Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 151, 152: Văn bản: Bố của Xi-Mông (Trích) Guy-đơ Mô-pa-xăng

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 151, 152: Văn bản: Bố của Xi-Mông (Trích) Guy-đơ Mô-pa-xăng

TUẦN 31

 Văn bản: BỐ CỦA XI-MÔNG

 ( Trích )

 Guy-đơ Mô-pa-xăng

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS :

 Thấy được nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng của các nhân vật trong văn bản, rút ra được bài học về lòng yêu thương con người.

1. Kiến thức: Nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước mơ, những khao khát của em.

2. Kĩ năng:

 - Đọc – hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.

 - Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật.

 - Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong một văn bản tự sự.

3. Thái độ: Lòng yêu thương bạn bè, yêu thương con người.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 * GV: SGK, bài soạn, chân dung nhà văn Guy-đơ Mô-pa-xăng. * HS: Vở soạn bài, SGK NV9 -Tập 2.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 - Vấn đáp ; Thuyết trình ; Bình giảng ; Thảo luận nhóm ; Kĩ thuật động não.

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1. Ổn định tổ chức lớp:

 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh:

 - Qua bức chân dung tự hoạ của Rô-bin-xơn trong văn bản Rô-bin xơn ngoài đảo hoang, ta thấy cuộc sống của Rô-bin-xơn nơi đảo hoang như thế nào ? Đoạn trích có ý nghĩa như thế nào ?

 - Qua bức chân dung tự hoạ và giọng kể của Rô-bin-xơn trong đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang, em hiểu gì về nhân vật Rô-bin-xơn ?

 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới.

