Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 101 đến 110

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 101 đến 110

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

- Phần Tập làm văn -

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Củng cố lại những kiến thức cơ bản về kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Biết tìm hiểu và có những ý kiến về sự việc, hiện tượng về đời sống ở địa phương.

- Cách vận dụng kiến thức về kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Những sự việc, hiện tượng có ý nghĩa ở địa phương.

- Thu thập thông tin về nhưng vấn đề nổi bật, đáng quan tâm của địa phương. Suy nghĩ, đánh giá về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương. Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình.

- Giáo dục học sinh có suy nghĩ, thái độ đúng đắn về một sự việc, hiện tượng về đời sống ở địa phương.

II.CHUẨN BỊ :

 1. Giáo viên :

- Giáo án, SGK.

- Bảng phụ .

 2. Học sinh :

 - Soạn bài theo gợi ý của SGK.

III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

 1.Ổn định lớp

2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh :

3. Bài mới

*Giới thiệu bài: Hiện nay trong thực tế có rất nhiều vấn đề con người phải quan tâm để tìm giải pháp tối ưu như vấn đề môi trường, vấn đề quyền trẻ em, vấn đề xã hội Đó là những vấn đề mà tất cả các quốc gia trên thế giới phải quan tâm đồng thời nó là vấn đề cụ thể của từng địa phương phải giải quyết. Hôm nay chúng ta

sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về và viết về một vấn đề thực tế ở địa phương mình.

 

doc 26 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 557Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 101 đến 110", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần lễ : 22	 	Ngày soạn : 15.01.2011
Tiết : 101	Ngày dạy :19/21.01.11
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
- Phần Tập làm văn -
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Củng cố lại những kiến thức cơ bản về kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Biết tìm hiểu và có những ý kiến về sự việc, hiện tượng về đời sống ở địa phương.
- Cách vận dụng kiến thức về kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Những sự việc, hiện tượng có ý nghĩa ở địa phương.
- Thu thập thông tin về nhưng vấn đề nổi bật, đáng quan tâm của địa phương. Suy nghĩ, đánh giá về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương. Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình.
- Giáo dục học sinh có suy nghĩ, thái độ đúng đắn về một sự việc, hiện tượng về đời sống ở địa phương. 
II.CHUẨN BỊ :
	1. Giáo viên :
Giáo án, SGK.
Bảng phụ .
	2. Học sinh :
	- Soạn bài theo gợi ý của SGK.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
	1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh :
3. Bài mới
*Giới thiệu bài: Hiện nay trong thực tế có rất nhiều vấn đề con người phải quan tâm để tìm giải pháp tối ưu như vấn đề môi trường, vấn đề quyền trẻ em, vấn đề xã hội Đó là những vấn đề mà tất cả các quốc gia trên thế giới phải quan tâm đồng thời nó là vấn đề cụ thể của từng địa phương phải giải quyết. Hôm nay chúng ta 
sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về và viết về một vấn đề thực tế ở địa phương mình.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức
GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung trong SGK – 25.
? Nội dung SGK yêu cầu chúng ta làm gì?
? Để viết được một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đáng quan tâm ở địa phương chúng ta phải làm gì?
- Chọn sự việc, hiện tượng có ý nghĩa.
? Theo em ở ở địa bàn địa phương mình có những vấn đề gì đáng quan tâm?
* Ví dụ: 
- Vấn đề môi trường: Bao bì ni-lông, xả rác bừa bãi
- Vấn đề tệ nạn xã hội: Buôn bán , vận chuyển các chất gây nghiên; ma tuý, pháo nổ
- Vấn tệ nạn an toàn giao thông
? Khi chọn một sự việc, hiện tượng nào đó để nghị luận, phải chú ý yêu cầu gì?
b) Khi làm bài nghị luận:
- Phải có dẫn chứng cụ thể, sử dụng phép lập luận, giải thích, phân tích, chứng minh, tổng hợp
- Phân tích đúng, sai, tôn trọng sự thực, khách quan
- Bày tỏ thái độ, đánh giá khách quan của bản thân
- Hình thức:
 + Khoảng 1 – 2 mặt giấy
 + Bố cục 3 phần
 + Trình bày sạch dẹp, khoa học, rõ ràng
? Khi viết bài chúng ta cần lưu ý điều gì? Vì sao?
- Khi viết không nêu tên thật của nhân vật có liên quan (có thể dùng ký hiệu, viết tắt chữ cái đầu, thay tên nhân vật)
- GV cho HS nêu các hiện tượng ở địa phương cần được biểu dương hay phê phán.
- HS trao đổi, GV định hướng bổ sung sau khi HS nêu xong vấn đề.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập.
* - GV chọn một hiện tượng tiêu biểu ở địa phương làm 
 đề bài để HS lập dàn ý.
- Yêu cầu HS làm việc độc lập, sau đó gọi các em trình bày đề cương, sau đó cho các em khác nhận xét, rồi GV bổ sung.
I. Củng cố kiến thức
- Nhắc lại những yêu cầu của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Nắm được nhiệm vụ, yêu cầu nội dung của chương trình: Tìm hiểu thực tế ở địa phương để thấy được những sự việc, hiện tượng có ý nghĩa, đáng chú ý.
- Nêu ý kiến, suy nghĩ, đánh giá của bản thân về sự việc, hiện tượng đó dưới dạng một bài văn nghị luận.
II. Luyện tập
a) Xác định những sự việc, hiện tượng đời sống trong thực tế ở địa phương.
* Ví dụ: 
- Vấn đề môi trường: Bao bì ni-lông, xả rác bừa bãi
- Vấn đề tệ nạn xã hội: Buôn bán , vận chuyển các chất gây nghiên; ma tuý, pháo nổ
- Vấn tệ nạn an toàn giao thông
b) Lựa chọn sự việc, hiện phương có ý nghĩa ở địa phương để bày tỏ thái độ, nêu lên ý kiến của riêng mình: sự việc, hiện tượng nổi bật, những tác động của nó đến đời sống nhân dân ở địa phương.
c) Lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
d) Khi làm bài nghị luận
- Phải có dẫn chứng cụ thể, sử dụng phép lập luận, giải thích, phân tích, chứng minh, tổng hợp
- Phân tích đúng, sai, tôn trọng sự thực, khách quan
- Bày tỏ thái độ, đánh giá khách quan của bản thân
- Hình thức:
 + Khoảng 1 – 2 mặt giấy
 + Bố cục 3 phần
