Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 126 đến 130

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 126 đến 130

MÂY VÀ SÓNG

 R.Ta-gor

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 - Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử và những đặc sắc về nghệ thuật trong việc sáng tạo những đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên của tác giả.

- Tình mẫu tử thiêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em bé với những người trên mây và sóng. Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượng bay bổng cua tác giả.

- Đọc - hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại thơ văn xuôi. Phân tích để thấy rõ được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.

- Bồi dưỡng học sinh tình cảm gia đình.

* LỒNG GHÉP TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG: Phần tổng kết, cảm nhận của em về mối quan hệ giữa tình yêu mẹ và tình yêu thiên nhiên. Liên hệ : Mẹ và thiên nhiên.

B.CHUẨN BỊ :

 1.Giáo viên :

- Giáo án, SGK, chân dung nhà thơ, hình ảnh minh họa.

- Bảng phụ.

 2.Học sinh :

 - Soạn bài.

C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1. Ổn định lớp :

2. Kiểm tra bài cũ :

? Đọc thuộc bài thơ “Nói với con” của Y Phương. (5 đ)

? Phân tích lời người cha nói với con về tình cảm cội nguồn? (5đ)

 + Nói với con về tình cảm cội nguồn

- Tình gia đình

+ Một mái ấm gia đình hạnh phúc

- Tình làng xóm

+ Hình ảnh mộc mạc, đẹp: Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của "người đồng mình" được gợi lên "các động từ "cài, ken" vừa miêu tả cụ thể vừa nói lên sự gắn bó quấn quýt

 

