Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 121 đến 150

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 121 đến 150

Tiết 121

 SANG THU

 - Hữu Thỉnh -

I -Mục tiêu cần đạt :

 - Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.

 - Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.

 - Thái độ tích cực cảm nhận hình tượng văn học.

II . Chuẩn bị:

- GV: G/án; Tài liệu liên quan.

- HS: Học và chuẩn bị bài ở nhà.

III . Tiến trình lên lớp :

1 . Tổ chức

2 . Kiểm tra bài : cũ Kiểm tra miệng ( 2HS )

 -Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Viếng lăng Bác”. Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì ?

 -Phân tích những hình ảnh : Hàng tre, mặt trời, vầng trăng, tràng hoa, trời xanh trong bài thơ.

3 . Bài mới:

GV giới thiệu bài : Hữu Thỉnh là nhà thơ viết nhiều, viết hay về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng. Bài thơ “Sang thu” là một ví dụ.

Ghi đầu bài lên bảng – HS ghi vở .

 

doc 64 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 121 đến 150", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 15/02/2011
 Ngày dạy : 
Tiết 121
 Sang thu
 - Hữu Thỉnh -
I -Mục tiêu cần đạt :
	- Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
	- Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
 - Thái độ tích cực cảm nhận hình tượng văn học.
II . Chuẩn bị:
- GV: G/án; Tài liệu liên quan.
- HS: Học và chuẩn bị bài ở nhà.
III . Tiến trình lên lớp : 
1 . Tổ chức
2 . Kiểm tra bài : cũ Kiểm tra miệng ( 2HS )
 -Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Viếng lăng Bác”. Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì ? 
 -Phân tích những hình ảnh : Hàng tre, mặt trời, vầng trăng, tràng hoa, trời xanh trong bài thơ.
3 . Bài mới:
GV giới thiệu bài : Hữu Thỉnh là nhà thơ viết nhiều, viết hay về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng. Bài thơ “Sang thu” là một ví dụ.
Ghi đầu bài lên bảng – HS ghi vở .
I-Giới thiệu tác giả , văn bản 
? Giới thiệu những nét chính về tác giả, văn bản (dựa vào chú thích * trong SGK)
GVgiới thiệu khái quát ND bài thơ .
GV hướng dẫn HS đọc : Giọng chậm rãi , rõ ràng , mạch lạc .
1. Tác giả : 
Chú thích * / SGK .
2 . Văn bản : - Viết cuối năm 1977 .
- In trong tập : Từ chiến hào đến thành phố .
II . Đọc và tìm hiểu chung .
1. Đọc văn bản 
GV đọc mẫu -> 2 HS đọc
- Nhận xét cách đọc của HS.
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Phương thức biểu đạt của bài thơ là gì ? – ( Miêu tả kết hợp với biểu cảm , miêu tả để biểu cảm )
3. Thể thơ :5 chữ .
Thơ tự do.
? Xác định bố cục của văn bản, nêu ND của từng phần . 
(GV lưu ý: bài thơ gồm 3 khổ, các khổ tiếp nối nhau cùng thể hiện những quan sát và cảm nhận tinh tế của tác giả về thiên nhiên lúc vào mùa thu nên không nhất thiết phải tìm bố cục bài thơ một cách rành mạch.)
3-Bố cục: 2 phần
-Phần1: Khổ thơ đầu: Cảm nhận ban đầu không gian làng quê sang thu.
-Phần 2: Khổ thơ 2,3: Cảm nhận không gian đất trời sang thu
III -Phân tích bài thơ .
 1 HS đọc diễn cảm khổ thơ đầu
1 –Khổ 1: Cảm nhận ban đầu về sự biến đổi của đất trời lúc sang thu .
? Sự biến đổi của đất trời sang thu được tác giả cảm nhận bắt đầu từ những dấu hiệu nào .
