Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 150 Văn bản: Bố của Xi Mông (tt) (Trích) - G.đơ Mô-Pa-Xăng

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 150 Văn bản: Bố của Xi Mông (tt) (Trích) - G.đơ Mô-Pa-Xăng

Tiết 150 -Văn bản: BỐ CỦA XI MÔNG (TT)

 (Trích)

-G.đơ Mô-Pa-Xăng-

I. Mức độ cần đạt

Thấy được nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng của các nhân vật trong văn bản, rút ra được bài học về lòng yêu thường con người.

II. Kiến thức: Nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước muốn, những khao khát của em.

2. Kỹ năng.

-Đọc - hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.

-Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật.

-Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong một văn bản tự sự.

III. Chuẩn bị:

-GV: Sách chuẩn kiến thức, kĩ năng, SGK, SGV.

-HS: Soạn bài theo yêu cầu.

IV. Hoạt động dạy học.

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ lồng vào bài mới

 

doc 5 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 959Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 150 Văn bản: Bố của Xi Mông (tt) (Trích) - G.đơ Mô-Pa-Xăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 29/3/2011
Ngày dạy 1/4/2011
Tiết 150 -Văn bản: 	BỐ CỦA XI MÔNG (TT) 
 	(Trích) 
-G.đơ Mô-Pa-Xăng-
I. Mức độ cần đạt
Thấy được nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng của các nhân vật trong văn bản, rút ra được bài học về lòng yêu thường con người. 
II. Kiến thức: Nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước muốn, những khao khát của em. 
2. Kỹ năng. 
-Đọc - hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự. 
-Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật.
-Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong một văn bản tự sự. 
III. Chuẩn bị: 
-GV: Sách chuẩn kiến thức, kĩ năng, SGK, SGV.
-HS: Soạn bài theo yêu cầu.
IV. Hoạt động dạy học. 
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ lồng vào bài mới
3. Bài mới: 
*HĐ1: HDHS tìm hiểu chung 
*HĐ2: HDHS đọc, hiểu văn bản.
?Theo em, việc gặp bác Phi-Líp là ngẫu nhiên hay tình cờ?
?Việc gặp bác Phi Líp có tác dụng gì? 
?Và bác Phi Líp đã khuyên em điều gì? Và em có nghe lời khuyên của bác Phi Líp không? 
?Về đến nhà, khi gặp mẹ tại sao Xi-Mông lại òa khóc? 
GV: Gặp mẹ bé không mừng rỡ mà trái lại thêm đau đớn, buồn tủi. Nỗi đau đó như bùng lên và vỡ òa trong cử chỉ. Xi-Mông nhảy lên ôm cổ mẹ, òa khóc nhắc lại ý định tự tử của mình vì không chịu được nỗi nhục nhã: không có bố điều mà nó không sao hiểu nổi vì tất cả những đứa trẻ khác mà nó biết đều có bố. 
?Nhưng rồi Xi -Mông lại chạy tới hỏi bác Phi-Líp câu hỏi gì?
?Những câu hỏi của Xi-Mông với bác Phi-Líp thể hiện ước muốn gì?
-Những câu hỏi đó ta nghe thật buồn cười và đau lòng, nhưng nó xuất phát từ sự khao khát đến cháy bỏng mong có một người bố.
?Nhận xét gì về ước muốn đó của Xi-Mông?
?Vì sao đó là ước muốn hoàn toàn tự nhiên, hợp lý. 
-Bất kì đứa trẻ nào sinh ra cũng cần có tình yêu thương của cả bố và mẹ. Em không có bố, dù là nguyên nhân, hoàn cảnh nào đi nữa thì việc em mong muốn có 1 người bố là hoàn toàn tự nhiên và chính đáng.