 + Trình bày sạch dẹp, khoa học, rõ ràng
III. Lưu ý
- Khi viết không nêu tên thật của nhân vật có liên quan (có thể dùng ký hiệu, viết tắt chữ cái đầu, thay tên nhân vật)
- Thời hạn nộp bài vào tuần 27 (bài 26).
	4.Củng cố :
	- Gọi một HS trình bày dàn ý của mình.
5. Hướng dẫn tự học
- Dựa vào dàn bài, hoàn thành bài viết nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống với dẫn chứng cụ thể, thuyết phục, có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Không quá 1.500 chữ.
- Chuẩn bị bài: “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới”. 
IV.RÚT KINH NGHIỆM :
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
===========================================================================
Tuần lễ : 22	 	Ngày soạn : 15.01.2011
Tiết : 102	 Ngày dạy : 19/21.01.11
CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỶ MỚI.
 	Vũ Khoan
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Nghệ thuật lập luận giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản. Học tập và trình bày một vấn đề có nghĩa thời sự.
- Tính cấp thiết của vấn đề được đề cập đến trong văn bản. Hệ thống luận cứ và phương pháp lập luận trong văn bản.
- Đọc - hiểu một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội. Trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá, về một vấn đề xã hội. Rèn luyện thêm cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
- Giáo dục học sinh ý thức học tập nghiêm túc để có tri thức. Nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để có hướng khắc phục và phát huy.
* Tích hợp giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh:
	 + Tự nhận thức được những hành trang bản thân cần được trang bị để bước vào thế kỉ mới.
	 + Làm chủ bản thân: tự xác định được mục tiêu phấn đấu của bản thân khi bước vào thế kỉ mới.
	 + Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và suy nghĩ cá nhân về điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam và những hành trang thanh niên Việt Nam cần chuẩn bị để bước vào thế kỉ mới.
II.CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên :
- Giáo án, SGK
- Bảng phụ ,tranh ảnh .
 	2.Học sinh :
-Tóm tắt các phần của văn bản.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
	1.Ổn định lớp :
2.Kiểm tra bài cũ
? Tại sao con người cần “Tiếng nói của văn nghệ” ? (5 đ)
? Nêu một TP Văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa tác động của TP ấy đối với bản thân? (5đ)
a. Giúp chúng ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình.
-Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống. Lời nói văn nghệ là sợi dây buộc họ với cuộc đời thường với tất cả cuộc sống, hoạt động những vui buồn gần gũi..
-Tác phẩm văn nghệ giúp cho con người vui lên, biết rung cảm và ước mơ trong cuộc đời còn lắm gian truân, cực nhọc. 
	 b. Tùy theo cách trả lời của HS để cho điểm.
3. Bài mới :
*Giới thiệu bài: Hiện nay, đất nước ta đang trên con đường tiến lên công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, điều đó được thể hiện như thế nào, chúng ta có sự chuẩn bị ra sao? Bài học hôm nay cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS 
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
? Căn cứ vào phần chuẩn bị bài ở nhà và phần chú thích ó trong SGK, em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác giả Vũ Khoan?
? Ông giữ những chức vụ và vị trí như thế nào trong bộ máy của Đảng và Nhà nước ta?
- Vũ Khoan là nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là thứ trưởng, Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ thương mại. 
? Em hãy nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của văn bản?
- Viết đầu năm 2001, khi đất nước ta cùng thế giới bước vào thiên niên kỷ mới.
- Năm 2001, năm mở đàu thế kỷ XXI và mở đàu thiên niên kỷ thứ 3 từ đầu công nguyên theo dương lịch
- GV nhấn mạnh thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỉ, hai thiên niên kỉ.
- Đối với dân tộc ta, thời điểm này càng có ý nghĩa quan trọng : phấn đấu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, bài viết có ý nghĩa rất kịp thời. 
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
? Theo em, cần phải đọc văn bản như thế nào để làm nổi bật nên nội dung, ý nghĩa của văn bản này?
- Giọng đọc trầm tĩnh, chân thành
GV: Đọc mẫu một đoạn ® gọi 2 học sinh đọc tiếp Þ RKN, nhận xét giọng đọc của học sinh, chú ý sửa cách đọc cho học sinh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu 12 từ khó trong SGK – 29.