- Những dấu hiệu thể hiện sự biến đổi của đất trời sang thu: “hương ổi”, “gió se”, “sương chùng chình”
? Em hiểu như thế nào về các dấu hiệu này? Tác giả nhận các dấu hiệu này bằng giác quan gì.
+“Hương ổi”: Sự cảm nhận bằng khứu giác mùi thơm của ổi lan toả trong không gian. 
+”Gió se” cảm nhận bằng xúc giác, gió hơi lạnh.
+“Sương chùng chình”: Cảm nhận bằng thị giác, sương bay cố ý chậm lại, bay nhẹ.
GV diễn giảng : Hương ổi xuất hiện vào đầu thu ( cuối tháng 7 , đầu tháng 8 ) . Gió se là gió nhẹ , khẽ , gió heo may , hơi lạnh chỉ có ở mùa thu . “Phả vào” : toả vào , trộn lẫn .Từ phả muốn nói hương ổi ở độ đậm nhất , thơm nồng , quyến rũ , hoà vào gió heo may của mùa thu ,lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát của những trái ổi chín vàng nơi những vườn cây sum suê trái ngọtỉơ nông thôn Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ Những giọt sương trong suốt , long lanh như những lưu li xuất hiện vào những buổi sớm mai chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm , thong thả qua ngõ của mùa thu , ngõ thực và cũng là ngõ thời gian thông giữa 2 mùa .
? Các từ “Bỗng” “hình như” muốn diễn tả sự cảm nhận của tác giả như thế nào?
+“Bỗng” sự đột ngột, bất ngờ, có phần ngạc nhiên
+“Hình như” thành phần tình thái: thể hiện sự cảm nhận của tác giả có một chú chưa thật rõ ràng, chưa thật chắc chắn vì còn ngỡ ngàng, ngạc nhiên
? Tâm trạng của tác giả trước sự biến đổi của đất trời lúc sang thu như thế nào ?
- Tâm trạng của tác giả : Ngỡ ngàng , ngạc nhiên , bâng khuâng ( bỗng , hình như ) 
? Để thể hiện sự biến chuyển của đất trời sang thu, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào. Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó.?
 GV chốt : Sự biến đổi của đất trời nơi làng quê khi mùa thu bắt đầu tới được cảm nhận bằng một tâm bồn nhạy cảm, gắn bó với cuộc sống nơi làng quê.
-> Nghệ thuật: sử dụng từ láy, nhân hoá
=> cảm nhận bằng tâm bồn nhạy cảm, gắn bó với cuộc sống nơi làng quê.
- 1 HS đọc diễn cảm khổ thơ thứ 2
2-Hai khổ thơ cuối:
a) Khổ 2: Quang cảnh đất trời ngả dần sang thu.
? Đất trời sang thu được tác giả phát hiện qua những dấu hiệu nào.
? Tác giả đã sử dụng các BPNT đặc sắc nào để diễn tả sự biến đổi của đất trời sang thu? Phân tích T/d của các BPNT đó.
HS thảo luận nhóm ( 4 nhóm = 4 tổ )
- Nghệ thuật: Nhân hoá, từ láy , đối lập, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo.
 - Sự cảm nhận tinh tế : đất trời chuyển biến từ từ sang thu .
(Gợi ý: Vì sao tác giả viết:
Sông dềnh dàng, chim vội vã
Đám mây vắt nửa mình ?
-> “Sông dềnh dàng” mùa thu sang nước sông bắt đầu cạn, chảy chậm lại
+ “Chim vội vã” Sang thu trời lạnh dần, chúng phải gấp gáp làm tổ tha mồi
+ “Đám mây. vắt nửa mình” ở đây là sự liên tưởng sáng tạo thú vị. 
? Cảm nhận của em về lời thơ : Có đám mây ...sang thu .
 Gv : Hình ảnh đám mây mùa hạ còn sót lại trên bầu trời đã bắt đầu trong xanh , gợi hình ảnh làn mây mỏng , nhẹ , kéo dài . Cảm giác giao mùa được diễn tả cụ thể và tinh tế bằng hình ảnh đám mây mùa hạ cũng như đang bước vào ngưỡng của của mùa thu .
- 1 HS đọc diễn cảm khổ thơ cuối
b )Khổ cuối: Những biến chuyển trong lòng cảnh vật. 
? Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra bằng những hình ảnh nào , với đặc điểm gì ?
