Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 26 đến 30

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 26 đến 30

Tuần: 6

Tiết: 26

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Kiến thức

- Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều

- Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong tác phẩm văn học trung đại.

- Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều.

2. Kĩ năng

- Đọc - hiểu một tác phẩm thơ Nôm trong văn học trung đại.

- Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại

3. Thái độ

Giáo dục lòng tự hào về nền văn hoá dân tộc, tự hào về đại thi hào Nguyễn Du, về di sản văn hoá quý giá của ông, đặc biệt là Truyện Kiều.

B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:

1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận

2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước bài.

C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1/ Ổn định :

2/ Bài cũ :

H: Vì sao có thể gọi Hoàng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết lịch sử ?

TL:

- Vì liên quan đến sự thật lịch sử.

- Lịch sử được ghi chép dưới hình thức tiểu thuyết

- Nhân vật lịch sử trong tác phẩm như là những hình tượng văn học sinh động.

 

doc 10 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 783Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 26 đến 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 	6	 Ngaøy daïy: 	
Tiết: 	26	 Lôùp daïy:	
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
- Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều
- Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong tác phẩm văn học trung đại.
- Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều. 
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu một tác phẩm thơ Nôm trong văn học trung đại.
- Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại 
3. Thái độ
Giáo dục lòng tự hào về nền văn hoá dân tộc, tự hào về đại thi hào Nguyễn Du, về di sản văn hoá quý giá của ông, đặc biệt là Truyện Kiều.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước bài.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1/ Ổn định :
2/ Bài cũ :
H: Vì sao có thể gọi Hoàng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết lịch sử ?
TL:
- Vì liên quan đến sự thật lịch sử.
- Lịch sử được ghi chép dưới hình thức tiểu thuyết
- Nhân vật lịch sử trong tác phẩm như là những hình tượng văn học sinh động.
3/ Bài mới:
Hoạt động 1
GV: Gọi hs đọc sgk.
HS: Thực hiện.
GV: Nêu đôi nét về tác giả Nguyễn Du.
HS: Thực hiện.
GV: Nêu khái quát về sự sinh trưởng của ông và nó ảnh hưởng đến sự nghiệp văn chương như thế nào?
HS: Thảo luận.
GV: Cuộc đời của ông gặp nhiều gian truân, gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử, hãy nêu tiểu sử ?
HS: Thảo luận.
GV chốt: Sinh trưởng trong gia đình thế gia vọng tộc cha là Nguyễn Nhiễm đỗ tiến sĩ, mẹ Trần Thị Tần một người đẹp xứ kinh Bắc, các anh điều đỗ đạt làm quan to -> thừa hưởng sự giàu sang nên có điều kiện học hành – đặc biệt là truyền thống văn chương.
GV: Nêu đôi nét về cuộc đời của ông ( tiểu sử )
GV: Ông sinh ra trong thời đại có gì đặc biệt ? nó tác động như thế nào tới cuộc đời và sáng tác của ông ?
HS: Thảo luận.
+ Cuối tk 18 đầu 19 thời kì lịch sử biến động dữ dội.
