Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 121: Sang thu (Hữu Thỉnh) - Phạm Thị Nga - THCS Ninh Xuân

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 121: Sang thu (Hữu Thỉnh) - Phạm Thị Nga - THCS Ninh Xuân

Tuần 25

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết dạy: 121 Sang thu ( Hữu Thỉnh)

A/ Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.

- Bồi dưỡng tình cảm tâm hồn yêu thiên nhiên, sự cảm nhận, sự chuyển đổi tinh tế của thiên nhiên

- Rèn luyện năng lực cảm thụ thơ ca cho học sinh.

B/ Chuẩn bị:

1/ Phương tiện: - Giáo viên: nghiên cứu SGV, SGK, giáo án

 - Học sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi SGK

2/ Phương pháp: Đặt vấn đề, phân tích, bình giảng, so sánh

C/ Tiến trình:

1/ Kiểm ra : Cảm nghĩ của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” ?

 Hãy đọc một khổ thơ mà em thích trong bài thơ đó?

2/ Bài mới: Các em ạ, 4 mùa xuân – hạ - thu - đông trên đất nước mình mùa nào cũng đẹp, cũng thơ, song quyến rũ nhất vẫn là mùa xuân và mùa thu. Cũng như mùa xuân, mùa thu là một đề tài lớn trong thơ ca Việt Nam. Các nhà thơ hầu như ai cũng có những bài thơ, những vần thơ viết về mùa thu: Nguyễn Khuyến với “Chùm thơ thu”, Xuân Diệu với bài “Đây mùa thu tới”, Lưu trọng Lư với bài “Tiếng thu”. và Hữu Thỉnh bằng lời thơ nhỏ nhẹ, trữ tình, ông cũng tặng cho độc giả chúng ta một bài thơ rất đẹp : Sang thu.

 

doc 9 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 121: Sang thu (Hữu Thỉnh) - Phạm Thị Nga - THCS Ninh Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tiết dạy: 121 Sang thu ( Hữu Thỉnh)
A/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
Bồi dưỡng tình cảm tâm hồn yêu thiên nhiên, sự cảm nhận, sự chuyển đổi tinh tế của thiên nhiên
Rèn luyện năng lực cảm thụ thơ ca cho học sinh.
B/ Chuẩn bị:
1/ Phương tiện: - Giáo viên: nghiên cứu SGV, SGK, giáo án
 - Học sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi SGK
2/ Phương pháp: Đặt vấn đề, phân tích, bình giảng, so sánh
C/ Tiến trình:
1/ Kiểm ra : Cảm nghĩ của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” ? 
 Hãy đọc một khổ thơ mà em thích trong bài thơ đó?
2/ Bài mới: Các em ạ, 4 mùa xuân – hạ - thu - đông trên đất nước mình mùa nào cũng đẹp, cũng thơ, song quyến rũ nhất vẫn là mùa xuân và mùa thu. Cũng như mùa xuân, mùa thu là một đề tài lớn trong thơ ca Việt Nam. Các nhà thơ hầu như ai cũng có những bài thơ, những vần thơ viết về mùa thu: Nguyễn Khuyến với “Chùm thơ thu”, Xuân Diệu với bài “Đây mùa thu tới”, Lưu trọng Lư với bài “Tiếng thu”... và Hữu Thỉnh bằng lời thơ nhỏ nhẹ, trữ tình, ông cũng tặng cho độc giả chúng ta một bài thơ rất đẹp : Sang thu.
Phương pháp
Nội dung
? Dựa vào phần giới thiệu SGK, em hãy nêu những nét chính về tiểu sử nhà thơ Hữu Thỉnh?
 GV nhấn mạnh: Hữu Thỉnh là nhà thơ quân đội, bước vào làng thơ khá sớm, cho đến nay đã có đóng góp nhiều cho thơ ca Việt Nam. Ông viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo: 
 Nắng thu đã trải dầy
 Đã trăng non múi bưởi 
 Bên cầu con nghé đợi
 Cả chiều thu sang sông
 (Chiều sông thương)
I/ Giới thiệu chung
1. Tác giả: - Nguyễn Hữu Thỉnh sinh năm 1942 
- quê: Tam Dương, Vĩnh Phúc
? Nêu xuất xứ của bài thơ?
GV: Bài thơ in lần đầu tiên trên báo văn nghệ, sau đó in lại nhiều lần trong các tập thơ.
GV: Đọc bài thơ
GV hướng dẫn: Bài thơ đọc với giọng nhẹ nhàng, thiết tha, khoan thai, trầm lắng ở khổ cuối, bộc lộ rung động của lòng người.
Gọi 2 HS đọc
? Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ, em đã được học những bài thơ nào theo thể thơ này?
HS: Đêm nay Bác không ngủ, Ông Đồ, Mùa xuân nho nhỏ ...
? Qua những bài đã học, thể thơ 5 chữ có đặc điểm gì?
-HS: - Số tiếng ở mỗi dòng thơ là 5 tiếng, nhịp 3/2 hoặc 2/3, sử dụng vần lưng hoặc vần chân.
GV: Trong thơ 5 chữ câu thơ ngắn, hình ảnh thơ chọn lọc, hàm xúc. Nhịp 3/2 hoăc 2/3 làm tiết tấu thơ nhẹ nhàng. Việc sử dụng vần lưng, vần chân tạo nên giọng điệu uyển chuyển linh hoạt, vì vậy thơ 5 chữ rất phù hợp với việc biểu đạt cảm xúc nhẹ nhàng sau lắng hoặc tâm tình. Cũng giống như Vũ Đình Liên, Thanh Hải, Hữu Thỉnh chọn thể thơ 5 chữ để bộc lộ cảm xúc.
? Qua việc chuẩn bị bài ở nhà, được đọc và nghe bài thơ, em hãy cho biết cảm xúc chủ đạo của bài thơ?
HS: Thể hiện những rung động của lòng người trước những biến chuyển của đất trời sang thu.
? Những rung động đó là của ai? Sự biến đổi của đất trời sang thu được cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh, biểu tượng gì?
HS: Của tác giả, được cảm nhận bắt đầu từ hương ổi, gợi tả qua những hình ảnh của dòng sông, của những cánh chim và đám mây, qua những hiện tượng mưa, nắng của tự nhiên.
? Phương thức biểu đạt chính của bài thơ này là gì?
? Bài thơ có bố cục như thế nào?
GV: Bài thơ được viết theo trình tự của sự cảm nhận của tác giả về thien nhiên đất trời sang thu. Vì vậy chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài thơ lần lượt theo từng khổ.
- HS đọc khổ 1
- GV đọc 2 câu đầu.
? Câu thơ mở đầu có gì đặc biệt?