- Những dấu hiệu biến đổi của của thời tiết 
-> HS thảo luận , trình bày
+ Nắng: còn nhiều nhưng nhạt dần.
HS khác bổ sung
+ Mưa: Đã ít hơn những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ.
GV chốt lại : Cảnh vật , thời tiết thay đổi : Tất cả còn những dấu hiệu của mùa hạ nhưng giảm dần mức độ , cường độ , lặng lẽ vào thu .
+ Sấm : Bớt dần những tiếng sấm nổ vang trời (thường gắn với những cơn mưa rào mùa hạ)
? Trình bày cảm nhận của em về 2 dòng thơ cuối bài ?
(GV gợi ý: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để diễn đạt sự suy ngẫm của mình - > ý nghĩa ẩn dụ của các chi tiết tả cảnh vật , thời tiết ? )
? Em có nhận xet gì về cảm nhận của tác giả trước sự chuyển biến của đất trời lúc sang thu ? 
Qua đó em thấy tác giả là người như thế nào ? 
- Diễn tả cụ thể , sinh động , tinh tế bằng nhiều giác quan kết hợp với trí tưởng tượng liên tưởng - > tâm hồn nhạy cảm , tinh tế .
? Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật?
HS đọc Ghi nhớ(Sgk)
- Hai câu thơ cuối:
+ Nghệ thuật: tả thực, ẩn dụ.
 + Lúc sang thu, bớt đi những tiếng sấm bất ngờ trên hàng cây lâu năm. Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
III. Tổng kết.
1)Nghệ thuật.
- Thể thơ 5 chữ , nhịp chậm .
- Từ ngữ gợi tả , gợi cảm sâu sắc . Hình ảnh chọn lọc mang nét đặc trưng của sự giao mùa .
2 ) Nội dung : Nêu bật những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt của sự giao mùa hạ sang thu 
-> Lòng yêu thiên nhiên của tác giả .
 *Ghi nhớ (Sgk)
4 . Củng cố 
G khái quát nội dung bài học.
5 . Dặn dò
Làm bài tập phần luyện tập.
Chuẩn bị bài: Nói với con.
 Ngày soạn:..../....../.......
 Ngày dạy :
Tiết 122 – Văn bản :
 Nói với con.
 ( Y Phương )
I -Mục tiêu cần đạt : 
	- Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua lời thơ của Y Phương.
	- Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể, gợi cảm của thơ ca miền núi.
 - Giáo dục thái độ trân trọng tình cảm thắm thiết trong gđ.
II . Chuẩn bị:
 GV: G/án; Tài liệu liên quan.
 HS: Học và chuẩn bị bài ở nhà.
III . Tiến trình lên lớp :
1. Tổ chức(1p)
2. Kiểm tra. (5p) Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “ Sang thu”, phân tích sự biến chuyển của đất trời từ mùa hạ sang mùa thu trong một khổ thơ của văn bản (tự chọn).
3 . Bài mới:
GV giới thiệu(1p) : Lòng thương yêu con cái, ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, của quê hương vốn là một tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam từ xưa đến nay. Bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương cũng nằm trong nguồn cảm hứng rộng lớn, phổ biến ấy nhưng tác giả lại có cách nói xúc động của riêng mình. Đều tạo nên cái riêng, động đáo ấy là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ 
I-Giới thiệu tác giả , văn bản 
? Dựa vào chú thích * hãy giới thiệu những nét chính về tác giả ? 
HS nêu , GV nhấn mạnh 1 số nét chính .
? Em hiểu gì về xuất xứ của văn bản 
1. Tác giả (Sgk)
2. Văn bản : Trích trong cuốn “Thơ Việt Nam”
II . Đọc và tìm hiểu chung 
- GV đọc mẫu -> HS đọc
1 . Đọc văn bản 
- NX việc đọc của HS
2 . Tìm hiểu chú thích 
? Bài thơ viết theo thể loại gì?
? Tìm bố cục của văn bản, nêu nội dung chính của từng phần ?
3. Thể loại.
 Thể thơ tự do.
4. Bố cục : 2 phần 