? Em hiểu như thế nào là "hành trang" nói chung và trong văn bản này nói riêng? 
? Từ "Kinh tế tri thức" là khái niệm được hiểu như thế nào?
? "Hội nhập" nghĩa là gì?
- Hành trang : đồ dùng mang theo và các thứ trang bị khi đi xa
 - Học sinh trả lời theo chú thích trong SGK – 29.
? Văn bản này được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? 
? Nếu vậy thì văn bản này được xếp vào thể loại văn bản gì? Chức năng chính là gì?
- Phương thức biểu đạt: Lập luận.
- Kiểu văn bản: Nghị luận về một vấn đề xã hội – giáo dục; nghị luận giải thích.
? Trong chương trình ngữ văn lớp 9, học kỳ I, em đã học những văn bản nhật dụng nào có nội dung lập luận?
- Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh; Đấu tranh cho một thế giói hoà bình; Tuyên bố thế giới về quyền trẻ em
? Văn bản này được chia bố cục làm mấy phần? Ranh giới của các phần và nội dung chính của từng phần đó là gì? 
- Bố cục: 3 phần:
 + Phần 1: 2 câu đầu: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới.
 + Phần 2: Tiếp theo ® người Việt lại thường đố kỵ nhau: Giải quyết vấn đề: Chuẩn bị cái gì? Vì sao cần chuẩn bị? Những cái mạnh và cái yếu của con người Việt Nam cần nhận rõ.
 + Phần 3: còn lại: Kết thúc vấn đề: Việc quyết định đầu tiên đối với thế hệ trẻ Việt Nam.
? Theo em vấn đề được bàn luận trong văn bản này là gì?
- Vấn đề bàn luận: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới.
? Luận điểm cơ bản của văn bản này đó là vấn đề gì?
- Luận điểm cơ bản: "Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn luyện những thói quen tốt trước khi bước vào nền kinh tế mới"
? Chúng ta đi phân tích văn bản này theo hướng nào?
- Theo các luận điểm, luận cứ.
GV: Yêu cầu học sinh theo dõi vào phần đầu của văn bản.
Giảng: Ngay từ phần đầu văn bản, tác giả đã khẳng định trong những hành trang cần thiết để đi vào thế kỷ mới thì bản thân con người là hành trang quan trọng nhất – Con người là chủ thể và là động lực của lịch sử.
? Theo em vì sao tác giả lại khẳng định như vậy? Ông đã đưa ra những lý lẽ nào?
- Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử.
? Vì sao tác giả cho rằng con người là động lực phát triển của lịch sử?
- Vai trò con người càng nổi trội trong thế kỷ tới khi nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ.
? Em hiểm động lực nghĩa là gì?
- Động lực : Lực tác động vào vật, đối tượng nào đó.
® Nhờ con người lịch sử nhân loại có những bước tiến từ thấp đến cao, không có con người lịch sử k ... đoạn văn, các nhóm thảo luận câu hỏi trong sgk
? Chủ đề của đoạn văn?
- Chủ đề: khẳng định vị trí của con người VN và quan trọng hơn là những hạn chế cần khắc phục. Đó là sự thiếu hụt về kiến thức, khả năng thực hành sáng tạo yếu do cách học thiếu thông minh gây ra.
? Nội dung các câu trong đoạn văn ?
- Nội dung các câu trong đoạn văn đều hướng vào chủ đề đó của đoạn:
+ Câu 1: cái mạnh của con người VN: thông minh – nhạy bén với cái mới
+ Câu 2: Bản chất trời phú ấy (cái mạnh ấy), thông minh và sáng tạo là yêu cầu hàng đầu.
+ Câu 3: Bên cạnh cái mạnh còn tồn tại cái yếu.
+ Câu 4: Thiếu hụt về kiến thức cơ bản
+ Câu 5: Biện pháp khắc phục lỗ hổng ấy mới thích ứng nền kinh tế mới.
? Phân tích sự liên kết về hình thức giữa các câu trong đoạn văn ?
- Các câu được liên kết bằng các phép liên kết
+ Bản chất trời phú ấy (chỉ sự thông minh, nhạy bén với cái mới) liên kết cấu (2) với câu (1).
+ Từ “nhưng” nối câu (3) với câu (2)
+ Từ “ấy” nối câu (4) với câu (3)
+ Từ “lỗ hổng” được lặp lại ở câu (4) và câu (5)
+ Từ “thông minh” ở câu (5) được lặp lại ở câu (1)
I.Bài học
* Tìm hiểu đoạn văn trong SGK 
-Lặp từ tác phẩm
-Tác phẩm cùng trường từ vựng với nghệ sĩ.
-Thay thế từ nghệ sĩ- anh
-Dùng quan hệ từ nhưng
-Dùng từ đồng nghĩa cái đã có rồi= những vật liệu mượn ở thực tại.
+ Các câu văn, các đoạn văn trong văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau.
1. Các cách liên kết câu và liên kết đoạn.
a.Liên kết về nội dung
+Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn (liên kết chủ đề)
 +Các đoạn văn, câu văn phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí (liên kết lôgic)
 b.Liên kết về hình thức: các câu văn, đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính là: 
 + Phép lặp.
 +Phép đồng nghĩa, trái nghĩa. 
 + Phép liên tưởng.
 + Phép thế.
 + Phép nối.
II/ Bài tập