doc 13 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 502Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 126 đến 130", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần lễ : 27	 	 Ngày soạn : 05.3.2011
Tiết : 126	 Ngày dạy : 08.3.2011	MÂY VÀ SÓNG
	R.Ta-gor
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
	- Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử và những đặc sắc về nghệ thuật trong việc sáng tạo những đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên của tác giả.
- Tình mẫu tử thiêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em bé với những người trên mây và sóng. Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượng bay bổng cua tác giả.
- Đọc - hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại thơ văn xuôi. Phân tích để thấy rõ được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ. 
- Bồi dưỡng học sinh tình cảm gia đình.
* LỒNG GHÉP TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG: Phần tổng kết, cảm nhận của em về mối quan hệ giữa tình yêu mẹ và tình yêu thiên nhiên. Liên hệ : Mẹ và thiên nhiên.
B.CHUẨN BỊ :
	1.Giáo viên :
Giáo án, SGK, chân dung nhà thơ, hình ảnh minh họa.
Bảng phụ.
	2.Học sinh :
	- Soạn bài.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : 
? Đọc thuộc bài thơ “Nói với con” của Y Phương. (5 đ)
? Phân tích lời người cha nói với con về tình cảm cội nguồn? (5đ)
	+ Nói với con về tình cảm cội nguồn
- Tình gia đình 
+ Một mái ấm gia đình hạnh phúc
- Tình làng xóm
+ Hình ảnh mộc mạc, đẹp: Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của "người đồng mình" được gợi lên "các động từ "cài, ken" vừa miêu tả cụ thể vừa nói lên sự gắn bó quấn quýt
3. Bài mới :
Giới thiệu bài: Đây là một bài thơ văn xuôi không theo vần, song vẫn có âm điệu nhịp nhàng chuyển tải được tình cảm quí giá của gia đình một cách tự nhiên.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS 
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu chân dung tác giả.
? Nêu những hiểu biết về cuộc đời và thành tựu của thơ Tago?
- HS nêu dựa vào sách giáo khoa đã hướng dẫn.
* GV nói thêm : 
+ Ông là nhà thơ không may trong cuộc sống gia đình.Trong 6 năm, từ 1902-1907 ông đã mất 5 người thân: Vợ (1902); con gái thứ 23 (1904); cha và anh (1905) và con trai đầu ( 1907 ).Phải chăng đó là nguyên nhân khiến cho tình cảm gia đình đã trở thành một trong những đề tài quan trọng của thơ Ta-go?
+ Rabindranat Tago (Rabindranath Tagore) là nhà thơ lớn, nhà vǎn hoá lỗi lạc của Ấn Độ. Ông sinh nǎm 1861 tại Canquitta, và mất tại đây ngày 7-8-1941. 
Thuở bé, Tago thông minh, hiếu học. Ở tuổi thanh niên, Tago đã dịch thông thạo nhiều tác phẩm của các nhà vǎn châu Âu, thích nghe kể sử thi và dân ca. 
Sự nghiệp sáng tác vǎn học nghệ thuật của ông rất đồ sộ và nổi tiếng. Tago là người đầu tiên ở châu Á được tặng giải thưởng Nôbel về vǎn chương nǎm 1913 với tập "Thơ dâng". Ông còn để lại 52 tập thơ, 42 vở kịch, gần 100 truyện ngắn, hàng trǎm ca khúc, hàng nghìn bức hoạ đang được giữ gìn trong các bảo tàng mỹ thuật. 
+ Rabindranát Tago xứng đáng là một trong những thiên tài của nhân loại ở thế kỷ XX. Nǎm 1961 thế giới đã kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của ông.
? Bài thơ “Mây và sóng”được viết trong hoàn cảnh nào? Trích ở tập thơ nào ?
* Hoạt động II : Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản.
-GV hướng dẫn đọc và chú thích theo SGK.
- Cách đọc: Đọc với giọng thủ thỉ, tâm tình, lời của con nói với mẹ.
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc lại bài thơ.
? Bài thơ kể chuyện mây và sóng hay mượn chuyện mây và sóng để bộc lộ tình cảm của con người?
- Mượn chuyện mây và sóng đế bộc lộ tình cảm con người.
? Tình cảm của con người ở đây được diễn tả trong mối quan hệ nào?
- Con người với thiên nhiên (em bé với mây và sóng).
? Hãy xác định phương thức biểu đạt của bài thơ? Đâu là phương thức biểu đạt chính ?
- Kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm.
? Nhân vật trữ tình là ai? Vì sao?
- Nhân vật trữ tình là em bé. Vì, em bộc lộ tình cảm của mình đối với mây và sóng.
? Em hãy nêu bố cục của bài thơ?
Bố cục 2 phần:
- Phần 1: Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ.
- Phần 2: Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ. 
? Nhận xét những biểu hiện giống nhau và khác nhau trong câu tạo lời thơ của hai phần văn bản đó? Tác dụng?
- Thảo luận- 
* Giống: các câu thơ có cấu tạo gần với văn xuôi, không vần; Mỗi phần có ba nhân vật; Một cuộc đối thoại và một cuộc độc thoại; Những hình ảnh xây dựng bằng trí tưởng tượng.
* Khác về không gian: cao (mây), rộng (biến-sóng)
=> Tạo ra sự cân đối cho văn bản, sự mới lạ cho hình thức thơ; Dế thuộc, dễ nhớ ....
? Đại ý bài thơ ?
GV gọi HS đọc phần đầu
? Trong cuộc trò chuyện của em bé đối với mây. Mây đã nói với em bé những gì?
- Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều ta {...} Hãy đến nơi tận cùng trái đất ...
? Theo em, đó có phải là một trò chơi hay không và có đáng tham dự không? Vì sao?
- Đó là một trò chơi rất đáng tham dự. Vì nó diễn ra tự do, vui vẻ trên bầu trời cao rộng, có cả trăng bạc làm bạn.
? Em đã có nhu cầu gì khi nói rằng Nhưng làm thế nào mình lên đó được?
- Muốn đi chơi cùng mây.
? Nhưng em bé lại nói Mẹ mình đang đợi ở nhà, Làm sao có thể rời mẹ mà lên đó được? Lời nói đó cho thấy em bé đã có lựa chọn ntn?
- Không đi chơi mà ở nhà với mẹ.
- Em hiểu gì về em bé qua sự lựa chọn này?
- Yêu mây nhưng yêu mẹ hơn. Là đứa con ngoan, hiếu thảo.
? Ở nhà với mẹ em bé đã tưởng tượng ra một trò chơi ntn?
- Con là mây và mẹ sé là trăng; Mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.
? Vì sao em bé tin rằng trò chơi của em thú vị hơn?
- Vì trong trò chơi này em bé có cả mây, bầu trời và mẹ.
? Vì sao em có thể tưởng tượng một trò chơi như thế?
- Vì em bé yêu mẹ nhưng cũng rất yêu mây.
? Ta hiểu thêm điều gì về em bé qua trò chơi tưởng tượng đó của em?
- Em bé yêu thiên nhiên nhưng yêu mẹ hơn cả.
? Theo em, người mẹ sẽ có thái độ như thế nào về trò chơi này của con?
- Mẹ sẽ vui và biết ơn con, hi vọng nhiều hơn về lòng hiếu thảo của con.
? Nhận xét về cách dùng từ và lựa chọn các hình ảnh trong đoạn thơ này?
* Tiểu kết: Yêu mẹ, yêu gia đình. Mẹ là niềm vui lớn nhất của con.
? Em bé từ chối trò chơi hấp dẫn để ở nhà chơi cùng mẹ. Hàm ý của sự lựa chọn này là gì?
- Sử dụng lối độc thoại và đối thoại, các hình ảnh được xây dựng bằng trí tưởng tượng bay bổng.
GV gọi HS đọc phần còn lại
? Em bé đã nghe được điều gì từ những lần gọi đó của sóng?
- Bọn tớ ca hát {...} Hãy đến rìa biển cả...
? Nếu lời rủ của sóng là một trò chơi thì đó là một trò chơi như thế nào?
- Lời rủ cùng dạo chơi trên biển.
- Không gian rộng, hấp dẫn, lí thú.
? Em đã muốn gì từ câu trả lời Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?
- Muốn cùng sóng vui chơi trên biển.
? Nhưng khi mẹ nói rằng Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được, em bé đã cho sóng thấy sự lựa chọn nào của mình?
- Không đi chơi mà ở nhà với mẹ.
? Nếu người mẹ nghe thấy những lời này, mẹ sẽ có thái độ ntn? Vì sao?
- Vui vì con ngoan. Có thể cho phép con đi chơi vì yêu con.
? Ở nhà vời mẹ, em bé đã nghĩ ra trò chơi nào?
- Làm sóng và lăn vào lòng mẹ để đưa mẹ đi khắp nơi : Con là sóng và mẹ sẽ là bờ biển kì lạ - Con lăn, lăn, lăm mãi rồi sez cười vang vỡ tan vào lòng mẹ - Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.
? Vì sao em bé nghĩ được trò chơi ấy?
