Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 136 đến tiết 172

Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 136 đến tiết 172

I) Mục đích yêu cầu

 1. Kiến thức:

 Giúp học sinh cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởn tượng giữa em với những người trong sống trên ômây và sóng .

 - Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượng bay bổng của tác giả khi xây dựng hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc – hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại thơ văn xuôi .

 - Phân tích những hình ảnh tượng trưng trong thơ, kết cấu đối thoại của bài thơ để thấy được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ .

 3. Thái độ:

 - Giáo dục học sinh lòng kính yêu, biết ơn mẹ .

 

doc 122 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 835Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 136 đến tiết 172", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 6 /3/2013
Ngày dạy : ( 9a) 18/3/2013
 ( 9c) 19/3/2013
 Tuần 28 
 Tiết 126 - Mây và sóng
	(R.Ta.Go)
I) Mục đích yêu cầu
 1 . Kiến thức :
 Giúp học sinh cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởn tượng giữa em với những người trong sống trên ô mây và sóng’’ .
 - Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượng bay bổng của tác giả khi xây dựng hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng.
 2. Kĩ năng :
 - Đọc – hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại thơ văn xuôi .
 - Phân tích những hình ảnh tượng trưng trong thơ, kết cấu đối thoại của bài thơ để thấy được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ .
 3. Thái độ :
 - Giáo dục học sinh lòng kính yêu, biết ơn mẹ .
II) Chuẩn bị 
	- Giáo viên: Chuẩn bị tập thơ Tago – nghiên cứu soạn bài
	- Học sinh : Học bài cũ. Đọc kĩ bài và trả lời các câu hỏi trong SGK 
III) Tiến trình lên lớp 
 1.ổn định tổ chức
 2.Kiểm tra bài cũ: (5') ? Đọc thuộc bài thơ “ Nói với Con” trong cuộc trò chuyện với con người cha muốn nói với con điều gì?
 3.Giảng bài mới: Giới thiệu bài: Tình mẹ con là đề tài vĩnh cửu của văn học nghệ thuật “ Mây và sóng”của Tago là một trong những bài thơ hay về đề tài này.
Hãy tóm tắt những nét chínhvề tác giả Tago?
- HS trả lời, GV chốt cho ghi
GV: Nhà thơ Tago có nhiều điều không may trong cuộc sống gia đình. Trong 6 năm mất 5 người thân: vợ, con gái, bố, anh, và con trai đầu. Phải chăng đây là 1 nguyên nhân khiến cho tình cảm gia đình trở thành dề tài quan trọng trong thơ mình.
? Em hãy nêu xuất xứ của văn bản?
- HS trả lời, GV bổ sung cho ghi
Đọc giọng có sự thay đổi và phân biệt giữa giọng kể và lời đối thoại của con với mây và sóng.
- Gọi hs – nhận xét
Theo em văn bản này có thể chia là mấy phần?
- HS: Hai phần: P1: đầu xanh thẳm
 P2: còn lại
?Cách tổ chức hai phần có gì đặc biệt?
- HS: Hai phần giống nhau về số dòng, có sự lặp lại một số từ ngữ, cấu trúc, cách xây dựng hình ảnh nhưng không hoàn toàn trùng lặp.
? Bài thơ là lời của ai nói với ai? Lời đó chia làm mấy phần?
- HS: Bài thơ là lời tâm tình của bé đặt trong 2 tình huống thử thách khác nhau, diễn tả tình cảm dạt dào, dâng trào của con.
Cách tổ chức mỗi phần ntn?
- HS: Lời rủ rê của nhg người trên mây, trong sóng.
- Lời chối từ của bé.
- Trò chơi của bé.
?Em nhận xét về thể thơ của bài?
- HS: Thể thơ văn xuôi: câu dài câu ngắn khác nhau, không vàn nhưng vẫn có nhạc điệu do yếu tố lặp lại và nhịp bên trong bài thơ.
?Gọi hs đọc 2 đoạn thơ của phần 1 và phần 2
P1: Từ đầu mỉm cười bay đi
P2: Trong sóng có nhảy múa lưởt qua.