?Vì sao đó là mong muốn cháy bỏng? 
-Nếu không được đáp ứng thì em sẽ trở lại bờ sông, nhảy xuống sông cho chết đuối. 
?Khi được đáp ứng thì tâm trạng của Xi-Mông như thế nào? 
-Vui vẻ, tự tin.
Ngày hôm sau ở trường trước những lời trêu cợt và tiếng cưới ác ý của lũ bạn, Xi-Mông có thái độ chứng tỏ điều gì trong suy nghĩ của Phi-Líp như thế nào?
?Tâm trạng của Xi-Mông diễn biến như thế nào?
?Qua tìm hiểu em có nhận xét chung gì về nhân vật Xi-Mông?
?Vậy qua việc tìm hiểu về diễn biến tâm lí của Xi-Mông. Em có liên hệ gì về tình cảnh của Xi-Mông với thực tế cuộc sống?
-Trong thực tế còn có rất nhiều bạn rơi vào hoàn cảnh giống như Xi-Mông, thiếu thốn tình cảm cha mẹ.
→Rất cần sự quan tâm chia sẻ.
→Không nên phân biệt, đối xử khắc nghiệt.
GV nhấn mạnh: Cuộc sống của chúng ta không phải bao giờ cũng bình lặng. Với những ai đang ở trong hoàn cảnh không may mắn như Xi-Mông, cô và các em, chúng ta luôn hi vọng hãy sống một cuộc sống vững tin hơn, bản lĩnh hơn, không bi quan chán nản, hãy sống thật có ích, rồi cuộc sống sẽ mỉm cười với chúng ta cũng như cuộc sống đã mỉm cười với Xi-Mông, cuộc sống đã cho em một ông bố, một ông bố đích thực.
?Về ngoại hình tác giả miêu tả chị là người như thế nào?
?Nhưng lại có hoàn cảnh ra sao.
?Để làm nổi bật phẩm chất của chị Blăng-sốt, tác giả đã khai thác thông qua những yếu tố nào? 
-Ngôi nhà. 
-Thái độ với khách.
-Nỗi lòng của chị với con.
?Ngôi nhà của chị Blăng-sốt có những đặc điểm tiêu biểu nào?
?Ngôi nhà đó nói lên chị là người như thế nào?
?Khách ở đây là ai? Có quan hệ như thế nào với chị? (Bác Phi-Líp - họ không quen biết nhau) 
?Trước một người xa lạ, chưa từng quen biết, chị đã có thái độ như thế nào?
?Thái độ ấy cho thấy phẩm hạnh gì ở chị? 
?Khi nghe con nói bị bạn đánh vì không có bố, tâm trạng của chị như thế nào?
?Tâm trạng đó cho thấy chị là người như thế nào?
?Khi nghe con đề nghị Phi-Líp là bố mình, thái độ tâm trạng chị ra sao?
?Tâm trạng và thái độ đó cho thấy phẩm chất gì ở chị? 
GV bình: 
?Vậy qua những chi tiết trên, ta thấy thực chất chị là người như thế nào?
?Qua đó em thấy tâm trạng chị diễn biến như thế nào? 
?Ngoại hình bác Phi-Líp được miêu tả như thế nào?
?Ban đầu gặp Xi-Mông, thái độ của bác như thế nào? 
?Khi đưa Xi-Mông về nhà, Phi -Líp đã có ý nghĩ như thế nào?
?Vì sao Phi-Líp đã có ý nghĩ như vậy? 
?Khi gặp Blăng-Sốt, ý nghĩ đó có còn không? Vì sao?
?Khi đối đáp với Xi-Mông bác đã nhận làm gì của Xi-Mông. 
?Tại sao Phi-Líp lại nhận làm bố của Xi-Mông.
?Qua đó em nhận thấy, Phi-Líp là người như thế nào? 
?Vậy tâm trạng của bác Phi-Líp diễn biến như thế nào?
?Khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản trên?
?Câu hỏi gợi mở: Qua văn bản, em thấy nhà văn đã thể hiện được sâu sắc điều gì? Cụ thể? 
-Thể hiện sắc nét diễn biến tâm trạng của 3 nhân vật.
+Xi-Mông: Đau buồn, thất vọng→ vui mừng, hạnh phúc và tin tưởng. 
-Blăng-sốt: ngượng ngùng→ đau khổ→hồ thẹn.
+Phi Líp: Phức tạp→ bất ngờ. 
?Ngoài ra, các em thấy tình tiết truyện ở đây như thế nào? (dẫn chứng) 
?Vậy qua đó nhà văn muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì? 