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 695Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 151, 152: Văn bản: Bố của Xi-Mông (Trích) Guy-đơ Mô-pa-xăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 151 + 152 TUẦN 31
 Văn bản: BỐ CỦA XI-MÔNG 
 ( Trích )
 Guy-đơ Mô-pa-xăng 
NS: 
ND: 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : 
 Thấy được nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng của các nhân vật trong văn bản, rút ra được bài học về lòng yêu thương con người. 
1. Kiến thức: Nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước mơ, những khao khát của em. 
2. Kĩ năng:
 - Đọc – hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.
 - Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật.
 - Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong một văn bản tự sự. 
3. Thái độ: Lòng yêu thương bạn bè, yêu thương con người.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 * GV: SGK, bài soạn, chân dung nhà văn Guy-đơ Mô-pa-xăng. * HS: Vở soạn bài, SGK NV9 -Tập 2..
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 - Vấn đáp ; Thuyết trình ; Bình giảng ; Thảo luận nhóm ; Kĩ thuật động não. 
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh:
 - Qua bức chân dung tự hoạ của Rô-bin-xơn trong văn bản Rô-bin xơn ngoài đảo hoang, ta thấy cuộc sống của Rô-bin-xơn nơi đảo hoang như thế nào ? Đoạn trích có ý nghĩa như thế nào ?
 - Qua bức chân dung tự hoạ và giọng kể của Rô-bin-xơn trong đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang, em hiểu gì về nhân vật Rô-bin-xơn ?
 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới.
3. Tiến trình dạy học bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
Æ Giới thiệu bài: Các em đã từng được tiếp xúc với VH Pháp ở lớp 6 (Buổi học cuối cùng của Đô-đê), lớp 7 (Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục của Mô-li-e), lớp 8 (Đi bộ ngao du của Ru-xô). Đoạn trích Bố của Xi-mông mà các em được học ở lớp 9 này cũng là của một nhà văn Pháp Guy-đơ Mô-pa-xăng.
àHoạt động 1: H/d tìm hiểu chung.
? Qua việc chuẩn bị bài ở nhà, em hãy nêu những nét cơ bản về t/g và t/p.
ž GV nhấn mạnh một số ý về tác giả và tác phẩm. Cho HS xem chân dung của nhà văn Guy-đơ Mô-pa-xăng.
ž GV cho HS đọc văn bản – Tham gia nhận xét cách đọc. (chú ý: phân biệt lời kể chuyện tả cảnh, giọng nói, lời đối thoại của nhân vật).
ž Cho HS kể tóm tắt phần văn bản trích – Xác định ngôi kể và nhân vật trong đoạn trích.
ž GV cho HS tìm bố cục của văn bản và nêu nội dung từng đoạn.
a) Đoạn 1: (Trời ấm ápkhóc hoài): Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông.
b) Đoạn 2: (Bỗng một bàn taymột ông bố): Xi-mông gặp bác Phi-líp.
c) Đoạn 3: (Hai bác cháurất nhanh): Bác Phi-líp đưa Xi-mông về nhà.
d) Đoạn 4: (Phần còn lại): ngày hôm sau ở trường.
? Truyện có những nhân vật nào ? Ai là nhân vật chính ?
(Xi-mông là n/v chính. Bởi câu chuyện xoay quanh nỗi khổ không có bố và sự giải thoát cho Xi-mông khỏi nỗi khổ đó)
àHoạt động 2: H/d đọc - tìm hiểu v/b.
ž GV cho HS đọc thầm đoạn đầu của văn bản.
? Qua câu chuyện, em hiểu Xi-mông có một hoàn cảnh tội nghiệp như thê nào ?
? Tại sao khi ở bờ sông, h/ả chú nhái con lại khơi dậy nỗi buồn khổ trong lòng Xi-mông ? (Nhớ đến đồ chơi trong nhà, nghĩ đến nhà, nghĩ đến mẹ)
? Khi ở ngoài bờ sông và gặp bác Phi-líp, nỗi đau của Xi-mông đã được nhà văn diễn tả sâu sắc như thế nào ?
? Khi cùng với bác Phi-lip về nhà và ngày hôm sau khi ở trường, Xi-mông đã có những lời nói và hành động ntn ?
? Tất cả những diễn biến tâm trạng đó, cho thấy Xi-mông có điều khao khát, mơ ước gì ? 
? Em có suy nghĩ gì về những khao khát, mơ ước của Xi-mông ?
? Theo em, ai là người có lỗi trong nỗi đau khổ của Xi-mông ? 
(A. Đám bạn học ; B. Người đàn ông lừa dối mẹ Xi-mông ; C. Những người lớn xa lánh mẹ của Xi-mông ; D. Chính người mẹ) ’ GV liên hệ giáo dục.
àHoạt động 1: 
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Lắng nghe.
ž Đọc văn bản . Nhận xét cách đọc.
ž Kể tóm tắt phần văn bản trích – Xác định ngôi kể và nhân vật trong đoạn trích.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
àHoạt động 2: 
ž Đọc thầm đoạn đầu của văn bản.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Độc lập suy nghĩ, trả lời.
- Thảo luận nhóm theo bàn.