+ Tranh chấp giữa các tập đoàn phong kiến ( Lê – Trịnh; Trịnh – Nguyễn )
+ Nông dân nổi dậy khắp nơi.
-> Tác động tới tình cảm, nhận thức của tác giả 
 Trải qua một cuộc bể dâu
 Những điều trong thấy mà đau đớn lòng
GV: Nêu đôi nét về sự nghiệp văn học của Nguyễn Du
HS: Thảo luận
Chữ Hán : Thanh Hiên thi tập ( 1787-1801) ; Nam Trung tạp ngâm ( 1805-1812); Bắc hành tạp lục ( 243 bài ) ( 1812-1814)
Chữ Nôm : Truyện Kiều (gồm 3254 câu thơ lục bát ); Văn chiêu hồn.
Hoạt động 2
GV: Dựa vào chú thích cho biết nguồn gốc của Truyện Kiều ?
HS: Thảo luận.
+ Dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn.
+ Tên gọi : Đoạn trường tân thanh ® Truyện Kiều 
GV: Nêu đại ý của Truyện Kiều
HS: Thảo luận.
GV chốt: Là một bức tranh hiện thực về xã hội bất công, tàn bạo; là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án thế lục xấu xa và khẳng định tài năng , phẩm chất, thể hiện khát vọng chân chính của con người.
GV: Dựa vào sgk, hãy tóm tắt tác phẩm.
HS: Thảo luận.
+Phần 1:Gặp gỡ và đính ứơc (Gia thế – tài sản; gặp gỡ và đính ước)
+ Phần 2: Gia biến và lưu lạc ( Bán mình cứu cha;vào tay họ Mã; mắc mưu Sở Khanh vào lầu xanh lần 1; làm lẽ Thúc Sinh và bị Hoạn Thư đày đoạ ; vào lầu xanh lần 2, gặp gỡ Từ Hải; mắc lừa Hồ Tôn Hiến; nương nhờ của phật )
+ Phần 3: đoàn tụ gia đình và gặp lại người xưa
Hoạt động 3 
GV: Qua việc tóm tắt thì Truyện Kiều hiện lên những giá trị nào về nội dung – nghệ thuật?
HS: Thảo luận: + Giá trị nội dung.
Giá trị hiện thực: là một bức tranh hiện thực về xã hội phong kiến bất công, tàn bạo.
Giá trị nhân đạo: là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, khẳng định và đề cao tài năng nhân phẩm - khát vọng chân chính của con người.
Hoạt động 4
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
Nguyễn Du (1765 – 1820) 
Tên chữ : Tố Như
Tên hiệu : Thanh Hiên
Quên quán:
2. Gia đình – cuộc đời
- Cha Nguyễn Nghiễm.
- Mẹ Trần Thị Tần
- Anh cùng cha khác mẹ Nguyễn Khản.
+ Lúc nhỏ: 9 tổi mất cha; 12 tuổi mất mẹ ® sống với anh.
+ Trưởng thành:
- 10 năm lưu lạc đất Bắc (1786 – 1796 )
- 1786 phò Lê chống TâySơn
- 1796 theo Nguyễn Anh chống TâySơn.
- 1802 làm quan
- 1813 – 1814 đ sứ TQ lần 1
- 1820 chuẩn bị đi đi sứ lần 2; mất tại Huế ( 19 – 9 – 1820 )
 ® Ông được sống trong giàu sang phú quí và có điều kiện học hành đồng thời thừa hưởng truyền thống văn chương.
3. Thời đại:
+ Tranh chấp giữa các tập đoàn phong kiến ( Lê – Trịnh; Trịnh – Nguyễn )
+ Nông dân nổi dậy khắp nơi.
=> Tác động tới nhận thức, tư tưởng, tình cảm và thơ văn ông ( hướng tới hiện thực cuộc sống)
4. Sự nghiệp văn chương.
II. Giới thiệu truyện Kiều.
1. Nguồn gốc – tên gọi.
2. Đại ý:
 - Là một bức tranh hiện thực về xã hội bất công, tàn bạo; là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án thế lục xấu xa và khẳng định tài năng , phẩm chất, thể hiện khát vọng chân chính của con người.
3. Tóm tắt tác phẩm:
III. Giá trị nội dung - nghệ thuật:
+ Giá trị nghệ thuật:
- Ngôn ngữ dân tộc,thể thơ lục bát
- Nghệ thuật tự sự miêu tả thiên nhiên – con người 
- Là kiệt tác đạt thành tựu về nhiều mặt.
4/ Củng cố :
Có ý kiến cho rằng hoàn cảnh xã hội và gia đình đã tác động mạnh mẽ tới nhận thức, tình cảm và các sáng tác của Nguyễn Du. Dựa vào phần nội dung của Truyện Kiều, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?