?Những người sống trên mây, trong sóng nói gì với em bé?
- HS: Người trên mây: “Bọn tớ .. trăng bạc”
- Người trong sóng: “Bọn tớ ..ca nơi nao”
Qua những lời mời đó em thấy t. giới họ vẽ ra ntn?
- HS: Họ vẽ ra một t.gi vô cùng hấp dẫn giữa vũ trụ rực rỡ sắc màu với bình minh vàng, vầng trăng bạc tiếng đàn ca du dương, bất tận và được đi khắp nơi.
? Theo mây và sóng, cách đến với họ ntn?
- HS: Cách đến với họ và hoà nhập với họ rất thú vị và hấp dẫn.
? Qua đây em có nhận xét gì về lời mời, và cảm nhận gì về thế giới họ vẽ ra với bé?
 - HS trả lời, GV chốt cho ghi
GV: Lời mời gọi ấy chính là tiếng gọi của một thế giới kì diệu. Dường như khó có thể từ chối lời mời này nhưng điều gì đã níu kéo em lại.
?Trước những lời mời đó, em bé đã nói vói họ ntn?
“Nhưng làm được”
? Em có nhận xét gì về câu trả lời của bé?
- HS: Đây là câu hỏi của bé về cách đến với thế giới kì diệu đó.
? Câu hỏi lại đó thể hiện thái độ của bé lúc này ntn?
- HS: Bé đã bị hấp dẫn, cuốn hút bởi những lời rủ rê - bé tò mò muốn biết, muốn được chơi, được vui.
GV: Đó là tâm lí rất tự nhiên của lứa tuổi bé.
? Khi được những người trên mây, trong sóng vẽ cho cách đến thì bé lại trả lời ntn?
- HS: Với người trên mây: “ Mẹ mình đến được?”
- Với người trong sóng: “ Buổ chiều đi được?”
? Em có nhận xét gì về câu trả lời này của bé?
- HS: Đây là lời từ chối
? Lí do nào khiến bé từ chối?
- HS: Do mẹ ở nhà đợi, mẹ mong ở nhà, và mình không rời mẹ được.
GV: Trong câu trả lời của bé, vế đầu bé nêu lí do để từ chối ,vế 2 bé dùng câu hỏi tu từ để kiểm định cái lí do chính đáng và kiên quyết từ chối lời mời.
? Em có suy nghĩ gì về lời từ chối này của bé?
- HS trả lời, GV chốt cho ghi
GV: Quả thực trước lời mời hấp dẫn bé cũng thích đi, thích được chơi. Song cuối cùng bé từ chối, bé không muốn đánh đổi thú vui chơi với việc phải xa mẹ, để mẹ 1 mình ở nhà, Rõ ràng tình thương yêu mẹ đã thắng lời mời gọi của những người trên mây, trong sóng.
Theo em những người trên mây, trong sóng là ai?
- HS: Là những người bé tưởng tượng trong thế giới thần tiên kì ảo bé được nghe truyện cổ tích, truyến thuyết, thần thoại.
GV: Đó có thể là những tiên đồng, ngọc nữ bay lững lờ trên những đám mây trắng, là nàng tiên ca với giọng hát mê hồn.
? Qua đây em thấy giá trị của lời từ chối này là gì?
- HS trả lời, GV chốt cho ghi
GV: Tinh thần nhân văn sâu sắc của bài thơ là ở đây, nó chứng tỏ tình cảm với mẹ của bé thật là sâu nặng. ở nhà với mẹ, bé vẽ ra cho mình những thú vui cũng thật thú vị. Bé đã tưởng tượng ra những trò chơi nào? 
- Em đọc những câu thơ nói về trò chơi của bé.
?Em hãy thuật lại những trò chơi của bé?
 - HS thuật lại
? Trong trò chới của bé có gì đặc biệt?
- HS: Có những hình ảnh thiên nhiên, có mây, trăng, bầu trời, sóng bến bờ. Đặc biệt có con và mẹ hóa thân vào trong những hình ảnh thiên nhiên ấy.
? Em suy nghĩ gì về trò chơi bé nghĩ ra?