- Thảo luận nhóm theo bàn.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Trình bày cảm nhận của cá nhân.
- Trình bày ý kiến của cá nhân.
I. Tìm hiểu chung:
1) Tác giả: ( Chú thích* SGK/142 ) 
* Guy-đơ Mô-pa-xăng (1850 – 1893), là nhà văn hiện thực nổi tiếng của nước Pháp. Truyện ngắn của ông có nội dung cô đọng, sâu sắc, hình thức giản dị, trong sáng.
2) Tác phẩm: ( Chú thích* SGK/142 ) 
 - Văn bản trích nằm ở phần đầu của truyện ngắn Bố của Xi-mông .
- Bố cục: 4 phần
II.Đọc - Tìm hiểu văn bản:
1. Nội dung:
a) Nhân vật Xi-mông: 
- Hoàn cảnh tội nghiệp của Xi-mông là đau khổ vì không có bố, bị bạn bè trêu chọc. đánh đập. 
- Diễn biến tâm trạng của Xi-mông (khi ở ngoài bờ sông, khi gặp bác Phi-lip, khi ở trường), cho thấy Xi-mông luôn khao khát, mơ ước có được một người bố. 
 Đó là những khao khát, những mơ ước rất đáng thương, đáng trân trọng. 
( Hết tiết 151 – Chuyển sang tiết 152 )
? Có ý kiến cho rằng chính người mẹ hư hỏng đã gây ra hoàn cảnh bất hạnh cho Xi-mông. Theo em, thực chất chị Blăng-sốt có phải là người như vậy hay không ?
ž GV cho HS đọc lại đoạn “Hai bác cháubỏ đi rất nhanh”
? Chị Blăng-sốt có hoàn cảnh ntn ?
? Trên đường dẫn Xi-mông về nhà, bác Phi-lip có suy nghĩ như thế nào về chị Blăng-sốt ? (một tuổi xuân đã lầm lỡ rất có thể lỡ lầm lần nữa)
? Nhưng khi đến nơi, bác Phi-líp nhận ra chị là người thiếu phụ như thế nào ?
? Trước câu hỏi của con, chị Blăng-sốt có tâm trạng như thế nào ? Tâm trạng đó thể hiện chị là người như thế nào ? 
(Thương con và đau đớn, hổ thẹn cho chính mình)
? Qua đó, em thấy chị Blăng-sốt là người phụ nữ như thế nào ?
? Theo em, hoàn cảnh của chị Blăng-sốt có cần được cảm thông hay không ? Vì sao ?
ž GV: Hoàn cảnh của hai mẹ con chị Blăng-sốt rất cần được sự cảm thông, chia sẻ, đặc biệt là hoàn cảnh tội nghiệp của Xi-mông. 
? Tâm trạng tuyệt vọng của Xi-mông đã được giải quyết như thế nào ?
? Bác Phi-líp xuất hiện trong câu chuyện được giới thiệu là một người như thế nào ? (bác công nhân cao lớn, râu tóc đen, quăn, vẻ mặt nhân hậu)
? Khi ở ngoài bờ sông, bác đã có những cử chỉ và lời nói nào đối với Xi-mông khi cậu bé đang lúc tuyệt vọng nhất ? Điều đó cho thấy bác là người ntn ?
(Là người thương người, yêu trẻ, sẵn lòng chia sẻ nỗi khổ của người khác)
? Chứng kiến cảnh đứa con đau khổ, hồn nhiên vô tư khi muốn có bố lúc này và tâm trạng của người mẹ trẻ lầm lỡ, bác Phi-lip đã có lời nói và hành động như thế nào ?
? Qua đó, em có cảm nghĩ gì về nhân vật bác Phi-líp trong câu chuyện ?
àHoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết .
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả diễn biến tâm lí n/v trong đoạn trích ?
? Em có nhận xét gì về cách xây dựng tình tiết trong truyện ? 
? Đoạn trích truyện có ý nghĩa ntn ?
ž GV chốt ý – Cho HS đọc ghi nhớ.
ž Đọc lại đoạn văn 
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Thảo luận nhóm theo bàn.
- Thảo luận nhóm theo bàn.
- Trình bày cảm nhận của cá nhân.
- Trình bày suy nghĩ của cá nhân.
- Kể theo sự chỉ định của GV.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Thảo luận nhóm theo bàn.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Trình bày cảm nghĩ của cá nhân.
àHoạt động 3: 
- Thảo luận nhóm theo bàn.
- Thảo luận nhóm theo bàn.
- Độc lập suy nghĩ.
ž Đọc ghi nhớ. 
b) Nhân vật chị Blăng-sốt:
- Chị Blăng-sốt vì lầm lỡ và bị lừa dối sinh ra Xi-mông không có bố. 
- Thực chất, chị là người phụ nữ đức hạnh, đứng đắn.
 Hoàn cảnh của chị cần được cảm thông.
c) Nhân vật bác Phi-líp:
- Hiểu và cảm thông trước nỗi bất hạnh của Xi-mông và chị Blăng-sốt.
- Nhận làm bố của Xi-mông.
 Là người có lòng nhân hậu và tình yêu thương con người.
2. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí n/v thông qua ngôn ngữ, hành động.
- Tình tiết truyện bất ngờ, hợp lí.
3. Ý nghĩa văn bản: Truyện ca ngợi tình yêu thương, nhân hậu của con người.
à Ghi nhớ: ( SGK/144 )
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1/ Bài vừa học: 
Kể tóm tắt câu chuyện.
Phân tích diễn biến tâm trạng và phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật trong truyện.
2/ Bài sắp học: ÔN TẬP VỀ TRUYỆN
Lập bảng thống kê theo mẫu ở câu (1)-SGK/144.
Trả lời các câu 2,3,4,5,6 – SK/144,155. 
à RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_151_152_van_ban_bo_cua_xi_mong_trich.doc