Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 26 đến 40

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 26 đến 40

Tiết 26

 TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du. Nắm được cốt truyện và giá trị cơ bản của tác phẩm Truyện Kiều. Từ đó thấy được vai trò, vị trí của ông trong tác phẩm và trong lịch sử văn học Việt Nam, trong đời sống tâm hồn của con người Việt Nam.

 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng khái quát và trình bày nội dung, kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự.

 3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào, biết ơn những giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc Việt Nam.

 II. Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:

 1. Kỹ năng tự nhận thức: Học sinh biết tự nhìn nhận, đánh giá về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tác phẩm truyện Kiều trong nền VHTĐ Việt Nam.

 2. Kỹ năng thể hiện sự cảm thông: Học sinh biết thông cảm, đồng cảm và chia sẻ với số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến xưa kia.

 3. Kỹ năng tư duy phê phán: Các em nhận biết và có ý thức phê phán, lên án xã hội đồng tiền.

 4. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn: Các em biết chủ động lựa chọn và tìm các cách giải quyết tích cực trong học tập và trong cuộc sống.

III. Chuẩn bị:

 1. Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật đặt câu hỏi; Kỹ thuật động não; Kỹ thuật trình bày một phút;

 2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học:

 Thầy: Nghiên cứu bài + + Ảnh tác giả, ảnh chụp tác phẩm Truyện Kiều.

 Trò: Đọc, tìm hiểu văn bản và tóm tắt cốt truyện.

 

