Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 111 đến 120

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 111 đến 120

Hướng dẫn đọc thêm : CON CÒ

 Chế Lan Viên

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 - Hiểu và cảm nhận dược giá trị nghệ thuật độc đáo, nội dung sâu sắc của văn bản.

- Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ru ngọt ngào. Tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ.

- Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình. Cảm nhụ những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.

- Gíao dục học sinh tình cảm mẹ con, tình yêu quê hương đất nước.

II.CHUẨN BỊ :

 1. Giáo viên :

- Chân dung Chế Lan Viên.

- Bảng phụ, tranh ảnh về hai con cò.

 2.Học sinh :

-Đọc trước văn bản, sọan bài .

III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn định lớp :

2. Kiểm tra bài cũ :

? Truyện ngụ ngôn “ Chó sói và cừu ”trong tuyện ngụ ngôn của La Phông Ten mà em đã học có ý nghĩa như thế nào ? (5đ)

- Tác phẩm nghị luận văn chương với phương pháp độc đáo. So sánh hai cách viết khác nhau về cùng một đối tượng

 Cùng viết về nhiều đối tượng giống nhau mà hai cách viết hoàn toàn khác nhau  Đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn, cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.

? Các tác giả đã căn cứ vào đâu để nói về chó sói và cừu non? ( 5đ)

-Bản chất vốn có của hai con vật.

 

