Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 133: Chương trình địa phương phần văn đọc hiểu một trong ba truyện ngắn hiện đại: Người tình của cha - Quá khứ - Quả còn

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 133: Chương trình địa phương phần văn đọc hiểu một trong ba truyện ngắn hiện đại: Người tình của cha - Quá khứ - Quả còn

Tiết 133 : CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN

ĐỌC HIỂU MỘT TRONG BA TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI:

NGƯỜI TÌNH CỦA CHA - QUÁ KHỨ - QUẢ CÒN

A. Mục tiêu cần đạt:

-Giúp học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa truyện: Quá khứ của Nguyễn Ngọc Liễn.

-Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích một tác phẩm truyện ngắn hiện đại của địa phương.

B. Chuẩn bị:

- GV soạn bài , đọc tài liệu.

- Hs soạn bài

C. Tiến trình lên lớp:

 1-Kiểm tra bài

Thế nào là văn bản nhật dụng ? Nêu một vài tác phẩm nhật dụng làm dẫn chứng?

 2. Bài mới:

I.Tìm hiểu chung:

VĂN BẢN : QUÁ KHỨ

1.Tác giả: Nguyễn Ngọc Liễn 1931-2001 quê xã Quảng Phong - Quảng Trạch- Quảng Bình.Ông sống và gắn bó với Thanh Hoá, là bộ đội vệ quốc đoàn thời chống Pháp.Tốt nghiệp khoa văn Đại học sư phạm Hà Nội, Hội viên Hội nhà vănViệt Nam.

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 703Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 133: Chương trình địa phương phần văn đọc hiểu một trong ba truyện ngắn hiện đại: Người tình của cha - Quá khứ - Quả còn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 13/3/2011
Tiết 133 : Chương trình địa phương phần Văn
đọc hiểu một trong ba truyện ngắn hiện đại: 
người tình của cha - quá khứ - quả còn
A. Mục tiêu cần đạt: 
-Giúp học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa truyện: Quá khứ của Nguyễn Ngọc Liễn.
-Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích một tác phẩm truyện ngắn hiện đại của địa phương.
B. Chuẩn bị:
- GV soạn bài , đọc tài liệu.
- Hs soạn bài 
C. Tiến trình lên lớp:
 1-Kiểm tra bài 
Thế nào là văn bản nhật dụng ? Nêu một vài tác phẩm nhật dụng làm dẫn chứng?
 2. Bài mới:
I.Tìm hiểu chung:
Văn bản : Quá khứ
1.Tác giả: Nguyễn Ngọc Liễn ỏ1931-2001ủ quê xã Quảng Phong - Quảng Trạch- Quảng Bình.Ông sống và gắn bó với Thanh Hoá, là bộ đội vệ quốc đoàn thời chống Pháp.Tốt nghiệp khoa văn Đại học sư phạm Hà Nội, Hội viên Hội nhà vănViệt Nam.
2. Chú thích:
3. Tóm tắt: GV gọi HS đọc và tóm tắt các ý chính- gọi HS nhận xét và nêu bố cục.
- Tôi gặp giáo sư Lâm trên chuyến tàu.
- Giáo sư Lâm kể cho tôi nghe về quãng đời quá khứ của mình.
- Ông từng là bộ đội thời chống Pháp với chức tiểu đội trưởng.
- Trong tiểu đội ông có người tên là Trung, tính thì nhát gan, ông đã quen gia đình Trung từ trước.
- Hắn xin ông đào ngũ, ông đắn đo suy nghĩ rồi đồng ý tạo điều kiện cho hắn.
- Đúng kế hoạch hắn chốn ngũ, ông không bắn súng ra hiệu rồi bị kiểm điểm.
- Ông ám ảnh, dày vò đi tự thú rồi bị kỉ luật-ông day dứt, xấu hổ.
- Ông trở lại đơn vị cũ lập công chuộc tội, làm tiểu đội phó và đi học đại học.
- Tốt nghiệp đại học được giữ lại trường làm giảng viên đại học.
- Nhờ có công lao đóng góp các công trình nghiên cứu về dân tộc học ông được phong làm giáo sư. Đi dự hội thảo TPHCM.
- Trung đào ngũ, đời sống vất vả, sang Pháp học tập được đổi tên thành nghĩa trở thành tiến sĩ, lấy vợ người Pháp.
- Trung trở về TPHCM dự hội thảo gặp lại ông Lâm. Hai người trao đổi, tâm sự. Trung về Hà nội làm việc.
- Tôi ghi lại câu chuyện cảm động thường gặp Trung về nhà ông Lâm chuyện trò, đánh cờ.
II.Phân tích:
-Tác giả giới thiệu ông Lâm qua những chi tiết nào?
-Điều gì làm ông Lâm ám ảnh, day dứt?
-Vì sao ông biết việc đào ngũ là tội lớn nhưng ông vẫn tạo điều kiện cho Trung?
-Hậu quả của sự việc đó như thế nào?
-Ông đã giải toả nỗi ám ảnh đó bằng cách nào?
-Sau khi nỗi ám ảnh được giải toả cuộc sống của ông như thế nào? Vì sao ông lại có cuộc sống như vậy?
-Ông Lâm và Trung (Nghĩa) gặp nhau trong hoàn cảnh nào? Họ có chung điểm gì?
-
Cuối đời cuộc sống của họ ra sao?
-Tác giả xây dựng truyện bằng nghệ thuật gì?
-Từ đó em hiểu gì về nhân vật giáo sư Lâm và Trung?
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
2. Nội dung:
D-Hướng dẫn về nhà:
 -Giáo sư Lâm là nhà dân tộc học.
-Cuối đời về quê nghiên cứu dân tộc học địa phương tình cờ tôi gặp trên chuyến tàu Hà nội – Thanh hoá.
-Giáo sư Lâm từng là bộ đội chống Pháp, làm tiểu đội trưởng, nghiêm khắc muốn nổi trội.
+Trong quá khứ, thời lính chống Pháp ông làm tiểu đội trưởng ông đã đồng ý cho Trung (một người nhát gan) đào ngũ.
+Vì: Ông là người có tình cảm sâu nặng, từ chỗ quen biết gia đình Trung từ trước, tính nhát gan của Trung cũng làm ảnh hưởng đến tiểu đội, ngược lại Trung cũng nói thật lòng với ông.
-Ông bị kiểm điểm, day dứt ám ảnh về sự việc trên.
- Ông giải toả bằng việc đi tự thú chịu khổ cực, xấu hổ rồi lập công chuộc tội.
- Ông đi học, cuộc sống chật vật nhưng vì học giỏi, ông chỉ có tập trung cho nhiều công trình nghiên cứu nên được phong làm giáo sư. Ông không chú tâm làm kinh tế nên như vậy.
-Trung (Nghĩa) và ông Lâm gặp nhau trong hoàn cảnh họ đều đi dự hội thảo quốc tế về vấn đề dân tộc học tại TPHCM.
-ở đây cho thấy họ có điểm giống nhau là đều thường trực lòng yêu nước muốn cống hiến cho quê hương đất nước.
-Cuối đời cuộc sống của 2 người đều thanh thản vì họ đã sửa chữa lỗi lầm của mình trong quá khứ.
+Nghệ thuật:
-Chuyện lồng trong chuyện
-Nhân vật tự bộc lộ, đối thoại, độc thoại.
-Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật.
ịLâm và Trung (Nghĩa) đều là người biết ăn năn hối lỗi về những lỗi lầm của mình, có lòng yêu quê hương đất nước, muốn được cống hiến cho quê hương đất nước.
- Gọi học sinh nhắc lại
- Chuẩn bị để làm bài viết số 7
* Đánh giá giờ dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_133_chuong_trinh_dia_phuong_phan_van.doc