cho đến hết 
- GV nhận xét cách đọc của HS.
*Văn bản được viết theo kiểu loại nào ?.
- HS trả lời , 
- GV chốt: Văn bản nhật dụng.
*Nêu khái niệm của văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6?
- GV:Chương trình Ngữ văn THCS có những văn bản nhật dụng về các chủ đề: Quyền sống của con người, Bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, vấn đề sinh thái Văn bản “phong cách HCM” thuộc chủ đề về sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tuy nhiên bài học này không chỉ mang ý nghĩa cập nhật mà còn có ý nghĩa lâu dài. Bởi lẽ việc học tập, rèn luyện theo phong cách HCM là việc làm thiết thực, thường xuyên của các thế hệ người Việt Nam nhất là lớp trẻ .
- Văn bản trích từ bài viết “Phong cách HCM, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” của Lê Anh Trà in trong tập HCM và văn hoá VN, Viện văn hoá xuất bản, Hà Nội 1990.
* Em hiểu thế nào là “phong cách” ?
- HS trả lời
- GV. ở đây dùng với nghĩa là lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử tạo nên cái riêng của một người hay một tầng lơp nào đó .
GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích 3,4,8,9,10,11 và giải nghĩa thêm :
+ Bất giác: Một cách tự nhiên, ngẫu nhiên, không dự định trước .
+ Đạm bạc: Sơ sài, giản dị, không cầu kì, bày vẽ
* Dựa vào hệ thống câu hỏi, em hãy xác định bố cục văn bản? Nội dung của từng phần?
- Đoạn 1: Từ đầu rất hiện đại -> quá trình hình thành và điều kì lạ của phong cách văn hoá HCM.
- Đoạn 2 : Tiếphạ tắm ao -> Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác.
- Đoạn 3 : Còn lại ->Bình luận, khẳng định ý nghĩa của phong cách văn hoá HCM.
GV.Gọi hs đọc đoạn 1
H. Nhắc lại luận điểm trong đoạn văn 1 là gì ?
- HS trả lời,GV ghi bảng mục 1.
* Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan vất vả, Bác Hồ đã tích luỹ vốn tri thức bằng cách nào?
HS tìm và trả lời
GV chốt
GV.Trong cuộc đời hoạt động đầy gian nan vất vả , Bác đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá 
- Bác nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ, đây là công cụ quan trọng bậc nhất để tìm hiếu và giao lưu văn hoá với các dân tộc trên thế giới.
- Một cuộc đời đầy truân chuyên, lúc làm bồi bàn, lúc cuốc tuyết Qua công việc, qua lao động mà học hỏi .
- Người luôn học hỏi, tìm hiểu đến mức khá uyên thâm
* Người tiếp thu văn hoá nước ngoài như thế nào?
- Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động
- Điều quan trọng là Người đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài.
- GV:Gọi 1 hs đọc : “Nhưng điều kì lạ rất hiện đại”. 
*Theo tác giả thì điều kì lạ nhất trong phong cách HCM là gì ? Vì sao có thể nói như vậy ?
- HS bày tỏ 
* Em có nhận xét gì về cách viết của tác giả ở đoạn văn trên?
- HS trả lời
- GV: Tác giả đã kết hợp (đan xen) gữa lời kể và lời bình một cách tư nhiên “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới sâu sắc như Chủ Tịch HCM”.
*Từ đó em nhận xét về phong cách làm việc của Bác?
- GV. Đó là những ảnh hưởng quốc tế sâu đậm đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách Việt Nam (Chỗ độc đáo kì lạ nhất trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà, thống nhất những phẩm chất khác nhau trong con người HCM đó là truyền thống và hiện đại, phương Đông và phường Tây, xưa và nay, dân tộc và Quốc tế, vĩ đại và bình dị
* Qua tìm hiểu về con đường hình thành phong cách HCM, em có suy nghĩ gì về phong cách của Người?
- Học sinh trình bày,học sinh khác bổ sung
- GV kết luận:Chúng ta thấy vốn tri thức văn hoá của HCM thật là uyên thâm, ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân dân thế giới, văn hoá thế giới như Bác Hồ. Đây cũng là một cách viết so sánh bao quát để khẳng định giá trị của nhận định .
- Nhưng đó không phải là trời cho một cách tự nhiên mà nhờ thiên tài, nhờ Bác đã dày công học tập rèn luyện không ngừng trong suốt bao nhiêu năm, suốt cuộc đời hoạt động đầy gian truân .