doc 70 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 494Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 26 đến 40", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 6
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 26 
 Truyện kiều của nguyễn du
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du. Nắm được cốt truyện và giá trị cơ bản của tác phẩm Truyện Kiều. Từ đó thấy được vai trò, vị trí của ông trong tác phẩm và trong lịch sử văn học Việt Nam, trong đời sống tâm hồn của con người Việt Nam.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng khái quát và trình bày nội dung, kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự.
 3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào, biết ơn những giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc Việt Nam. 
 II. Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 1. Kỹ năng tự nhận thức: Học sinh biết tự nhìn nhận, đánh giá về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tác phẩm truyện Kiều trong nền VHTĐ Việt Nam.
 2. Kỹ năng thể hiện sự cảm thông: Học sinh biết thông cảm, đồng cảm và chia sẻ với số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến xưa kia.
 3. Kỹ năng tư duy phê phán: Các em nhận biết và có ý thức phê phán, lên án xã hội đồng tiền. 
 4. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn: Các em biết chủ động lựa chọn và tìm các cách giải quyết tích cực trong học tập và trong cuộc sống.
III. Chuẩn bị: 
 1. Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật đặt câu hỏi; Kỹ thuật động não; Kỹ thuật trình bày một phút;
 2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học: 
 Thầy: Nghiên cứu bài + + ảnh tác giả, ảnh chụp tác phẩm Truyện Kiều.
 Trò: Đọc, tìm hiểu văn bản và tóm tắt cốt truyện.
IV. Tiến trình bài dạy:
 1. ổn định tổ chức (1’)	 	
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (1’)
 3. Bài mới (1’) 
* Cách 1: Với năng khiếu bẩm sinh về văn chương cùng với một vốn sống vô cùng phong phú đã kết tinh ở một trái tim yêu thương vĩ đại đối với con người, trong một bối cảnh cụ thể của thời đại đã tạo nên thiên tài dân tộc Nguyễn Du ...
* Cách 2: Trong nền văn học cổ nước nhà chỳng ta từng học “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn; “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trói... Cú 1 điều thật khiếm khuyết nếu chỳng ta khụng nhắc đến đại thi hào Nguyễn Du với kiệt tỏc “Truyện Kiều” bất hủ. Khụng biết từ xưa đến nay đó cú bao nhiờu người thuộc Kiều và búi Kiều?... Nhưng chỉ biết rằng “Truyện Kiều” đó đi vào cuộc sống của người dõn VN như một mún ăn tinh thần khụng thể thiếu được. TK đó đi vào mọi nẻo đường sinh hoạt của người dõn VN, 1 nhà thơ cú viết :
Từ ỏn sỏch đến bờ tre xưởng mỏy
Ra chiến trường vẫn thấy tiếng Kiều ngõn.
Phải chăng chỳng ta cần TK trong cuộc đời, cần cú tỡnh của Nguyễn Du trong cuộc sống? Vậy sức lụi cuốn của Truyện Kiều ở chỗ nào?
 Hoạt động của thầy và trò
TG
 Nội dung
- Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam trong giai đoạn này có điều gì đặc biệt?
GV: Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, k/n nông dân Tây Sơn nổ ra mạnh mẽ, Nguyễn ánh đánh bại quân Tây Sơn thiết lập ra vương triều phong kiến VN cuối cùng.
- Dựa vào thông tin SGK, em hãy nêu những nét sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ?
GV: Song NDu lớn lên ở kinh thành Thăng Long lộng lẫy hào hoa, ngàn năm văn hiến. Sinh trưởng trong một gia đình danh gia vọng tộc, học vấn nổi tiếng: 
 “Bao giờ ngàn Hồng hết cây
 Núi Lam hết nước, họ này hết quan”.
Cha là tiến sĩ Nguyễn Nhiễm quê ở Hà Tĩnh, núi Hồng, sông Lam anh kiệt, từng giữ chức Tể tướng. Mẹ là Trần Thị Tần quê ở Kinh Bắc hào hoa, cái nôi của dân ca quan họ. Anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng từng làm quan to dưới triều Lê – Trịnh.