- HS: Đây là trò chơi sáng tạo và thú vị tinh yêu thiên nhiên hoà vào trong tình mẹ con. Nơi chơi của bé là ngôi nhà của 2 mẹ con, chơi đùa với thiên nhiên chính là chới với mẹ.
? Em hiểu gì về hình ảnh thơ “ Con lăn lòng mẹ”
- HS: Trong những trò chơi với mẹ bé luôn được sống trong lòng yêu thương vô bờ của mẹ.
GV: Chính vì thế không ai trên thế gian này biết được mẹ con ta chốn nào nghĩa là mẹ con ta có thể ở khắp nơi không ai có thể tách rời, phân biệt.
? Qua đây em có c. nhận gì về những tr chơi của bé.
- HS trả lời, GV nhấn mạnh cho ghi
GV: Trò chơi của bé còn thể hiện chiều sâu triết lí về tình thương yêu mẹ con nó rất gần gũi, giản dị nhưng vô cùng lớn lao, thiên liêng và vĩnh hằng như vũ trụ.
? Nêu những nét đắc sắc về nghệ thuật?
- HS trả lời, GV chốt cho ghi
? Nêu nội dung tư tưởng của bài thơ?
- HS trả lời, GV rút ra ghi nhớ
Gọi học sinh đọc ghi nhớ?
Dòng nào sau đây thể hiện đúng nhất nội dung cảm xúc cả bài thơ?
 A. Tình yêu sâu nặng, tha thiết của con với mẹ.
Ngợi ca tình mẹ thiêng liêng, bất diệt.
 C. Tấm lòng yêu thương, trân trọng của tác giả dối với trẻ thơ.
 D. Tất cả 3 ý trên.
GV gọi hs nêu đáp án, nhận xét bổ sung
I-Vài nét về tác giả-tác phẩm:(5')
1. Tác giả: 
- Tago (1861-1941)
-Là nhà thơ hiện đại lớn nhất ấn Độ.
-Để lại gia tài văn hoá đồ sộ phong phú đủ cả thơ, văn, hội, hoạ, kịch
- Là nhà thơ đầu tiên nhận giải Nôben với tập thơ Dâng (1913).
- Thơ Tago thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc.
2. Tác phẩm:
- Tp được viết bằng tiếng Băng-gan, được dịch ra tiếng Anh, in trong tập “Trẻ thơ” (1909), đây là tập thơ là tặng vật vô giá của Tago dành cho tuổi thơ
II) Đọc, tìm bố cục: (5')
III-Tìm hiểu chi tiết văn bản(15')
1. Lời mời gọi của những người sống trên mây, trong sóng.
- Lời mời gọi của những người sống trên mây. trong sóng rất thú vị vì đó là thiên nhiên rực rỡ, bí ẩn, bao điều mới lạ, hấp dẫn tuổi thơ.
2. Lời từ chối của bé.
- Lời từ chối dề thương (chính sức mạnh tình mẫu tử đã níu kéo bé lại) xuất phát từ tình yêu thương mẹ.
- Qua lời từ chối cho thấy người con đã biết khắc phục những ham muốn chính đáng của tuổi thơ để làm vui lòng mẹ.
3. Trò chơi của bé
- Trò chơi của bé thật sáng tạo thể hiện niềm hạnh phúc vô biên của con hoà trong tình yêu thương của mẹ giữa thiên nhiên vũ trụ và cuộc sống con người.
IV- Tổng kết (5')
1. Nghệ thuật
- Tứ thơ theo bố cục tương đối cân phân, đối xứng.
- Đối thoại lồng trong lời kể.
- Sự hoá thân của tác giả và nhân vật em bé.
- Tưởng tượng bay bổng, phóng khoáng.
2. Nội dung: (SGK)
* Ghi nhớ
IV- Luyện tập (5')
Bài tập 1: 
 4 . Củng cố: (3')
 - Nêu nội dung khái quát của bài thơ?
 5. Hướng dẫn về nhà (2')
Học thuộc bài thơ, nắm được giá trị bài thơ.