(1): Từ đầu -> “đẹp nhất trên đời” : Nói với con về tình cảm cội nguồn 
(2) Còn lại : Nói với con về những đức tính cao đẹp của người đồng mình ->lòng tự hào về sức sống về truyền thống cao đẹp của quê hương về niềm mong ước con kế tục truyền thống đó .
-> Bố cục lô gic, chặt chẽ
III- Phân tích văn bản .
1 HS đọc diễn cảm đoạn 1.
1. Nói với con về tình cảm cội nguồn .
? ở 4 câu thơ đầu, tác giả cho chúng ta biết được điều gì?
- Tả,kể đứa trẻ lẫm chẫm tập đi, tập nói lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ.
HS thảo luận bàn :
? Nhận xét gì về các hình ảnh, các diễn đạt ở 4 câu thơ trên?
? T/d của các hình ảnh và cách diễn đạt đó?
- Với các hình ảnh cụ thể, cách diễn đạt dường như vô lý song lại tạo ra sự độc đáo, đặc sắc trong tư duy và cách diễn đạt người miền núi
- Con được nuôi dưỡng và lớn lên trong tình yêu thương , che chở của cha mẹ .
- Hình ảnh cụ thể -> Không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt .
? Ngoài 4 câu thơ trên, còn có câu thơ nào cũng nói về cuộc sống gia đình hạnh phúc, đầm ấm.
H. Tìm, trả lời.
+ Cha mẹ mãi thương yêu nhau 
+ Cuộc sống gia đình thật hạnh phúc.
? Con được lớn trong tình yêu thương sự nâng đỡ của cha mẹ, bên cạnh đó con còn được lớn, trưởng thành từ đâu nữa.
- Con dần không lớn, trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình sâu nặng của quê hương.
+ “Người đồng mình”: Những người cùng sống trong một môi trường -> quê hương tác giả => cách nói mộc mạc mang tính địa phương của người dân tộc Tày.
? Cuộc sống lao động của người đồng mình được gợi lên qua các hình ảnh nào?
? Nhận xét gì về các từ cài, ken trong hai câu thơ trên.
? Cuộc sống lao động của “Người đồng mình” là cuộc sống như thế nào.
+ Sử dụng các động từ: cài, ken , 
+ Miêu tả cụ thể cuộc sống lao động cần cù, tươi vui ; sự gắn bó, quấn quýt trong lao động, làm ăn của đồng bào quê hương.
? Hai câu thơ “Rừng cho hoa lòng” gợi cho em suy nghĩ gì?
HS suy nghĩ , phát biểu
HS khác bổ sung
GV chốt lại : Cha đã nói với con về quê hương – 1 quê hương mang  ... i tự ngắm mình của Rô-bin-xơn
Đ2,3 : (Từ đầu Đ2 -> “khẩu súng của tôi”):Trang phục, trang bị của Rô-bin-xơn
Đ3(phần còn lại ):Diện mạo của Rô-bin –xơn 
 III .Phân tích văn bản 
1 . Bức chân dung tự hoạ của Rô-bin-xơn 
a) Bộ dạng : kì khôi đến tức cười 
b ) Trang phục , trang bị
-Mũ:to tướng, cao lêu đêu, chẳng ra hình thù gì, làm bằng da dê
-áo:bằng tấm da dê, vạt dài tới lưng chừng bắp đùi
-Quần:loe ,lông dê thõng xuống
-ủng : Da dê, hình dáng hết sức kì cục
-Thắt lưng:da dê
-Lủng lẳngbên này một chiếc cưa nhỏ, bên kia một chiếc rìu con
-Đeo hai cái túi bằng da dê...
=>Tả rất kĩ, giọng văn dí dỏm.
-> Trang phục, trang bị đều làm bằng da dê hết sức độc đáo đặc biệt , kì quái , lạ lùng , có vẻ lôi thôi -> gây cười .
c) Diện mạo 
-Màu da không đến nỗi đen cháy...
-Râu:dài, xén tỉa thành một cặp ria mép to tướng kiểu Hồi giáo...
=>Cách kể dí dỏm, khôi hài -> diện mạo thay đổi đến kì khôi , lạ lùng . 
=> Bức chân dung lạ lùng , kì quái , khác thường -> nực cười .
2 . Cuộc sống tinh thần của Rô-bin-xơn sau bức chân dung tự hoạ 
-Thấy được cuộc sống gian nan, vất vả trên đảo hoang hơn mười năm trời của anh.
-Thấy được nghị lực, trí thông minh sự khéo léo, đầu óc thực tế, quyết tâm sống, tính cách kiên cường, tinh thần lạc quan, yêu đời của Rô-bin-xơn
IV .Tổng kết
1. Nghệ thuật.
- Kể theo ngôi thứ nhất , tự nhiên , rõ ràng 
- Cách miêu tả tỉ mỉ , giọng điệu hài hước .
2 . Nội dung 
- Cuộc sống khó khăn , gian khổ của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang .
- Tinh thần lạc quan , nghị lực phi thường của R .
*Ghi nhớ(SGK) 
4 . Củng cố (1p)
 GV khái quát ND bài học 
? Em rút ra bài học cho bản thân là gì từ đoạn trích vừa học?
5 . Dặn dò (1p)
- Nắm nội dung bài học.
-Chuẩn bị bài: “Tổng kết ngữ pháp”.
 Ngày soạn:..../....../.......
 Ngày dạy :
Tiết 147,148
 Tổng kết về ngữ pháp 
I . Mục tiêu cần đạt :
- Ôn tập và hệ thống hoá kiến thức về ngữ pháp đã học (Từ loại, Cụm từ)
- Tích hợp với Văn và Tập làm văn.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức ngữ pháp vào nói, viết trong giao tiếp xã hội và trong việc viết bài Tập làm văn.
- Giáo dục ý thức tự giác, nắm bắt kiến thức đã học.
II . Chuẩn bị:
-GV: G/án. Bảng phụ.
-HS: Kiến thức theo nội dung ôn tập. Bảng phụ.
 III . Tiến trình bài dạy:
1 . Tổ chức(1p)
2 . Kiểm tra.(p) Đan xen vào bài.
3 . Bài mới:
 GV dẫn vào bài.
GV. Giao nhiệm vụ của các nhóm:
*Phần lí thuyết 
-Nhóm 1:Khái niệm danh từ, động từ
- Nhóm 2:Khái niệm tính từ, số từ
-Nhóm 3:Khái niệmđại từ, lượng từ
- Nhóm 4:Khái niệm chỉ từ, phó từ
-Nhóm 5:Khái niệm quan hệ từ, trợ từ
-Nhóm 6:Khái niệm tình thái từ, thán từ
*Phần bài tập: 
Nhóm 1 , 2 ,3: bài 1+ bài 2+ bài 3
Nhóm 4,5,6: bài 4,5
H. Các nhóm trình bày phần lí thuyết sau đó trình bày kết quả bài tập được giao.
H. Nhóm khác, nhận xét, bổ sung.
G. Nhận xét, GV giao nhiệm vụ cho học sinh
-Các nhóm nhận nhiệm vụ, thảo luận, ghi kết quả vào bảng phụ.
Nhiệm vụ của các nhóm:
a,Các nhóm làm bài tập 1 và 2(Phần II.Các từ loại khác)
b, Nhóm 1,2 làm bài 1-Nhóm 4,3 làm bài tập 2-Nhóm 5,6 làm bài tập 3 (Phần B Cụm từ)
Các nhóm trình bày kết quả bài tập được giao.
-Các nhóm nhận xét, bổ sung.
-GV: đánh giá kết quả bài tập của các nhóm.
ốt đáp án đúng.
HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV hướng dẫn HSlàm theo bàn .
Gọi HS trình bày 
GV chốt :
GV hướng dẫn , HS làm bài tập 2 độc lập .
Gọi HS chữa trên bảng 
GV thống nhất đáp án .
HS làm bài tập 3 độc lập 
GV chữa thống nhất 
A.Từ loại
I.Danh từ, động từ, tính từ
*Phần lí thuyết 
*Phần bài tập: 
1.Bài tập 1: Xác định danh từ, động từ, tính từ
-Danh từ: lần, lăng ,làng
-Động từ: đọc, nghĩ ngợi, phục dịch,đập
-Tính từ: hay, đột ngột, phải ,sung sướng
2.Bài tập 2 + bài tập 3
Tìm hiểu khả năng kết hợp của danh từ, động từ, tính từ
a, Danh từ có thể kết hợp với các từ: những, các, một
những ,các, một + lần, làng, cái lăng, ông giáo
b,Động từ có thể kết hợp với các từ: hãy, đã, vừa
hãy, đã, vừa + đọc, nghĩ ngợi,phục dịch, đập
c,Tính từ có thể kết hợp với các từ :Rất, hơi, quá
Rất, hơi, quá + hay, đột ngột, phải, sung sướng
3.Bài tập 4: Điền từ vào bảng sau:
(Bảng phụ theo mẫu trong SGK)
4.Bài tập 5 :Tìm hiểu sự chuyển loại của từ:
a, Từ tròn là tính từ, trong câu văn nó được dùng như động từ.
b,Từ lí tưởng là danh từ trong câu văn này nó được dùng như tính từ
c,Từ băn khoăn là tính từ, trong câu văn dùng như danh từ .
II . Các từ loại khác:
Điền từ in đậm trong các câu vào bảng tổng hợp