1.Chủ đề chung : Khẳng định năng lực trí tuệ và những hạn chế của con người Việt Nam. 
*Nội dung các câu văn hướng vào chủ đề.
*Trình tự sắp xếp :
-Mặt mạnh của trí tuệ Việt Nam
-Những hạn chế
-Cần khắc phục hạn chế để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới.
2* Phép liên kết :
-Phép đồng nghĩa : bản chất trời phú ấy (2)- (1)
-Phép nối : nhưng (3)- (2)
-Phép nối : ấy là (4)- (3)
-Phép lặp : lỗ hổng (5)- (4)
-Phép lặp : thông minh (5)- (1)
	4.Củng cố 
	-Cho HS nhắc lại bài học.
	5. Hướng dẫn tự học
- Học kĩ phần ghi nhớ, nhớ được các biểu hiện của liên kết câu và liên kết đoạn văn.
- Viết đoạn văn với chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng liên kết câu và liên kết đoạn văn.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập liên kết câu và liên kết đoạn văn.
D.RÚT KINH NGHIỆM :
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
===========================================================================
Tuần lễ : 23	 	Ngày soạn : 22.01.2011
Tiết : 110	Ngày dạy :11/12.02.11
LUYỆN TẬP LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
	- Củng cố hiểu biết về liên kết câu và liên kết đoạn văn. Nhận ra và sửa được một số lỗi về liên kết.
- Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản. Một số lỗi liên kết có thể gặp trong văn bản.
- Nhận biết được phép liên kết câu, liên kết đoạn trong văn bản. Nhận ra và sửa dược một số lỗi về liên kết.
- Học sinh vận dụng liên kết câu, liên kết đoạn trong viết văn để xây dựng đoạn văn, viết bài văn hay hơn.
B.CHUẨN BỊ :
	1. Giáo viên :
- Giáo án, SGK 
- Bảng phụ ghi ví dụ .
	2. Học sinh : 
- Soạn bài.
- Bảng nhóm .
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
 ? Em hiểu thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn ?( 6 đ ) Cho một ví dụ ? ( 4đ )
+ Các câu văn, các đoạn văn trong văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau.
a.Liên kết về nội dung
+Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn (liên kết chủ đề)
 	+Các đoạn văn, câu văn phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí (liên kết lôgic)
 	b.Liên kết về hình thức: các câu văn, đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính là: Phép lặp. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa. Phép liên tưởng. Phép thế. Phép nối.
- Ví dụ cho đúng được 4 đ.
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài : Chúng ta đã học liên kết câu và liên kết đọan văn. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ đi vào phần luyện tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS 
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 :Bài tập 1 
*GV cho HS đọc phần I trong SGK .
a) Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến.
	Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa và tiến bộ hơn nữa.
(Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục)
b) Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.
	Sự sống ấy toả đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là trí thức.
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
c) Thật ra, thời gian không phải là một mà là hai : đó vừa là một định luật tự nhiên, khách quan, bao trùm thế giới, vừa là một khái niệm chủ quan của con người đơn độc. Bởi vì chỉ có con người mới có ý thức về thời gian. Con người là sinh vật duy nhất biết rằng mình sẽ chết, và biết rằng thời gian là liên tục.
(Thời gian là gì, Tạp chí Tia sáng)
d) Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh.
(Nam Cao, Chí Phèo)
? Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn trong các đoạn văn: 
Câu a: Liên kết câu: phép lặp (lặp từ “trường học”)
Liên kết đoạn : từ “như thế” ở đoạn sau chỉ vấn đề được nêu ở đoạn trước (trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến).
Câu b, liên kết câu: phép lặp (“văn nghệ” lặp ở các câu 1,2).
Liên kết đoạn: từ sự sống ở câu 2 đoạn trước được lặp lại ở câu 1 đoạn sau. Từ “văn nghệ” ở đoạn trước cũng được lặp lại ở đoạn sau.
Câu c, liên kết câu: phép lặp: từ “thời gian” được lặp lại ở cả 3 câu
Câu d, liên kết câu – dùng từ trái nghĩa: Yếu đuối (1) – mạnh (2), hiền lành (1) - ác (2).
Hoạt động 2 :Bài tập 2 
*GV cho HS đọc phần II trong SGK.
 Thời gian vật lý vô hình,giá lạnh, đi trên một con đường thẳng tắp, đều đặn như một cái máy (Tuyệt hảo bởi vì không bao giờ hư), tạo tác và phá huỷ mọi sinh vật, mọi hiện hữu. Trong khi đó, thời gian tâm lý lại hữu hình, nóng bỏng, quay theo một hình tròn, lúc nhanh lúc chậm với bao kỷ niệm nhớ thương về dĩ vãng, cũng như bao nhiêu dự trù lo lắng cho tương lai.
(Thời gian là gì ?, trong tạp chí Tia sáng)
? Tìm những cặp trái nghĩa cùng trường từ vựng trong đoạn văn?
+ Thời gian vật lý – thời gian tâm lý;
+ Vô hình – hữu hình;
+ Giá lạnh – nóng bỏng;
+ Thẳng tắp – hình tròn
+ Đều đặn – lúc nhanh, lúc chậm
Hoạt động 3 :Bài tập 3 
*GV cho HS đọc phần III trong SGK.
a) Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Hai bố con cùng viết đơn xin ra mặt trận. Mùa thu hoạch lạc đã vào trận cuối.
(Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)
? Tìm các câu không phục vụ chủ đề chung của đoạn văn – liên kết chủ đề ?
Đoạn a: Các câu không phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.
? Mỗi câu viết về một sự việc riêng lẻ không có sự gắn kết.
- Sửa: Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của anh ở phía trước bãi bồi bên một dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc, hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.
b) Năm 19 tuổi chị đẻ đứa con trai, sau đó chồng mắc bệnh, ốm liền trong hai năm rồi chết. Chị làm quần quật phụng dưỡng cha mẹ chồng, hầu hạ chồng, bú mớm cho con. Có những ngày ngắn ngủi cơn bệnh tạm lui, chồng chị yêu thương chị vô cùng. (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)
HS đọc đoạn văn b, phát hiện lỗi câu. Một HS lên bảng trình bày, các HS khác nhận xét, sửa chữa.
Đoạn b: 
Lỗi về liên kết nội dung: trật tự các sự việc nêu trong câu không hợp lí.
Câu 2: kể lại thời gian chăm sóc trước khi chồng mất của người vợ.
Để sửa câu 2, có thể viết thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào trước câu 2. Ví dụ: suốt hai năm anh ốm nặng...
Hoạt động 4 : Bài tập 4
*GV cho HS đọc phần IV trong SGK.
a) Với bộ răng khoẻ cứng, loài nhện khổng lồ này có thể cắn thủng cả giày da. Mọi biện pháp chống lại nó vẫn chưa có kết quả vì chúng sống sâu dưới mặt đất. Hiện nay, người ta đang thử tìm cách bắt chúng để lấy nọc điều trị cho những người bị nó cắn.
b) Tại văn phòng, đồng chí bộ trưởng đã gặp gỡ một số bà con nông dân để trao đổi ý kiến. Mỗi lúc bà con kéo đến hội trường càng đông.
HS đọc yêu cầu bài tập 4, phân tích yêu cầu của bài tập
GV có thể đưa hai đoạn văn lên máy chiếu để HS dễ dàng phát hiện lỗi.
Tìm sửa lỗi liên kết hình thức:
Đoạn a: dùng từ (nó, chúng) ở câu 2, câu 3 không thống nhất
Chữa: mọi biện pháp chống lại “chúng”... tìm cách bắt chúng (câu 3).
Đoạn b: Từ “văn phòng” và từ “hội trường” không cùng nghĩa với nhau trong trường hợp này.
Cách chữa: thay từ “hội trường” ở câu 2 bằng từ “văn phòng”.
 LUYỆNTẬP 
1. Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn :
a. Lặp : trường học (liên kết câu)
 -Trường liên tưởng: Nhà trường, Thầy giáo 
 -Thế : như thế (liên kết đoạn)
b. Lặp : văn nghệ (liên kết câu)
 Lặp : sự sống, văn nghệ (liên kết đoạn)
c. Lặp : thời gian, con người (liên kết câu)
 Nối : Bởi vì
d. Từ trái nghĩa : yếu đuối- mạnh; hiền lành- ác (liên kết câu)
2. Tìm trong hai câu dưới đây những cặp từ ngữ trái nghĩa phân biệt đặc điểm của thời gian vật lý với đặc điểm cuả thời gian tâm lý, giúp cho hai câu ấy liên kết chặt chẽ với nhau.
Thời gian vật lý
Thời gian tâm lý
Vô hình
Hữu hình
Giá lạnh
Nóng bỏng
Thẳng tắp
Hình tròn
Đều đặn
Lúc nhanh lúc chậm
3. Chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung trong những đoạn trích sau và nêu cách sửa các lỗi ấy.
a.Lỗi về liên kết nội dung : các câu không phục vụ cho chủ đề chung.
Sửa : Cắm đi Trận địa Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc, hai bố con anh Bây giờ, mùa thu hoạch
b.Lỗi về liên kết nội dung : Trật tự các sự việc nêu trong các câu không hợp lý.
Sửa : Thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào câu 2 : Suốt hai năm anh ốm nặng, chị làm
4.Chỉ ra và nêu cách sửa các lỗi liên kết hình thức trong những đoạn trích dưới đây. 
a. Lỗi về liên kết nội dung.
-Dùng từ ở câu (2) và câu (3) không thống nhất.
-Sửa : nó ž chúng 
b. Lỗi liên kết hình thức.
-Văn phòng không cùng nghĩa với hội trường
-Sửa : hội trường ž văn phòng
	4.Củng cố 
	-Cho HS viết một đọan văn, chỉ ra được liên kết nội dung và hình thức của đoạn văn vừa viết.
	5. Hướng dẫn tự học
- Nắm yêu cầu của bài học.
- Chuẩn bị bài: Hướng dẫn đọc thêm “Con cò”.
D.RÚT KINH NGHIỆM __________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_101_den_110.doc