 Vì vậy, HCM không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới (Bác được UNESCO phong tặng danh hiệu này năm 1990).
- GV liên hệ thực tế hội nhập văn hoá của nước ta hiện nay.
2’
12’
4’
20’
I.Đọc, thảo luận chú thích 
1 Đọc
2 Thảo luận chú thích 
a. Thể loại :văn bản nhật dụng.
- Là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống của con người và cộng đồng xã hội hiện đại như: tự nhiên, môi trường, dân số, quyền trẻ em.
b. Từ khó (SGK)
II. Bố cục : 3 đoạn. 
III. Tìm hiểu văn bản
1. Con đường hình thành phong cách văn hoá HCM.
+ Tiếp xúc với văn hoá nhiều nước , nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây thăm các nước Châu Phi, Châu á, Châu Mĩ sống dài ngày ở Pháp , ở Anh . 
+ Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc : Pháp, Anh, Hoa, Nga 
+ Người làm nhiều nghề .
+ Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm .
+ Chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hoá, tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời phê phán những tiêu cực .
+Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế.
- NT: Kết hợp giữa kể kết hợp bình một cách tư nhiên.
- Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM để tạo nên một nhân cách, một lối sống rất VN, rất Phương Đông nhưng đồng thời rất mới, rất hiện đại .
4. Củng cố (2’)
* Nhắc lại những đơn vị kiến thức cơ bản của tiết học ? 
5. Hướng dẫn hs học bài (1’)
- Đọc toàn bộ đoạn trích, học nội dung tiết 1.
- Soạn tiếp câu hỏi 2,3,4 SGK
H: Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh. 
Soạn : 12- 08- 2009
Giảng : 9A3:
Bài 1, Tiết 2
Văn bản: Phong cách Hồ Chí minh (Trích)
Lê Anh Trà 
A. Mục tiêu 
1.Kiến thức
 Học sinh tiếp tục tìm hiểu để thấy được vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại , thanh cao và giản dị.
2.Kĩ năng 
 Tiếp tục rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng .
3 Giáo dục 
 Lòng kính yêu, tự hào về Bác .Học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ .
B.Chuẩn bị 
1. GV 
- Tranh và nơi ở và làm việc của Bác
- Tranh về lăng Bác 
2.HS
- Soạn bài theo yêu cầu .
- Tiếp tục sưu tầm tài liêụ về những nơi ở của Bác .
C.Phương pháp: Đọc diễn cảm, phân tích văn bản.
D.Các bước lên lớp 
1.ổn định tổ chức (1’)
2. kiểm tra bài cũ (4’)
* Phân tích con đường hình thành phong cách văn hoá HCM ?
- HS trả lời, HS nhận xét, GV nhận xét, cho điểm
3.Tiến trình hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
Hoạt động 1 : khởi động 
*Mục tiêu: Nắm được kiến thức đã học ở tiết 01, nêu nhiệm vụ cần làm ở tiết 02.
*Cách tiến hành: GV khái quát lại nội dung đã học dựa vào phần kiểm tra bài cũ, dẫn vào câu hỏi.
*Nêu các luận điểm tiếp theo cần tìm hiểu của tiết học ? 
- HS trả lời, GV chốt:
+ Luận điểm 2: Vẻ đẹp trong phong cách HCM thể hiện ở phong cách sống và làm việc của Người.
+ ý nghĩa phong cách HCM.
GV: Dẫn vào bài từ việc trả lời của hs 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu văn bản (tiếp theo).
*Mục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Bác.
*Đồ dùng:
- Tranh và nơi ở và làm việc của Bác
- Tranh về lăng Bác 
*Cách tiến hành:
 -GV gọi hs đọc đoạn 2.
*Phong cách sinh hoạt của Bác được thể hiện trên những phương diện nào?
-GV sử dụng kĩ thuật động não, HS trả lời, GV chốt.
-Lối sống của Bác:
+ Nơi ở , nơi làm việc .
+Trang phục .
+Tư trang .
+Cách ăn uống
*Tìm những chi tiết thể hiện phong cách sinh hoạt của Bác Hồ?
-GV treo tranh minh hoạ: Cho hs quan sát, nhận xét bức ảnh chụp nhà sàn của Bác tại Phủ Chủ tịch Hà Nội để phần nào cảm nhân được về phong cách sống của Bác .