doc 29 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 564Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 111 đến 120", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần lễ : 24	 	Ngày soạn : 05.02.2011
Tiết : 111	Ngày dạy : 15/16.02.11
Hướng dẫn đọc thêm : CON CÒ
 	Chế Lan Viên
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
	- Hiểu và cảm nhận dược giá trị nghệ thuật độc đáo, nội dung sâu sắc của văn bản.
- Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ru ngọt ngào. Tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ.
- Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình. Cảm nhụ những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
- Gíao dục học sinh tình cảm mẹ con, tình yêu quê hương đất nước.
II.CHUẨN BỊ :
	1. Giáo viên : 
- Chân dung Chế Lan Viên.
- Bảng phụ, tranh ảnh về hai con cò.
 	2.Học sinh :
-Đọc trước văn bản, sọan bài .
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : 
? Truyện ngụ ngôn “ Chó sói và cừu ”trong tuyện ngụ ngôn của La Phông Ten mà em đã học có ý nghĩa như thế nào ? (5đ) 
- Tác phẩm nghị luận văn chương với phương pháp độc đáo. So sánh hai cách viết khác nhau về cùng một đối tượng
Þ Cùng viết về nhiều đối tượng giống nhau mà hai cách viết hoàn toàn khác nhau ® Đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn, cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.
? Các tác giả đã căn cứ vào đâu để nói về chó sói và cừu non? ( 5đ)
-Bản chất vốn có của hai con vật.
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài: Tác giả Chế Lan Viên là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam, có phong cách sáng tác thơ rõ nét và độc đáo, đó là phong cách suy tưởng triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại . Bài thơ “Con cò” là bài thơ thể hiện khá rõ phong cách nghệ thuật đó của tác giả.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS 
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
? Dựa vào chú thích trong SGK, em hãy nêu những nét cơ bản về tác giả Chế Lan Viên và bài thơ Con cò ?
- Là thành viên của phong trào Thơ mới, có nhiều tác phẩm mang tính suy tưởng triết lý, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.
Hoạt động 2 : Đọc-hiểu văn bản
* GV: Nêu yêu cầu cần đọc
? Thể loại của văn bản? 
-Thể thơ tự do, nhịp điệu biến đổi có nhiều câu thơ điệp lại, tạo nhịp điệu gần với điệu hát ru à Chú ý thay đổi giọng điệu, nhịp điệu.
-GV đọc mẫu 1 đoạn yêu cầu 2-3 HS luyện đọc, cho các HS khác nhận xét.
* Lưu ý HS chú ý kỹ các chú thích 
* GV yêu cầu HS phân đoạn, tìm ý mỗi đoạn.
? Bài thơ được chia làm 3 phần. Nội dung chính của mỗi phần là gì ?
+ Phần 1 : Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ.
+ Phần 2 : Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng mọi người trên mọi chặng đường đời.
+ Phần 3 : Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.
? Nêu chủ đề của tác phẩm ?
? Bài thơ phát triển từ một hình tượng bao trùm là hình tượng con cò trong những câu hát ru. Qua hình tượng đó, tác giả muốn nói về điều gì ?
* GV cho HS đọc lại khổ thơ 1
? Những câu ca dao nào được tác giả viết ra trong lời hát ru của mẹ ?
-“Con cò bay la
-Con cò bay lả
-Con cò cổng phủ
-Con cò Đồng Đăng”
? Bắt đầu bằng những câu ca dao nào?
-“Con cò ăn đêm
-Con cò xa tổ
-Con cò cành mềm
 Cò sợ xáo măng.”
? Gợi tả không gian, khung cảnh của làng quê, phố xã như thế nào?
- Hình ảnh con cò đến với tuổi ấu thơ qua những lời ru.Từ những câu ca dao gợi vẽ khung cảnh quen thuộc của cuộc sống thời xưa từ làng quê yên ả đến phố sá sầm uất đông vui., bình yên của cuộc sống xưa vốn ít biến động.
? Tiếp đến là lời ru bằng những câu ca dao nào ?
-Ngủ yên! Ngủ yên! cò ơi, chớ sợ!
 Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!
-Con ngủ chẳng phân vân.
? Con cò là tượng trưng cho ai? Với cuộc sống như thế nào ?
- Hình ảnh con cò tượng trưng cho người mẹ - người phụ nữ nhọc nhằn vất vả lặn lội kiếm sống - xưa kia
? Mẹ ru bằng những lời ru nào của mẹ?
- Ngủ yên! Ngủ yên! cò ơi, chớ sợ!
 Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!
- Con ngủ chẳng phân vân.
? Mẹ nói với con cò bằng lời ru, chính là mẹ đang nói với ai nữa ? 
- Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn tuổi thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn con người, đi vào thế giới của tiếng hát lời ru của ca dao dân ca - điệu hồn dân tộc.