- Số từ: ba, năm.
- Đại từ: tôi, bao nhiêu, bao giờ,bấy giờ.
- Lượng từ: những.
- Chỉ từ: ấy, đâu.
- Phó từ: đã,mới,đã,đang.
- Quan hệ từ: ở,của,nhưng,như.
- Trợ từ: chỉ,cả,ngay,chỉ.
- Tình thái từ: hả.
- Thán từ: trời ơi.
B.Cụm từ:
1.Bài tập 1: Xác định và phân tích các cụm danh từ
a, Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó
-một nhân cách rất Việt Nam
-một lối sống rất bình dị......
b,những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng
c,Tiếng cười nói......
*Chỉ ra dấu hiệu cho biết đó là cum danh từ:
-Những từ ngữ in đậm là phần trung tâm của cụm danh từ
-Dấu hiệu để nhận biết cụn danh từ là từ những ở phía trước hoặc có thể thêm từ những vào trước phần trung tâm.
2.Bài tập 2 : Xác định và phân tích các cụm động từ
a, Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh.Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh
b,Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính...
*Những từ gạch chân là phần trung tâm của cụm động từ
-Dấu hiệu để nhận biết cụm động từ là các từ: đã, sẽ,vừa
3.Bài tập 3 Xác định và phân tích cụm tính từ
a, rất Việt Nam, rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông, rất mới, rất hiện đại
b,sẽ không êm ả
c,phức tạp hơn,cũng phong phú và sâu sắc hơn
*Những từ ngữ in đậm là phần trung tâm của cụm tính từ, ở đây có hai từ Việt Nam và Phương Đông là các danh từ được dùng làm tính từ.
-Dấu hiệu để nhận biết cụm tính từ là từ rất, hoặc có thể thêm từ rất vào phía trước.ong câu văn này nó được dùng như danh từ.
4.Củng cố (2p)
-Hệ thống kiến thức vừa ôn tập.
5 . Dặn dò (1p)
-Về nhà: Chuẩn bị các bài tập còn lại trong SGK
- Tiết sau học tiếp.
 Ngày soạn:..../....../.......
 Ngày dạy :
Tiết 149
 Luyện tập viết biên bản
I .Mục tiêu cần đạt :
-Ôn tập lí thuyết và cách viết biên bản
-Tích hợp với Văn, Tiếng Việt và vốn sống thực tế.
-Rèn luyện kĩ năng lập biên bản theo những yêu cầu về hình thức và nội dung nhất định.
- Thái độ đúng đắn khi viết một biên bản.
II . Chuẩn bị:
 GV: Soạn giáo án . Bảng phụ.
 HS: Ôn tập kiến thức lí thuyết đã học. Bảng phụ.
III . Tiến trình bài dạy:
1. Tổ chức(1p)
2 . Kiểm tra. Kết hợp trong giờ 
3 . Bài mới:
 GV dẫn vào bài ()
Gọi HS trả lời các câu hỏi phần lí thuyết ở SGK .
GV nhận xét , cho điểm .
GV khái quát lại phần lí thuyết về biên bản .
G giao nhiệm vụ cho các nhóm.
Các nhóm thảo luận , ghi kết quả vào giấy to (bảng phụ )
Dựa vào câu hỏi sau :Nội dung như trong SGK đã đầy đủ dữ liệu để lập một biên bản chưa? cần thêm bớt những gì? Cần sắp xếp lại như thế nào cho phù hợp?
HS trả lời – GV thống nhất .
Gọi 1HS đọc và xác định yêu cầu bài tập2
Các nhóm thảo luận viết biên bản theo yêu cầu của đề bài.
-Đại diện nhóm trình bày trước lớp
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
-GV: Đánh giá kết quả của các nhóm 
I . Ôn tập lí thuyết 
- Mục đích viết 
- Trách nhiệm của người ghi biên bản .
- Bố cục của biên bản .
II. Bài tập 
1.Bài tập 1 (SGK)
-Đọc nội dung
-Sắp xếp lại cho hợp lí:
1,b( “kết thúc...”
ghi ở cuối biên bản
2,a
3,d
4,c
5,e,g
6,h
2.Bài tập 2: Hãy ghi lại biên bản họp lớp tuần vừa qua của lớp em
-Quốc hiệu và tiêu ngữ
-Địa điểm, thời gian
-Tên biên bản
-Thành phần tham dự
-Diễn biến và kết quả hội nghị