-GV gọi học sinh đọc vài câu thơ minh hoạ:
+ “Nơi Bác ở: Sàn mây, vách gió
Sáng nghe chim rừng hót sau nhà
Đêm trăng một ngọn đèn khêu nhỏ”
+ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa ”
+“Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà”
 (Tố Hữu)
-GV: Bác có cuộc sống một mình, không xây dựng gia đình, suốt cuộc đời hi sinh vì dân vì nước .
*Em hãy chỉ ra cách thuyết minh của tác giả trên phương diện ngôn ngữ? phương pháp thuyết minh? 
*Qua đó thể hiện lối sống của Bác như thế nào?
- Gọi hs đọc “ Tôi dám chắchạ tắm ao”
*ở đoạn văn này tác giả sử dụng phương pháp thuyết minh nào?
- HS trả lời
- GV: Tác giả đi kể kết hợp với lời bình, so sánh : “Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy”.
+So sánh cách sống của lãnh tụ HCM với lãnh tụ của các nước khác.
+So snhs với các bậc hiền triết xưa.
*Vậy tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trên là gì? 
- HS trả lời
- GV:ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước nhưng Chủ Tịch HCM có một lối sống vô cùng giản dị, đạm bạc mà lại vô cùng thanh cao, sang trọng.
*Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
- Lối sống của Bác không phải là lối sống khắc khổ của những con ngưòi tự vùi mình trong cảnh nghèo đói .
- Đây cũng không phải là cánh tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời.
-> Đây là một cách sống có văn ho ... tôi nghe c/s buồn tẻ của chúng ... về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác ... chưa bao giờ chúng nói 1 lời nào về bố và gì ghẻ.
- C/s âm thầm và cô độc, thiếu vắng niềm vui, thiếu vắng tình thương của người ruột thịt.
+ ... tôi kể chuyện cổ tích, tôi kể lại những chuyện bà tôi đã kể ...
- Thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ và nâng đỡ. ( 1 tình bạn xuất phát từ nhu cầu được tin yêu và chia sẻ )
- Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm,
yếu tố cổ tích.
- C/s bất hạnh của những đứa trẻ qua đó làm sáng lên tình bạn trong sáng, ấn áp và cao cả.
IV/ Ghi nhớ :
V/ Luyện tập :
 4. Củng cố :
 GV chốt kiến thức cơ bản của 2 tiết học.
 5. HD h/s học bài :
 - Tiếp tục đọc. Tóm tắt đoạn trích, học ND và ghi nhớ.
 - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì.
Tiết 86 Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
Soạn : 
Giảng :
A - Mục tiêu :
- Đánh giá việc tiếp thu kiến thức Tiếng Việt mà các em đã được học ở học kì 1 bằng con điểm cụ thể. Đồng thời chỉ rõ ưu nhược điểm trong bài làm của h/s.
- H/s có kĩ năng sửa chữa những tồn tại mình mắc phải trong bài kiểm tra.
- Học sinh có thái độ đúng đắn trong việc sửa lỗi đồng thời phát huy những ưu điểm.
B - Chuẩn bị :
 - Thầy : Chấm bài chính xác, bắt lỗi cẩn thận.
 - HS: Xem lại kiến thức đã kiểm tra.
C - Các bước lên lớp :
 1. ổn định tổ chức : Sĩ số :
 2. Kiểm tra bài cũ :
 3. Tiến trình hoạt động dạy – học :
T/g
ND hoạt động của thầy - trò
Nội dung
2’
12’
7’
16’
Hoạt động1 : Khởi động.
Nêu mục tiêu bài học.
Hoạt động 2 : HD h/s xây dựng đáp án.
Y/c h/s nêu câu hỏi từng phần và trả lời, giáo viên cho học sinh nhận xét và đưa ra kết luận.
Phần này h/s có thể tuỳ ý tìm 5 từ khác nhau ở mỗi mẫu.
Y/c h/s đọc kĩ đoạn văn và :
Xác định và phân tích 1 số BPTT từ vựng ? 
- H/S cần chỉ ra :
Y/c h/s so với bài làm của mình để công
nhận con điểm, nhận ra ưu nhược điểm.
Hoạt động 3: Gv nhận xét.
Nhận xét ưu, nhược điểm trong bài làm của h/s.
- Ưu điểm:
+ Phần trắc nghiệm: Đa số các em làm chính xác phần trắc nghiệm.
+ Phần tự luận: Một số em làm tốt phần tự luận, chỉ ra được các biện pháp tu từ chính và phân tích rõ tác dụng những biện pháp nghệ thuật đã chỉ ra
( Thu, Thuý, Hùng, Hiếu, Giang, Thắm ...)