Vợ ông là con gái Đoàn Nguyễn Thục quê ở đồng lúa Thái Bình .
=> Thời thơ ấu và niên thiếu ông sống ở Thăng Long trong gia đình quyền quí nên ông có nhiều đ/k thuận lợi để dùi mài kinh sử, có dịp hiểu biết về c/s phong lưu xa hoa của giới quý tộc p/k.
GV: Nguyễn Du sinh trưởng trong thời đại cú nhiều biến động dữ dội: Cuối thế kỉ XVIII đầu TK XIX, XHPKVN khủng hoảng trầm trọng , loạn lạc bốn phương: phong trào k/n nụng dõn nổ ra ở khắp mà đỉnh cao là K/n Tõy Sơn. 
K/n Tây Sơn nổ ra, ông phải sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc (Quê vợ ở Thái Bình), sau đó ở Hà Tĩnh (1796 – 1802).
Sau khi đánh bại Tây Sơn, năm 1802 Nguyễn ánh lên ngôi, lập lại chính quyền chuyên chế. 
- Vì sao ông phải ra làm quan bất đắc dĩ?
( Chán ghét thực tại xã hội thối nát => Đó cũng là mâu thuẫn trong tư tưởng của Nguyễn Du). 
Hoàn cảnh xã hội đã có tác động đến nhận thức của Nguyễn Du hướng ngũi bỳt vào hiện thực.
Năm 1820 ông mất tại Huế.
 GV: Ông là nhà thơ lớn của DT – Danh nhân văn hoá thế giới – Là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc. Năm 1965 thế giới kỷ niệm 200 năm ngày sinh của ông. 
- Kể tên một số tác phẩm của Nguyễn Du mà em biết?
Máy chiếu: 
+ Thanh hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài.
+ Bắc hành tạp lục ( Ghi chép trong chuyến đi sứ ở Phương Bắc - Trung Quốc gồm 131 bài)
=> Tập thơ này gồm có 3 nhóm đề tài : Vịnh sử ; Phê phán xã hội p/k chà đạp lên quyền sống con người ; Cảm thông số phận con người.
VD : Phản chiêu hồn ; Sở kiến hành ; Độc tiểu thanh kí ....
+ Nam Trung tạp ngâm (Các bài thơ ngâm khi ở phương Nam) 
Máy chiếu: 
+ Truyện Kiều.
+ Văn chiêu hồn(Văn tế thập loại chúng sinh): Thể hiện một phương diện quan trọng trong CN nhân đạo của Ndu thể hiện tình thương yêu đối với nhiều hạng người, đặc biệt là những thân phận bé nhỏ trong xã hội.
GV: Có thể nói Ndu sử dụng thành công nhiều thể thơ cổ của Trung Quốc như ngũ ngôn, thất ngôn, ca, hành Đặc biệt với Truyện Kiều - đưa thể lục bát lên đỉnh cao, có khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn của thể loại truyện thơ. Việt hoá nhiều yếu tố ngôn ngữ ngoại nhập và vận dụng sáng tạo thành công lời ăn tiếng nói của dân gian.
- Nguyễn Du viết tác phẩm “Truyện Kiều” dựa vào tác phẩm nào?
GV:Song ông thay đổi chi tiết, ngôn ngữ, tính cách, tâm lí của nhân vật để tạo ra một thế giới NT đặc sắc mang nét rất riêng của văn học DTVN.
- Vậy em hiểu “truyện Nụm” là gỡ?(chỳ thớch1) 
- GV giới thiệu cuốn “Truyện Kiều” cho học sinh quan sát. Đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới: “Là một kiệt tác về thơ Nôm là một toà lâu đài xây bằng ngọc bích”
Truyện Kiều đã trở nên ăn sâu bám rễ vào đời sống tâm hồn người dân VN:
 “Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào Cửa Bắc
 Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
 Nguyễn Du viết Kiều đất nước hoá thành văn”
 ( Chế Lan Viên) 
Máy chiếu: Gồm 3 phần
1. Gặp gỡ và đính ước.
2. Gia biến và lưu lạc.
3.Đoàn tụ.
- Dựa vào SGK, em hãy kể tóm tắt phần đầu của tác phẩm?
- Qua việc đọc túm tắt tỏc phẩm em hóy cho biết trong Truyện Kiều có những n/v nào .Ai là n/v chớnh?
(Thuý Kiều , Thuý Vân, Kim Trọng ,Thúc Sinh , sư Giỏc Duyờn , Từ Hải => n/v chớnh diện )
Tỳ bà , MGS ,Bạc Bà, Bạc Hạnh, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến ..=> n/v phản diện )
HS thảo luận (2’).
Cú ý kiến cho rằng TK là bản cỏo trạng bằng thơ lờn ỏn CĐPK xấu xa bạo tàn, bất cụng.
Em cú đồng ý với ý kiến đú khụng? Vỡ sao?
- Đại diện cỏc nhúm trả lời- Cỏc nhúm khỏc bổ sung. GV chốt.
Máy chiếu: Một số câu thơ tiêu biểu
* Quan lại trắng trợn vơ vét của cải vì sự vu oan của thằng bán tơ :
 Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.