HD:* Hoàn cảnh xã hội: - Triều Lê mục nát, vua chúa xa đoạn.
- Khởi nghĩa Tây Sơn lật đổ chính quyền Lê- Trịnh, đánh tan quân Thanh thống nhất đất nước.
*Hoàn cảnh gia đình: - Gia đình đại quí tộc, cha làm tể tướng( ND có điều kiện ăn học)
- Năm 9 tuổi mất cha, 12 tuổi mẹ mất, ở với anh...
*Cuộc đời:- Đi nhiều nên hiểu rộng biết nhiều,- Tâm hồn nhạy cảm- Hơn 10 năm lưu lạc đã giúp cho ND cảm nhận sâu sắc về xã hội đương thời và cảm thông sắc với con người.
Tuần:6 	 Ngaøy daïy:
Tiết:27	 Lôùp daïy:
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
- Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật.
- Cảm hứng nhân đạo của ND: ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người qua một đọan trích cụ thể.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu một văn bản truyện thơ trong văn học trung đại.
- Theo dõi diễn biến sự việc trong tác phẩm truyện.
- Có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu về nhân vật.
- Phân tích một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của ND trong văn bản
3. Thái độ
- Trân trọng giá trị văn chương
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước bài.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1/ Ổn định :
2/ Bài cũ :
H: Trình bày giá trị nội dung – nghệ thuật của truyện Kiều ?
+ Giá trị nội dung.
Giá trị hiện thực: là một bức tranh hiện thực về xã hội phong kiến bất công, tàn bạo.
Giá trị nhân đạo: là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, khẳng định và đề cao tài năng nhân phẩm - khát vọng chân chính của con người.
+ Giá trị nghệ thuật: Ngôn ngữ dân tộc, thể thơ lục bát; nghệ thuật tự sự miêu tả thiên nhiên – con người; là kiệt tác đạt thành tựu về nhiều mặt.
3/ Bài mới:
Hoạt động 1
GV: Hãy xác định vị trí của đoạn trích ?
HS: Nằm ở phần đầu : gặp gỡ và đính ước.
GV: Em có nhận xét gì về kết cấu của đoạn trích ?
HS: Thảo luận. ( 3 phần)
Bốn câu đầu : vẻ đẹp chung của chị em Thuý kiều.
Bốn câu tiếp: vẻ đẹp của Thuý Vân.
Còn lại : vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều.
GV: Nghệ thuật được sử dụng chủ yếu ở đây ?
HS: Kết hợp tự tự sự miêu tả và biểu cảm ( miêu tả giữ vai trò chủ đạo)
Hoạt động 2
GV: Tác giả giới thiệu chị em Thuý Kiều như thế nào ? Nhận xét về ngôn ngữ miêu tả ?
HS: Đầu lòng hai ả tố nga -> ngôn ngữ thuần Việt và Hán - Việt lời thơ vừa tự nhiên vừa trang trọng.
GV: Giới thiệu vẻ đẹp của chị em Kiều ra sao ? Nghệ thuật được sử dụng miêu tả ?
HS: Thảo luận (Mai cốt cách . . . mười phân vẹn mười) 
® hình ảnh ẩn dụ, ví ngầm tượng trưng thể hiện vẻ đẹp trong trắng, thanh cao . . .
GV chốt : với hai hình ảnh Mai – Tuyết, tác giả đã chọn hai hình ảnh mỹ lệ trong thiên nhiên để ngầm so sánh với người thiếu nữ cũng đẹp như thiên nhiên.
GV: Những vẻ đẹp nào của Thuý Vân được tác giả đặc biệt chú ý 
HS: Thảo luận. Trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn
Nét ngài nở nang . . .
GV: Ngoài việc giới thiệu những chi tiết khác lạ thì t/g còn chú ý đến chi tiết nào khác ?
HS: Hoa cười . . . nhường màu da
GV: Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả ?
HS: Sử dụng biện pháp ẩn dụ, so sánh . 
GV giảng : sắc đẹp của Vân được sánh ngang với nét kiều diễm của cỏ cây hoa lá, ngọc ngà, mây tuyết . . . là những báo vật tinh khôi của trời đất.
