Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 116: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 116: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

Tiết 116:

MÙA XUÂN NHO NHỎ

(Thanh Hải)

I. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

 Qua bài giảng giúp học sinh:

 1. Kiến thức: - Cảm nhận được cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một mùa xuân nho nhỏ dâng hiến cho cuộc đời.

 Từ đó mở ra suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị cuộc sống của cá nhân là sống có ích, sống để cống hiến cho cuộc đời chung.

 2. Tích hợp: - Tích hợp với tập làm văn:

 + Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

 + Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

 3. Kỹ năng: Rèn kỹ năng

Đọc, cảm thụ, phân tích thơ theo mạch vận động của cảm xúc.

 4. Giáo dục: tình yêu cuộc sống, lẽ sống đẹp, sống có ích.

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Giao tiếp: Trình bày trao đổi về sự thể hiện vẻ đẹp của mùa xuân và niềm khát khao được cống hiến của mọi người đối với đất nước qua bài thơ

2. Suy nghĩ sáng tạo: Bày tỏ nhận thức và hành động của cá nhân để đóng góp vào cuộc sống

 

doc 9 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 936Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 116: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 116:
MÙA XUÂN NHO NHỎ
(Thanh Hải)
I. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
	Qua bài giảng giúp học sinh:
	1. Kiến thức: - Cảm nhận được cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một mùa xuân nho nhỏ dâng hiến cho cuộc đời.
	Từ đó mở ra suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị cuộc sống của cá nhân là sống có ích, sống để cống hiến cho cuộc đời chung.
	2. Tích hợp: - Tích hợp với tập làm văn:
	+ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
	+ Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
	3. Kỹ năng: Rèn kỹ năng 
Đọc, cảm thụ, phân tích thơ theo mạch vận động của cảm xúc.
	4. Giáo dục: tình yêu cuộc sống, lẽ sống đẹp, sống có ích.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
1. Giao tiếp: Trình bày trao đổi về sự thể hiện vẻ đẹp của mùa xuân và niềm khát khao được cống hiến của mọi người đối với đất nước qua bài thơ
2. Suy nghĩ sáng tạo: Bày tỏ nhận thức và hành động của cá nhân để đóng góp vào cuộc sống
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
	- Phương pháp động não: 
+ Nêu vấn đề
+ Đàm thoại
	+ Phân tích, bình giảng
	- Thảo luận:
	+ Cặp đôi chia sẻ
	+ Trình bày 1 phút
IV. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
	- Chân dung Thanh Hải, ảnh những tác phẩm của Thanh Hải, ảnh Huế cố đô, mùa xuân trên sông Hương, mùa xuân trên những cánh đồng
V. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức
2. Kiêm tra bài cũ
	- Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương được ra đời trong hoàn cảnh nào?
	- Em hãy nêu giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ?
3. Bài mới
	Thời gian này đang là tháng giêng, chúng ta đang sống ở thời điểm đẹp nhất của mùa xuân, mùa vốn là một đề tài quen thuộc của thi ca - nhạc - hoạ. Cái tiết trời ấm áp, thiên nhiên tươi sáng, vạn vật sinh sôi, muôn hoa đua nở đã là nguồn thi hứng bất tận của thơ ca một cách thật tự nhiên. Thơ Việt Nam đã từng có một “Mùa xuân xanh” của Nguyễn Bính, một “Mùa xuân chín” của Hàn Mạc Tử, “Một nhành xuân” của Tố Hữu và trong không khí rộn ràng của mùa xuân, chúng ta không thể không nhắc đến một mùa xuân khiêm nhường, cảm động của Thanh Hải: “Mùa xuân nho nhỏ”.
I. Đọc, chú thích
1. Đọc
- GV hướng dấn đọc.
- GV gọi đọc mẫu.
- Gọi HS đọc, nhận xét
- Giọng đọc: tươi vui, suy ngẫm
- Nhịp thơ lúc nhanh, tưng bừng phấn khởi, khẩn trương, lúc chậm rãi, khoan thai, về cuối càng lắng chậm nhỏ dần.
2. Chú thích:
a. Tác giả
- Em hãy nêu hiểu biết của mình về tác giả (nét chính về cuộc đời sự nghiệp)
- Tên thật Phạm Bá Ngoãn. Sinh 1930 - 1980
- Quê Phong Điền - Thừa Thiên Huế
- Tham gia cách mạng từ năm 17 tuổi (1947), và là cây bút tiêu biểu có nhiều đóng góp trong xây dựng lực lượng văn nghệ giải phóng miền nam. Ông đã được nhận giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu năm 1965.
Thơ Thanh Hải nhẹ nhàng ,trong sáng và giàu chất suy tư
Các tác phẩm chính:
+ Những đồng chí trung kiên (1962)
+ Huế mùa xuân ( 2 tập, 1970 - 1975)
+ Dấu võng Trường Sơn (1977)
+ Mưa xuân đất này (1982)
+ Tuyển tập thơ Thanh Hải (1982)
b. Tác phẩm
- Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- Bài thơ được viết 11/1980 khi tác giả đang bị bệnh nặng phải điều trị ở bệnh viện trung ương thành phố Huế. 
c. Một số từ khó
- GV lưu ý một số từ khó trong SGK - giải thích.
- Sử dụng kèm theo hình ảnh
- Chim Chiền Chiện
- Lộc
- Nam Ai, Nam Bình
- Phách tiền
II. Tìm hiểu văn bản
1. Kiểu văn bản - phương thức biểu đạt
- Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản?
- Đọc, xác định nhân vật trữ tình, tìm hiểu mạch cảm xúc của bài thơ từ đó tìm bố cục của văn bản.
- Kiểu văn bản: biểu cảm - thơ trữ tình - thể ngũ ngôn
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm (miêu tả + bộc lộ cảm xúc) .
2. Bố cục
- Từ cảm xúc về thiên nhiên, đất nước dẫn đến suy nghĩ nguyện ước của tác giả.
-> Bố cục chia 4 phần:
+ Phần 1: Khổ 1: Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời
+ Phần 2: Khổ 2 + 3: Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của đất nước con người
+ Phần 3: Khổ 4+ 5 : Nguyện ước của tác giả trước mùa xuân
+ Phần 4: Khổ kết thúc: lời ngợi ca mùa xuân quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế
- Em có nhận xét gì vê bố cục? (Bố cục phát triển theo sự vận động của cảm xúc từ cảm xúc trước thiên nhiên đất nước tác giả suy nghĩ đến trách nhiệm của cá nhân với đất nước).
Mạch cảm xúc phát triển theo lối “tức cảnh sinh tình” đặc trưng nổi bật của thơ ca.
- Đọc đoạn 1 của bài thơ
- Miêu tả khung cảnh mùa xuân thiên nhiên tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào đáng chú ý?
Đoạn thơ không sử dụng một từ xuân nhưng khung cảnh thiên nhiên mùa xuân vẫn được hiện lên qua hình ảnh nào
(Tín hiệu mùa xuân được tác giả thể hiện qua hình ảnh nào?)
Hình ảnh ấy với mùa xuân có mối quan hệ như thế nào?
Có người nói chỉ bằng hai câu thơ Thanh Hải đã phác hoạ thành công bức tranh mùa xuân xứ Huế, em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
- hai câu thơ của Thanh Hải gợi em nhớ đến hai câu thơ nào? Của ai cũng viết về mùa xuân? Em hãy so sánh để tìm ra điểm giống và điểm khác biệt
(Hai câu thơ của Nguyễn Du:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
+ Giống: thơ là bức hoạ có khung nền, có đường nét, có màu sắc
+ Khác: Nguyễn Du sử dụng kết hợp màu sắc: xanh – trắng tạo ra bức tranh mùa xuân tươi sáng trong trẻo tinh khôi
Thanh Hải sử dụng màu sắc đặc trưng xứ Huế xanh – tím tạo ra bức tranh mùa xuân tươi sáng thơ mộng đậm chất Huế)
Miêu tả tín hiệu mùa xuân, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong diễn đạt? tác dụng của biện pháp nghệ thuật này khi miêu tả bức tranh mùa xuân
Sau tín hiệu mùa xuân, tác giả đã miêu tả hình ảnh sự việc nào của thiên nhiên?
Em hình dung đó là 1 âm thanh như thế nào? tác dụng của nó với việc miêu tả bức tranh mùa xuân?
Để hoàn thiện bức tranh mùa xuân tác giả đã sử dụng hình ảnh sự vật nào?
Em hiểu “hạt long lanh” là hình ảnh như thế nào? Tác dụng của hình ảnh đó với bức tranh mùa xuân
Qua phần vừa tìm hiểu em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả khung cảnh thiên nhiên đất trời vào xuân của tác giả (lựa chọn những hình ảnh như thế nào? Dùng những giác quan nào để quan sát miêu tả)
Tác giả đã tái hiện1 khung cảnh thiên nhiên mùa xuân như thế nào?
- Miêu tả khung cảnh thiên nhiên đất trời vào xuân - thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc – Tác giả đã gián tiếp bộc lộ tình cảm gì?
- Đọc khổ thơ 1, tác giả đã bộc lộ tình cảm trực tiếp của mình bằng những từ ngữ nào? Đó là những tiếng gọi – hành động như thế nào của nhân vật trữ tình?
Ta thấy cảm xúc gì của tác giả trước mùa xuân?
- Nếu xét đến hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
+ Tác giả đang bị bệnh rất nặng - Bài thơ sáng tác tháng 11/1980 đến tháng 12/1980 tác giả mất tại bệnh viện Trung ương Huế.
+ Thời gian sáng tác lúc ấy đang là mùa đông, mưa lạnh dầm dề, ảm đạm thì bức tranh mùa xuân và tình cảm tác giả gợi em suy nghĩ gì?
- Để tái hiện bức tranh xuân, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật tiêu biểu gì?
- Qua miêu tả của Thanh Hải, ta cảm nhận được bức tranh mùa xuân như thế nào?
- Qua bức tranh xuân, Thanh Hải đã bộc lộ tình cảm, cảm xúc gì?
3. Phân tích
a. Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời
* Khung cảnh mùa xuân:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
- Tín hiệu mùa xuân:
Một bông hoa tím biếc mọc giữa dòng sông xanh
à hình ảnh rất quen thuộc mỗi khi xuân về
à Bằng hai câu thơ tác giả phác hoạ thành công bức tranh mùa xuân xứ Huế:
+ Dòng sông xanh (khung nền, không gian)
+ Bông hoa tím (tâm điểm của bức tranh, đường nét cụ thể)
+ Màu sắc: xanh (sông) kết hợp tím (hoa) – màu sắc đặc trưng của xứ Huế
à Dùng biện pháp tu từ: đảo ngữ (mọc)
+ Nhấn mạnh sự phát triển sự vận động khi xuân về. Mùa xuân cây cối đâm chồi nẩy lộc
+ Miêu tả sinh động bức tranh thiên nhiên mùa xuân – bức tranh từ “tĩnh” chuyển sang “động” 
- Âm thanh mùa xuân:
Chim chiền chiện hót vang trời
à Âm thanh rộn rã, tươi vui, náo nức
+ Không gian mùa xuân như rộng mở - có chiều rộng của dòng sông, chiều cao của bầu trời – một không gian khoáng đạt trong sáng
+ Bức tranh không chỉ có “hoạ” mà còn có “nhạc”
- Tô điểm hoàn thiện bức tranh xuân:
Từng giọt long lanh rơi
à Đó là giọt trong suốt phản chiếu ánh sáng mặt trời, sáng lóng lánh 
+ Bức tranh như có thêm ánh sáng trở nên tươi sáng hơn, đẹp rực rỡ hơn, sinh động hơn.
è Bằng sự lựa chọn hình ảnh đặc trưng cho mùa xuân, sự sử dụng mọi giác quan vào quan sát miêu tả, với nghệ thuật miêu tả đậm chất hội hoạ, Thanh Hải đã tái hiện khung cảnh mùa xuân thiên nhiên xứ Huế tươi sáng, thơ mộng, giàu sức sống
* Cảm xúc của tác giả:
- Qua bức tranh thiên nhiên mùa xuân ta thấy tác giả đã bộc lộ gián tiếp sự rung động trước mùa xuân và tình yêu thiên nhiên sâu sắc
- Bộc lộ tình cảm trực tiếp:
+ Tiếng gọi: ơi hót chi
+ Hành động: Tôi đưa tay tôi hứng
à Tiếng gọi thiết tha thân thương trìu mến thể hiện niềm xúc động chân thành
à hành động mở lòng đón nhận mùa xuân thể hiện sự chân trọng nâng niu, say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân
à Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp không phải là hình ảnh diễn ra trước mắt mà là hình ảnh trong tâm tưởng của tác giả cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, tinh thần lạc quan, bản lĩnh vững vàng của 1 nhà thơ – chiến sĩ Thanh Hải
* Tiểu kết
Bằng sự lựa chọn những hình ảnh tỉêu biểu của mùa xuân sử dụng mọi giác quan vào quan sát miêu tả và nghệ thuật đậm chất hội hoạ, Thanh Hải đã tái hiện khung cảnh mùa xuân thiên nhiên xứ Huế tươi sáng thơ mộng của sự sống
Trong thơ không chỉ có “hoạ” mà còn có “nhạc”.
Thể hiện tâm hồn nhạy cảm tình yêu thiên nhiên, mùa xuân, yêu cuộc sống, tinh thần lạc quan, bản lĩnh vững vàng, của nhà thơ – Chiến sĩ Thanh Hải
 4. Luyện tập
4.1 Mùa xuân là một đề tài quen thuộc của thơ ca nhạc họa, em hãy kể 5 bài hát, 5 bài thơ em đã được học hoặc em biết về chủ đè mùa xuân.
4.2 a. - Nghe bài hát được Trần Hoàn phổ nhạc do Ái Xuân trình bày.
 b. Trong rất nhiều bài thơ viết về mùa xuân theo em vì sao nhạc sĩ Trần Hoàn lại chọn phổ nhạc cho bài thơ này?>
	(Trần Hoàn có sự đồng cảm lớn với Thanh Hải ông đã phổ nhạc cho bài thơ gần như không cần phải sửa chữa gì bởi Trần Hoàn và Thanh Hải là:
	+ Đồng hương xứ Huế - Cùng sinh hoạt ban Văn nghệ Bình Trị Thiên từ những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ.
	+ Giai điệu mượt mà, trong sáng của bài thơ, trong thơ đã có hoạ, có nhạc.
	+ Triết lý sống cao đẹp của con người cộng sản).
5. Hướng dẫn: 
	- Học thuộc lòng bài thơ.
	- Chú ý hoàn thiện câu 1, 3, 4, 5 ở phần đọc hiểu.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_116_mua_xuan_nho_nho_thanh_hai.doc