Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 139, 140, 141

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 139, 140, 141

Tuần : 28 Ngay soạn :15/03/2011

Tiết :139 Ngày dạy :17/03/2011

LUYỆN NÓI :

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

I. Mức độ cần đạt:

-Nắm vũng hơn những kiến thức cơ bản của bài nghị luận về một đoạn thơ ,bài thơ.

-Rèn kỹ năng nói.

II.Trọng tâm kiến thức kỹ năng:

 1.Kiến thức :

 -Những yêu cầu khi luyện nói khi bàn luận về một đoạn thơ bài thơ trước tập thể.

2.Kỹ năng.

-Lập ý và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về đoạn thơ ,bài thơ.

-Trình bày miệng một cách mạch lạc những cảm nhận đánh giá của mình về một doạn thơ bài thơ.

 3. Thái độ :

 -Yêu thích việc bình thơ .

III.Phương pháp

_Phát vấn , thảo luận nhóm, thục hành.

IV. Các bước lên lớp:

 1, On định tổ chức: (1p)

 2, Kiểm tra bài cũ : (1p) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

 3, Bài mới :

* Giới thiệu bài mới : (1p)

* Tiến trình bài học: (40p)

 

doc 7 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 790Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 139, 140, 141", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 28 Ngày soạn :15/03/2011
Tiết :139 Ngày dạy :17/03/2011
LUYỆN NÓI :
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
I. Mức độ cần đạt: 
-Nắm vũng hơn những kiến thức cơ bản của bài nghị luận về một đoạn thơ ,bài thơ.
-Rèn kỹ năng nói.
II.Trọng tâm kiến thức kỹ năng:
 1.Kiến thức :
 -Những yêu cầu khi luyện nói khi bàn luận về một đoạn thơ bài thơ trước tập thể.
2.Kỹ năng.
-Lập ý và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về đoạn thơ ,bài thơ.
-Trình bày miệng một cách mạch lạc những cảm nhận đánh giá của mình về một doạn thơ bài thơ.
 3. Thái độ : 
 -Yêu thích việc bình thơ .
III.Phương pháp 
_Phát vấn , thảo luận nhóm, thục hành.
IV. Các bước lên lớp:
	1, Oån định tổ chức: (1p)
	2, Kiểm tra bài cũ : (1p) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
	3, Bài mới :
* Giới thiệu bài mới : (1p)
* Tiến trình bài học: (40p)
(?Nêu những yêu cầu khi làm bài văn nghị luận về đoạn thơ , bài thơ?
(?) Nêu các bước làm bài văn nghị luận về đoạn thơ , bài thơ?
(?) Dàn ý của bài nghị luận về đoạn thơ ,bài thơ?
(?) Tìm hiểu đề và tìm ý cho bài?
(?) Lập dàn ý? 
_HS thảo luận nhóm lập dàn ý chi tiết
Luyện nói trên lớp
GV nêu yêu cầu của tiết luyện nói:
- Đối với người nói: 
+ Bài phát biểu cần bám sát nhan đề đã cho,trình bày theo dàn ý,chú ý liên kết giữa các phần mở bài,thân bài,kết bài.
+ Tìm được cách nói sao cho truyền cảm,thu hút sự chú ý của người nghe,không được thuộc lòng.
+ Trước khi nói phải thưa,gửi;sau khi nói phải nêu lời kết thúc.
- Đối với người nghe: Nghiêm túc khi nghe bạn mình trình bày.
GV gọi HS trình bày bài nói của mình
HS khác nhận xét,bổ sung,đánh giá
- GV nhận xét,đánh giá
I.Củng cố kiến thức
1.Những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về đoạn thơ ,bài thơ.
2. Các bước làm bài văn nghị luận về đoạn thơ bài thơ.
Đề bài: Suy nghĩ về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
II.Luyện tập 
* Đề : SGK
 1.Lập dàn ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu bài bằng cách đối chiếu với bài “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh (lớp 7) cũng có hình ảnh người lính trẻ trên đường hành quân nghe tiếng gà gáy chợt nhớ bà
