Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 36 đến 91 - Giáo viên: Lê Thị Lệ - Trường THCS Sơn Trung

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 36 đến 91 - Giáo viên: Lê Thị Lệ - Trường THCS Sơn Trung

 Tiết36

 KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

 ( Trích truyện kiều)

 - Nguyễn du-

 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

 1. Kiến thức:

 - Nỗi bẽ bàng buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng chung thủy, hiếu thảo của nàng.

 - Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.

 2. Kĩ năng:

 - Bổ sung kiến thức đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại.

 - Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

 - Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.

 - Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.

 3. Thái độ: Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, yêu mến lao động; ngợi ca cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.

 B. CHUẨN BỊ:

 - GV: + SGK,SGV, STK Ngữ văn 9 (tập 1).

 + Các tài liệu tham khảo khác; Sưu tầm một số lời bình về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích;

 + Bảng phụ và tranh ảnh về Truyện Kiều.

 - HS: đọc và soạn bài

 

doc 149 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 36 đến 91 - Giáo viên: Lê Thị Lệ - Trường THCS Sơn Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS14/10/2010 ND 16/10/2010 
 Tiết36 
 kiều ở lầu ngưng bích
 ( Trích truyện kiều)
 - Nguyễn du- 
 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
 1. Kiến thức:
 - Nỗi bẽ bàng buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng chung thủy, hiếu thảo của nàng.
 - Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
 2. Kĩ năng:
 - Bổ sung kiến thức đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại.
 - Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
 - Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.
 - Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
 3. Thái độ: Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, yêu mến lao động; ngợi ca cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.
 B. Chuẩn bị:
 - GV: + SGK,SGV, STK Ngữ văn 9 (tập 1). 
 + Các tài liệu tham khảo khác; Sưu tầm một số lời bình về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích;
 + Bảng phụ và tranh ảnh về Truyện Kiều.
 - HS: đọc và soạn bài
 C. Tiến trình các hoạt động dạy học
 * Bước 1:
 1, ổn định lớp:
 2, kiểm tra bài cũ: Trả bài kiểm tra 15 phút
 * Bước 2: Bài mới (GV thuyết trình)
 Hoạt động của GV- HS
 Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s đọc- tiếp xúc văn bản:
I. Tìm hiểu chung:
* MT: Chú thích (vị trí, từ khó), bố cục, phương thức biểu đạt
* PP: Đọc diễn cảm, vấn đáp, tìm hiểu 
GV hướng dẫn đọc. HS đọc - nhận xét
.GV cho học sinh tìm hiểu chú thích.
H. Xác định vị trí đoạn trích trong Truyện Kiều?
H. Trong đoạn trích có từ ngữ nào khó hiểu?
H. Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt nào?
H. Đoạn trích có thể chia thành mấy phần? Em có nhận xét gì về bố cục của đoạn trích ?
-> HS dựa vào nội dung đoạn trích để chia bố cục và nhận xét.
H. Em có cảm nhận chung gì về đoạn trích này?
 1. Đọc:
 2. chú thích:
 * vị trí: - Sau đoạn Mã Giám Sinh lừa Kiều, bị nhốt ở lầu xanh , từ câu 1033- 1054, thuộc phần II- Gia biến và lưu lạc.
- Đoạn trích miêu tả tâm trạng Thuý Kiều trong cảnh bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
 * Từ khó:
 3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, tự sự, miêu tả.
 4.. Bố cục: 3 phần
- 6 câu đầu: Tâm trạng của Kiều trước lầu Ngưng Bích.
- 8 câu tiếp theo: Nỗi lòng thương nhớ.
- 8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn âu lo của Kiều thể hiện qua cách nhìn cảnh vật.