* Quan xử kiện Vương ễng khụng minh bạch “Cú 300 lạng việc này mới xong” hắn là người gõy nờn tại hoạ đầu tiờn cho TK: Gia đỡnh tan nỏt, hạnh phỳc Kim Kiều tan vỡ, đẩy Kiều vào con đường ụ nhục.
* Quan xử kiện vụ Thúc Sinh khụng minh bạch và Kiều bị xử phạt bằng một trận đũn khủng khiếp. “Một sõn lầm cỏt đó đầy
Gương lờ nước thuỷ mai gầy vúc xương”
 * Kiều bị biến thành món hàng để Mã Giám Sinh trục lợi: “Hơn ba trăm lạng kém đâu”
* Tú Bà sẵn sàng làm bất cứ việc gì vì tiền:
Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê”
* Bạc Hạnh: 
“Món hàng mọt đã ra mười thì buông”
* Đồng tiền có thể hưởng mọi lạc thú trên đời:
Trăm nghìn đổ một trận cười như không”
* Sức mạnh đồng tiền có thể làm thay đổi cán cân công lý, làm xã hội đảo điên:
 “ Có ba trăm lạng việc này mới song”
 Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì
- GV lấy d/c cuộc đời của Đạm tiờn - C/đ của TK.
+ “Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
+ “Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi”
 Những là oan khổ lưu li
 Chờ cho hết kiếp còn gì là thõn”
- GV giải thích : Nhân đạo ? 
GV: Trong lời “Đề từ” tập “Đoạn trường tõn thanh” Phạm Quý Thớch cú viết:
 Mặt ngọc sao lỡ vựi đỏy nước
Lũng trinh khụng thẹn với Kim Lang
Đoạn trường mộng tỉnh duyờn đó đứt
Bạc mệnh đàn ngưng hận vấn vương.
--> Tk là thiờn bạc mệnh thấm lệ làm xỳc động lũng người. Với 3254 cõu thơ Kiều dạt dào một tỡnh thương mờnh mụng của Nguyễn Du trước những bi kịch “Trải qua một cuộc bể dâu
 Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.
Trong bài “Kính gửi cụ Nguyễn Du” Tố Hữu viết: “Tiếng thơ ai động đất trời
 Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
 Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”. 
 (Khát vọng tự do, công lí ; Tình yêu hạnh phúc đôi lứa) 
Là kết tinh các thành tựu văn học DT trên tất cả các phương diện như thể loại, ngôn ngữ. là một mẫu mực tuyệt vời về ngôn ngữ DT.
GV : Tiếng Việt trở nên giàu đẹp với khả năng biểu cảm vô cùng phong phú. Thể lục bát đạt tới đỉnh cao điêu luyện, nhuần nhuyễn.
Máy chiếu : Một số câu thơ hay tiêu biểu tả cảnh thiên nhiên.
+ Mùa xuân: Cỏ non xanh tận chân trời
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
 “ Tuyết in sắc ngựa câu giòn
 Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời”.
+ Mùa thu: “Sen tàn cúc lại nở hoa
 Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.
 “Long lanh đáy nước in trời
 Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng”.
 + Mùa hạ: “Dưới trăng quyên đã gọi hè
 Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông”.
Máy chiếu : Một số câu thơ tả người.
+ Tả Kim Trọng : Phong tư tài mạo tót vời
 Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa.
+ Tả 2 chị em Kiều :
 Vân xem trang trọng khác vời.....
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
+ Tả Mã Giám Sinh: 
 Quá niên trạc ngoại tứ tuần ....
+ Tả Từ Hải : Râu hùm, hàm én, mày ngài
 Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.
 Đường đường một đấng anh hào...
+ Tả Tú Bà: Nhác trông lờn lợt màu da
 ăn chi to lớn đẫy đà làm sao.
18’
23’
I. Nguyễn Du:
 1. Thời đại: Cuối TK XVII đầu TK XIX.
2. Cuộc đời và sự nghiệp :
 a.Cuộc đời (1765 -1820)
- Tên tự Tố Như, tên hiệu Thanh Hiên.
- Quê: Làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
- Sinh trưởng trong một gia đình quý tộc nhiều đời làm quan, có truyền thống văn chương.
- Cuộc đời ông gặp nhiều trắc ẩn: Mồ côi cha lúc 9 tuổi, mồ côi mẹ lúc12 tuổi.
- Học giỏi, thông minh, uyên bác.
- Năm 1783 ông đỗ Tam trường, làm quan dưới triều vua Lê Hiển Tông.
- Ông ra làm quan bất đắc dĩ dưới triều Nguyễn (Vua Gia Long)
- Là nhà thơ lớn của dõn tộc ta , người đặt nền múng cho ngụn ngữ văn học dõn tộc 