- Nhược điểm: Một số em chỉ ra được một số biện pháp nghệ thuật chính nhưng không phân tích được tác dụng của nó. Một số em chỉ ra nghệ thuật còn sai
(Độ, Hoan, Đinh Hùng, Tiến, Dũng ...)
Hoạt động 4: Chữa lỗi
GV. Yêu cầu học sinh so sánh với đáp án với bài làm của mình, sửa theo đáp án.
- GV gọi điểm.
A. Đáp án
I/ Trắc nghiệm :
Câu 1: 
 Nối : 1- 3, 2 - 4, 3 - 5, 4 - 1, 5-2.
Câu 2:
 1 điểm : e
 1 điểm : c
Câu 3: (1 điểm )
 VD: - Viễn khách, viễn cảnh ...
 - Tứ tuần, tứ đại ...
 - Vấn danh, vấn an ...
II/ Tự luận : ( 6 điểm )
- 2 biện pháp chính đó là:
 + Điệp ngữ
 + Nhân hoá 
B/ Nhận xét :
1. Ưu điểm :
2. Nhược điểm :
C. Chữa lỗi
(3’) 4. Củng cố :
 Gv nhấn mạnh những nhược điểm đề nghị h/s xem xét rút kinh nghiệm ...
(2’) 5. HD h/s học bài :
 Ôn tập kĩ toàn bộ phần Ngữ văn đã học trong học kì 1
 Chuẩn bị thi học kì 1
Tiết 87 Trả bài kiểm tra văn
Soạn : 31/12/2007
Giảng : 02/01/2008
A - Mục tiêu :
 - Đánh giá việc tiếp thu kiến thức của h/s phần thơ, truyện hiện đại qua con điểm cụ thể.Từ đó rút ra ưu nhược điểm trong bài viết của h/s. 
- H/s có kĩ năng tự đánh giá bài làm của mình, tự sửa chữa những nhược điểm mình mắc phải 
- Học sinh có thái độ đúng đắn trong việc sửa chữa nhược điểm. Khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm cho những bài làm sau.
B - Chuẩn bị :
 Thầy : Chấm bài chính xác, bắt lỗi cẩn thận.
 Trò : Xem lại kiến thức đã kiểm tra.
C - Các bước lên lớp :
 1. ổn định tổ chức : Sĩ số :
 2. Kiểm tra bài cũ :
 3. Tiến trình hoạt động dạy – học :
ND hoạt động của thầy - trò
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động.
Nêu mục tiêu của tiết học .
Hoạt động 2: HD h/s xây dựng đáp án, biểu điểm.
Y/c h/s nêu từng phần, từng câu hỏi và lần 
lượt trả lời đ nhận xét đ Gv KL.
 ( đáp án biểu điểm tiết 75 )
Hoạt động 3: Gv nhận xét chung.
- Phần trắc nghiệm: Một số em đã xác định chính xác đáp án.
- Phần tự luận: Đã biết chỉ ra chính xác hai tình huống trong hai truyện, biết lựa chọn tình huống để phân tích đáp ứng tương đối yêu cầu của đề bài (Hương, Thuý, Thu ...)
- Phần trắc nghiệm: Một số em sai ở câu 3
- Phần tự luận: Chưa chỉ ra tình huống mà đi phân tích ngay (Toán, Minh, Hoan ...)
GV. Cho h/s tham khảo 1 số bài tự luận hay.
Hoạt động 4: HD chữa lỗi
GV. Hướng dẫn học sinh chữa lỗi so với đáp án
I/ Đáp án: ( tiết 75 )
II/ Nhận xét :
1. Ưu điểm:
2. Nhược điểm:
III. Sửa lỗi
4.Củng cố : 
Gv nhấn mạnh những nhược điểm để giúp h/s sửa sai, rút kinh nghiệm cho bài sau.
5. HD h/s học bài: - Ôn kĩ phần văn học hiện đại. 
- Sưu tầm những bài thơ 8 chữ và tự làm những bài thơ 8 chữ ngắn.
Tiết 88 Tập làm thơ tám chữ
Soạn : 01/01/2008
Giảng : 03/01/2008
A - Mục tiêu :
- Vận dụng các kiến thức về Văn, TV, TLV đã học để tập làm thơ 8 chữ.
- Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ khi tập làm thơ 8 chữ.
- H/s yêu thích, say mê làm thơ.
B - Chuẩn bị :
 Thầy : Một số bài thơ, đoạn thơ 8 chữ .