Chuẩn bị tiết ôn tập về thơ
 6. Rút kinh nghiệm: ....................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ***********************************************
 Ngày soạn : 12 /3/2013
Ngày dạy : ( 9a) 19/3/2013
 ( 9c) 19/3/2013
 Tiết 127 - ôN TậP Về THƠ
I) Mục đích yêu cầu
 1. Kiến thức:
- Giúp hs hệ thống những kiến thức về các tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại đã học trong chương trình Ngữ Văn 9.
- Củng cố cơ bản về thể loại thơ trữ tình. Bước đầu hình thành hiểu biết sơ lược về thành tựu và đặc diểm của thơ hiện đại Việt Nam.
 2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng so sánh, tổng hợp hệ thống hóa kiến thức về các tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 .
 3. Thái độ:
- Giáo dục cho HS những tình cảm trong sáng: tình yêu thiên nhiên, trân trọng những giá trị của quá khứ, tình mẫu tử, tình cảm kính yêu lãnh tụ...
II) Chuẩn bị
	- Giáo viên: Hệ thống hoá kiến thức.
	- Học sinh : học bài, ôn bài.
III) Tiến trình lên lớp
1.ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ
3. Giảng bài mới
1. Bảng thống kê các tác phẩm thơ đã học sgk 9
TT
Tên TP
Tác giả
Năm st
Thể thơ
Giá trị nội dung
Đặc sắc nghệ thuật
1
Đồng chí
Chính Hữu
1948
Tự do
- Ca ngợi tình đồng chí của những người lính CM trong kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu, được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, góp phần quan trọng tạo lên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của bộ đội cụ Hồ.
- Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
- Hình ảnh vừa, hiện thực vừa sáng tạo.
2
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật
1969
Tự do
- Qua hình ảnh độc đáo – Những chiếc xe không kính, khắc hoạ nổi bật hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ với tư thế hiên ngang, t. thần chiến đấu d cảm niềm vui lạc quan của những người lính lái xe trong k. c chống Mĩ.
- Tứ thơ độc đáo, giọng điệu tự nhiên khoẻ khoắn, có chút ngang tàng
3
Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận
1958
Bảy chữ
- Cám xúc tươi khoẻ về thiên nhiên và lao động tập thể qua cánh thuyền ra khơi đánh cá của người dân chài Quảng Ninh.
- Sử dụng nhiều  ... hưa biểu cảm; cảm nghĩ chưa sâu ở mỗi nội dung.
II.Trả bài cho học sinh:
-H/S nhận bài với kết quả cụ thể về điểm và những nhận xét chung về việc làm bài KT văn.
-H/S tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu trong bài viết của mình
III.H/S tự sửa lỗi và G/V giải đáp thắc mắc (Nếu có). 
-H/S sửa lỗi: Phần tự luận viết lại đoạn văn theo yêu cầu đã nêu.
-G/V giải đáp thắc mắc (Nếu có).
3. Luyện tập
đ Tiếp tục sửa lỗi trong bài KT của mình
4. Củng cố – Dặn dò
*Phần về nhà:
+Tiếp tục sửa lỗi phần viết đoạn văn ở câu 1,2.
+Đọc các tác phẩm truyện hiện đại VN đã học ở lớp 9.
-Đọc lại câu hỏi của bài KT và nêu rõ yêu cầu của các câu hỏi.
-Tiếp tục viết lại những đoạn văn ở phần tự luận.
-Đọc lại các tác phẩm truyện hiện đại VN đã học ở lớp 9 
 Rútkinhnghiệm..........................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 6 -5-2011
Ngày giảng 12 -5-2011	 
 Tiết 170:trả bài kiểm tra văn, tiếng việt –t2
A)Mục tiêu cần đạt:
-H/S nhận được kết quả hai bài KT Văn và Tiếng việt của mình.
- Nhận ra những nhận xét vê hai bài KT và có ý thức sửa chữa bài KT khi còn hạn chế.
-Giáo dục ý thức thái độ học tập.
B)Chuẩn bị:
-G/V: Bài soạn; Các số liệu của 2 bài kiểm tra để phân tích..
-H/S: Các yêu cầu của 2 bài kiểm tra Văn, Tiếng việt.