HS: Đây là câu rút gọn (Rút gọn phần CN).
? Câu thơ bắt đầu bằng từ tình thái “bỗng”. Vậy từ “bỗng” diễn tả trạng thái gì của sự cảm nhận?
HS: Cảm nhận bất ngờ, đột ngột, pha chút ngỡ ngàng.
? Điều gì khiến cho nhà thơ ngỡ ngàng?
HS: Nhận ra hương ổi, phả trong gió se, sương chùng chình. 
GV: Mỗi khi cuối hạ, đầu thu, trong các vườn quê Bắc Bộ, ổi bắt đầu vào độ chín và toả hương thơm.
? Hương ổi là mùi hương như thế nào?
HS: Mùi hương dịu ngọt, mùi bình dị mà quyến rũ của mùa thu vùng quê Bắc Bộ.
? Cách cảm nhận về mùa thu của Hữu Thỉnh có gì khác so với các nhà thơ khác?
HS: Các nhà thơ xưa thường nói về mùa thu qua những hình ảnh có tính chất ước lệ, theo lối mòn: là hoa cúc vàng, liễu rủ, lá ngô đồng rụng, lá vàng rơi ... còn trong cảm nhận của Hữu Thỉnh, mùa thu thoáng hiện qua hương ổi bình dị quen thuộc nhưng quyến rũ. Đây là phát hiện mới lạ, tạo phong cách thơ trẻ trung trong thơ Hữu Thỉnh.
GV đọc: Hương ổi phả vào trong gió se
? Từ phả ở đây có nghĩa là như thế nào? Gió se là gió như thế nào?
HS: Phả có nghĩa là toả vào, trộn vào.
 Gió se: gió heo may hơi lạnh và khô.
? Câu thơ gợi cho em cảm giác như thế nào?
HS: - Hương ổi chín thơm ngọt ngào toả ra trong không gian, quyện với gió thu se lạnh. Hương thơm phả vào trong gió nhẹ. 
 - Một chữ phả đủ gợi hương thơm sánh quyện của hương ổi, đủ gợi được làn gió thu nhè nhẹ. Hương thơm luồn vào trong gió được gió tinh lọc, cô đặc thêm. Gió mùa thu đem chia hương mùa thu khắp nơi trong vũ trụ, trong một làng quê, người viết chợt bắt gặp hương thu và bỗng sững sờ.
GV đọc: Sương chùng chình qua ngõ
? chùng chình là như thế nào?
HS: 
? Trong câu thơ, tác giả dã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? 
HS: Nhân hoá.
? Từ láy chùng chình kết hợp với biện pháp nhân hoá gợi tả nổi bật hình ảnh gì?
HS: Làn sương mỏng trắng mờ giăng mắc nhẹ nhàng khắp ngõ xóm, đường quê dường như vương vấn với cảnh vật không muốn bay đi, tan đi.
? Hình ảnh ấy gợi cho chúng ta liên tưởng gì?
HS: Sương thu như người thiếu nữ bịn rịn, lưu luyến vấn vương với ngõ quê nhỏ bé.
? Đây là hình ảnh thơ như thế nào?
HS: Thực nhưng đẹp, huyền ảo, sống động. Miêu tả không gian, không khí lúc sang thu vừa chính xác vừa thấm quyện hồn người, tình người.
GV: Bên cạnh hình ảnh của sương, hình ảnh ngõ cũng là không gian được cảm nhận lúc sang thu. Nó vừa là cái ngõ thực để cho sương giăng mắc, nơi cho sương lưu luyến. Phải chăng nó còn là ngõ cửa thời gian thông giữa 2 mùa.
? Tác giả đã cảm nhận được hương vị thân quen của mùa thu, đã nhận ra gió se của mùa thu, đã thấy được sương thu qua ngõ. Nhưng tại sao đến cuối khổ thơ tác giả vẫn buông ra một câu hỏi “hình như thu đã về”. Câu hỏi ấy biểu hiện điều gì?
HS: - Cảm giác chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Đây là cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua như thật mà cũng như hư.
 - Thu sang nhẹ nhàng, lặng lẽ quá.
 Nhà thơ ngỡ ngàng, xao xuyến
? Em có nhận xét gì về cách cảm nhận của nhà thơ về mùa thu?
HS: Tác giả cảm nhận mùa thu qua hương ổi, qua gió se, qua hình ảnh sương chùng chình. Đó là cảm nhận mơ hồ nhưng thu được trọn vẹn, đầy đủ cái hồn của trời đất lúc sang thu nơi làng quê miền bắc quen thuộc, bình dị, thân thương mà vô cùng quyến rũ.
? Cảm nhận chung của em về khổ thơ trên? HS: Hình ảnh tinh tế, gợi cảm, giọng thơ êm nhẹ, khắc hoạ nổi bật nét đặc trưng thi vị của thiên nhiên chuyển mình vào thu
 GV: Bằng tất cả sự tinh nhạy của một tâm hồn trong sáng rộng mở trước thiên nhiên
2. Tác phẩm:
- Bài thơ được sáng tác vào cuối năm 1977.