- Bằng Việt đã tái hiện những kỷ niệm tuổi thơ qua bài “Bếp lửa”
b. Thân bài
- Hình ảnh đầu tiên được tái hiện là hình ảnh một bếp lửa ở làng quê Việt Nam thời thơ ấu.
Một bếp lửa chờn vờn
.ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
- Kỷ niệm về thời thơ ấu thường là rất xa,nhưng bao giờ cũng có vẻ đẹp trong sáng nguyên sơ,do đó nó thường có sức sống ám ảnh trong tâm hồn
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!
- Tiếp theo là kỷ niệm đầy ắp âm thanh,ánh sáng và những tình cảm sâu sắc xung quanh cái bếp lửa quê hương:
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
- Hình ảnh bếp lửa gắn liền với những biến cố lớn của đất nước và ngọn lửa cụ thể từ cái bếp lửa đã trở thành biểu tượng của ánh sáng và niềm tin:
Rồi sớm chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
- Hình ảnh bếp lửa đã trở thành một biểu tượng của quê hương đất nước,trong đó người bà vừa là người nhen lửa vừa là người giữ lửa:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng-bếp lửa!
c. Kết bài:
Nhà thơ rút ra một bài học đạo lý về mối quan hệ hữu cơ giữa quá khứ với hiện tại.
2. Yêu cầu luyện nói
 + Nói rõ ràng , mạch lạc , tự tin theo dàn ý đã chuẩn bị.
+Aâm lượng đủ nghe , ngữ điệu nói hấp dẫn ,phù hợp.
 +Có lời chào hỏi, dẫn dắt gây chú ý.
4, Hướng dẫn tự học: (1p)
Học bài , viết thành bài văn hoàn chỉnh với đề trên
Soạn bài mới “ Những ngôi sao xa xôi ” : tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh ra đời , đại ý của tác phẩm, tóm tắt tác phẩm , trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản . 
V. Rút kinh nghiệm--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 29 Ngày soạn :15/3/2011
Tiết :140,141 Ngày dạy : 19/3/2011
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
 Lê Minh Khuê
I. Mức độ cần đạt : Giúp HS
- Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của ba cô thanh niên xung phong , thấy được nét đặc sắc trong cách kể chuyện,tả nhân vật của tác giả.
II.Trọng tâm kiến thức kỹ năng
1.Kiến thức. 
- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng,tính cách dũng cảm,hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ,hy sinh nhưng vẫn lạc quan
-Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật , lựa chọn ngôi kể ,ngôn ngữ kể chuyện.
 2. Kỹ năng
- Đọc hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước.
 -Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể xưng tôi.
 _Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm.
3.Thái độ 
-Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc , lòng biết ơn đối với những người đã cống hiến , hi sinh xương máu để bảo vệ quê hương , đất nước
III. Phương pháp :
 -Đọc diễn cảm ,phát vấn , bình giảng.
III. Các bước lên lớp:
 1, Oån định tổ chức: (1p)
 2, Kiểm tra bài cũ : (5p) Kiểm tra 15 phút
Câu 1:Tình huống nào là chủ yếu:
a. Nhĩ cả đời đi đây đi đó thì nay bị liệt,đang sống những ngày cuối cùng.Sáng đầu thu Nhĩ ngắm cảnh vật qua cửa sổ nhà mình.
b. Thằng con sang bên kia sông nhưng lại lỡ đò.
c. Ông giáo già Khuyến đến thăm.
d. Bọn trẻ hàng xóm giúp Nhĩ nằm sát cửa sổ.
Câu 2: Nhân vật Nhĩ thuộc loại nhân vật nào?
a. Nhân vật tính cách	b. Nhân vật số phận