- Là danh nhõn văn hoỏ thế giới.
b. Sự nghiệp:
* Tác phẩm chữ Hán gồm 243 bài. 
* Tác phẩm chữ Nôm: Truyện Kiều; Văn chiêu hồn(Văn tế thập loại chúng sinh)
II. Tác phẩm “Truyện Kiều”.
 1. Nguồn gốc:
 - Cốt truyện mượn t ...  điểm, lối sống của người anh hùng chính trực, trọng nghĩa khinh tài. Vẻ đẹp của chàng thể hiện trong cả suy nghĩ về việc làm của mình: Làm việc nghĩa là lẽ đương nhiên, không màng được trả ơn. Đó là cách sống của người quân tử xưa nay.
- Qua miêu tả hành động, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật em hiểu thêm gì về con người Lục Vân Tiên?
GV: LVT là hình ảnh đẹp mang tính lý tưởng. Đây cũng là nhân vật mà tác giả gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình về lẽ sống tốt đẹp ở đời.
- Nhân vật Kiều N. Nga được giới thiệu qua những chi tiết nào?
GV: Nhân vật này được giới thiệu qua chính những lời lẽ giãi bày với LVT.
- KNN xưng hô như thế nào với VT? 
- Quân tử – Tiện thiếp?
- Nhận xét về cách nói năng của KNN? (Khiêm tốn, mực thước, khiêm nhường)
GV: Cách nàng trình bày về gia cảnh vừa thể hiện sự thăm hỏi ân cần vừa thể hiện chân thành niềm cảm kích xúc động về hành động của LVT. Cách nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước. Nàng chịu ơn cứu mạng và muốn trả ơn cứu cả đời người con gái trong trắng:
 “Lâm nguy chẳng gặp giải nguy
 Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi”.
Nàng áy náy tìm cách trả ơn: “Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”.
Nàng tự nguyện gắn bó cuộc đời với LVT.
- Qua toàn bộ đoạn trích, em thấy KNN là người con gái ntn?
GV: KNN là mẫu người phụ nữ đức hạnh theo quan niệm truyền thống cổ xưa.
Trắc nghiệm: Nhận định nào nói đúng nhất cách xây dựng nhân vật của NĐC trong đoạn trích?
a. Qua lời nói
b. Qua cử chỉ
c. Qua hành động
d. Cả 3 ND trên.
3. Phân tích :
 a. Nhân vật Lục Vân Tiên :
- Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.
- ... tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.
=> Hình ảnh so sánh: 
Hành động quyết liệt, dũng cảm trong tư thế chủ động.
=> NT kể chuyện, miêu tả:
Lục Vân Tiên là người tài giỏi, mưu trí - anh hùng xả thân vì nghĩa lớn.
* Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga:
- Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai
...con cái nhà ai
Đi đâu...?
=> Chân thành, coi trọng danh dự theo nề nếp khuôn mẫu gia phong.
- ... liền cười
Làm ơn há dễ trông người trả ơn
 ... kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
=> LVT là người anh hùng chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm nhân hậu, lịch sự, có văn hoá.
b. Nhân vật Kiều N. Nga:
- con gái tri phủ
- Hiếu thảo với cha mẹ
- Trọng ơn nghĩa
+ Xưng hô: Quân tử – Tiện thiếp.
=> Tiểu thư khuê các có học thức, hiền thục, nết na, chân thật, tâm hồn trong trắng, hiếu thảo, trọng ân nghĩa.
III. Tổng kết
 1. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ giản dị.
- NT kể chuyện, khắc hoạ nhân vật qua lời nói, cửa chỉ, hành động.
2. Nội dung:
Hình ảnh đẹp đẽ của người anh hùng LVT và sự hiền hậu nết na, ân tình của KNN.
4. Củng cố – Luyện tập (1’) 
Trắc nghiệm: Xây dựng nhân vật LVT, tác giả muốn gửi gắm khát vọng gì?
a. Có công danh hiển hách.
b. Có tiếng tăm vang dội
c. Giàu sang phú quí.
d. Được cứu đời, giúp đời (d)
5. Hướng dẫn về nhà (1’) Học ND bài và học thuộc lòng những câu thơ miêu tả lời nói, cử chỉ, hành động của LVT trong đoạn trích này.
Đọc và chuẩn bị bài “ Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự”
 ...................................................................................
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 40 
 Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được vai trò, ND và tác dụng của yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
 2. Kỹ năng Rèn kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức chủ động sử dụng các phương thức biểu đạt tạo hiệu quả giao tiếp trong văn bản tự sự.
II. Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 1. Kỹ năng tự nhận thức: Học sinh biết tự nhìn nhận, đánh giá về vai trò của yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
 2. Kỹ năng giao tiếp: Biết lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, phản hồi về vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. Từ đó biết chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng miêu tả nội tâm trong văn tự sự.
III. Chuẩn bị: 
 1. Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học: 
+ Kỹ thuật đặt câu hỏi: Tìm hiểu tình huống mẫu để nhận biết khái niệm về miêu tả nội tâm.
+ Kỹ thuật động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra bài học.
+ Kỹ thuật trình bày một phút;
 2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học: 
 Thầy: Nghiên cứu bài + Đồ dùng.
 Trò: Đọc, tìm hiểu văn bản trước ở nhà.
IV. Tiến trình bài dạy:
 1. ổn định tổ chức (1’)	 	
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (1’)
 3. Bài mới (1’) Trước đây các em đã được biết tới miêu tả chủ yếu là dạng bài miêu tả bên ngoài. Đối với tả người là mtả ngoại hình như hình dáng, dáng vẻ, trang phục, hành động, ngôn ngữ ... Còn những suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật thì không thể trực tiếp quan sát được. Đó chính là miêu tả nội tâm....
 Hoạt động của thầy và trò
TG
 Nội dung
- Học sinh đọc thầm đoạn trích SGK trang117.
- Tìm những câu thơ miêu tả ngoại cảnh ở lầu Ngưng Bích?những câu thơ tả tâm trạng của Kiều?
Máy chiếu: 
 Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
 Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
 Bốn bề bát ngát xa trông
 Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”.
- Căn cứ vào đâu em biết đây là những câu thơ tả cảnh?
- Xác định những câu thơ tả tâm trạng của Kiều?
Máy chiếu: 
 Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
 Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
 Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
 Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
 Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”.
- Dấu hiệu nào cho em biết đây là những câu thơ tả tâm trạng của Kiều?
+ “ Buồn trông cửa bể chiều hôm....... ghế ngồi”.
GV chốt: Việc nhà thơ tả, tái hiện lại những suy nghĩ, tình cảm, tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều trong đoạn trích như vậy gọi là miêu tả nội tâm.
- Vậy em hiểu thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự?
GV: Miêu tả nội tâm nhân vật là 1 bước tiến của nghệ thuật so với VHDG không miêu tả nội tâm...)
 - Cho học sinh quay trở lại những câu thơ miêu tả nội tâm Kiều ở phần 1.
 “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
 Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
 Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
 Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
 Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”.
- Nguyễn Du đã tả nội tâm của Kiều bằng cách nào?
Bảng phụ: Ví dụ đoạn trích “Lão Hạc” SGK trang 117. Gọi học sinh đọc.
- Tác giả Nam Cao đã tả nội tâm nhân vật lão Hạc bằng cách nào?
- Cho học sinh quay trở lại những câu thơ miêu tả nội tâm Kiều ở phần 1.
 “ Buồn trông cửa bể chiều hôm 
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?
 Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
 Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
 Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
- Những câu thơ tả cảnh này có quan hệ ntn với việc tả nội tâm của Kiều ? 