C) Tiến trình bài dạy:
1)Tổ chức:
2)Kiểm tra:
3)Giới thiệu bài:đSự cần thiết phải có tiết trả bài để học sinh phát huy và khắc phục những kết quả cụ thể của bài KT.
_________________________________________________________________
?H/S đọc câu hỏi 1?
?Nêu Y/C của câu hỏi 1?
?Đáp án đúng?
G/V: Nhận xét việc làm bài của H/S ở câu 1.
H/S: Đọc câu 2
?Y/C của câu 2?
?Trả lời câu 2?
G/V: Chốt lại đáp án đúng ở câu 2.
G/V: nhận xét: việc làm bài ở câu 2.
H/S:Đọc câu 3.
?Yêu cầu câu 3?
?Trả lời câu?
*G/V chốt lại đáp án câu 3?
G/V: NX việc làm bài ở câu 3.
(Những điểm tốt và hạn chế)
H/S: Đọc câu 4
?Y/c câu 3?
?Đáp án Câu 4?
G/V? Nhận xét việc làm câu 4.
(Chú ý những lỗi của phần viết đoạn?)
G/V: Trả bài cho H/S
H/S: Tự sửa lỗi trong bài KT?
G/V: Nêu những bài làm điểm cao.
G/V: Giải đáp những thắc mắc của H/S (nếu có).
*Bài kiểm tra Tiếng Việt
I) Câu hỏi:
Câu hỏi 1: 
Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ:
-Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”
 (Lê Minh Khuê) 
+Đáp án: Khơi ngữ là “Mắt tôi”
Viết lại: “Nhìn mắt tôi các anh lái xe bảo....”
+Nhận xét: Tìm đúng KN và biết cách viết lại thành câu như đáp án.
Câu hỏi 2:
Nêu rõ sự liên kết về nội dung và hình thức giữa các câu trong 1 đoạn văn cũng như giữa các đoạn trong một văn bản.
+Đáp án:
Liên kết nội dung: Bao gồm liên kết chủ đề, liên kết lôgíc.
Liên kết hình thức: Được thể hiện bằng các phép liên kết.
+Nhận xét: Nêu được phần liên kết ND;phần liên kết hình thức chưa rõ các phép: Đồng nghĩa, trái nghĩa.
Câu hỏi 3: Chỉ ra phép lặp từ ngữ và phép thế để liên kết câu trong đoạn văn trích sau đây:
“Hoạ sĩ nào cũng đến Sa Pa!
ở đây tha hồ vẽ. Tôi đi đường này ba mươi hai năm: Trước CMT8 tôi trở lên chở về mãi nhiều hoạ sĩ như bác hoạ sĩ Tô Ngọc Vân này, hoạ sĩ Hoàng Kiệt này...
+Đáp án:
Phép lặp từ ngữ: Hoạ sĩ, hoạ sĩ
- phép thế: SaPa, đấy. 
+Nhận xét:
Chỉ rõ được 2 phép l/k trong đoạn văn đó là phép lặp, phép thế.
Câu hỏi 4:
Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn :Bến quê” của Nguyễn Minh Châu có dùng khởi ngữ và dùng câu chứa thành phần tình thái.
+Đáp án:
Nội dung giới thiệu vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Bến quê” trong đoạn văn có dùng khởi ngữ và dùng câu chứa đựng thành phần tình thái.
+Nhận xét:
Câu viết đoạn văn thực hiện chưa tốt bằng các câu 1,2,3 vì phần dùng khởi ngữ; dùng câu chứa thành phần tình thái chưa có hiệu quả.
II.Trả bài cho H/S; H/S tự sửa lỗi trong bài KT.
Chú ý: Câu hỏi 4: Viết lại đoạn văn theo yêu cầu.
III.ý kiến đề xuất của H/S và giải đáp thắc mắc của H/S (nếu có)
 3. Luyện tập
*Phần luyện tập
H/S: Sửa lỗi trong bài KT?
-Sửa lỗi trong bài KT
-KT phần chữa bài của H/S
4. Củng cố – Dặn dò
G/V: KT phần chữa bài của H/S?
G/V Nêu yêu cầu về nhà BT viết đ/v dùng các kiến thức phần T/Việt đã học.