c. Nhân vật tư tưởng	d. Nhân vật loại hình
Câu 3: Những quy luật cuộc đời nào đã được nhân vật chính chiêm nghiệm,khái quát từ chính bản thân cuộc sống và hoàn cảnh thực tại của mình?
	3, Bài mới :
* Giới thiệu bài mới : (1p) GV đọc đoạn thơ khoảng trời và hố bom , giới thiệu bài
* Tiến trình bài học: (83p)
TIẾT 1
 Tìm hiểu về tác giả,tác phẩm 
Cho HS đọc chú thích * sgk/120
(?) Tóm tắt những nét chính về tác giả Lê Minh Khuê ? Thuộc thế hệ nhà văn nữ bắt đầu sáng tác trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- Có sở trường về truyện ngắn, với ngòi bút miêu tả tâm lý tinh tế,sắc sảo,đặc biệt là tâm lý người phụ nữ.
(?) Em biết gì về đoạn trích “Những .”? 
Hướng dẫn HS đọc-hiểu văn bản
Yêu cầu đọc giọng tâm tình,phân biệt lời kể và lời đối thoại giữa các nhân vật 
GV cùng HS đọc toàn văn bản một lần,nhận xét cách đọc
Giải thích các từ khó .
(?) Tóm tắt nội dung câu chuyện?
(?) Xác định ngôi kể? ( ngôi thứ 1 )
(?) Lựa chọn ngôi kể như vật có tác dụng gì? (phù hợp với nội dung tác phẩm và tạo thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn cũng như cảm xúc suy nghĩ của nhân vật) 
(?) Văn bản có thể chia bố cục ntn? Nêu nội dung từng phần?
- Từ đầungôi sao trên mũ:Phương Định kể về công việc và cuộc sống của bản thân và tổ 3 cô trinh sát mặt đường.
- Tiếp .chị Thao bảo:Một lần phá bom,Nho bị thương,hai chị em lo lắng,săn sóc.
- Còn lại: Sau phút hiểm nguy,hai chị em nối nhau hát.Niềm vui của 3 người trước trận mưa đá đột ngột.
 -Truyện nói về những ai ? Nhằm ca ngợi điều gí ở họ ?
(?) Đọc truyện,em thử hình dung và nhận xét hoàn cảnh sống và chiến đấu của 3 cô gái xung phong?
- Sống và chiến đấu trên một cao điểm,trọng điểm .
- Công việc nguy hiểm,mạo hiểm với cái chết,luôn căng thẳng với (?)Em hiểu thế nào là “cao điểm” “trọng điểm”? (nơi tập trung nhất bom đạn và sự nguy hiểm,ác liệt)
* Thảo luận 3p: Nêu nghệ thuật kể chuyện của tác giả? Từ đó em thấy hoàn cảnh sống,chiến đấu của các cô gái như thế nào? 
Cách kể chuyện tự nhiên: Những công việc ấy đã trở thành công việc thường ngày.
 TIẾT 2:
* Ổn định:
* GV khái quát tiết 1 – chuyển ý
(?)Truyện kể về 3 cô gái thanh niên xung phong ở một tổ trinh sát trên cao điểm.Ở họ có những nét gì chung đã gắn bó thành một khối thống nhất và những nét gì riêng ở mỗi người? 
 cá tính và hoàn cảnh riêng không giống nhau nhưng ở họ đều có những phẩm chất chung của những người chiến sĩ xung phong ở chiến trường: 
- Tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ.
- Dũng cảm,không sợ hy sinh.
- Tình đồng đội gắn bó.
- Dễ xúc cảm,nhiều mơ ước,hay mơ mộng,dễ vui mà cũng dễ trầm tư.
- Thích làm đẹp cho cuộc sống của mình.
(?) Tìm chi tiết những nét hoàn cảnh riêng và cá tính của họ; phẩm chất chung của họ.?
* Thảo luận 3p: Nhận xét về phẩm chất của những cô thanh niên xung phong này? Đó là phẩm chất tiêu biểu cho thế hệ nào? Phẩm chất cao đẹp,bình dị,hồn nhiên,lạc quan của thế hệ trẻ Việt Nam trong chiến tranh chống Mĩ.
Nhân vật Phương Định.
 (?) Bên cạnh những phẩm chất chung như hai đồng đội cùng tổ,em thấy Phương Định có những nét riêng gì về tâm hồn, tính cách?
( HS tìm chi tiết cụ thể ở sgk)
(?) Diễn biến tâm lý của Định trong lần phá bom nổ chậm được tả ntn? - Là con gái Hà Nội vào chiến trường, hồn nhiên.