GV: Qua những hình ảnh đó , em hình dung được những vẻ đẹp nào ? và dự báo số phận ntn ?
HS: Vẻ đẹp tươi trẻ, đầy sức sống nhưng phúc hậu, đoan trang và dự báo một cuộc đời êm ả, bình yên (do thiên nhiên chỉ nhường chứ không ghen, hờn )
GV: Tại sao tác giả không miêu tả trực tiếp nàng Kiều mà tả Thuý Vân trước ?
HS: Là nghệ thuật đòn bẩy Vân là nền để khắc hoạ rõ nét về Kiều.
GV: Nguyễn Du giới thiệu vẻ đẹp của Kiều khác với Thúy Vân như thế nào ?
HS: Kiều càng . . . so bề tài sắc lại là phần hơn. -> so sánh đòn bẩy khẳng định vẻ đẹp vượt trội của Kiều
GV: Vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà của Kiều được giới thiệu qua những chi tiết ngôn từ nào ? nghệ thuật được sử dụng khi miêu tả ?
HS: Thảo luận, Làn thu thuỷ , nét xuân sơn, Hoa ghen- liễu hờn
Nghiêng nước nghiêng thành -> ẩn dụ, điển cố.
GV: Nhận xét về vẻ đẹp của Kiều như thế nào ?
HS: Là một trang tuyệt sắc với vẻ đẹp độc nhất vô nhị.
GV: Tác giả giới thiệu về tài năng của Kiều như thế nào ?
HS: Thảo luận ( thông minh . . một trương)
GV: Nhận xét về tài năng so với vẻ đẹp của Kiều như thế nào ?
HS: Con người có tâm hồn đa cảm, tài sắc vẹn toàn.
GV: Qua chi tiết ngầm cho người đọc biết điều gì qua câu: “ chữ tài cữ mệnh khéo là ghét nhau; chữ tài đi với chữ tai một vần” ?
HS: Qua vẻ đẹp và tài năng quá sắc sảo của Kiều tác giả dường như muốn báo trước số phận trắc trở sóng gió trong cuộc đời
GV chốt: với khúc nhạc nhan đề bạc mệnh tác giả muôn gợi lên niềm thương cảm cho số phận bạc mệnh của con người tài năng
Cảm hứng nhân đạo trong đoạn trích ?
Cảm hứng nhân đạo của tác phẩm TK: đề cao giá trị con người; nhân phẩm, tài năng, khát vọng, ý thức về thân phận cá nhân 
( Nghệ thuật lí tưởng hóa phù hợp với cảm hứng ngưỡng mộ, ngợi ca con người)
Hoạt động 3 
Nghệ thuật: lấy vẻ đẹp thiên nhiên gợi tả vẻ đẹp con người
Nguyễn Du trân trọng ngợi ca vẻ đẹp con người; gửi gắm quan niệm “ Tài – mệnh”
Hoạt động 4:Liệt kê nét miêu tả ước lệ trong văn bản ?
TL:
- Khi tả Thuý Vân: hoa cười ngọc thốt, mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
- Khi tả Thuý Kiều: hoa ghen thua thắm 
liễu hờn kém xanh.
4/ Củng cố :- Nắm chắc NT ước lệ cổ điển
5/ Dặn dò:- Học thuộc lòng, học bài, - Soạn: “ Cảnh ngày xuân”
 .
I.Tìm hiểu chung.
1. Vị trí đoạn trích
2. Bố cục
II. Phân tích.
1. Giới thiệu chị em Thuý Kiều.
+ ả t ... u sức sống.
GV: Cảnh mùa xuân tháng 3 nêu lên những đặc điểm riêng nào ?
HS: Lễ tảo mộ, hội đạp thanh
GV: Cảnh lễ hội thanh minh được tác giả gợi tả như thế nào ? 
HS: Gần xa nô nức . . . tro tiền giấy bay.
GV: Phân tích cách dùng từ để miêu tả cảnh xuân 
HS: Các danh từ ( yến anh, chị em, tài tử, giai nhân)
Các động từ (sắm sửa, dập dìu . .)
Các tính từ (gần xa, nô nức . . .)
Cách dùng từ ngữ ẩn dụ.
GV: Qua đó , một bức tranh ntn được hiện ra?
HS: Đông vui náo nhiệt mang sắc thái điển hình của lễ hội tháng 3
GV chốt: cách nói â.dụ đoàn người nhộn nhịp du xuân như chim yến chim oanh ríu rít vì trong lễ hội tấp nập tài tử giai nhân đó là nét tiêu biểu của xuân tháng 3
GV: Thời gian miêu tả bốn câu cuối có gì khác so với các câu đầu thời gian – không gian ?
HS: Thời gian chiều: tà tà bóng ngả về tây
Không gian: khe nước, cây cầu, con người ( chị em thơ thẩn dan tay ra về)
GV:Giữa thiên nhiên và tâm trạng con người có gì khác biệt 
HS: Cảnh thiên nhiên tươi đẹp nhưng nhuốm buồn (nao nao); tâm trạng con người bâng khuâng xa xuyến. 
GV: Qua những chi tiết miêu tả ở 6 câu cuối gợi nên cảnh như thế nào ? Và tâm trạng con người trước cảnh vật đó?
HS: Cảnh ngày xuân thưa thớt vắng vẻ nhường chỗ cho nỗi bâng khuâng, xao xuyến trước lúc chia tay.
GV chốt: trước khung cảnh mùa xuân đã bước tháng 3 và ngày xuân cũng sắp tàn thì tâm trạng của mỗi con người đặc biệt là chị em Thuý Kiều sẽ tha thiết với niền vui cuộc sống, nhạy cảm và sâu lắng trước cảnh luyến tiếc.
Hoạt động 3 
Trình bày giá trị nội dung – nghệ thuật của đoạn trích?
Nội dung: miêu tả bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng mới mẻ giàu sức sống.
Nghệ thuật: miêu tả thiên nhiên theo trình tự tthời gian – không gian, tả cảnh thể hiện tâm trạng.
Từ ngữ giàu chất tạo hình,
Hoạt động 4
Em cảm nhận được vẻ đẹp nào của cuộc sống, và những người như chị em Thuý Kiều ?
TL:- Thiên nhiên tươi đẹp, - Con người thân thiên hạnh phúc.
Tốt đẹp khao khát hạnh phúc, đáng được hưởng hạnh phúc trong một cuộc sống tốt lành
4/ Củng cố : Có ý kiến cho rằng bức tranh thơ Cảnh ngày xuân rất dễ dàng chuyển thành bức tranh của đường nét và màu sắc hội hoạ. Em có đồng ý không ? Vì sao
5/ Dặn dò: - Học thuộc lòng văn bản.
I.Tìm hiểu chung.
1. Vị trí đoạn trích
2. Bố cục
II. Phân tích.
1. Khung cảnh ngày xuân.
+ Thời gian:
Con én đưa thoi
Thiều quang ... ngoài 60
® thời gian trôi nhanh
+ Không gian
Cỏ non xanh ® chân trời
Cành lê . . . một vài bông hoa
® khoáng đạt
=> Cảnh tinh khôi, khoáng đạt, thanh khiết giàu sức sống.
2. Cảnh lễ hội tháng ba.
- Lễ tảo mộ, hội đạp thanh
+ Gần xa, nô nức 
® tính từ ® tâm trạng náo nức
+ Yến anh, tài tử, giai nhân
 ® danh từ ® gợi sự đông vui náo nhiệt
+ Sắm sửa, dập dìu 
® động từ ® không khí rộn ràng, náo nhiệt
=> Không khí lễ hội: vui vẻ, tấp nập, nhộn nhịp
3. Cảnh chị em du xuân trở về.
- Bóng ngả về tây ® Thời gian, không gian thay đổi (yên lặng dần, không còn nhộn nhịp tưng bừng)
- Tà tà, thanh thanh, nao nao, thơ thẩn
® Khoảng cách thiên nhiên
® Tâm trạng người bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đã hết, linh cảm điều gì sắp xảy ra.
III. Tổng kết
IV. Luyện tập:
- Sự tiếp thu thi cổ: Cỏ, chân trời, cành lê...
- Sự sáng tạo: “Xanh tận chân trời” -> Không gian bao la. “Cành lê trắng điểm”. Bút pháp đặc tả, điểm nhấn, gợi sự thanh tao, tinh khiết.
Tuần: 6 	Ngaøy daïy
Tiết: 	29	Lôùp daïy:
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
- Khái niệm thuật ngữ
- Những đặc điểm của thuật ngữ
2. Kĩ năng.
- Tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ trong từ điển.
- Sử dụng thuật ngữ trong quá trình đọc - hiểu và tạo lập văn bản khoa học, công nghệ.
3. Thái độ
- Hứng thú trong tạo lập văn bản.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước các khái niệm.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1/ Ổn định :
2/ Bài cũ :
H: Tìm 5 từ mới và giải nghĩa.
TL:
1. Bàn tay vàng: bàn tay khéo léo trong việc thực hiện thao tác kĩ thuật hoặc l.động thủ công
2. Cầu truyền hình: hình thức truyền hình trực tiếp thông qua hệ thống ca- mê-ra giữa các điểm cách xa nhau về địa lí.
3. Cơm bụi: cơm giá rẻ, thường bán trong các hàng quán nhỏ.
4. Công nghệ cao: công nghệ dựa trên cơ sở của các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại, có độ chính xác và hiệu quả.
5. Đường cao tốc: đường xây dựng theo tiêu chuẩn chất lượng cao, dành cho các loại xe cơ giới chạy với tốc độ từ 100km/h trở lên.
3/ Bài mới:
Hoạt động 1
GV: Gọi hs đọc hai cách giải thích trong các ví dụ (a)(b)
HS : Thực hiện.
GV: Cách giải thích nào ta thấy thông dụng mà ai cũng hiểu được? 
HS : Thảo luận.
+ Nước là chất lỏng không màu, không mùi, trong sông hồ, biển . 
+ Muối là tinh thể trắng, vị mặn, thường tách từ nước biển, dùng để ăn . . .
GV: Nhận xét về cách giải thích trên.
HS : Cách thứ nhất giải thích thông thường dựa vào kinh nghiệm của thực tiễn con cách thứ hai giải thích phải dựa vào lĩnh vực chuyên môn nhất định.
+ Nước là hợ chất của các nguyên tồ hidrô và oxi, có công thức H20.
+ Muối là hợp chất mà các phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a - xit.
GV: Những định nghĩa đó ở những bộ môn nào?
HS : - Thạch nhũ 	® Địa lý
- Bazơ	® Hoá học
- Ẩn dụ	® Tiếng việt
- Phân số thập phân ® Toán
GV: Thế nào là thuật ngữ ?
HS : Trả lời. ( Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, kỹ thuật, công nghệ )
GV giảng - chốt : Thuật ngữ là những từ dùng để giải thích một khái niệm nào đó nó mang tính khoa học khách quan mà đòi hỏi người đó phải nắm vững chuyên môn một ngành nào đó nhất định. 
GV: Các thuật ngữ :Thạch nhũ , Bazơ , Ẩn dụ , Phân số thập phân có nghĩa nào khác không ? 
HS : Thảo luận.
GV chốt : các thuật ngữ trên chỉ có một nghĩa duy nhất như đã giải thích, ngoài ra không còn nghĩa nào khác. 
( mỗi thuật ngữ biểu thị một khái niệm và mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ )
GV: Trong hai trường hợp giải thích về muối thì trường hợp nào có sắc thái biểu cảm ?
HS : Thảo luận.
Trường hợp (b) có sắc thái biểu cảm nó mang nghĩa ẩ.dụ
Trường hợp (a) không có sắc thái biểu cảm.
GV chốt : Thuật ngữ biểu thị khái niệm nên nó không có tính biểu cảm.
 Bài tập nâng cao : đọc hai câu sau, chú ý từ in đậm.
 1. Bạn đừng nên phản ứng như vậy.
2. Đó là một phản ứng hóa học trong môi trường tự nhiên.
a. Từ phản ứng nào là thuật ngữ ?
b. Giải nghĩa từ phản ứng trong hai câu trên để thấy sự khác biệt giữa từ ngữ thông thường với thuật ngữ.
gợi ý :
a. Phản ứng câu 2 là thuật ngữ.
b. 
Phản ứng trong câu 1 là tỏ thái độ, hành động không tán thành trước một sự việc nào đó.
Phản ứng trong câu 2 là hiện tượng xảy ra do tác dụng hóa học giữa các chất trong môi trường.
Hoạt động 2
Bài tập 1. Điền các thuật ngữ khoa học vào chỗ trống
- Lực ( vật lí)
- Xâm thực ( địa lí)
- Hiện tượng hóa học ( Hóa học )
- Trường từ vựng ( Ngữ văn )
- Di chỉ ( lịch sử )
- Thụ phấn ( sinh học )
- Lưu lượng (Địa lí )
- Trọng lực ( vật lí )
- Khí áp ( Địa lí )
- Đơn chất ( Hóa học )
- Thị tộc phụ hệ (lịch sử )
- Đường trung trục ( toán)
Bài tập 2
Điểm tựa không phải là thuật ngữ vật lí mà nó chỉ là dùng để chỉ chỗ dựa.
Bài tập 4
Cá: Loại động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây nhưng không có thở bằng mang
I. Tìm hiểu bài 
1. Thuật ngữ là gì ?
a. Ví dụ
+ Nước 
 giải thích thông 
+ Muối thường
® cảm tính
+ Nước giải thích bằng 
 khái niệm
+ Muối 
® Nghiên cứu khoa học ® Môn hoá
b. Nhận xét.
=> Thuật ngữ là những từ dùng để giải thích một khái niệm nào đó nó mang tính khoa học khách quan 
2. Đặc điểm của thuật ngữ.
a. Ví dụ
Thạch nhũ 
Bazơ có 1 nghĩa 
Ẩn dụ duy nhất
Phân số thập phân 
Trường hợp (a) không có sắc thái biểu cảm
b. Nhận xét.
=> Thuật ngữ biểu thị khái niệm nên nó không có tính biểu cảm.
II. Luyện tập
Bài tập 3
Hỗn hợp ở câu (a) là thuật ngữ .
Hỗn hợp ở câu (b) không phải là thuật ngữ .
+ Phái đoàn quân sự hỗn hợp bốn bên.
+ Lực lượng hỗn hợp của Liên hiệp quốc.
+ Thức ăn gia súc hỗn hợp.
Bài tập 5 
hiện tượng đồng âm giữa thuật ngtữ thị trường trong kinh tế học và thuật ngữ thị trường trong quang học không vi phạm quy tắc một thuật ngữ - một khái niệm. vì vậy đây là thuật ngữ được sử dụng trong hai lĩnh vực khác nhau.
4/ Củng cố: 
+ Thuật ngữ là những từ dùng để giải thích một khái niệm nào đó nó mang tính khoa học khách quan.
+ Đặc điểm thuật ngữ biểu thị khái niệm nên nó không có tính biểu cảm
5/ Dặn dò:
Chuẩn bị nội dung cho tiết trả bài tập
Tuần: 6 Ngaøy daïy:	
Tiết: 30 	 Lôùp daïy: 	
	 TRAÛ BAØI VIEÁT
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
2. Kĩ năng.
3. Thái độ
- Hứng thú trong tạo lập văn bản.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước các khái niệm.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1/ Ổn định :
2/ Bài cũ :
3/ Bài mới:
Hoạt động 1
Hoạt động 2 
Hoạt động 3
Hoạt động 4
1. Đề bài:
Nếu được làm hướng dẫn viên du lịch, em sẽ giới thiệu với du khách nước ngoài như thế nào về cây lúa Việt nam ? 
2. Đáp án
A.- Yêu cầu văn bản thuyết minh sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả
 - Bài viết phải có đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết luận
B. Đáp án – biểu điểm :
*Bài viết cần đảm bảo các yếu tố cơ bản sau :
a. Nguồn gốc : có nguồn gốc từ cây lúa hoang, xuất hiện từ thời kỳ nguyên thuỷ được con người thuần hoá thành lúa trồng.
- Đặc điểm : Thuộc họ thân mềm, quả dài có vỏ bọc.
- Cây nhiệt đới ưa sống dưới nước.
b. Phân loại : có nhiều loại lúa
- Dựa vào đặc điểm : lúa nếp, lúa tẻ. Trong họ nếp lại có : Nếp hoa vàng, nếp cái. Trong họ tẻ lại có : khoang mần, mục tuyền.
c. Lợi ích,vai trò của cay lúa trong dời sống con người :
- Hạt lúa chế biến thành gạo là nguồn lương thực chính trong đời sống con người.
- Xuất khẩu
- Từ gạo có thể chế biến các loại bánh ngon:bánh chưng ,bánh giầy
- Thân lúa làm thức ăn cho gia súc.
d. Cây lúa trong đời sống tình cảm của con người
- Cây lúa đi vào thơ ca
- Cây lúa gắn bó lâu đời với người nông dân Việt Nam.
 Biểu điểm:
Mở bài: 1,5
Thân bài: 	Ý a: 1.5
Ý b: 1,5
Ý c: 1,5
Ý d: 1,5
Kết bài: 1,5
3. Nhận xét
a. Ưu điểm:
- Nắm được đặc trưng phương pháp thuyết minh
- Bố cục 3 đoạn rõ ràng
- Nêu được các đặc điểm của cây lúa Việt Nam
- Diễn đạt có tính nghệ thuật, cảm xúc
- Sắp xếp các ý thuyết minh khoa học
b. Nhược điểm:
- Diễn đạt còn vụng
- Nội dung 1 số bài còn sơ sài, thiếu ý -> sự hiểu biết ít
- Một số chưa có ý thức vận dụng biện pháp nghệ thuật miêu tả trong bài viết
- Viết câu chưa chuẩn?
4. Chữa lỗi chung:
- Lỗi diễn đạt: Do sắp xếp, dùng từ không chuẩn
- Lỗi dùng từ: Dùng không trúng ý
- Lỗi viết câu: Chưa xác định đúng các thành phần câu
- Trả bài: HS sửa lỗi
4/ Củng cố: 
5/ Dặn dò:
Phương pháp làm bài văn thuyết minh. 1 số lưu ý cần sửa
-Sửa lỗi còn lại
- Soạn bài “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_26_den_30.doc