Tiết 157:
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 9
I. Mục tiêu:
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn:
- Kiến thức, kĩ năng: Khởi ngữ, các thành phần biệt lập, câu ghép, liên kết câu.
- Năng lực vận dụng câu ghép, các thành phần biệt lập để tạo lập văn bản (đoạn
văn)
II. Hình thức:
- Tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm bài trong thời gian 45 phút
III. Bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra (ma trận)
Tiết 157: Kiểm tra tiếng Việt 9 I. Mục tiêu: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn: - Kiến thức, kĩ năng: Khởi ngữ, các thành phần biệt lập, câu ghép, liên kết câu. - Năng lực vận dụng câu ghép, các thành phần biệt lập để tạo lập văn bản (đoạn văn) II. Hình thức: - Tự luận - Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm bài trong thời gian 45 phút III. Bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra (ma trận) Mức độ Tên chủ đề (nội dung, phần...) 1. Các thành phần biệt lập 2. Câu ghép có khởi ngữ 3. Liên kết câu và liên kết đoạn văn 4. Tạo lập văn bản (đoạn văn) Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ: Nhận biết - Kể tên các thành phần biệt lập. - Nêu chức năng. - Dấu hiệu hình thức. Số câu: 1 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% Số câu : 1 Điểm: 1,5 =15% Thông hiểu - Phân tích cấu tạo và quan hệ ý nghĩa các vế câu ghép có khởi ngữ. Số câu: 1 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% - Tìm hiểu cách liên kết câu và liên kết đoạn văn về mặt hình thức Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 2 Điểm: 2,5 = 25% Vận dụng Cấp độ Cấp độ thấp cao - Tạo các câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân, giả thiết , điều kiện, nhượng bộ. Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Viết đoạn văn có câu ghép và thành phần biệt lập Số câu: 1 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40% Số câu: 1 Số câu: 1 Điểm: 2 Điểm: 4 = 20% = 40% Cộng Số câu: 1 Điểm: 1,5 = 15% Số câu: 2 Điểm: 3,5 = 35% Số câu: 1 Điểm: 1 = 10% Số câu: 1 Điểm: 4 = 40% Số câu: 5 Điểm: 10 = 100% IV. Đề bài: Câu 1 (1,5đ) a. Hãy kể tên các thành phần biệt lập mà em đã học. b. Nêu chức năng của mỗi thành phần biệt lập đó. c. Dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết các thành phần biệt lập trong câu? Câu 2 (1,5đ) Phân tích cấu tạo và quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu sau: Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được. Câu 3 (1đ) Tìm hiểu cách liên kết về hình thức của đoạn văn sau: Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc(1). Nhưng hình như lão cũng biết vợ tôi không ưng giúp lão(2). Lão từ chối tất cả những cái gì tôi cho lão(3). Lão từ chối một cách gần như là hách dịch(4). Và lão cứ xa tôi dần dần(5). (Nam Cao, Lão Hạc) Câu 4: (2đ) Từ cặp câu đơn sau đây, hãy tạo ra những câu ghép chỉ các kiểu quan hệ: nguyên nhân, giả thiết, tương phản, nhượng bộ. Chiếc xe lắc lư. Hành khách trên xe chao đảo. Câu 5: ( 4đ) Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), trong đó có sử dụng câu ghép, thành phần tình thái, thành phần phụ chú (chỉ rõ câu ghép và các thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn văn) V. Đáp án, biểu điểm: Câu 1 a. Các thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán, gọi đáp và phụ chú (0,5đ) b. Chức năng (0,5đ) - TP tình thái: Thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. - TP cảm thán: Bộc lộ tâm lí của người nói. - TP gọi đáp: để tạo lập và duy trì quan hệ giao tiếp. - TP phụ chú: để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. c. Dấu hiệu hình thức: (0,5 đ) - TP tình thái: sử dụng các từ chỉ mức độ tin cậy: có lẽ, hình như, có vẻ như, chắc là,... - TP cảm thán: sử dụng các từ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc: ôi, chao ôi, trời ơi,... - TP gọi đáp: các từ đứng đầu câu đối thoại, không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu ( này, vâng, ừ, ... ) - TP phụ chú: Đứng giữa: hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn, một dấu gạch ngang và dấu phẩy; sau dấu hai chấm. Câu 2: - Cấu tạo: (1đ ) Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được. Khởi trợ C V QHT khởi trợ C V ngữ từ ngữ từ - Quan hệ giữa vế 1 và vế 2 là quan hệ tương phản (0,5) Câu 3: (1 đ) Đoạn văn sử dụng phép liên kết về mặt hình thức (1điểm) - Câu (2) liên kết với câu (1) bằng phép lặp và phép nối (lặp: từ lão; nối: QHT nhưng) - Câu (3) với câu (2), câu (4) với câu (3) bằng phép lặp (lặp: từ lão) - Câu (5) liên kết với câu (4) bằng phép nối và phép lặp (nối: QHT và, lặp: từ lão) Câu 4: - Quan hệ nguyên nhân: Vì chiếc xe lắc lư nên hành khách trên xe chao đảo. (0,5đ) - Quan hệ giả thiết: Nếu chiếc xe không lắc lư thì hành khách trên xe không chao đảo. (0,5đ) - Quan hệ tương phản: Chiếc xe lắc lư nhưng hành khách trên xe không chao đảo. (0,5đ) - Quan hệ nhượng bộ: Hành khách trên xe không chao đảo, tuy chiếc xe lắc lư. (0,5đ) Câu 5: * Yêu cầu: - Độ dài: 4 -> 5 câu, đúng chủ đề, chữ viết rõ ràng. (1 đ) - Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi dùng từ, chính tả. (0,5 đ) - Có ít nhất 1 câu ghép, 1 thành phần tình thái, 1 thành phần phụ chú, (2 đ) - Chỉ ra được câu ghép và các thành phần biệt lập trong đoạn văn. (0,5 đ) * Ví dụ: Với tình yêu quê hương thiết tha, niềm tin tưởng mãnh liệt vào sự “đi lên” của đất nước, niềm khát khao dâng hiến “lặng lẽ”, chân thành cho cuộc sống, Thanh Hải - một trong những cây bút có công mở đầu và xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam - đã cất lên một khúc ca xuân bất tử bằng bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Khúc ca xuân ấy được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. Mùa xuân nho nhỏ không chỉ là chút tơ lòng vấn vương cuối cùng của nhà thơ Thanh Hải đối với đời mà bài thơ còn tìm đến tiếng lòng chung của mọi thế hệ dù là tuổi hai mươi, dù là khi tóc bạc. Có lẽ, Mùa xuân nho nhỏ là một trong số những thi phẩm đẹp nhất của thơ ca Việt nam hiện đại. - Độ dài: 4 câu, đúng chủ đề. - Câu ghép: Mùa xuân nho nhỏ ...-> tóc bạc - Thành phần tình thái: Có lẽ - Thành phần phụ chú: một trong những cây bút-> ở miền Nam. ________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: