Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 31 đến 40

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 31 đến 40

MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU ( Tiết 1 )

( Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du )

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 - Hiểu thêm về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và tài năng của Nguyễn Du trong việc khắc họa hình tượng nhân vật trong một đoạn trích.

- Thái độ khinh bỉ, căm phẫn sau sắc của tác giả đối với bản chất xấu xa, đê hèn của kẻ buôn người và tâm trạng đau đớn xót xa của tác giả trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp. Tài năng nghệ thuật của nghệ thuật của tác giả trong việc khắc họa tích cách nhân vật thông qua diện mạo cử chỉ.

- Đọc- hiểu văn bản truyện thơ trung đại. Nhận diện và phân tích các chi tiết nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật phản diện (diện mao, hành động, lời nói, bản chât) đậm tính chất hiện thực trong đoạn trích. Cảm nhận được ý nghĩa tố cáo, lên án xã hội trong đoạn trích.

- Gíao dục học sinh chủ sự cảm thông với những người bị chà đạp trong xã hội cũ và phê phán chế độ bất công.

II.CHUẨN BỊ :

 1. Giáo viên :

- Giáo án, SGK, bảng phụ, hình ảnh.

 2. Học sinh :

 - Soạn bài.

III.TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN :

 

doc 22 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 796Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 31 đến 40", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 07	Ngày soạn : 01.10.2011
Tiết 31 	Ngày dạy : 03/04.10.11
MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU ( Tiết 1 )
( Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du )
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
	- Hiểu thêm về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và tài năng của Nguyễn Du trong việc khắc họa hình tượng nhân vật trong một đoạn trích.
- Thái độ khinh bỉ, căm phẫn sau sắc của tác giả đối với bản chất xấu xa, đê hèn của kẻ buôn người và tâm trạng đau đớn xót xa của tác giả trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp. Tài năng nghệ thuật của nghệ thuật của tác giả trong việc khắc họa tích cách nhân vật thông qua diện mạo cử chỉ.
- Đọc- hiểu văn bản truyện thơ trung đại. Nhận diện và phân tích các chi tiết nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật phản diện (diện mao, hành động, lời nói, bản chât) đậm tính chất hiện thực trong đoạn trích. Cảm nhận được ý nghĩa tố cáo, lên án xã hội trong đoạn trích.
- Gíao dục học sinh chủ sự cảm thông với những người bị chà đạp trong xã hội cũ và phê phán chế độ bất công.
II.CHUẨN BỊ :
	1. Giáo viên :
Giáo án, SGK, bảng phụ, hình ảnh.
	2. Học sinh :
	- Soạn bài.
III.TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN :
	1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
H- Đọc thuộc lòng đoan trích “ Cảnh ngày xuân”, nội dung chính của đọan trích ?	( Thuộc lòng : 7 đ, trả lời đúng câu hỏi 3 đ )	
- Veû ñeïp thieân nhieân muøa xuaân ñöôïc khaéc hoïa qua caùi nhìn cuûa nhaân vaät tröôùc ngöôõng cöûa tình yeâu hieän ra môùi meõ, tinh khoâi, soáng ñoäng.
- Quang caûnh leã hoäi muøa xuaân roän raøng, naùo nöùc, vui töôi vaø cuøng vôùi nhöõng nghi thöùc trang nghieâm mang tính chaát truyeàn thoáng cuûa ngöôøi Vieät töôûng nhôù nhöõng ngöôøi ñaõ khuaát.
3. Bài mới 
* Giới thiệu bài :Gia đình Kiều bị tên bán tơ vu oan giá họa, cha và em trai Kiều bị bắt giữ, đánh đập dã man. Nhà cửa bị sai nha lục soát, vơ vét hết của cải. Kiều quyết định bán mình để có tiền cứu cha và gia đình khỏi tai họa. Được mụ mối mách bảo, Mã Giám Sinh tìm đến mua Kiều.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS 
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Tìm hiểu vị trí đoạn trích
GV nêu câu hỏi để HS tự tìm hiểu vị trí đoạn trích.
H – Đoạn trích nằm ở phần nào của tác phẩm ?
Hoạt động 2 : Đọc hiểu văn bản
+ GV đọc mẫu 1 lần toàn bài, hướng dẫn cách đọc, yêu cầu 2, 3 HS luyện đọc, các HS khác nhận xét.
+ GV yêu cầu HS phân đoạn, tìm ý của mỗi đoạn
H - Nêu chủ đề của đoạn trích ?
H – Söï vieäc ñöôïc keå ôû ñaây theo trình töï naøo?
+ GV gọI HS đọc sáu câu thơ đầu.
H – Tác giả giới thiệu Mã Giám Sinh như thế nào ?
 - Tuổi tác : ngoại tứ tuần
 - Hình dáng : Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao
 - Hành động : ghế trên ngồi tót sỗ sàng
 - Cách ăn nói : Rằng Mã Giám Sinh.-à cộc lốc, thô lỗ
 - Mã Giám Sinh xuất hiện trong vai một chành sinh viên Quốc Tử Giám, đi mua Kiều làm lẻ .
 - Cách nói năng thiếu chủ ngữ, cộc lốc, không rõ ràng. Đó là con người kém văn hoá, đáng ngờ à Lai lịch không rõ ràng, cụ thể.
H – Hãy nhận xét về cách giới thiệu nhân vât Mã Giám Sinh ?
- Giới thiệu lập lờ, lấp lửng, làm nổi bật nhân vật đóng kịch làm sang.
- Diện mạo : Chải chuốt, lố lăng. 
- "Ngồi tót" ® tính từ chỉ bản chất ngồi nhanh, ngồi chồm hổm, ngả ghế không cần ai đợi, ai mời.
H – Tác giả sử dụng nghệ thuật gì chủ yếu ở đây ?
 - Tả thực
H – Qua cách giới thiệu đó, chân dung Mã Giám Sinh hiện lên như thế nào ?
I.Giới thiệu
- Vị trí đoạn trích: Đoạn trích thuộc phần 2 của tác phẩm: Gia biến và lưu lạc.
- Ý nghĩa của sự việc trong đoạn trích: bắt đầu kiếp đoạn trường mười lăm năm lưu lạc của Thúy Kiều - người con gái họ Vương.
II.Đọc, hiểu văn bản
1.Bố cục : 3 phần
 a. Mười câu đầu : Giới thiệu gã họ Mã
 b. Bốn câu tiếp : Tâm trạng của Thúy Kiều
 c. Mười câu cuối : Cảnh mua bán người
2. Đại ý : Phơi bày bộ mặt tàn ác, trơ trẽn, giả dối của Mã Giám Sinh - kẻ buôn thịt bán người.
3. Phân tích
* Sự việc được kể trong đoạn trích theo trình tự thời gian: Mã Giám Sinh đến nhà Kiều và diễn biến cuộc mua bán Kiều.
 a. Mã Giám Sinh đến nhà Kiều
à Con người ngổ ngáo, hổn xược, không coi ai ra gì; sỗ sàng, cậy có nhiều tiền. Hắn không phải là một sinh viên mà chỉ là một kẻ tiểu nhân, một đứa vô học ® đích thị là một con buôn.
	4. Củng cố :
+ HS nhắc lại nội dung vừa phân tích.
5. Hướng dẫn tự học
 +Tìm hiểu phần còn lại.
IV.RUÙT KINH NGHIEÄM :
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________=========================================================================Tuần : 07	Ngày soạn : 01.10.2011
Tiết 32 	Ngày dạy : 03/04.10.11
MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU ( Tiết 2 )
( Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du )
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
	- Hiểu thêm về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và tài năng của Nguyễn Du trong việc khắc họa hình tượng nhân vật trong một đoạn trích.
- Thái độ khinh bỉ, căm phẫn sau sắc của tác giả đối với bản chất xấu xa, đê hèn của kẻ buôn người và tâm trạng đau đớn xót xa của tác giả trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp. Tài năng nghệ thuật của nghệ thuật của tác giả trong việc khắc họa tích cách nhân vật thông qua diện mạo cử chỉ.