?Văn bản có ý nghĩa gì? 
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả
2. Tác phẩm 
II. Đọc - hiểu văn bản 
1. Nhân vật Xi - Mông 
a. Tâm trạng khi ở bờ sông. 
b. Khi gặp bác Phi-Líp và về nhà. 
-Trút được nỗi lòng đau khổ → Nghe lời Bác → về nhà.
-Gặp mẹ nỗi đau đớn buồn tủi như bùng lên khiến Xi-Mông òa khóc. 
Câu hỏi: +“Bác có muồn làm bố cháu không”?
 +Nếu bác không muốn làm cháu sẽ quay trở ra nhảy xuống sông chết đuối”.
→Ước muốn: 
+Muốn có 1 người bố.
+Muốn bác Phi-Líp làm bố của mình.
ðƯớc muốn hợp lý, tự nhiên, mãnh liệt, cháy bỏng, đáng thương, đáng trân trọng.
c. Ngày hôm sau ở trường.
-Xi -Mông tự tin, quát.
-Dũng cảm, thách thức vì tin tưởng bố mình là Phi-Líp.
→Tâm trạng: Đau buồn, thất vọng → vui mừng hạnh phúc, tin tưởng. 
→Xi -Mông là em bé đáng yêu, có hoàn cảnh đáng thương, đáng được cảm thông, chia sẻ.
2. Nhân vật Blăng - Sốt
-Là người đẹp nhất vùng, bị lầm lỡ. 
-Ngôi nhà: Nhỏ, luôn quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ. 
→Tuy nghèo nhưng sống luôn ngăn nắp. 
-Thái độ đối với khách: Đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà. 
→Là người phụ nữ đứng đắn. 
-Nỗi lòng đối với con. 
+Khi nghe con nói bị bạn đánh vì không có bố: Đôi má chị đỏ bừng, tê tái đến tận xương tủy, chị ôm con, hôn con, nước mắt lã chã tuôn rơi.
→ Xấu hổ→đau khổ. 
→Là người mẹ thương con, yêu con. 
+Khi nghe con hỏi bác Phi -Líp: Bác có muốn làm bố cháu không? Chị lặng ngắt, quằn quại. dựa lưng vào tường, hai tay ôm ngực...quằn quại, hổ thẹn.
→Là người có lòng tự trọng, đức hạnh. 
ðChị là người phụ nữ đức hạnh bị lừa dối, 1 người mẹ thương yêu con. 
ðDiễn diến tâm trang: Tự ngượng ngùng →đau khổ → quằn quại hổ thẹn. 
3. Nhân vật bác Phi -Líp 
-Ngoại hình: Cao lớn, râu tóc đen và quăn.
-Vẻ mặt nhân hậu.
-Diễn biến tâm trạng. 
+Khi gặp Xi-Mông: Quan tâm → cảm thông → lựa lời an ủi. 
+Khi đưa Xi-Mông về nhà: Phi-Líp nghĩ bụng: Có thể đùa cợt với chị Blăng-Sốt. Vì nghe đồn chị là 1 trong những cô gái đẹp nhất vùng, đã một thời lầm lỡ, rất có thể sẽ lầm lỡ 1 lần nữa, → có ý xem thường.
+Khi gặp chị Blăng-Sốt: ý nghĩ kia không còn nữa, bác hiểu chị là người tốt nên không thể bỡn cợt với chị. 
→E dè, xúc động trước tình cảm của Blăng-Sốt.
+Khi đối đáp với Xi -Mông: Nhận làm bố của Xi-Mông.
→Phần vì thương Xi-Mông, phần vì cảm mến phẩm hạnh Blăng-Sốt. 
ðTốt bụng nhân hậu có lòng vị tha giàu tình cảm yêu thương. 
ðTâm trạng vừa phức tạp → vừa bất ngờ. 
III./Tổng kết 
-Nghệ thuật:
+Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật thông qua ngôn ngữ, hành động...
+Tình tiết truyện bất ngờ, hợp lý. 
-Nội dung: Nhắc nhở chúng ta về lòng thương yêu bạn bè, mở rộng ra là lòng thương yêu con người, sự thông cảm với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác.
*Ghi nhớ: SGK/144.
-Ý nghĩa: Truyện ca ngợi tình yêu thương, lòng nhân hậu của con người. 
-Gọi HS đọc ghi nhớ. 
*Hướng dẫn tự học.
-Kể tóm tắt câu chuyện. 
-Phân tích diễn biến tâm trạng và phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật văn học. 
-Chuẩn bị bài: Hợp đồng 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_150_van_ban_bo_cua_xi_mong_tt_trich_g.doc