? Câu thơ có mấy hình tượng ?
- Hai hình tượng con cò và đứa con bé bỏng .
? Nhịp điệu, lời thơ như thế nào ?
- Tha thiết ngọt ngào .
? Tình mẹ với con như thế nào?
- Nhân từ, rộng mở, tràn đầy yêu thương .
? Kết thúc đoạn thơ được diễn tả giấc ngủ của con như thế nào ?
? Vì sao giấc ngủ của con lại chẳng phân vân?
- Ở tuổi thơ ấu, đứa trẻ chưa cần hiểu nội dung ý nghĩa của những lời ru này, chúng chỉ cần và cảm nhận được sự vỗ về, che chở, yêu thương của người mẹ qua những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru đúng như lời tâm sự của tác giả - người con trong bài thơ.
HS đọc đoạn 2.
? Lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã được thể hiện qua câu thơ nào ?
-Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên
-Cho cò trắng đến làm quen...
-Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
àGần gũi, tha thiết
-Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.
-Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.
àSự liên tưởng, tưởng tượng phong phú, hình ảnh con cò được bay ra từ những câu ca dao để sống trong tâm hồn mỗi con người, nâng đỡ con người.
? Nhận xét của em về nhịp điệu của câu thơ (của lời ru) ?
- Đều đặn nhẹ nhàng, vấn vương tha thiết của tiếng ru con.
? Hình ảnh con cò đối với đứa con lúc này như thế nào ?
? Những hình ảnh thơ nào mới lạ đối với em?
-Lớn lên, lớn lên, lớn lên...
-Con làm thi sĩ
-Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
 Trước hiên nhà 
 Và trong hơi mát câu văn.
? Các hình ảnh thơ này gợi cho em cảm nghĩ gì? Các hình ảnh thơ đó có ý nghĩa gì ?
àQua hình ảnh con cò, gợi ra ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.
? Nghệ thuật độc đáo của tác giả khi xây dựng hình tượng thơ trong 2 câu thơ này này là gì ?...
- Nghệ thuật sáng tạo hình tượng độc đáo, hình tượng con cò sẽ theo cùng con người suốt cuộc đời đó là biểu tượng của tình mẹ ngọt ngào, che trở và nâng đỡ.
? Lời ru của mẹ được tiếp tục thể hiện như thế nào?
? Lời ru thể hiện ước mong của mẹ như thế nào? Tình mẹ giành cho con như thế nào?
(Một cuộc sống ấm áp, tươi sáng được che chở và nâng niu....)
? Nhà thơ có sự vận dụng sáng tạo ca dao như thế nào ? Có sự xây dựng hình ảnh thơ giàu ý nghĩa biểu trưng như thế nào qua đoạn 2?
? Ý nghĩa của hình ảnh con cò trong đoạn 2 ?
Þ Con cò ž gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng bền bỉ của người mẹ.
 Gọi HS đọc đoạn 3
? Lời mẹ ru con được thể hiện như thế nào ?
-Dù ở gần con,
Dù ở xa con....,
Cò mãi yêu con.
? Hình ảnh con cò có ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ như thế nào ?
? Nhà thơ đã khái quát lên tình mẹ như một quy luật qua câu thơ nào?
-Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
Khái quát lên thành một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc mở ra những suy ngẫm thành những triết lý sâu sa. Để ngợi ca và biết ơn tình mẹ giành cho con.
? Đó là quy luật thể hiện tình cảm của người mẹ như thếê nào?.
-Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi
-> Lời hát ru tha thiết ngọt ngào 
ý nghĩa lớn lao của hình ảnh con cò là biểu hiện cao cả đẹp đẽ của tình mẹ và tình đời rộng lớn dành cho mỗi cuộc đời con người.
Mẹ luôn bên con, làm chỗ dựa vững chắc suốt đời con.
G/V: Mở rộng đó là phong cảnh nghệ thuật độc đáo trong thơ Chế Lan Viên.
“Lũ chúng con ngủ trong giường chiếc hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
Hạnh phúc đựng trong một tà áo hẹp...”
GV gợi ý học sinh mở rộng tình cảm của mẹ dành cho con nhân từ, mở rộng, bền vững, che chở cho con qua những câu ca dao, qua thơ của Nguyễn Duy.
 “Ta đi trọn kiếp con người
 Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”
Gọi HS đọc đoạn cuối
? Những dòng thơ cuối với âm hưởng lời ru như thề nào ?
- Âm hưởng lời hát ru tha thiết ngọt ngào.
? Thể thơ tự do tác giả sử dụng có khả năng thể hiện cảm xúc như thế nào? 
- Linh hoạt.
Hoạt động 3 : Tổng kết.
?Nhà thơ đã khai thác và làm mới vẻ đẹp của ca dao ra sao ?
- Sử dụng ca dao, liên tưởng độc đáo, tạo suy ngẫm, triết lí....
? Biểu hiện đáng quý nào trong tấm lòng nhà thơ được bộc lộ?
?Ý nghĩa lớn lao của lời ru đối với mỗi người như thế nào ?
I/ Giới thiệu
1.Tác giả : Chế Lan Viên (1920- 1989)
- Ông quê ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Ông nổi tiếng trong phong trào Thơ mới.
- Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nên thơ Việt Nam thế kỉ XX với phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.
- Được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật.
2.Tác phẩm : 
- Bài thơ “Con cò” được sáng tác năm 1962, in trong tập “Hoa ngày thường- Chim báo bão”.
II/ Đọc-hiểu văn bản
1. Thể loại: Thể thơ tự do 
2.Bố cục : 
- Bài thơ được chia làm 3 phần.
+ Phần 1 : Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ.
+ Phần 2 : Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng mọi người trên mọi chặng đường đời.
+ Phần 3 : Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.
3.Đại ý : Mượn hình ảnh con cò, tác giả muốn nói đến tấm lòng người mẹ, tình thương yêu của mẹ trong đời sống mỗi con người.
4. Phân tích
* Tìm hiểu hình tượng con cò để hiểu và cảm nhận được ý nghĩa biểu tượng vừa thống nhất vừa có sự phát triển qua các đoạn thơ
 a/Hình tượng con cò và ý nghĩa biểu tượng của nó.
-Hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao quen thuộc dùng làm lời hát ru. Qua những lời ru ấy của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức.
à Đọan thơ nhịp điệu nhẹ nhàng, lời thơ thiết tha giàu cảm xúc, mà vẫn có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, lời ru ngọt ngào, dịu dàng tràn đầy tình yêu thương của mẹ đến với tuổi ấu thơ để vỗ về, nuôi dưỡng tâm hồn cho con à thể hiện tình mẹ nhân từ, yêu thương, che chở cho con.
2. Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng mọi người trên mọi chặng đường đời.
- Sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú Nghệ thuật sáng tạo, hình tượng thơ độc đáo. 
- Cánh cò từ trong lới ru đã đi vào tiềm thức tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người đến suốt cuộc đời. Đó là biểu tượng của tình mẹ ngọt ngào, che chở và nâng đỡ cho con.
. 
3. Suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.
- Lời thơ giản dị mà thấm đượm tình mẹ tha thiết dàng cho con, hình ảnh thơ có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.
- Hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, luôn ở bên con đến hết cuộc đời.
III/ Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Viết theo thể thơ tự do, tác giả thể hiện được cảm xúc một cách linh hoạt ở nhiều biểu hiện, nhiều mức độ.
- Sáng tạo những câu thơ gợi âm hưởng lời ...  nhân vật Lão Hạc và định hướng: 
- Nỗi khốn khổ của người nông dân trước cách mạng.
- Vẻ đẹp tâm hồn của Lão Hạc
- Giải quyết cái sống và cái chết...
2. Lập dàn ý chi tiết, viết phần Mở bài và một đoạn phần Thân bài.
	4.Củng cố 
	-Gọi HS đọc lại nội dung bài học.
	5. Hướng dẫn tự học
- Ôn lại các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ).
- Nắm chắc yêu cầu của phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. 
- Chuẩn bị bài: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ).
IV.RÚT KINH NGHIỆM :
______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
=============================================================================
Tuần lễ : 25	 	Ngày soạn : 12.02.2011
Tiết : 120	Ngày dạy : 25/26.02.11
LUYỆN TẬP
LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN ( HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
(VIẾT BÀI TLV SỐ 6 Ở NHÀ)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
	- Nắm vững hơn cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Đặc điểm, yêu cầu và cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Xác định các bước làm bài, viết bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho đúng với các yêu cầu đã học.
- Học sinh có ý thức học tập nghiêm túc, nắm chắc cách làm những bài nghị luận này.
II.CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên : 
	-Giáo án, SGK.
	-Bảng phụ. 
2.Học sinh : 
-Soạn sẵn các câu hỏi gợi ý của SGK.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : 
 Kiểm tra việc viết phần kết bài của đề bài trong phần luyện tập ở tiết học 119.
3.Bài mới :
Giới thiệu bài : Để làm được một bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) người viết cần phải nắm rõ chủ đề, cốt truyện, nhân vật... để hướng người đọc đến những cảm hứng mới tích cực. Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta thực hành về cách làm kiểu bài này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS 
NỘI DUNG BÀI HỌC
 HOẠT ĐỘNG 1: Củng cố kiến thức 
? Đối tượng của việc nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?
? Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) ? 
- Tìm hiểu đề và tìm ý 
- Lập dàn ý:
- Viết bài 
- Đọc và sửa bài viết:
? Các kỹ năng làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) ?
? Cần nắm tác phẩm về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) như thế nào để phục vụ tốt cho bài viết nghị luận về tác phẩm văn học ?
 HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập
HS đọc kĩ đề bài và tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
GV hướng dẫn HS khai thác các luận điểm, luận cứ, lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu.. HS thảo luận trả lời.
GV tổ chức cho HS xây dựng dàn bài chi tiết.
? Đề yêu cầu nêu lên vấn đề gì ? Cần chú ý đến các từ nào để định hướng đúng hướng làm bài ?
? Em biết gì về hoàn cảnh lịch sử của miền Nam nước ta trước đây khiến cho nhiều người như ông Sáu phải xa nhà đi chiến đấu và chịu nhiều mất mát về tình cảm gia đình như thế.
? Nêu những nhận xét về hai nhân vật bé Thu, ông Sáu trong đoạn trích : những mất mát, thiệt thòi, sự chịu đựng hy sinh và nghị lực, niềm tin...
? Những đặc điểm cụ thể về tình cha con trong từng nhân vật : tìm và phân tích các chi tiết đặc sắc về cử chỉ, hành động, lời nói, diễn biến tâm trạng ...., nhật là việc công phu tỉ mẩn làm chiếc lược cho con gái... hành động bất ngờ khi nhận cha ở phút chia ly cuối cùng... để chứng minh những nhận xét của mình ?
? Nghệ thuật tạo tình huống, cách trần thuật, cách lựa chọn chi tiết... có tác dụng gợi cảm xúc như thế nào ?
I/ Củng cố kiến thức 
 1.Đối tượng của việc nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Đối tượng của việc nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là những vấn đề về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
 2. Các bước làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). 
 - Tìm hiểu đề và tìm ý.
 - lập dàn ý theo bố cục ba [hần rõ ràng.
 - Viết bài.
 - Sử bài.
II/ Luyện tập 
Đề bài : Cảm nhận của em về đoạn trích truyện Chiếc lược ngà cùa Nguyễn Quang Sáng
* Nhận diện (dạng đề, dạng mệnh lệnh) và phân tích đề (xác định được đúng yêu cầu về tính chất, nội dung, hình thức, giới hạn của đề ).
1.Tìm hiểu đề, tìm ý, :
+ Thể loại : Nghị luận về đoạn trích truyện.
+ Nội dung : Tình cảm của cha con ông Sáu- bé Thu.
+ Phạm vi : Đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà.
2.+ Lập dàn ý chi tiết bài nghi luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và trình bày trước lớp.
 + Xác định các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp  được sử dụng trong văn bản.
a.Mở bài : Giới thiệu tác phẩm- tác giả, nhân vật. hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
b.Thân bài :
-Nhân vật bé Thu
*Ngơ ngác, hoảng sợ khi lần đầu gặp lại cha vì ông có vết sẹo trên mặt.
*Cương quyết không chịu gọi tiếng “cha” mà người lớn tạo mọi điều kiện cho em gọi.
*Lúc nhận ra sự thật, bé bộc lộ tình cảm một cách quyết liệt với tiếng kêu như xé không gian, xé trái tim bao người; bé dùng chân, dùng tay bấu lấy ba không cho ba đi nữa.
-Nhân vật ông Sáu
*Xa nhà tham gia 2 cuộc kháng chiến, sau 8 năm mới được về thăm nhà trong 3 ngày.
*Ông khao khát được nhìn thấy đứa con gái, được nghe con gọi tiếng “cha” nhưng mọi cố gắng đều vô vọng vì con bé thấy anh lạ quá, nhất định không chịu nhận.
*Đến lúc chia tay, con bé mới kịp nhận ra nhưng khoảnh khắc hạnh phúc thật ngắn ngủi.
*Ông Sáu mang theo nỗi nhớ thương vào chiến trướng và gửi trong việc làm chiếc lược ngà cho con.
*Ông không kịp trao cho con chiếc lược ngà. chiến tranh đã cướp mất của ông niếm vui sum họp.
*Vật ký thác thiêng liêng của ông được người bạn chiến đấu trao lại cho bé Thu khi cô đã là một cô giao liên dũng cảm.
-Những nhân vật khác
*Ông Ba, người bạn, là người chứng kiến và kể lại câu chuyện để sự việc thêm tính khách quan.
-Nghệ thuật truyện
*Cách kể tự nhiên, giản dị kết hợp nhiều phương thức biểu đạt.
*Nhập vai nhân vật “tôi” phù hợp.
*Yạo tình huống bật ngờ.
c.Kết bài : Ý kiến đánh giá chung
4.Củng cố 
-Gọi học sinh đọc phần mở bài, kết bài 
5. Hướng dẫn tự học
+ Nắm vững kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), hoàn thành bài văn nghị luận theo dàn bài trên.
+ Làm bài viết số 6 ở nhà.
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 (làm ở nhà)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Nhằm đánh giá HS ở các phương diện chủ yếu sau :