- Đọc- hiểu văn bản truyện thơ trung đại.
- Nhận diện và phân tích các chi tiết nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật phản diện (diện mao, hành động, lời nói, bản chât) đậm tính chất hiện thực trong đoạn trích. Cảm nhận được ý nghĩa tố cáo, lên án xã hội trong đoạn trích.
- Giáo dục học sinh sự cảm thông với những người bị chà đạp trong xã hội cũ và phê phán chế độ bất công.
II.CHUẨN BỊ :
	1. Giáo viên :
Giáo án, SGK, hình ảnh.
	2.Đối với trò :
	- Soạn bài.
III.TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN :
	1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
H - Đọc thuộc lòng đoạn thơ miêu tả Mã Giám Sinh khi mới đến nhà Kiều và nêu nhận xét về Mã Giám Sinh khi hắn mới đến nhà Kiều ? ( Thuộc 7đ, ý 3đ)
- Con người ngổ ngáo, hổn xược, không coi ai ra gì; sỗ sàng, cậy có nhiều tiền. Hắn không phải là một sinh viên mà chỉ là một kẻ tiểu nhân, một đứa vô học ® đích thị là một con buôn.3. Bài mới
* Giới thiệu bài : Sau khi vào nhà Kiều, Mã Giám Sinh đã thể hiện bản chất con buôn ra sao ? 
Tâm trạng Kiều khi bị xem là một món hàng như thế nào ? Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được những điều này .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS 
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Cho HS đọc lại đọan trích
- Gọi 2, 3 HS luyện đọc, các HS khác nhận xét, GV nhận xét.
Hoạt động 2 : Tiếp tục phân tích
H – Theo em, sự việc được kể trong đoạng trích theo trình tự nào?
- Trình tự thời gian: Mã Giám Sinh đến nhà Kiều và diễn biến cuộc mua bán Kiều.
H - Mụ mối có những hành động lời nói như thế nào? Em có nhận xét gì về mụ?
H - Mã Giám Sinh đặt vấn đề mua Kiều như thế nào?Em có nhận xét gì về cách đặt vấn đề đó?
H – Khi Mã Giám Sinh gặp Kiều, hắn ta có cử chỉ gì ?
 - Dù núp dưới hình thức lễ vấn danh, dạm hỏi nhưng xuyên suốt đoạn trích là một cuộc mua bán.
H – Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói về cuộc mua bán này ?
 - Đắn đo cân sắc cân tài -à Xem hàng- Hỏi giá
 - Cò kè bớt một, thêm hai-à Mặc cả
H – Nhận xét về cách tả của tác giả ?
 - Mô tả lô gích, chặt chẽ như cảnh mua hàng hóa
H – Mã Giám Sinh lộ rõ bản chất là người như thế nào ? Qua những chi tiết nào ?
 - Một con buôn sành sỏi, lọc lõi. Mất hết nhân tính : Ép cung , thử bài, Mặn nồng, Bằng lòng  dặt dìu
H – Qua những chi tiết miêu tả của tác giả, Mã Giám Sinh hiện ra là một kẻ như thế nào ?
+ GV gọi HS đọc 6 câu thơ miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều.
H – Hãy cho thấy sự khác biệt của nhà thơ trong nghệ thuật miêu tả nhân vật chính diện và nhân vật phản diện?
- Nhân vật chính diện: chủ yếu là biện pháp ước lệ, phản diện là biện pháp tả thực.
H – Em cảm nhận được gì về hình ảnh của Kiều qua đoạn thơ trên ?
 - Hình ảnh tội nghiệp với nỗi đau đớn tái tê.
H – Tại sao Kiều chấp nhận bán mình chuộc cha mà lúc này không giấu nỗi buồn đau tê tái ?
 - Kiều trong hoàn cảnh phức tạp, tâm trạng éo le.
 - Nàng xót xa vì gia đình bị án oan, mình phải bán mình, phải dứt bỏ mối tình với Kim Trọng để lúc này nàng tự thấy hổ thẹn, tự cho mình là người bội ước.
 - Trước một kẻ như Mã Giám Sinh, làm sao nàng không đau đớn, tê tái khi rơi vào tay hắn.