 Trò : Tự làm một bài thơ ngắn 8 chữ ( chủ đề tự chọn ) , sưu tầm những bài thơ 8 chữ.
C - Các bước lên lớp :
 1. ổn định tổ chức : (1) Sĩ số :
 2. Kiểm tra bài cũ : (3)
 H: Nêu đặc điểm cơ bản của thể thơ 8 chữ ?
 3. Tiến trình hoạt động dạy – học:
ND hoạt động của thầy - trò
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động.(1)
Từ việc trả lời k/n của h/s, Gv nêu mục tiêu 
của tiết học để h.s có thể vận dụng ...
Hoạt động 2 : HD h/s thực hành.(35)
GV. Gọi h/s đọc và nêu y/c bài tập 1.
H. Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong khổ thơ ?
- HĐ nhóm bàn 3 phút.
- Đại diện nhóm trình bày đ nhận xét đ Kl.
GV. Gọi h/s đọc khổ thơ, nêu y/c.
H. Hãy làm thêm câu cuối sao cho đúng vần, hợp với ND cảm xúc từ 3 câu trước ?
- HĐ nhóm 5 phút.
- Trình bầy đ nhận xét đ KL.
Đưa ra câu h/s tham khảo.
- Câu thơ phải đủ 8 chữ.
- Chữ cuối phải có khuôn âm “ương” hoặc 
“a” và mang thanh bằng, có thể :
Bóng ai kia thấp thoáng giữa màn sương.
Thoang thoảng hương bay dịu ngọt quanh
 ta.
GV. Đưa thêm bài tập này nhằm khẳng định, khắc sâu về phần lí thuyết.
 ( chuyển bài tập 3 xuống tiết sau )
- Y/c h/s hoạt động nhóm để các em được 
trình bầy sưu tầm của mình trong nhóm .
- Các nhóm tổng hợp kết quả, trình bày trước lớp .
 ( Thời gian hoạt động nhóm 13 phút )
- Trình bày 10 phút.
GV. Nhận xét chung các nhóm.
III/ Thực hành làm thơ 8 chữ:
1. Bài tập 1 : Điền từ.
... vườn ...
... qua ...
2. Bài tập 2: Làm thêm câu cuối của khổ thơ.
3. Bài tập 3 : Trình bày phần sưu tầm.
4. Củng cố:(2) 
 Gv chốt lại ND tiết học.
5. HD h/s học bài :(1) 
 - Mỗi em sáng tác 2 bài thơ.
 - Tiết sau tiếp tục thực hành.
Tiết 89 Tập làm thơ tám chữ
Soạn : (Tiếp theo )
Giảng :
A - Mục tiêu :
- Tiếp tục vận dụng lí thuyết để tự sáng tác ra tác phẩm của mình, trình bầy trước nhóm, lớp.
- Rèn kĩ năng làm thơ 8 chữ ( tự sáng tác ).
- H/s yêu thích, say mê làm thơ.
B - Chuẩn bị :
 - Thầy : HD kĩ các em về thực hiện việc sáng tác của mình với chủ đề tự chọn, phù hợp. Lưu ý đọc kĩ lí thuyết để viết đúng thể loại.
 - Trò : Tự làm hai bài thơ 8 chữ.
C - Các bước lên lớp :
 1. ổn định tổ chức : (1) Sĩ số :
 2. Kiểm tra bài cũ : (5)
 Các nhóm báo cáo về việc chuẩn bị bài của các bạn nhóm mình.
 3. Tiến trình hoạt động dạy – học:
T/g
ND hoạt động của thầy - trò
Nội dung
1’
10’
20’
5’
Hoạt động1 : Khởi động.
Nêu mục tiêu của tiết học.
Hoạt động 2: HD h/s trình bày trước nhóm.
GV. Cho h/s hoạt động nhóm 10 phút, y/c các 
thành viên phải trình bày 2 tác phẩm của mình trước nhóm. Mỗi nhóm phải có thư kí ghi kết quả, cả nhóm trao đổi, nhận xét, bổ sung cho bài của bạn ...
- Lưu ý : Cách trình bày bài thơ, việc tách đoạn thơ, cách gieo vần, ND ...
- Ghi vào giấy A4 những tác phẩm hay của nhóm.
Hoạt động 3: Hd h/s trình bầy trước lớp.
Y/c mỗi nhóm chọn 5 tác phẩm hay nhất để 
trình bày trước lớp.
đ Cả lớp nhận xét đ Gv nhận xét.
