Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 103 Tiếng Việt: Các thành phần biệt lập (tiếp theo)

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 103 Tiếng Việt: Các thành phần biệt lập (tiếp theo)

Tiết 103

Tiếng Việt : CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP

(Tiếp theo)

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS

1- Kiến thức :

 - Nắm được đặc điểm của thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú trong câu.

 - Công dụng của thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú.

2- Kỹ năng :

 - Nhận biết thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú trong câu.

 - Đặt câu có sử dụng thành phần gọi – đáp , thành phần phụ chú.

3- Thái độ :

 Giúp HS có ý thức sử dụng thành phần gọi – đáp cho phù hợp với cách xưng hô trong hội thoại.

B- CHUẨN BỊ

* GV : Soạn giáo án – Đọc tài liệu tham khảo – Đồ dùng dạy học.

* HS : Thuộc bài cũ – Đọc bài mới – Đồ dùng học tập.

C- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1- Ổn định lớp :

2- Kiểm tra bài cũ :

 * Thế nào là thành phần biệt lập ? Cho ví dụ ?

* Tìm thành phần biệt lập trong câu sau ? Cho biết đó là thành phần biệt lập nào ?

 - Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? ( Nhớ rừng – Thế Lữ )

 - Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. ( Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng )

 

doc 2 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 903Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 103 Tiếng Việt: Các thành phần biệt lập (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : / 01 / 2011 
Ngày dạy : /01 / 2011
Tiết 103 
Tiếng Việt : CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
(Tiếp theo) 
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS 	
1- Kiến thức : 
 - Nắm được đặc điểm của thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú trong câu.
 - Công dụng của thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú.
2- Kỹ năng : 
 - Nhận biết thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú trong câu. 
 - Đặt câu có sử dụng thành phần gọi – đáp , thành phần phụ chú. 
3- Thái độ :
 Giúp HS có ý thức sử dụng thành phần gọi – đáp cho phù hợp với cách xưng hô trong hội thoại. 
B- CHUẨN BỊ 
* GV : Soạn giáo án – Đọc tài liệu tham khảo – Đồ dùng dạy học.
* HS : Thuộc bài cũ – Đọc bài mới – Đồ dùng học tập. 
C- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 
1- Ổn định lớp : 
2- Kiểm tra bài cũ : 
 * Thế nào là thành phần biệt lập ? Cho ví dụ ? 
* Tìm thành phần biệt lập trong câu sau ? Cho biết đó là thành phần biệt lập nào ? 
 - Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? ( Nhớ rừng – Thế Lữ )
 - Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. ( Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng ) 
3- Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
BỔ SUNG
Hoạt động 1 Hình thành khái niệm thành phần 
gọi – đáp 
GV gọi HS đọc ví dụ SGK 
GV ghi vào bảng phụ cho HS quan sát 
? Trong những từ in đậm (SGK) những từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng để đáp ?
HS trả lời – HS khác nhận xét bổ sung 
 ? Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không ? 
HS trả lời – HS khác nhận xét bổ sung
? Trong các từ ngữ gọi- đáp ấy từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra ? 
HS trả lời – HS khác nhận xét bổ sung
GV : diễn giảng bổ sung thêm 
* Phần gọi dùng để thu hút sự chú ý của người nhận lời thường là tên riêng, từ nhân xưng ngôi thứ hai.
 * Phần gọi thường có từ đi kèm như “Này”, “Ơi ”
* Phần đáp hồi âm phần gọi, xác nhận đã tiếp nhận lời thường có từ đi kèm như : “ Thưa”, “Bẩm”, “Vâng” , “Dạ”, “ Ừ” ...
 ? Qua những ví dụ trên em hãy cho biết thành phần gọi đáp là gì? Cho VD? 
HS trả lời – HS khác nhận xét bổ sung 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu thành phần phụ chú 
GV: dùng bảng phụ ghi 2 VD trong SGK 
Gọi HS đọc – HS khác theo dõi .
? Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm (VDSGK), nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không ? Vì sao ? 
HS trả lời – HS khác nhận xét bổ sung 
? Ở câu (a), các từ ngữ được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào ? 
HS trả lời – HS khác nhận xét bổ sung 
? Trong câu (b),cụm CV in đậm chú thích điều gì ? 
HS trả lời – HS khác nhận xét bổ sung 
? Em có nhận gì về vị trí của các từ ngữ in đậm trong hai VD SGK ? ( không đứng ở đầu câu )
? Những từ ngữ in đậm đó được ngăn cách = dấu câu nào? ( Dấu gạch ngang, dấu phẩy)
BT b sung : Tìm thành phần phụ chú trong câu sau :
- Nhưng trong công việc ai cũng gườm chị : cương quyết, táo bạo. ( Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê)
- Đùng 1 cái, họ (~ người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do” (Thuế máu – Nguyễn Ái Quốc )
HS trả lời – HS khác nhận xét bổ sung
? Từ ~ VD trên, em hãy cho biết công dụng của phần phụ chú ?
HS trả lời – HS khác nhận xét bổ sung
I – THÀNH PHẦN GỌI – ĐÁP 
1- Ví dụ ( SGK)
2- Nhận xét : 
a- Trong các từ in đậm : 
* Từ ngữ được dùng để gọi : Này 
* Từ ngữ dùng để đáp : Thưa ông
b- Những từ ngữ dùng để gọi- đáp người khác không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu
c- Trong các từ gọi – đáp :
* Những từ dùng để tạo lập cuộc thoại, mở đầu sự giao tiếp : Này 
 * Những từ dùng để duy trì cuộc thoại, thể hiện sự hợp tác đối thoại : Thưa ông
3- Ghi nhớ ( SGK) 
 => TPGĐ Tạo lập cuộc thoại.
 Duy trì cuộc thoại
II- THÀNH PHẦN PHỤ CHÚ :
1-Ví dụ (SGK).
2- Nhận xét 
a- Nghĩa sự việc của các câu trên không thay đổi vì nó không tham gia vào sự diễn đạt nghĩa sự việc của câu. 
b- Cụm từ “ và cũng là ... của anh” được thêm vào để chú thích cho cụm từ “Đứa con gái đầu lòng của anh” 
c- Cụm từ “ tôi nghĩ vậy” chú thích cho điều suy nghĩ riêng của nhân vật “tôi”
3) Ghi nhớ (SGK) .
Phần phụ chú thường : 
* Đặt giữa hai dấu gạch ngang 
VD: 
Một ngày cuối năm năm mươi tám – năm đó ta chưa võ trang – trong một trận càn lớn của quân Mỹ – ngụy, anh Sáu bị hi sinh. 
(Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng ) 
* Đặt giữa 2 dấu phẩy: 
VD 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_103_tieng_viet_cac_thanh_phan_biet_la.doc