-Làm các bài tập trong bài ôn tập Tiếng Việt.
-Tiếp tục viết các đoạn văn giới thiệu tác phẩm, tác giả, vận dụng các thành phần câu, sự liên kết câu đã học. 
Rút kinh nghiệm:.............................................................................................................. 
................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
 Ký duyệt của giám hiệu:
 Kiểm tra: 9 -5 - 2011
 ********************************************************************
 Tuần 37 
Ngày soạn: -5-2010
Ngày dạy: - 5-2010
 Tiết 169+170 - Trả bài văn-tiếng việt
I) Mục đích yêu cầu
	Giúp học sinh nhận thức được kết quả của 2 môn học Văn_Tiếng Việt qua quá trình học từ: khả năng ghi nhớ và tổng hợp kiến thức, khả năng chuyến hoá và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề cụ thể trong đè bài.
	Rèn kĩ năng tự nhận xét, đánh giá, sửa chữa lỗi và hoàn chỉnh bài viết.
II) Chuẩn bị
Tổ chức
Kiểm tra
Bài mới
I) Trả bài văn
H2: Gọi học sinh đọc lại đề bài?
	Phần I: Trắc nghiệm
H2: Em chon đáp án nào?
	Câu 1: B, C
	Câu 2: B
H2: Phần II: tự luận
Nếu cảm nhận về nhân vật Phương Định ở những phương diện nào?
Hoàn cảnh sống.
Tính cách.
Tinh thần làm việc.
Nhận xét
*ưu điểm:
- Các học sinh làm bài tốt nắm chắc kĩ năng làm bài cảm nhận.
- Học sinh làm cảm nhận tốt, cảm xúc rõ ràng, chân thật.
* Tồn tại
- Chữ viết cẩu thả, sai lỗi chính tả.
- Một số em cảm nhận hời hợt.
2. Đọc và nhận xét bài cảm nhận?
a) Gọi 2 học sinh có bài làm khá đọc.
	- Gọi học sinh nhận xét.
b) Gọi 2 học sinh đọc bài yếu.
So sánh với bài làm khá để rút ra kinh nghệm khi làm bài.
II) Trả bài Tiếng Việt
H2: Gọi học sinh đọc lại đề.
H2: Câu 1 yêu cầu chung ta làm gì?
Cho biết các câu văn sử dụng thành phần biệt lập gì?
Theo em các câu văn đó sử dụng thành phần gì? Vì sao?
Thành phần tình thái vì thể hiện thái độ, cách nhìn của người nói với từng sự vật trong câu.
Tương tự như vậy câu 2, 3, 4, 5 làm ntn?
GV gợi dẫn theo đáp án tiết 157.
* Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại hệ thống bài văn + Tiếng Việt.
* Rút kinh nghiệm
Tuần 34	
Tiết 169-170	 Kiểm tra tổng hợp
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I) Mục đích yêu cầu
	Đánh giá được các nội dung cơ bản của cả 3 phần.
	Tích hợp toàn diện với Tiếng Việt, Tập làm văn và đời sống.
	Biết cách vận dụng những kiến thức và kĩ năng ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới.
II) Chuẩn bị
	Thầy:
	Trò:
III) Lên lớp
Tổ chức
Kiểm tra
Đề bài:
I) Phần I:Trắc nghiệm
	Đọc kĩ đoạn văn sau và ghi lại chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng.
 “Anh không dám nhìn vào.. và vào giấc ngủ.”
Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào?
Làng
Bến quê
Những ngôi sao xa xôi
2.Tác giả của văn bản trên là ai?
	A. Kim Lân
	B. Lê Minh Khuê
	C. Nguyễn Minh Châu
3. Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy?
	A. Ngôi thứ nhất
	B. Ngôi thứ hai
	C. Ngôi thứ ba
4. Cụm từ “một màu tím thẫm như bóng tối” là thành phần nào trong câu văn chứa nó?
	A. Trạng ngữ
	B. Bổ ngữ
	C. Khởi ngữ
5. Câu văn “bên kí những hàng rộng thêm ra” thuộc loại câu nào?
	A. Câu đơn
	B. Câu ghép có từ nối các vế câu
	C. Câu ghép không có từ nối các vế câu
II) Tự luận
Đề bài: Phân tích nhân vật bé Thu trong chuyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
IV/ Hướng dẫn về nhà.