- Được rút từ tập thơ: Từ chiến hào đến thành phố – NXB Văn học, Hà nội 1991
II/ Đọc hiểu cấu trúc văn bản
- Kiểu văn bản: Trữ tình
- Phương thức biểu đạt: miêu tả + biểu cảm
III/ Tìm hiểu văn bản
1. Khổ 1
- Bỗng nhận ra - hương ổi.
 - phả vào gió se
 -sương chùng chình
- Mùa thu bắt đầu hiện ra với những nét thân quen nhưng vô cùng đặc sắc và gợi cảm
2. Khổ 2
- Sông : dềnh dàng
- Chim: vội vã
- Đám mây mùa hạ - vắt nửa mình sang thu.
- Bức tranh thu:
--- Bình dị, êm ả, thơ mộng, nhẹ nhàng, rõ rệt
- Tinh tế, nhạy cảm, yêu cảnh sắc quê hương tha thiết.
3. Khổ 3:
- Còn nắng
- Mưa và sấm vơi dần
- Hàng cây đứng tuổi
 Cảnh vật thiên nhiên giảm dần mức độ, cường độ, lặng lẽ vào thu.
- Hai câu cuối
IV/ Tổng kết:
* Nghệ thuật:
 - Thể thơ 5 chữ, âm điệu nhẹ nhàng.
 - Nhiều từ có giá trị gợi cảm. Sự cảm nhận tinh tế, thú vị, gợi những liên tưởng bất ngờ. Hình ảnh chon lọc, mang nét đặc trưng của sự giao mùa hạ - thu.
* Nội dung: 
 - Từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt, sự chuyển biến này được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm.
 - Lòng yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ Hữu Thỉnh.
như vậy. Nhà thơ còn nhận thấy những nét đặc trưng thi vị nào của thiên nhiên chuyển mùa vào thu nữa, chúng ta tìm hiểu khổ thơ tiếp theo.
HS đọc.
?Theo nhịp bước nhẹ nhàng của mùa thu, nhà thơ bắt đầu nhận ra những biến đổi gì trong thiên nhiên?
HS:
? Dềnh dàng là như thế nào?
GV: Đọc câu thơ và hỏi: Câu thơ gọi hình ảnh như thế nào?
HS: Dòng sông, mặt nước lớn dâng lên nhưng không cuộn chảy mà lặng lẽ phẳng lặng, êm ả chảy. Mặt nước sông thu.
? Nó khác với nước sông mùa hè ở chỗ nào?
HS: Sông mùa hè chảy cuồn cuộn dữ dội và gấp gáp, nhất là trong những ngày mưa lũ
? Vì sao sông dềnh dàng?
HS: - Không còn mưa lũ, gió cũng không lồng lộng.
 - Mặt nước sông dâng đầy nhưng êm ả.
? Cũng miêu tả nước mùa thu nhưng Hữu Thỉnh tinh tế độc đáo ở chỗ nào?
HS: Nó không trong xanh thăm thẳm như giữa thu, cuối thu.
? Sông dềnh dàng nhưng trên bầu trời cánh chim bắt đầu vội vã. Những cánh chim này báo hiệu điều gì?
HS: Báo hiệu hết hạ sang thu.
? Từ vội vã gợi tả điều gì?
HS: Nhịp bay nhanh gấp gáp, khẩn trương của những cánh chim, chứng tỏ thu sang và hạ qua.
GV có thể liên hệ cánh chim của Huy Cận.
? Hai hình ảnh trong 2 câu thơ có mối liên hệ với nhau như thế nào?
HS: Tương phản.
? Hai hình ảnh tương phản ấy diễn tả nổi bật điều gì?
HS: Mùa thu bắt đầu xuất hiện, mùa hạ bắt đầu qua đi. Những hình ảnh mùa thu rõ nét dần, hình ảnh của mùa hạ bắt đầu thưa vắng
GV: Chỉ bằng hai hình ảnh rất đỗi cụ thể, quen thuộc nhưng Hữu Thỉnh lại miêu tả thật chính xác sự chuyển đổi của cảnh vật trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu, có cái chậm, có cái nhanh. nhưng mùa thu thì rõ nét và khoảnh khắc ấycòn được miêu tả bằng một hình ảnh thơ rất thực mà cũng rất lạ.
? Câu thơ gợi cho em liên tưởng gì?
HS: - Trên bàu trời trong xanh còn vương lại một dải mây trắng mỏng nhẹ bồng bềnh kéo dài như một tấm khăn voan vắt qua vai người thiếu nữ. Một nửa vẫn còn nhuốm nắng mùa hạ, một nửa đã thấm cái gió se của mùa thu.
 - Mây dường như cũng còn lưu luyến mùa hè, còn lững lờ chưa muốn bước sang hẳn mùa thu,
? Em thấy đây là hình ảnh thơ như thế nào?
HS: Hình ảnh thực nhưng độc đáo, thi vị và gợi cảm thể hiện liên tưởng, tưởng tượng hết sức độc đáo sáng tạo của nhà thơ.
? Em có nhận xét gì về những hình ảnh trong đoạn thơ trên?
HS: Hình ảnh chắt lọc, rất thực, rất cụ thể nhưng rất đẹp thể hiện những quan sát rất tinh tế.
? Bằng những hình ảnh thơ đẹp như vậy, tác giả đã gợi tả nổi bật bức tranh thu như thế nào?
HS: - Khung cảnh đơn sơ, bình dị mà êm ả, thơ mộng.
 - Thể hiện sự tài tình, độc đáo của tác giả, khi sử dụng những hình ảnh miêu tả cụ thể vừa khắc hoạ được khung cảnh thiên nhiên, vừa gợi tả được bước chuyển mình lặng lẽ, nhẹ nhàng, chầm chậm của tác giả
? Cách cảm nhận về mùa thu của tác giả ở khổ 2 khác với khổ 1 như thế nào?
HS: - Khổ 1 được cảm nhận bằng cảm giác. Thu được hiện ra một cách mơ hồ và thoáng qua.
 - Khổ 2 được cảm nhận bằng những quan sát cho nên mùa thu hiện diện bằng những hình ảnh rõ nét.
? Hai khổ thơ trên giúp em hiểu gì về tâm hồn nhà thơ?
HS: Tinh tế, nhạy cảm, yêu cảnh sắc quê hương tha thiết.
GV: Chỉ bằng vài nét phác hoạ đơn sơ nhẹ nhàng, tác giả đã vẽ một bức tranh thiên nhiên chuyển mùa từ hạ sang thu vùng quê miền bắc rất thân thương thấm đẫm hồn quê. Nhiều người cho rằng chỉ cần 2 khổ thơ trên là đủ xếp bài thơ vào những áng thơ thu hay nhất rồi. Nhưng với khổ thứ 3 mang đến cho bài thơ một vẻ đẹp mới làm trọn ven thêm ý sang thu của hồn người chưa thật rõ ở 2 khổ thơ trên
HS đọc
? Đắm hồn giữa vẻ đẹp lúc sang thu. Nhà thơ tiếp tục quan sát và nhận thấy điều gì?
? Vẫn nói về mùa thu nhưng phương thức biểu đạt có gì khác với 2 khổ thơ trước?
HS: - Khổ 1 và 2 : Phương thức miêu tả để bộc lộ cảm xúc
 - Khổ 3: Phương thức kể là chủ yếu để nhận xét đánh giá những trải nghiệm của con người.
? Hai câu thơ gợi cho em nhớ lại thời tiết lúc sang thu như thế nào?
HS: Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã bớt độ bỏng rát, đã nhạt dần bởi gió se đã đến. Mưa ít đi nhất là những trận mưa rào mưa dông ầm ầm ào ạt
? Theo em nét riêng của thời điểm giao mùa hạ thu này được tác giả thể hiện đặc sắc nhất qua từ nào?
HS: Vơi dần cơn mưa.
? Từ “vơi” có ý nghĩa gì?
HS: Là từ chỉ lượng, dùng để đo, đong, đếm những lượng vật chất cụ thể.
? Trong câu thơ diễn tả ý gì?
HS: Nó dùng để đo, đếm, diễn tả chính xác một hiện tượng tự nhiên. Những cơn mưa ào ạt của mùa hạ đang ít dần đi, thưa dần đi, hết dần đi.
? Qua việc lựa chọn hình + sử dụng từ ngữ, tác giả đã gợi tả nổi bật nét đặc trưng gì của của cảnh vật thiên nhiên.
HS: Cảnh vật thiên nhiên đang giảm dàn mức độ, cường độ, lặng lẽ vào thu.
GV đọc 2 câu cuối
? Từ đứng tuổi thường dùng để nói về đối tượng nào?
HS: Con người ở thời kỳ trung niên, độ tuổi tứ tuần.
? Hàng cây đứng tuổi gợi liên tưởng gì?
HS: - Đây là hình ảnh ẩn dụ, gợi tới những con người từng trải, qua tuổi thah niên bồng bột.
 - Những cây cổ thụ vào thu không còn bất ngờ bởi tiếng sấm.
GV: Câu thơ vừa có ý nghĩa thực và vừa có ý nghĩa biểu tượng.
? Từ ý nghĩa thực va biểu tượng đó giúp em hiểu câu thơ trên như thế nào?
HS: - Sấm là hiện tượng tự nhiên thường xuất hiện trong những cơn mưa, cuối mùa ít đi.
 - Sấm là những vang động bất thường của ngoại cảnh cuộc đời.
GV: Bằng nghĩa thực và biểu tượng, hai cau thơ mang đậm tính suy ngẫm triết lý: Vẻ chín chắn, điềm tĩnh của cây trước sấm sét bão giông vào lúc sang thu hay đó là sự từng trải chín chắn của con người sau những bão táp của cuộc đời.
? Qua 2 câu thơ cuối, tác giả muốn gửi gắm suy nghĩ gì về cuộc đời?
HS: Con người đến tuổi trung niên, từng trải có thể bình tĩnh, tự tin đón nhận những bất ngờ của cuộc đời.
? Hãy nêu nét khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
3/ Củng cố: Cho học sinh làm bài tập 
 1/ Lựa chọn nào thể hiện đúng nội dung của bài thơ:
 a. Vào thu c. Thu sang
 b. Sang thu d. Thu đến
 2/ Em có nhận xét gì về nhan đề của bài thơ?
4/ Hướng dẫn: Học bài, soạn bài
IV/ Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_121_sang_thu_huu_thinh_pham_thi_nga_t.doc