- Vào chiến trường đã 3 năm,đã quen với đạn bom,nguy hiểm nhưng cô không hề mất đi sự hồn nhiên.
- Giàu cảm xúc,nhảy cảm,hay mơ mộng,thích hát,thích làm điệu.
- Cô yêu mến mọi người.
* Trong lần phá bom nổ chậm:
- Hồi hộp,lo lắng,căng thẳng,vẫn nghĩ đến cái chết mặc dù mờ nhạt 
 từ chỗ đến gần đào quanh quả bom, nghe cảm giác quả bom nóng dần lên,căng thẳng chờ đợi tiếng nổ ..
(?) Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả? Miêu tả tỉ mỉ,chi tiết đến từng cảm giác,ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát,dù đây là công việc đã quen thuộc
(?) Điều đó thể hiện rõ nét phẩm chất gì ở cô?
* Thảo luận 3p: Đọc truyện ngắn này em hình dung và cảm nghĩ ntn về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ? ( con người thiên về cái tốt đẹp,trong sáng,cao thượng)
* Tích hợp với văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính hoặc câu thơ của Tố Hữu: Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước – Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
 Tổng kết
(?) Vậy chủ đề của truyện ngắn này là gì?
(?) Những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện?
 HS đọc ghi nhớ sgk/122
(?) Vì sao tác giả đặt tên truyện là “những ngôi sao xa xôi”?
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: sgk/120
2. Tác phẩm: sgk/120
_Thể loại ; truyện ngắn
II. Đọc- hiểu văn bản
1.Đọc và tìm hiểu từ khó:
2.Tìm hiểu văn bản
2.1Phương thức biểu đạt.
 -Tự sự
2.2. Tóm tắt :
2.3. Bố cục: 3 phần
2.4 Đại ý : Vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước.
2.4. Phân tích
a. Hoàn cảnh sống,chiến đấu và tính cách tổ nữ thanh niên xung phong trinh sát mặt đường 
* Hoàn cảnh sống,chiến đấu.
- Sống và chiến đấu trên một cao điểm,trọng điểm .
- Công việc nguy hiểm,mạo hiểm với cái chết,luôn căng thẳng với thần kinh
=> Cách kể chuyện tự nhiên: Những công việc ấy đã trở thành công việc thường ngày.
* Phẩm chất chung của 3 cô gái.
- Tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ.
- Dũng cảm,không sợ hy sinh.
- Tình đồng đội gắn bó.
- Dễ xúc cảm,nhiều mơ ước,hay mơ mộng,dễ vui mà cũng dễ trầm tư.
- Thích làm đẹp cho cuộc sống của mình.
=> Phẩm chất cao đẹp,bình dị,hồn nhiên,lạc quan của thế hệ trẻ Việt Nam trong chiến tranh chống Mĩ.
b.. Nhân vật Phương Định.
- Là con gái Hà Nội vào chiến trường, hồn nhiên.
- Vào chiến trường đã 3 năm,đã quen với đạn bom,nguy hiểm nhưng cô không hề mất đi sự hồn nhiên.
- Giàu cảm xúc,nhảy cảm,hay mơ mộng,thích hát,thích làm điệu.
- Cô yêu mến mọi người.
* Trong lần phá bom nổ chậm:
- Hồi hộp,lo lắng,căng thẳng,vẫn nghĩ đến cái chết mặc dù mờ nhạt 
=> Miêu tả tỉ mỉ,chi tiết đến từng cảm giác,ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát,dù đây là công việc đã quen thuộc
=> Thế giới tâm hồn của cô thật phong phú,trong sáng nhưng không phức tạp.Không thấy những băn khoăn,day dứt,trăn trở những ý nghĩ và tình cảm của cô gái khi phải sống chiến đấu gian khổ ác liệt.
2.5 Tổng kết
a.Ghi nhớ sgk/122
b.Ý nghĩa : 
 -Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.
III. Hướng dẫn về nhà: (1p)
Học bài , nắm chắc nội dung và nghệ thuật của văn bản đã học .
Soạn bài mới “ Chương trình địa phương phần tập làm văn” , thực hiện các yêu cầu ở tiết 101 tuần 21
 V . Rút kinh nghiệm:
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_139_140_141.doc