- Vậy việc miêu tả nội tâm của Kiều có tác dụng ntn trong việc khắc hoạ tính cách, phẩm chất của nàng ? (Từ tả nội tâm để khắc hoạ đặc điểm, tính cách, phẩm chất của nhân vật -> Cho thấy Kiều là 1 người yêu thuỷ chung son sắt – Một người con hiếu thảo)
GV : Như vậy miêu tả nội tâm có tác dụng khắc hoạ “chân dung tinh thần”, những trăn trở, dằn vặt, ngoại động tinh vi trong t/c, tâm trạng của nhân vật -> có vai trò tác dụng lớn trong khắc hoạ đặc điểm, tính cách nhân vật.
- GV chốt.
- Vậy có mấy cách tả nội tâm nhân vật ? Đó là những cách nào?
- Học sinh đọc ghi nhớ 2.
- Trong bài viết TLV số 2 của em, em đã tả gì? Những kỉ niệm với thầy cô giáo cũ ( Hoặc với người thân trong giấc mơ) đã được miêu tả đan xen những suy nghĩ nội tâm của em lúc đó như thế nào?
Lưu ý: Chú ý tới miêu tả nội tâm nhân vật Thuý Kiều. Tìm những câu tả ngoại hình, trang phục, hành động của MSG.
- Học sinh trình bày miệng trên lớp. Sau đó gv cung cấp một đoạn văn mẫu.
Máy chiếu:
 Bà mối giục Kiều ra ngoài nhà để ra mắt MGS. Kiều vừa bước đi mà lòng ngổn ngang trăm mối tơ vò. Nàng vừa đau đớn, xót xa vì phải lìa bỏ mối tình đầu trong trắng với KT lại vừa day dứt đau khổ vì gia đình đang gặp phải tai hoạ.
Nàng bước ra mà hai hàng lệ tuôn rơi. Kiều đau khổ, uất ức và tủi nhục vô cùng. Gương mặt nàng tiều tuỵ, nhợt nhạt, vô hồn. Mụ mối càng sốt sắng thúc giục thì Kiều càng thêm buồn bã, đau xót mà không biết giãi bày cùng ai. Kiều héo hon, rầu rĩ, xót xa tận đáy lòng bởi nàng đang có biết bao dự định, ước mơ về t/y, hạnh phúc. Thế mà giờ đây nàng bị biến thành một món hàng, nhân phẩm bị chà đạp 1 cách phũ phàng. Kiều đang là hiện thân của nỗi đau câm lặng, là nỗi niềm của bông hoa bị ngắt lìa cành, con chim bị lìa khỏi tổ...
- GV gợi ý và hướng dẫn thêm cho học sinh:
 + Chú ý miêu tả tâm trạng Kiều lúc gặp Hoạn Thư.
 + Ngôi kể : Thứ nhất ( Xưng tôi)
 + Trình tự: Kiều mở toà xét xử -> mời Thúc Sinh vào (tả h/a) -> Kiều nói với Thúc Sinh như thế nào -> cho người đem bạc, gấm vóc tặng -> nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư như thế nào -> Kiều cho mời Hoạn Thư đến: chào như thế nào, tâm trạng Kiều như thế nào khi nhìn thấy Hoạn Thư.
	“Lòng tôi lại sôi lên những căm giận tủi hờn, văng vẳng bên tai tôi lời thét, chửi của mụ ngày nào...”
	Kiều nói với Hoạn Thư những gì?...
28’
I. Bài học
 1. Thế nào là miêu tả nội tâm ?
 a. Ví dụ: Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
* Tả cảnh:
=> Tái hiện lại cảnh vật thiên nhiên với hình ảnh, màu sắc, âm thanh, không gian... ở lầu Nbích.
 * Tả tâm trạng:
=> Tái hiện lại những suy nghĩ, nỗi nhớ thương của Kiều với người yêu và cha mẹ.
=> Tái hiện lại tâm trạng buồn bã, lo sợ, hãi hùng cho tương lai sắp tới của mình.
b. Ghi nhớ 1:
2. Cách miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự:
 a. Ví dụ:
* Ví dụ 1:
- Tả nội tâm của Kiều thông qua những suy nghĩ, tình cảm nhớ thương da diết với người yêu và cha mẹ. 
=> Tả nội tâm trực tiếp.
* Ví dụ 2:
- Tả nội tâm nhân vật lão Hạc bằng cách tả nét mặt, cử chỉ, hành động.
- Tả cảnh để thấy được tâm trạng của nhân vật.
(Tả cảnh ngụ tình)
=> Tả nội tâm gián tiếp.
b. Ghi nhớ 2 :
II. Luyện tập :
 1. Bài tập 1 : Thuật lại đoạn trích MSG mua Kiều bằng văn xuôi.
2. Bài tập 2 :
Đóng vai Kiều viết lại đ.v kể về việc báo ân, báo oán. 
4. Củng cố – Luyện tập (2’) So sánh sự khác nhau giữa tả cảnh và miêu tả nội tâm nhân vật trong văn tự sự?
 Miêu tả cảnh thiên nhiên, tả con người
 Miêu tả nội tâm nhân vật
Tả cảnh vật, con người với ngoại hình, lời nói, hành động -> Quan sát trực tiếp.
Tả suy nghĩ, t/c diễn biến tâm trạng nhân vật -> Không quan sát trực tiếp được.
5. Hướng dẫn về nhà (1’) Học ND bài, đọc và chuẩn bị bài “Lục Vân Tiên gặp nạn”.
 ..............................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_26_den_40.doc