+ Lớp trưởng đánh giá công tác tuần trước (ưu, nhược điểm ) và nêu kế hoạch của tuần tới .
+ Lớp bổ sung – phát biểu ý kiến 
+ Cô giáo chủ nhiệm phát biểu (nhắc nhở, động viên , tin tưởng vào sự phấn đấu đI lên của lớp ) 
-Thời gian kết thúc, thủ tục kí xác nhận
4 . Củng cố (2p)
 ? Nêu lại nội dung phải có của biên bản.
5 . Dặn dò (1p)
-Về nhà viết một biên bản : Biên bản họp chi đội chuẩn bị cho hoạt động chào mừng ngày 26-3.
- Làm bài tập còn lại.
-Chuẩn bị bài: Hợp đồng.
 ----------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn:..../....../.......
 Ngày dạy :
Tiết 150
 Hợp đồng
I .Mục tiêu cần đạt :
-HS nắm được hình thức và nội dung của văn bản hợp đồng, một loại văn bản hành chính thông dụng trong đời sống.
-Tích hợp với Văn và Tiếng Việt qua các bài đã học.
-Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản hành chính.
- Có ý thức vận dụng loại hình văn bản vào trong đời sống.
 II . Chuẩn bị:
 GV: G/án. Văn bản mẫu.
 HS: Học và chuẩn bị bài.
III . Tiến trình bài dạy:
1 . Tổ chức(1p)
2 . Kiểm tra.(5 p) Kiểm tra bài tập tiết 149 làm ở nhà.
3 . Bài mới:
Đọc văn bản trong SGK.
+Các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
-Tại sao cần phải có hợp đồng?
-Hợp đồng ghi lại những nội dung gì?
-Hợp đồng cần phải đạt những yêu cầu nào?
-Hãy kể tên những hợp đồng mà em biết?
+Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm
-Các nhóm nhận xét bài của nhóm vừa trình bày
*GV: kết luận
?Thế nào là hợp đồng?
Đọc mục 1 - Ghi nhớ
Dựa vào ngữ liệu vừa phân tích, trả lời các câu hỏi sau:
? Phần mở đầu của hợp đồng gồm những mục nào?Tên của hợp đồng được viết như thế nào?
? Phần nội dung gồm những mục nào? cách ghi những nội dung này như thế nào?
? Phần kết thúc có những mục nào?
? Lời văn của hợp đồng phải như thế nào?
H. Trả lời câu hỏi.
G. Nhận xét, kết luận.
Đọc bài tập 1
-Cần viết hợp đồng trong những tình huống nào?
I.Đặc điểm của hợp đồng
1. Ví dụ : Văn bản 
 (Sgk)
2 . Nhận xét:
a,Cần phải có hợp đồng vì đó là văn bản có tính pháp lí, nó là cơ sở để các tập thể, cá nhân làm việc theo quy định của pháp luật.
b,Hợp đồng ghi lại những nội dung cụ thể do hai bên kí hợp đồng thoả thuận với nhau.
c,Hợp đồng cần phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác,chặt chẽ và phải có sự ràng buộc của hai bên kí với nhau trong khuôn khổ của pháp luật.
d, Các hợp đồng thường gặp: hợp đồng lao động, hợp đồng thuê xe, thuê nhà. Xây dựng...
3 . Kết luận : (ý1 - Ghi nhớ / SGK )
II.Cách làm hợp đồng:
1.Các mục trong hợp đồng:
-Phần mở đầu: quốc hiệu, tiêu ngữ, tên hợp đồng, thời gian, địa điểm, họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên kí kết hợp đồng.
-Phần nội dung: Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất.
-Phần kết thúc:Chức vụ, chữ kí, họ tên của đại diện các bên tham gia kí kết hợp đồng và xác nhận bằng dấu của cơ quan hai bên (nếu có)
2 . Lời văn của hợp đồng phải chính xác,chặt chẽ.
* Ghi nhớ (Sgk)
III.Luyện tập.
Làm bài tập1
Cần viết hợp đồng trong các trường hợp sau: b,c,e.
4 . Củng cố (2p)
-?Thế nào là hợp đồng?
-Nêu cách viết một hợp đồng?
5 . Dặn dò (1p)
-Về nhà: Học bài, làm bài tập 2
-Chuẩn bị bài: Bố của Xi –Mông.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_121_den_150.doc