Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 122 + 123: Tường minh và hàm ý

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 122 + 123: Tường minh và hàm ý

Tiết 122 + 123

 TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý

A. MỤC TIÊU

- Hiểu nghĩa tường minh và hàm ý, xác định được được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu

- Biết sử dụng hàm ý trong giao tiếp hàng ngày

1. Kiến thức

Giúp học sinh hiểu thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý. Học sinh biết nhận diện nội dung cua hàm ý (từ nghĩa tường minh) từ một số câu văn, đoạn văn.

2. Kỹ năng :

Kỹ năng hình thành khái niệm, xác định nghĩa tường minh và hàm ý trong câu, đoạn văn.

3. Thái độ :

Vận dụng vào bài nghị luận về bài thơ, đoạn thơ.

C. PHƯƠNG PHÁP :

D. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định : 9a2 .

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong giờ.

 

doc 2 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 724Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 122 + 123: Tường minh và hàm ý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/2/2011
Ngày dạy: 21/2/2011
 Tiết 122 + 123
 TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
A. MỤC TIÊU 
- Hiểu nghĩa tường minh và hàm ý, xác định được được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu
- Biết sử dụng hàm ý trong giao tiếp hàng ngày
1. Kiến thức 
Giúp học sinh hiểu thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý. Học sinh biết nhận diện nội dung cua hàm ý (từ nghĩa tường minh) từ một số câu văn, đoạn văn.
2. Kỹ năng :
Kỹ năng hình thành khái niệm, xác định nghĩa tường minh và hàm ý trong câu, đoạn văn. 
3. Thái độ :
Vận dụng vào bài nghị luận về bài thơ, đoạn thơ.
C. PHƯƠNG PHÁP : 
D. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 
1. Ổn định : 9a2 .......................................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong giờ.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
- HS đọc đoạn văn . Câu nói ,Trời ơi, chỉ còn có năm phút muốn nói điều gì về mặt thời gian ?
- Đặt vào hoàn cảnh sắp chia tay với các khách đến thăm, câu nói đó nói lên điều gì khác ? Điều khác đó dựa vào đâu mà suy ra ? 
- Câu nói :Ô ! Cô còn quê chiếc mùi xoa đây này ! có ẩn ý gì không ?
 - Từ các nhận xét trên ta thấy nghĩa diễn đạt trong câu hoặc đoạn văn có thể diễn đạt trực tiếp bằng câu và từ ngữ nhưng cũng có nghĩa không được nói ra bằng từ ngữ trong lời nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. Người ta gọi là nghĩa tường minh và hàm ý. Em hãy nêu sự phân biệt ?
 - HS đọc ghi nhớ
- GV nâng cao :
 + Từ ví dụ câu thứ hai “Ô ! cô ... đây này” ta thấy hàm ý có những đặc tính nhất định. Rõ nhất là 2 đặc tính : Hàm ý có thể giải được : người nghe có thể đoán ra hàm ý trong lời nói có chứa hàm ý. Hàm ý có thể chối bỏ được : họ chối bỏ không thông báo hàm ý nào đó trong lời nói của mình, họ không chịu trách nhiệm về hàm ý đó.
 Hướng dẫn luyện tập 
- Hoạt động nhóm 
- Nhóm 1,2 làm bài tập 1( T75)
- Nhóm 3,4 làm bài tập 2 ( T 75)
. Các nhóm đọc yêu cầu bài tập ( SGK làm ra bảng nhóm)
. Đại diện nhóm trả lời các nhóm nhận xét lẫn nhau
. GV nhận xét từng bài -> chốt lại.
HẾT TIẾT 122 BẮT ĐẦU TIẾT 123
 Những điều kiện để sử dụng hàm ý 
- HS đọc đoạn trích, chú ý tới các câu có hàm ý.Nêu hàm ý của câu in đậm?
- Vì sao chị Dậu không giám nói thẳng mà phải dùng câu có hàm ý đó ?
- Hàm ý câu thứ 2 là gì? câu nào có hàm ý rõ hơn ? tại sao?
GV định hướng : Cái Tí hiểu được hàm ý ở câu nói thứ nhất.
- Chi tiết nào cho thấy cái Tí đã hiểu được hàm ý câu nói của mẹ?
- Cần có điều kiện khi sử dụng hàm ý? 