- Soạn bài thư điện chúc mừng và thăm hỏi.
Tuần 35	
Tiết 171-172	Thư, điện chúc mừng và thăm hỏi
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I) Mục đích và yêu cầu
	Nắm được các tình huống cần sử dụng thư(điện) chúc mừng và thăm hỏi.
	Nắm được cách viết một bức thư, điện.
	Viết được một bức thư, điện đạt yêu cầu.
II) Chuẩn bị
	Thầy:
	Trò:
III) Lên lớp
Tổ chức
Kiểm tra
Bài mới
H2
Những trường hợp nào cần gửi thư điện chúc mừng?
- Có nhu cầu trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm với nhau.
- Có những khó khăn , trở ngại nào đó khiến người viết không thể đến tận nơi để trực tiếp nói với người nhận.
Có mấy loại thư điện chính?là loại nào ?
 - Thăm hỏi và chia vui.
 - Thăm hỏi và chia buồn.
Mục đích của hai loại đó có khác nhau không? Tại sao?
- Khác nhau về mục đích :
 + Thăm hỏi chia vui : biểu dương, khích lệ những thành tích, sự thành đạt .của người nhận.
 + Thăm hỏi chia buồn :động viên, an ủi để người nhận cố gắng vượt qua những rủi ro hoặc những khó khăn trong cuộc sống.
 Gọi học sinh đọc các văn bản mẫu. 
Em hãy ghi rõ họ tên ,địa chỉ người nhận vào chỗ trống trong mẫu?
Nội dung thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi giống nhau và khác nhau như thế nào?
- Thư chúc mừng - gửi đến để chia vui
- Thư thăm hỏi - gửi đến hỏi thăm và chia buồn.
Khi có điều kiện đến tận nơi để chúc mừng hoặc thăm hỏi thì có nên gửi thư hoặc điện thăm hỏi không?Vì sao?
- Đến tận nơi không cần gửi thư (điện) vì như thế là khách sáo.
Trong thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi tình cảm được thể hiện ntn?
- Bộc lộ suy nghĩ cảm xúc đối với tin vui hoặc nỗi bất hạnh, điều không mong muốn của người nhận điện.
Lời văn của thư(điện) chúc mừng và thư(điện) thăm hỏi có điểm nào giống nhau?
- Lời văn ngắn gọn giàu cảm xúc.
Qua đây em hiểu thế nào là thư (điện) chúc mừng thăm hỏi?
Thư(điện) có nội dung ntn? 
I) Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
II) Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
2. Kết luận
- Ghi nhớ
- Ghi nhớ
III) Luyện tập
Bài tập1
H2: Đọc và nêu yêu cầu bài tập?
Hoàn chỉnh lần lượt ba bức điện ở mục II theo mẫu sau đây:
Họ tên, địa chỉ người nhận:
	- Nguyễn văn A
	- Xóm 30 xã Bình Minh_Huyện Bình Phước_ Nam 	Bình.
Nội dung: Nhân dịp xuân Quý Mùi, em xin chúc thầy cô và toàn thể gia đình dồi dào sức khoẻ, thành đạt và nhiều niềm vui.
Họ tên, địa chỉ người gửi: Dương văn Ngọc_Đội 7 Trực Đại_Trực Ninh_Nam Định.
Bài tập 2
H2: Đọc bài tập 2 và nêu yêu cầu bài tập ?
Cho biết tình huống nào cần viết thư(điện) chúc mừng, tình huống nào viết thư(điện) thăm hỏi?
Muốn lựa chọn đúng em phải làm gì?
Những tình huống chúc tin vui, chia buồn.
Căn cứ vào đó em lựa chọn?
Điện chúc mừng
Điện chúc mừng
Điện thăm hỏi
Thư(điện) chúc mừng
Thư(điện) chúc mừng
Hướng dẫn về nhà
Nắm chắc cách làm, viết thư (điện)
Ôn tập.
*Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docVAnTu tiet 126 (Nhung).doc