 ( Gv có thể đóng những tác phẩm h/s đã lựa 
chọn vào thành 1 quyển )
- Gv đọc cho h/s nghe tác phẩm mà Gv đã chuẩn bị.
I/ Trình bày trước nhóm :
II/ Trình bày trước lớp :
(2’) 4. Củng cố : 
 - Nhấn mạnh cách làm bài thơ tuộc thể thơ 8 chữ.
(1’) 5. HD h/s học bài :
 - Tiếp tục đọc và sưu tầm các bài thơ thuộc thể thơ 8 chữ.
 - Tiếp tục sáng tác nhiều tác phẩm hơn nữa thuộc thể thơ này.
Tiết 90 Trả bài kiểm tra tổng hợp
Soạn : Cuối kì I (đề Sở giáo dục)
 Giảng :
A - Mục tiêu :
- Đánh giá kiến thức tổng hợp mà h/s đã được tiếp thu trong học kì 1 trong môn Ngữ văn. Khắc sâu một số kiến thức cơ bản về Văn, TV, TLV. 
- Rèn kĩ năng sửa chữa những lỗi thường mắc phải .
- Học sinh có ý thức khi chỉ ra lỗi và sửa sai.
B - Chuẩn bị :
 Thầy : Chấm bài chính xác, bắt lỗi cẩn thận.
 Trò : Xem lại kiến thức đã kiểm tra.
C - Các bước lên lớp :
 1. ổn định tổ chức : Sĩ số :
 2. Kiểm tra bài cũ :
 3. Tiến trình hoạt động dạy – học :
T/g
 ND hoạt động của thầy - trò
 Nội dung
2’
10’
5’
24’
Hoạt động 1: Khởi động.
GV. Nêu mục tiêu tiết học.
Hoạt động 2 : HD h/s phân tích đề và xây dựng đáp án.
GV. Y/c h/s đọc lại đề và cho biết đề có mấy phần.
H. Phần trắc nghiệm có nhiệm vụ gì ?
H. Em hãy phân tích phần 2
 ( Đáp án + Biểu điểm chấn do Sở giáo dục hướng dẫn)
GV. Y/c h/s đối chiếu giữa bài làm và đáp án.
Hoạt động 3: GV nhận xét chung
- Ưu điểm: Đa số các em xác định chính xác phần trắc nghiệm nhiều em được điểm tối đa phần này.
ở phần tự luận: Các em thuộc và ghi lại chính xác 8 câu thơ và chỉ ra được nội dung chính của đoạn thơ vừa ghi. Bài viết đã biết xây dựng bố cục rõ ràng , biết dùng từ, đặt câu, dựng đoạn. Nhiều bài viết có nội dung sâu sắc, đầy đủ. (Hương, Thu, Hùng, Ân ...)
- Nhược điểm: 
Phần tự luận:
Câu 1: Một số em chép toàn bộ đoạn trích là không đúng yêu cầu. Chỉ ra được nội dung chính của đoạn thơ vừa chép nhưng chưa đầy đủ
Câu 2: Một số bài viết nội dung còn sơ sài, chưa đầy đủ, một số bài viết sai chính tả rất trầm trọng
(Ngân, Hiếu, Liễu, Dũng, Trung ...)
Hoạt động 4: HD chữa lỗi
GV. Yêu cầu những học sinh mắc những lỗi phổ biến lên bảng chữa
- Lỗi chính tả: Ngân, Trung, Dũng, Hoan
xửa – sửa
(thanh) liên – niên
(việc) giêng – riêng
sung (quanh) – xung
(tuy) trẳng – chẳng
Sứng (đáng) – xứng
Lét (ngài) – nét
... 
- Lỗi dùng từ: Thân, Hiếu, Tốn
VD: Vóc dáng thì miễn chê ...
- Lỗi về ngữ pháp: Linh, Minh, Toán, Tiến 
(Dấu chấm phẩy không đúng chỗ hoặc không có dấu)
- Lỗi về bố cục: Độ, Dũng
GV. Cho học sinh tham khảo bài viết hay nhất (Ân)
I/ đáp án: 
 Đề có 2 phần.
- Phần 1: Trắc nghiệm.
- Phần 2: Tự luận.
II/ Nhận xét 
1. Ưu điểm :
2. Nhược điểm :
III. Chữa lỗi :
(2’) 4. Củng cố : 
 Gv nhấn mạnh những lỗi thường mắc của h/s .
(1’) 5. HD h/s học bài :
 Thường xuyên rèn luyện tránh những lỗi thường mắc.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA NV 9 KI I 3 COT MOI NHAT.doc