- Giáo viên nâng cao : Chị Dậu dùng hàm ý trong hoàn cảnh khó nói thẳng, còn con bé thì giải đoán được một phần nhờ vào câu nói thứ hai của mẹ, một phần vì hoàn cảnh đang khó khăn của gia đình. Vì vậy những trường hợp thường đưa hàm ý vào trong câu là :
 + Cố ý nói ngoài đề tài trao đổi một cách dư thừa không cần thiết (VD : Lợn cưới áo mới).
 + Trong giao tiếp dùng lời có hàm ý tuỳ theo tình huống, nội dung công việc, thời gian giao tiếp ...).
 + Khi giải mã hàm ý cần tự đặt ra câu hỏi : Người ta nói như vậy có ý gì khi mà câu nói của họ hình như không đề cập tới nội dung giao tiếp. Khi nghĩa tường minh và điều cần nói ra không phù hợp với nhau.
 Hướng dẫn luyện tập
- Đọc bài tập 1 người nói và người nghe trong câu in đậm là ai?Xác định hàm ý của câu nói. Theo em người nghe có hiểu hàm ý của người nói không ? Những chi tiết chứng tỏ ?
 Hoạt động nhóm:
- Nhóm 1,2 làm ý a,b 
- Nhóm 3,4 làm ý c
. Đại diện nhóm lên trình bày.
. Nhóm khác nhận xét - GV chốt lại
- Hàm ý của câu in đậm. Tại sao con bé phải dùng hàm ý ?việc sử dụng hàm ý có thành công không?
- Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc ông so sánh “hy vọng” và “con đường” ?
 + Hàm ý : Tuy hy vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì cũng có thể đạt được
- Hướng dẫn làm bài tập 3 và 5 ở nh
- Tập xác định và phân tích các hàm ý trong những bài thơ đã học.
- Hoàn thiện các bài tập vào vở
- ôn tập về thơ để giờ sau KT
I Tìm hiểu chung
1. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý :
a. xét văn bản SGK/74
- Thời gian còn 5 phút
-> nghĩa tường minh
-> Hàm ý: Anh rất tiếc 
( Dựa vào hoàn cảnh sự việc trong bài văn)
2- Ghi nhớ :
- Tường minh : Phần thông báo diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ.
- Hàm ý : phân thông báo không diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng suy ra từ từ ngữ. 
II- Luyện tập :
1- Bài 1 (75)
a. câu cho thấy nhà hoạ sĩ chưa muốn chia tay
- “Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy”.
b Cô gái đang bối rối đến vụng về vì ngượng. Vì kín đáo để lại chiếc khăn làm kỷ niệm , anh thật thà gọi cô trả lại.
2- Bài 2 (75)
- “Tuổi già cần nước chè : ở Lao Cai đi sớm quá”. Nhà hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè đã phải đi.
3- Bài 3 (75)
- “Cơm chín rồi” ông vô ăn cơm đi
3. Bài 4 ( 75) 
- Câu " Hà nắng gớm về nào" -> không có hàm ý mà chỉ là câu đánh trống lảng.
- Câu: " tôi thấy -> là câu bỏ lửng
I- Điều kiện sử dụng hàm ý
1- Ví dụ : 
1.Nhận xét:
- Câu1 hàm ý : Sau bữa này con không được ở nhà với thầy mẹ nữa
=> Đó là điều đau lòng nên không nói thẳng.
- Câu 2 hàm ý : Mẹ đã bán cho cho nhà cụ Nghị thôn Đoài
=> Hàm ý của câu này rõ hơn vì cái Tý không hiểu được hàm ý của câu 1.
2- Ghi nhớ :
- Người nói (viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
- Người nghe (đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
II- Luyện tập :
1. Bài 1 (91)
a) “Chè đã ngấm rồi đấy”.
+ Anh TN: nói 
+ Ông hoạ sĩ và cô gái: nghe
-> Mời bác và cô vào uống nước.
b) “Chúng tôi cần bán các thứ...”
+ Lỗ Tấn: nói
+ Chị hàng đậu: nghe 
-> Tôi không thể cho được
c) “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây”
+ Thúy Kiều: nói
+ Hoạn Thư: nghe
-> Mát mẻ, giễu cợt
d) “Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều”
-> Chuẩn bị nhận sự báo oán thích đáng.
2. Bài 2 (92)
- “Cơm sôi rồi, nhão bây giờ”.
-> Chắt nước giùm không cơm nhão
3. Bài 4 (92)
- “Hy vọng”
- “Con đường” 
III. Hướng dẫn tự học:
- Liên hệt hục tế để sử dụng hàm ý một cách hợp lí, hiệu quả khi nói, viết
- Xác định điều kiện và chỉ ra hàm ý được sử dụng trong đoạn văn tụ chọn
E.. Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_122_123_tuong_minh_va_ham_y.doc