Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 134+135: Viết bài văn số 7

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 134+135: Viết bài văn số 7

Tiết 134+135

VIẾT BÀI VĂN SỐ 7

A. Mức độ cần đạt

 - Biết vận dụng những kiến thức đó học để thực hành viết một bài về văn nghị luận.

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:

1. Kiến thức

 Biết cách vận dụng những kiến thức và kĩ năng khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đã đ¬ược học ở các tiết tr¬ớc đó.

2. Kỹ năng :

Kỹ năng tìm ý và trình bày theo hệ thống luận điểm, phân tích từ ngữ và hình ảnh thơ

3. Thái độ :

- Có ý thức tự giác khi làm bài.

C. Phương pháp : GV ghi đề lên bảng, học sinh tiến hành viết trên giấy

D. Tiến trình bài dạy :

 1. ổn định : 9a2 .

 2. Kiểm tra bài cũ : không

 3. Bài mới:

 I. Đề bài :

Đề 1: Suy nghĩ của em về bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.

Đề 2: Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viến Phương

 II. Đáp án -Biểu điểm

* Đáp án

 

doc 2 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 518Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 134+135: Viết bài văn số 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 09/3/2011
Ngày dạy : 11/3/2011
Tiết 134+135
VIẾT BÀI VĂN SỐ 7
A. Mức độ cần đạt
 - Biết vận dụng những kiến thức đó học để thực hành viết một bài về văn nghị luận.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
1. Kiến thức 
 Biết cách vận dụng những kiến thức và kĩ năng khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đã được học ở các tiết trớc đó.
2. Kỹ năng :
Kỹ năng tìm ý và trình bày theo hệ thống luận điểm, phân tích từ ngữ và hình ảnh thơ
3. Thái độ :
- Có ý thức tự giác khi làm bài.
C. Phương pháp : GV ghi đề lên bảng, học sinh tiến hành viết trên giấy
D. Tiến trình bài dạy :
	1. ổn định : 9a2 ....................................................................................................................
 2. Kiểm tra bài cũ : không
 3. Bài mới:
 I. Đề bài :
Đề 1: Suy nghĩ của em về bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
Đề 2: Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viến Phương
 II. Đáp án -Biểu điểm
* Đáp án
1. Đáp án đề 1
a. Mở bài:
 - Giới thiệu tác giả Nguyễn Duy
 - Giới thiệu khái quát về bài thơ (Hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính của bài thơ)
 Bài thơ diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về thái độ của con người đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa.
b. Thân bài
 * Nhận xét, phân tích nội dung sau
 + Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ
 - Gắn liền với tuổi ấu thơ nơi quê nhà với người lính nơi chiến trường gian khổ (dẫn chứng)
 - Vầng trăng như có hồn, thấu hiểu tâm trạng và chia sẻ vui buồn với người 
+ Hình ảnh vầng trăng trong hiện tại
 - Bị lãng quên giữa cuộc sống bon chen nơi thành thị (dẫn chứng)
 - Trong một đêm mất điện trăng hiện ra giữa bầu trời ngời sáng như một tác nhân gợi nhớ, nhắc nhở mọi ngời đừng vội quên quá khứ
 - Vầng trăng tượng trưng cho vẻ đẹp vĩnh hằng
 - Vầng trăng chứa đựng lời nhác nhở nhẹ nhàng mà thấm thía.
* Nhận xét nghệ thuật của bài thơ:có sự kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình, giọng thơ đầy cảm xúc.
C. Kết bài: 
- Khái quát về giá trị, ý nghĩa của bài thơ: bài thơ đã hướng người đọc đến một đạo lí truyền thống của dân tộc Việt Nam - đạo lí thuỷ chung, ân tình ân nghĩa.
2. Đáp án đề 2
a. Mở bài:
 - Giới thiệu tác giả Viễn Phương
 - Giới thiệu khái quát về bài thơ (Hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính của bài thơ)
 Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng Bác
b. Thân bài
 * Nhận xét, phân tích nội dung sau
- Tâm trạng xúc động của nhà thơ được ra thăn Bác
- Tấm lòng thành kính thiêng liêng trước công lao vĩ đại và tâm hồn cao đẹp sáng trong của người; nỗi đau xót tột cùng của nhân dân ta nói chung, của tác giả nói riêng khi Bác không còn nữa ( Cảm xúc trước lăng, trong lăng)
- Tâm trạng lưu luyến và mong muốn được ở mãi bên Bác
* Nhận xét nghệ thuật của bài thơ: giọng điệu trang nghiêm, sâu lắng, tha thiết, đau xỏ, tự hào. Nhịp điệu linh hoạt. Kết hợp tả thực, ẩn dụ, biểu tượng có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao. Lựa chọn ngôn ngữ biểu cảm, sử dụng ẩn dụ, điệp từ có hiệu quả
C. Kết bài: 
- Khái quát về giá trị, ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng Bác
 * Biểu điểm
Điểm 9- 10: Bài viết đúng thể loại, đủ nội dung, cảm nhận sâu sắc, diễn đạt lưu loát, bài viết có cảm xúc, không mắc lỗi.
Điểm 7- 8: Bài viết đúng thể loại, đủ nội dung, cảm nhận khá sâu sắc, diễn đạt tương đối lưu loát, bài viết có cảm xúc, còn mắc một số lỗi thông thường.
Điểm 5- 6: Bài viết đủ nội dung song chưa sâu, đúng thể loại, còn mắc một số lỗi.
Điểm 3- 4: Bài viết còn thiếu ý, mắc các lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ,hoặc bài viết còn sơ sài.
Điểm 1- 2: Bài viết quá sơ sài, thiếu nhiều ý, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ.
III. Hướng dẫn tự học:
- Xem lại cách phân tích của thầy cô
- Chuẩn bị bài: Bến quê và bài Ôn tập Tiếng Việt lớp 9
E.Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_134135_viet_bai_van_so_7.doc