 - Nàng đau khổ đến câm lặng, hành động như một cái máy, những bước chân tỉ lệ thuận với những hàng nước mắt.
H – Em hiểu gì về tâm trạng của Kiều ?
 - Đau đớn, tủi nhục ê chề, Kiều là hiện thân của nhũng con người đau khổ, là nạn nhân của thế lực đồng tiền.
H – Qua đoạn trích trên, em thấy tác giả là người như thế nào ?
 + Tác giả tỏ thái độ khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người, đồng thời tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên con người ( thái độ ấy thể hiện qua cách miêu tả Mã Gíam Sinh với cái nhìn mỉa mai châm biếm, lên án; qua lời nhận xét “ tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong”).
+ Nguyễn Du còn thể hiện niềm cảm thương sâu sắc trước thực trạng con người bị hạ thấp , bị chà đạp. Nhà thơ như hóa thân vào nhân vật để nói lên nỗi đau dớn tủi hổ của K. à đó chính là tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du
- Nhân đạo : Khinh bỉ, căm phẩn sâu sắc bọn buôn người, tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp con người. Cảm thương sâu sắc trước thực trạng con người bị chà đạp, nhân phẩm bị hạ thấp.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tổng kết
H – Dựa vào những gì đã tìm hiểu, em hãy nêu những nét tổng kết cho bài này ?
I.Giới thiệu
II.Đọc, hiểu văn bản
1.Bố cục 
2. Đại ý 
3. Phân tích
a. Mã Giám Sinh đến nhà Kiều
b. Diễn biến cuộc mua bán Kiều
-Mụ mối:
- Mụ sành sỏi trong việc mua bán người
mụ coi nàng Kiều là một món hàng để mụ kiếm lời.
-Mã Giám Sinh:
- Bằng mọi cách, mọi thủ đọan, hắn nhìn ngắm Kiều với những hành động cân đo đong đếm, tính toán thiệt hơn như món hàng ngoài chợ.
*Mã Giám Sinh là một con người keo kiệt hắn lợi dụng, bắt bí để trả với giá rẻ nhất-> bản chất của một tên lái buôn lành nghề, chuyên nghiệp.
*Bút pháp tả thực cho thấy tài năng nghệ thuật của tác giả trong việc khắc họa tính cách nhân vật thông qua diện mạo, cử chỉ.
à Sự khác biệt trong nghệ thuật miêu tả nhân vật chính diện và nhân vật phản diện của thi hào Nguyễn Du: Nhân vật chính diện chủ yếu là bút pháp ước lệ, phản diện là bút pháp tả thực. 
*Thuý Kiều:
- Đau buồn, nhục nhã, xót xa, ê chề, tình cảnh vô cùng tội nghiệp: Kiều vô cùng đau đớn xót xa vì bị xem là món hàng đem bán, Kiều ý thức được nhân phẩm của mình.
 =>Tâm trạng đau đớn, tái tê, tủi hổ.
c. Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du
- Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện qua thái độ khinh bỉ, căm phẫn sự giả dối, tàn nhẫn, lạnh lùng của Mã Giám Sinh; qua nỗi xót thương, đồng cảm với Thúy Kiều.
III.Tổng kết:
1.Nghệ thuật 
- Miêu tả nhân vật Mã Giám Sinh qua diện mạo, hành động, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật phản diện thể hiện bản chất xấu xa.
2. Nội dung
- Diễn biến cuộc mua bán Thúy Kiều của Mã Giám Sinh đã phơi bày hiện thực xã hội. Trong đó Thúy Kiều rơi vào cảnh ngộ bị biến thành một món hàng trao tay, bị đồng tiền và những t ... t.
 	 +Dùng để lưu trữ tài liệu học tập.
 	+Dùng để giới thiệu tác phẩm tự sự.
 	2/Yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự
 	+Văn bản tóm tắt phải bảo đảm ngắn gọn, phù hợp với mục đích sử dụng.
 	 	+Các sự việc chính trong truyện được tóm tắt phải được tổ chức thành một thể thống nhất, dễ theo dõi, trung thành với cốt truyện.
 	+Ngôn ngữ văn bản tóm tắt cần cô đọng với từ ngữ có tính khái quát, câu văn có khả năng bao quát nhiều sự kiện.
3. Bài mới :
	* Giới thiệu bài:Trong thực tế ít có một văn bản nào thuần nhất. Thường luôn có sự kết hợp, đan xen giữa các phương thức biểu đạt, trong đó có một phương thức chính. Tự sự lấy kể việc, trình bày diễn biến của sự việc là chính, nhưng bao giờ cũng có kết hợp với miêu tả và biểu cảm để cho bài văn thêm sinh động và hấp dẫn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS 
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn tự sự
*GV cho HS đọc phần I trongSGK.
H - a) Đoạn trích kể về trận đánh nào ? Trong trận đánh đó, nhân vật vua Quang Trung làm gì, xuất hiện như thế nào ?
H - b) Chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích. Các chi tiết miêu tả ấy thể hiện những đối tượng nào ?
(HS thảo luận nhóm, trả lời)
- bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín
- lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ nhất
- Nhân có gió bắc, quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra, khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió nam, thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình.
- Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giầy xéo lên nhau mà chết.
- Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vai trò của yếu tố miêu tả
 GV cho HS đọc phần (c) trong SGK.
H - c) Kể lại nội dung đoạn trên, có bạn nêu ra các sự việc sau đây:
Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức, rồi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi.
Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào, sau đó phun khói lửa.
Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh.
Quân Thanh chống đỡ không nổi, tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại.
	Nếu chỉ kể sự việc diễn ra như thế thì nhân vật vua Quang Trung có nổi bật không ? Trận đánh có sinh động không ? Tại sao ? So sánh các sự việc chính mà bạn đó đã nêu với đoạn trích để có thể rút ra nhận xét : Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào đối với văn bản tự sự ?
Hoạt động 3 : Bài tập 
* GV nêu định hướng và yêu cầu của mỗi bài tập. Sau đó cho HS tiến hành làm bài, các HS khác nhận xét. GV đúc kết , cho điểm.
 Bài 1
- Gọi HS đọc bài tập 1 . 
H - Em hãy tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong 2 đoạn trích : Chị em Thuý Kiều và Cảnh ngày xuân. 
- Mỗi nhóm tìm một nhân vật, một phần .
H - Tả chung về hai chị em gồm có từ ngữ nào? 
+ Tả Thuý Vân ?
+ Tả Thuý Kiều ?
H - Đoạn trích tả cảnh ngày xuân tác giả tả về những đặc điểm nào ? 
+ Cảnh thiên nhiên ?
+ Không khí ngày hội mùa xuân ? 
H - Dụng ý của tác giả dựng lên những nhân vật và con người, cảnh như vậy nhằm mục đích gì? 
-Tác dụng :
+Chân dung nhân vật tươi đẹp . 
+ Cảnh tươi sáng phù hợp xã hội của nhân vật trong ngày hội.
Bài 2 :
 Gọi HS đọc bài tập : Yêu cầu kể về việc chị em Thuý Kiếu đi chơi xuân . 
+ Giới thiệu khung cảnh chung: (miêu tả thiên nhiên ) và chị em Thuý Kiều đi hội .
+ Tả thiên nhiên trên cánh đồng . 
+ Tả lễ hội mùa xuân ( không khí ) 
+ Cảnh con người trong lễ hội ( diễn biến sự việc ) 
+ Cảnh ra về.
Bài 3 : 
H - Khi thuyết minh yêu cầu: cần giới thiệu những đặc điểm gì ? 
- Giới thiệu chung về hai chị em : nguồn gốc nhân vật, vẻ đẹp chung( sắc – tâm hồn như thế nào ? . 
H - Mỗi nhân vật em sẽ chọn những chi tiết nào? 
H - Tác giả giới thiệu về nghệ thuật tả cảnh như thế nào? 
I/ BÀI HỌC :
1. Yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự nhằm mục đích gì?
- Yếu tố miêu tả tái hiện lại những hình ảnh, những trạng thái, đặc điểm, tính chất  của sự vật, con người và cảnh vật trong tác phẩm.
2. Vai trò của yếu tố miêu tả
- Việc miêu tả làm cho lời kể trở nên cụ thể, sinh động, hấp dẫn và gợi cảm hơn.
II/ BÀI TẬP :
1. Yếu tố miêu tả trong hai đoạn trích :
Bài 1 :
Đoạn 1: Chị em Thuý Kiều. 
 - Tả người : Dùng hình ảnh thiên nhiên miêu tả 2 chị em Thuý Kiều ở nhiều nét đẹp . 
+ Thúy Vân: Hoa cười ngọc thốt.
+ Thúy Kiều : Làn thu thủy, nét xuân sơn.
Đoạn 2 : Cảnh ngày xuân .
- Tả cảnh :
+ Ngày xuân, con én 
+ Cỏ non xanh rợn . 
- Không khí ngày hội mùa xuân.
-Khắc họa chân dung nhân vật tươi đẹp . 
Bài 2 : 
- Văn tự sự : Chị em Thuý Kiều đi chơi trong buổi chiều thanh minh .
+ Giới thiệu khung cảnh chung và chị em Thuý Kiều đi trẩy hội. 
+ Tả cảnh .
+ Tả lễ hội không khí. 
+ Tả cảnh con người trong lễ hội .
+ Cảnh ra về . 
Bài 3 :
Giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều . 
à Yêu cầu thuyết minh .
- Giới thiệu nhân vật Thuý Vân . 
- Giới thiệu nhân vật Thuý Kiều 
- Giới thiệu nghệ thuật miêu tả . 
	4. Củng cố :
	Cho HS nhắc lại yếu tố miêu tả trong đoạn trích đã tìm hiểu.
	5. Hướng dẫn tự học
	- Học bài.
	- Phân tích một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả đã học: Phân tích vẻ đẹp trong khung cảnh ngày xuân khi hai chị em Kiều đi du xuân.
	- Chuẩn bị : Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
IV.RÚT KINH NGHIỆM :
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________=========================================================================Tuần : 08	 Ngày soạn : 08.10.2011
Tiết : 40	 Ngày dạy : 14/15.10.11 
MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
	- Hiểu được vai trò của miêu tả trong văn bản tự sự. Vận dụng hiểu biết về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự để đọc- hiểu văn bản.
- Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự. Tác dung của miêu tả nội tâm và mối quan hệ và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự.
- Gíao dục ý thức học tập, nhận biết cách miêu tả nội tâm.
II.CHUẨN BỊ :
	1.Giáo viên :
Giáo án, SGK.
	2.Học sinh :
	- Soạn bài .
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
	1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
	H1 - Miêu tả nhằm mục đích gì. có vai trò như thế nào trong văn tự sự ? ( 5 đ )
	- Yếu tố miêu tả tái hiện lại những hình ảnh, những trạng thái, đặc điểm, tính chất  của sự vật, con người và cảnh vật trong tác phẩm.
- Việc miêu tả làm cho lời kể trở nên cụ thể, sinh động, hấp dẫn và gợi cảm hơn.
H2 – Tìm những yếu tố miêu tả trong ví dụ ( 5 đ )
	 “Có khi lấy cả cây đa to , cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về. Nó giống như một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài đến vài trượng, phải một cơ binh mới khiêng nổi, lại bốn người đi kèm, đều cầm gươm, đánh thanh la đốc thúc quân lính khiêng đi cho đều tay. Trong phủ, tuỳ chỗ, điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể đầu non. Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp , vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường.”
A. to
B. cành lá rườm rà
C. từ bên bắc chở qua sông đem về
D. cầm gươm, đánh thanh la đốc thúc quân lính
E. giống như một cây cổ thụ
F. rễ dài đến vài trượng
G. bày vẽ ra hình núi non bộ
H. tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề
I. ồn ào như trận mưa sa gió táp , vỡ tổ tan đàn
K. kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường.
2. Bài mới 
* Giới thiệu bài :Trong chương trình và SGK Ngữ văn lớp 8, miêu tả chủ yếu được đề cập đến ở dạng miêu tả bên ngoài. Đối với tả người đó là miêu tả ngoại hình. Chương trình Ngữ văn lớp 9 tiếp tục rèn luyện miêu tả nhưng có nâng cao và phát triển thêm đó là miêu tả nội tâm nhân vật.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS 
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm 
*GV cho HS đọc phần I trong SGK.	
1. Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích và thực hiện các yêu cầu sau: 
a) Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều.
(- Những câu tả cảnh : 6 câu đầu và 8 câu cuối.
- Những câu miêu tả tâm trạng : 8 câu giữa. )
b) Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật ?
(đồng điệu cùng nhau.)
c) Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc họa nhân vật trong văn bản tự sự ?
( khắc họa được chân dung tinh thần của nhân vật )
2.Đọc đoạn văn và nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả.
“ Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo lại một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.”
 (Miêu tả nội tâm thông qua ngoại hình : miêu tả gián tiếp)
* GV nói thêm : Tám câu cuối của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” thực sự là tả cảnh ngụ tình chứ không chỉ thuần tuý tả cảnh.
Hoạt động 2 : Bài tập 
* GV nêu định hướng và yêu cầu của mỗi bài tập. Sau đó cho HS tiến hành làm bài, các HS khác nhận xét.GV đúc kết , cho điểm.
1. Thuật lại đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôi, chú ý miêu tả tâm trạng nàng Kiều. ( HS tự làm )
2 . Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn.(HS tự làm theo gợi ý của GV)
I/ BÀI HỌC :
1. Thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự?
- Nội tâm là những suy nghĩ, tâm trạng, thái độ, tình cảm sâu kín của nhân vật. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. 
2. Các cách thức khác nhau để miêu tả nội tâm nhân vật
 Chú ý hai cách :
a/- Miêu tả nội tâm trực tiếp : diễn tả trực tiếp những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật.
b/ Miêu tả nội tâm gián tiếp : thông qua miêu tả ngoại hình của nhân vật (nét mặt, cử chỉ, trang phục  của nhân vật hoặc có khi miêu tả cảnh vật).
 II/ BÀI TẬP :
Bài 1 :Tìm hiểu “Mã Giám Sinh mua Kiều ”
* Yêu cầu : 
a. Đoạn thơ tả chân dung Mã Giám Sinh mười câu .
- Đoạn tả nội tâm của Kiều 4 câu .
b. Viết thành văn xuôi .
- Ngôi kể : số 1 ( Kiều ) hoặc số 3 ( người chứng kiến ). 
- Nhân vật chính : Mã Giám Sinh 
à Miêu tả vẻ ngoài .
- Miêu tả nội tâm Thuý Kiều .
Ví dụ : “ Kiều đang trong tâm trạng đau đớn xót xa , từ trong phòng bước ra ngoài mà nàng tưởng mình bắt đầu dấn thân vào cuộc đời đen tối ”. 
Bài 2 : Diễn tả tâm trạng của em sau khi gây ra chuyện không hay với bạn
	4. Củng cố :
	 - Cho HS đọc lại ghi nhớ.
	5. Hướng dẫn tự học
	- Học bài.
	- Phân tích một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả tâm trạng nhân vật đã học: phân tích tâm trạng của Thúy Kiều thể hiện ở tám câu thơ cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. 
	- Chuẩn bị : Lục Vân Tiên gặp nạn.
IV.RÚT KINH NGHIỆM :
=========================================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_31_den_40.doc