- Vì em bé rất yêu thương mẹ nhưng cũng yêu biển cả.
? Bạn có tin rằng trò chơi của em bé hay hơn trò chơi của sóng không? Vì sao- Sóng đã nói với em bé những gì?
- Bọn tớ ca hát {...} Hãy đến rìa biển cả...
- Tin, vì ở đó niềm vui của em bé được nhân đôi: vui vì vừa có mẹ vừa có thiên nhiên biển cả.
- Hay hơn, hấp dẫn hơn, vì sóng đưa cả mẹ con đến những bến bờ xa lạ....
? Bạn có nghĩ rằng trò chơi lần này của bé hấp dẫn hơn lần trước không? Vì sao?
? Tiếng cười của em bé vang lên trong trò chơi này gợi cho chúng ta nghĩ gì về tình mẹ?
? Phần sáng tạo trong đoạn thơ này là gì? Từ đó, quy luật tình cảm nào của con người được nhận thức?
- Lặp lại cách sáng tạo ở đoạn trước, nhưng thay đổi không gian => Tình mẫu tử bền chặt, Mẹ là niềm vui lớn nhất.
? Mây và sóng nói với ta điều tốt đẹp nào trong cuộc sống tình cảm của con người?
? Bài thơ còn nói với ta những điều đáng quý nào trong tâm hồn và tài năng của Tago?
? Bài thơ đã gợi lên cho em cảm xúc nào?
* Hoạt động 3 :Hướng dẫn tổng kết. 
? Em hãy nêu những nét chính trong nghệ thuật của bài thơ?
? Ngôn ngữ nhân vật được sử dụng trong bài thơ là ngôn ngữ gì?( đối thoại + độc thoại).
LỒNG GHÉP TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG: Cảm nhận của em về mối quan hệ giữa tình yêu mẹ và tình yêu thiên nhiên. Liên hệ : Mẹ và thiên nhiên.
I. Giới thiệu 
1. Tác giả:
- Ra-bin-đra-nat Ta-go (1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ, là nhà văn đầu tiên của châu Á nhận giải thưởng Nô-ben về văn học (năm 1913).
2. Tác phẩm 
- Bài thơ được viết bằng tiếng Ben Gan, in trong tập thơ “Si Su” ( Trẻ thơ )-> “trăng non” (1915).
- Bài thơ được xuất bản năm 1909, là một bài thơ văn xuôi nhung vẫn có âm điệu nhịp nhàng.
II. Đọc, hiểu văn bàn.
1. Thể loại : Bài thơ văn xuôi.
2. Phương thức biểu đạt
- Kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm.
3. Bố cục : 2 phần.
- Phần 1: Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ.
- Phần 2: Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ. 
4.Đại ý : 
Em bé tưởng tượng mây và sóng rủ mình theo chơi những thú vui thật hấp dẫn. Nhưng em bé nhớ mẹ và đã từ chối lời rủ rê, đồng thời nghĩ ra trò chơi có mẹ ở bên.
5.. Phân tích:
 a. Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ.
- Đó là một trò chơi rất đáng tham dự. Vì nó diễn ra tự do, vui vẻ trên bầu trời cao rộng, có cả trăng bạc làm bạn.
- Yêu mây nhưng yêu mẹ hơn. Là đứa con ngoan, hiếu thảo.
èYêu mẹ, yêu gia đình. Mẹ là niềm vui lớn nhất của con.
 b. Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.
- Lời rủ cùng dạo chơi trên biển., không gian rộng, hấp dẫn, lí thú.
- Làm sóng và lăn vào lòng mẹ để đưa mẹ đi khắp nơi 
- Lặp lại cách sáng tạo ở đoạn trước, nhưng thay đổi không gian => Tình mẫu tử bền chặt, Mẹ là niềm vui lớn nhất.
III. Tổng kết:
1. Nội dung
- Lời rủ rê của những người sống “trên mây” và “trong sóng”, sức hấp dẫn của những trò chơi đối với em bé.
- Lời từ chối của em bé.
- Trò chơi sáng tạo của em bé.
- Tình cảm gắn bó của em bé với mẹ - cảm nhận của em về tình mẫu tử thiêng liêng đầy ý nghĩa.
2. Nghệ thuật
- Bố cục bài thơ thành hai phần giống nhau (thuật lại lời rủ rê – thuật lại lời từ chối – lí do từ chối – trò chơi của em bé sáng tạo) – sự giống nhau nhưng không trùng lặp về ý và lời.
- Sáng tạo nên những hình ảnh thiên nhiên bay bổng, lung linh, kì ảo song vẫn rất sinh động, chân thực và gơi nhiều liên tưởng.
3. Ý nghĩa văn bản
- Bài thơ ca ngợi ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.
	4.Củng cố :
? Ngoài nội dung ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bài thơ còn ngợi ta suy ngẫm thêm điều gì nữa ?
+ Trong cuộc sống con người thường gặp những cám dỗ và quyến rũ, muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy.
+ Hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi do ai ban cho mà ở ngay trên trần thế nà ... ây là điều đau lòng nên chị Dậu tránh nói thẳng ra.
- Câu 2: Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị ở thôn Đoài
? Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý?
- Vì sợ cái Tiù buồn và từ chối.
? Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn ?
- Câu 2 rõ hàm ý hơn.
? Vì sao chị Dậu lại nói rõ hơn như vậy?
- Vì cái Tí không hiểu được hàm ý của câu nói thứ nhất ?
? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ ?
- Sự “ giãy nảy “ và câu nói trong tiến khóc của cái Tí “ U bán con thật đấy ư “.
*GV khẳng định: Như vậy qua phần đối thoại trên ta thấy người nói cần phải có ý thức khi sử dụng hàm ý. Còn người nghe cũng cần phải chú ý và phải có năng lực thì mới giải đoán được hàm ý.
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK.
* Hoạt động 2: Phần luyện tập.
Hướng dẫn làm bài tập ở SGK.
-HS đọc yêu cầu bài tập 1. HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét, GV bổ sung.
Câu a:
- Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông họa sĩ và cô gái.
- Hàm ý của câu in đậm là : “ Mời bác và cô vào uống nước”.
- Hai người nghe đều hiểu được hàm ý đó, chi tiết: “Ông theo liền anh TN vào trong nhà” và “ ngồi xuống ghế” cho biết điều này.
Câu b:
-Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu ( ngày trước ).
* Hàm ý câu in đậm là : “ Chúng tôi không thể cho được”.
- Người nghe hiểu được hàm ý đó thể hiện được ở câu nói cuối cùng: “Thật là càng giàu có càng không dám tời một đồng xu!Càng không dám rời một đồng xu lại càng giàu có”
Câu c:
- Người nói là Thúy Kiều, người nghe là Hoạn Thư.
- Hàm ý câu in đậm thư nhất là: “mát mẻ”, “Giễu cợt”
- Hàm ý câu in đậm thư hai là: “Hãy chuẩn bị nhận sự báo oán thích đáng”.
- Hoạn Thư hiểu hàm ý đó cho nên: “ hồn lạc phách xiêu-Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca”.
-GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2 và cho thảo luận theo nhóm. Đại diện trình bày . GV bổ sung.
- Hàm ý :“chắt giùm nước để cơm khỏi nhão”.
- GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời yêu cầu bài tập 3.
Có thể điền câu có hàm ý thích hợp là:
-“Bận ôn thi”, “ phải đi thăm người ốm”.. 
- Hướng dẫn HS làm bài tập 4, 5 nếu còn thời gian.
Bài 4. Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý là: “Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được”.
Bài 5. - Câu có hàm ý mời mọc là 2 câu mở đầu bằng: “ Bọn tớ chơi..” 
- Câu có hàm ý từ chối là 2 câu : “ Mẹ mình đang đợi ở nhà”và “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”.
-* Có thể viết thêm câu có hàm ý mời mọc : “ Không biết có ai muốn chơi với bọn tớ không?”hoặc “ Chơi với bọn tớ thích lắm đấy
I. Bài học
1. Hai điều kiện sử dụng hàm ý:
Hai điều kiện để sử dụng (dùng) hàm ý:
- Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
- Người nghe ( người đọc ) có năng lực giải đoán hàm ý.
II. Luyện tập.
* Cho HS xác định hàm ý và các điều kiện sử dụng hàm ý trong một hội thoại.
Bài 1. 
Câu a:
- Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông họa sĩ và cô gái.
- Hàm ý của câu in đậm là : “ Mời bác và cô vào uống nước”.
- Hai người nghe đều hiểu được hàm ý đó, chi tiết: “Ông theo liền anh TN vào trong nhà” và “ ngồi xuống ghế” cho biết điều này.
Câu b:
-Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu ( ngày trước ).
* Hàm ý câu in đậm là : “ Chúng tôi không thể cho được”.
- Người nghe hiểu được hàm ý đó thể hiện được ở câu nói cuối cùng: “Thật là càng giàu có càng không dám tời một đồng xu!Càng không dám rời một đồng xu lại càng giàu có”
Câu c:
- Người nói là Thúy Kiều, người nghe là Hoạn Thư.
- Hàm ý câu in đậm thư nhất là: “mát mẻ”, “Giễu cợt”
- Hàm ý câu in đậm thư hai là: “Hãy chuẩn bị nhận sự báo oán thích đáng”.
- Hoạn Thư hiểu hàm ý đó cho nên: “ hồn lạc phách xiêu - Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca”.
Bài 2.
- Hàm ý :“chắt giùm nước để cơm khỏi nhão”.
* Phân tích nguyên nhân và tác dụng của việc sử dụng hàm ý. Tạo câu văn có chứ hàm ý. Nhận biết và giải đoán hàm ý trong những văn cảnh cụ thể.
Bài 3 . Có thể điền câu có hàm ý thích hợp là:
-“Bận ôn thi”, “ phải đi thăm người ốm”.. 
Bài 4. Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý là: “Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được”.
Bài 5. - Câu có hàm ý mời mọc là 2 câu mở đầu bằng: “ Bọn tớ chơi..” 
- Câu có hàm ý từ chối là 2 câu : “ Mẹ mình đang đợi ở nhà”và “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”.
-* Có thể viết thêm câu có hàm ý mời mọc : “ Không biết có ai muốn chơi với bọn tớ không?”hoặc “ Chơi với bọn tớ thích lắm đấy.”. 
	4.Củng cố :
	-Cho HS đọc lại ghi nhớ.
	5. Hướng dẫn tự học
Xác định điều kiện và chỉ ra hàm ý được sử dụng trong một đoạn văn tự chọn.
Làm tiếp các bài tập còn lại .
Chuẩn bị: Kiểm tra Văn ( phần thơ).
D.RÚT KINH NGHIỆM :
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________=========================================================================Tuần lễ : 27	 	 Ngày soạn : 05.3.2011
Tiết : 130	 Ngày dạy : 12.3.2011
KIỂM TRA VĂN
- Phần thơ -
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
- Nắm vững các kiến thức cơ bản về thơ hiện đại Việt Nam.
- Kiểm tra việc nắm kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ hiện đại đã học trong chương trình Ngöõ Vaên 9, HK2. 
- Qua bài kiểm tra, HS tự đánh giá được trình độ về các mặt : kiến thức, kỹ năng, diễn đạt. Reøn luyeän vaø ñaùnh giaù kyõ naêng vieát vaên cuûa HS.
- Giáo dục học sinh ý thức tìm hiểu về thơ hiện đại .
* Trọng tâm : Kiểm tra.
B.CHUẨN BỊ :
1. Gíao viên : 
- Ra đề, đáp án.
 2. Học sinh :
- Ôn kỹ bài ôn tập thơ. 
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : trong giờ.
3. Kiểm tra :
Giáo viên ghi đề bài lên bảng :
ĐỀ BÀI :
	1/ Chép lại hai khổ thơ 3 và 4 của bài thơ “ Viếng lăng Bác”.
	 	a. Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” ở câu thơ trên.
 	b. Chép hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong một bài thơ mà em đã học (Ghi rõ tên và tác giả bài thơ).
	2/ Chép lại hai khổ thơ 2 và 3 của bài thơ “Sang thu”.
	Viết một đoạn văn khoảng mười dòng trình bày cách hiểu của em về hai câu thơ cuối của bài Sang thu (Hữu Thỉnh)
 3/ Trong bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải có câu :
 « Ta làm con chim hót »
 a.Chép chính xác 7 câu nối tiếp câu thơ trên. 
 b.Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
 c. Ở phần đầu của bài thơ, tác giả dùng đại từ"Tôi", nhưng ở đoạn thơ vừa chép lại sử dụng đại từ "Ta".Vì sao vậy
 4/ Trong bài Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải viết :
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa.
 Kết thúc bài Viếng lăng Bác, Viễn Phương có viết :
Mai về Miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác.
Hai bài thơ của hai tác giả viết về đề tài khác nhau nhưng có chung chủ đề. Hãy chỉ ra tư tưởng chung đó.
Viết một đoạn văn khoảng 5 câu phát biểu cảm nghĩ về 1 trong hai đoạn thơ trên.
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
Câu
Nội dung
Điểm
1
+ Chép đúng hai khổ thơ
a/ - Hai câu thơ sóng đôi hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ “mặt trời”. Điều đó khiến
 ẩn dụ “mặt trời trong lăng” nổi bật ý nghĩa sâu sắc.
- Dùng hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” để viết về Bác, Viễn Phương đã ca 
ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước.
- Đồng thời, hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” cũng thể hiện sự tôn kính, lòng 
tôn kính của nhân dân với Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông đất nước ta.
 b/ Hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời:
Mặt trời của Bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
 (“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” – Nguyễn Khoa Điềm).
1
0,5
0,5
0,5
2
+ Chép đúng hai khổ thơ
Trong đoạn văn viết cần trình bày được cách hiểu hai câu thơ cả về nghĩa cụ thể và nghĩa ẩn dụ :
 + Tầng nghĩa thứ nhất (nghĩa cụ thể) diễn tả ý : sang thu, mưa ít đi, sấm cũng bớt. Hàng cây không còn bị giật mình vì những tiếng sấm bất ngờ nữa. Đó là hiện tượng tự nhiên.
 + Tầng nghĩa thứ hai (nghĩa ẩn dụ) : suy ngẫm của nhà thơ về cuộc đời, về con người : khi đã từng trải, con người đã vững vàng hơn trước những tác động bất ngờ của ngoại cảnh, của cuộc đời.
1
0,5
0,5
3
a/ Chép đúng hai khổ thơ
b/ Khi ông nằm trên giường bệnh những ngày cuối đời.
c/ Sự chuyển đổi từ tôi sang đại từ ta trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải hoàn toàn không phải là sự ngẫu nhiên vô tình mà là dụng ý nghệ thuật tạo nên hiệu quả sâu sắc. Đó là sự chuyển từ cái tôi cá nhân nhỏ bé hòa với cái ta chung của cộng đồng nhân dân, đất nước. Trong cái ta chung vẫn còn cái tôi riêng, hạnh phúc là sự hòa hợp và cống hiến. Thể hiện niềm tự hào, niềm vui chung của dân tộc trong thời đại mới.
1
0,25
0,75
4
a/ - Khác nhau :
 + Thanh Hải viết về đề tài tmùa xuân về thiên nhiên đất nước và khát vọng hoà nhập dâng hiến cho cuộc đời.
 + Viễn Phương viết về đề tài lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính khi tác giả từ Miền nam vừa được giải phóng ra viếng lăng Bác.
 - Giống nhau :
 + Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân Ước nguyện khiêm nhường, bình dị muốn được góp phần dù nhỏ bé vào cuộc đời chung.
 + Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là biểu tượng thể hiện ước nguyện của mình.
b. HS chọn đoạn thơ để viết nhằm làm nổi bật thể thơ, giọng điệu thơ và ý tưởng thể hiện trong đoạn thơ.
 - Đoạn thơ của Thanh Hải sử dụng thể thơ 5 chữ gần với các điệu dân ca, đặc biệt là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng tha thiết. Giọng điệu thể hiện đúng tâm trạng và cảm xúc của tác giả : trầm lắng, hơi trang nghiêm mà tha thiết khi bộc bạch những tâm niệm của mình. Đoạn thơ thể hiện niềm mong muốn được cống hiến cho đời một cách tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót. Nét riêng trong những câu thơ của Thanh Hải là đề cập đến một vấn đề lớn : ý nghĩa của đời sống cá nhân trong quan hệ với cộng đồng.
 - Đoạn thơ của Viễn Phương sử dụng thể thơ 8 chữ, nhịp thơ vừa phải với điệp từ muốn làm, giộng điệu phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc. Đó là giọng điệu vừa nghiêm trang, sâu lắng, vừa thiết tha thể hiện đúng tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi phải xa Bác. Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn ở mãi bên lăng Bác và chỉ biết gửi tấm lòng mình bằng cách hoá thân hoà nhập vào những cảnh vật bên lăng : làm con chim cất tiếng hót, làm đoá hoa toả hương, làm cây tre trung hiếu đi theo con đường mà Bác đã chọn.
0,25
0,25
0,5
0,5
mỗi đoạn viết khá 
2 đ
4.Củng cố :
	- Nhắc học sinh đọc lại bài làm.
	5. Hướng dẫn tự học
Nắm các kiến thức đã học về thơ.
Xem lại dàn ý bài TLV số 6 chuẩn bị cho tiết trả bài.
RÚT KINH NGHIỆM :
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________=========================================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_126_den_130.doc