Biết cách vận dụng kiến thức và kỹ năng làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã được học ở các tiết trước đó trong khi thực hành.
Biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các thao tác phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận... để làm tốt bài văn.
Có kỹ năng làm bài TLV nói chung (bố cục, diễn đạt, ngữ pháp, chính tả...)
II. ĐỀ BÀI- YÊU CẦU LÀM BÀI :
	Đề : Truyện ngắn “Làng” của Kim lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
	Yêu cầu làm bài :
Cảm nhận được nét mới trong tình cảm đối với làng quê của nhân vật Ông Hai. 
Đó cũng là một trường hợp tiêu biểu cho những chuyển biến mới trong đời sống tình cảm của nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Tình cảm gắn bó sâu nặng với làng quê là một đặc điểm có tính truyền thống. Nhưng ở đây tình yêu làng quêđược đặt trong tình yêu nước, trong tình cảm đối với cuộc kháng chiến của dân tộc. 
Những nhận xét suy nghĩ về chuyển biến mới này gắn với sự phân tích, cảm thụ các tình huống thú vị, các chi tiết hay trong tác phẩm
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
	A/ Yêu cầu chung :
	1. Về kĩ năng :
	- Biết cách làm kiểu bài nghị luận về một taùc pjaåm noaëc ñoïan trích. Văn viết trong sáng, mạch lạc, biết kết hợp các phép lập luận trong bài làm.
	2. Về nội dung :
	Biết khai thác các yếu tố nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
	B/ Yêu cầu cụ thể :
Học sinh triển khai được các ý cơ bản sau :
Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
- Kim Lân thuộc lớp các nhà văn đã thành danh từ trước Cách mạng Tháng 8 – 1945 
với những truyện ngắn nổi tiếng về vẻ đẹp văn hoá xứ Kinh Bắc. Ông gắn bó với thôn 
quê, từ lâu đã am hiểu người nông dân. Đi kháng chiến, ông tha thiết muốn thể hiện 
tinh thần kháng chiến của người nông dân
- Truyện ngắn Làng được viết và in năm 1948, trên số đầu tiên của tạp chí Văn nghệ ở 
chiến khu Việt Bắc. Truyện nhanh chóng được khẳng định vì nó thể hiện thành công 
một tình cảm lớn lao của dân tộc, tình yêu nước, thông qua một con người cụ thể, 
người nông dân với bản chất truyền thống cùng những chuyển biến mới trong tình cảm 
của họ vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
0,5
0,5
2
-Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của toàn dân tộc, tình cảm quê hương 
đất nước. Với người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng xóm 
quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có 
tính truyền thống vừa có chuyển biến mới.
- Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh
sinh động và độc đáo ở một con người, nhân vật ông Hai. ở ông Hai tình cảm chung đó 
mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính chỉ riêng ông mới có.
1
1
3
Tình - Tình yêu làng là một bản chất có tính truyền thông trong ông Hai. (dẫn chứng) 
- Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm.
 (dẫn chứng) 
- Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí 
ông khi nghe tin làng theo giặc . (dẫn chứng) 
- Khi cái - Khi cái tin kia được cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tột cùng i vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu. . (dẫn chứng) 
1
 1
1,5
0,5
 4
 N - Nhân vật ông Hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lí tính cách và ngôn ngữ nhân vật của người nông dân dưới ngòi bút của Kim Lân.
- Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống thử thách bên trong để nhân vật bộc lộ chiều 
sâu tâm trạng.
- Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đối thoại 
và độc thoại.
- Ngôn ngữ của Ông Hai vừa có nét chung của người nông dân lại vừa mang đậm cá tính nhân vật nên rất sinh động.
0,5
0,5
0,5
0,5
5
- Qua nhân vật ông Hai, người đọc thấm thía tình yêu làng, yêu nước rất mộc mạc, 
chân thành mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người nông dân lao động bình thường.
- Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yếu đất nước là nét mới trong
 nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống 
Pháp đã chú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những 
thành công đáng quý.
0,5
0,5
+ Chuẩn bị bài: Sang thu.
IV.RÚT KINH NGHIỆM :
______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
=============================================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_111_den_120.doc