ị Đây là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình rất đặc sắc: cảnh vật thiên nhiên được nhìn tả qua con mắt, tâm trạng của nhân vật trữ tình: một tâm trạng rất cô đơn buồn nhớ, rất đỗi bơ vơ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s Đọc-hiểu văn bản:
II. Đọc – hiểu văn bản:
* MT: Tâm trạng của Kiều trước làu Ngưng Bích, bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích, nghệ thuật (tả cảnh ngụ tình)
* PP: Đọc snág tạo, vấn đáp, thảo luận, bình...
* Học sinh đọc 6 câu thơ đầu.
H. Hãy nhận xét về đặc điểm của không gian trước lầu Ngưng Bích? (Chú ý không gian mở theo chiều rộng, chiều xa, chiều cao qua cái nhìn của Kiều)
-> HS nhận xét qua các hình ảnh.
H. Hai chữ "khoá xuân" gợi cảnh tượng gì ở Kiều?
-> HS suy nghĩ về nghĩa của từ, từ đó rút ra nhận xét.
H. Hình ảnh " mây sớm đèn khuya " gợi tính chất gì của thời gian?
-> HS liên tưởng, nhận xét.
H. Qua khung cảnh thiên nhiên ấy cho thấy Kiều đang ở hoàn cảnh, tâm trạng như thế nào? 
- HS rút ra tiểu kết mục 1. GV khái quát lại và chuyển ý 2.
 1. Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều
- Không gian trước lầu Ngưng Bích mênh mông, hoang vắng được gợi bằng những hình ảnh: 
+ Có cái xa của non xa (dãy núi xa mờ), cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
+ Có cái gần của ánh trăng.
+ Có cái rợn ngợp mênh mông của bốn bề bát ngát.
+ Khoá xuân: Lầu Ngưng Bích rợn ngợp, không một bóng người, không sự giao hoà giữa thiên nhiên giam một thân phận cô đơn trơ trọi.
- Thời gian: " mây.....khuya" - tuần hoàn khép kín, Kiều bị giam hãm trong không gian trơ trọi, chỉ làm bạn với mây sớm, đèn trăng.
ị Nàng Kiều rơi vào hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp.
* Học sinh đọc 8 câu tiếp.
H. Trong cảnh ngộ của mình Kiều đã nhớ tới ai? Nhớ ai trước, ai sau? Nhớ như thế có hợp lý không?
-> HS trả lời, GV nhận xét, kết luận. 
H. Kiều nhớ Kim Trọng như thế nào? Tại sao nàng lại nhớ sâu sắc như vậy?
-> HS chỉ ra những biểu hiện...
H. Em hiểu " Tấm son...phai " như thế nào?
-> HS nêu cách hiểu của mình.
H. Qua đó em cảm nhận được tâm trạng gì của Kiều khi nhớ chàng Kim?
-> HS nhận xét.
 2. Nỗi thương nhớ người thân yêu.
- Kiều nhớ Kim Trọng và nhớ cha mẹ. 
Nhớ Kim Trọng trước -> phù hợp với quy luật tâm lí, thể hiện sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du.
a. Kiều nhớ Kim Trọng :
- Nhớ buổi thề nguyền đính ước.
- Tưởng tượng Kim Trọng đang nhớ về mình vô vọng.
 - Tấm son ... phai: Khẳng định lòng thuỷ chung son sắt của Kiều dành cho Kim Trọng không bao giờ phai.
ị Kiều nhớ Kim Trọng với nỗi đau đớn xót xa.
- HS đọc câu thơ thể hiện tâm trạng Kiều khi nhớ cha mẹ. (Từ câu 11 đến câu 14)
H.Nỗi nhớ cha mẹ có khác gì với cách thể hiện nỗi nhớ người yêu.
- HS chỉ ra sự khác nhau.
H. Hãy phân tích nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh của tác giả để sáng tỏ điều đó?
- HS chỉ ra tác dụng của cách dùng từ ngữ của Nguyễn Du.
H. Em có nhận xét gì về tấm lòng Thuý Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng.
- HS rút ra tiểu kết, GV khái quát chung phần 2.
GV bình: Trong hoàn cảnh ở lầu Ngưng Bích :
Kiều là người đáng thương nhất, nhưng người đã quên cảnh ngộ bản thân để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ . Kiều là người thuỷ chung, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha đáng trọng.
b. Kiều nhớ cha mẹ :
* Nỗi nhớ cha mẹ: Kiều thương và xót.
- Thương : Cha mẹ sáng, chiều tựa cửa ngóng tin con, trông mong sự đỡ đần.
- Xót : Lúc cha mẹ tuổi già sức yếu mà không được chăm sóc......
- Nghệ thuật: + Các thành ngữ : "quạt nồng ấm lạnh"
+ Điển cố: Sân lai, gốc tử. 
Thể hiện tình cảm trực tiếp xót thương, ân hận vì không báo đáp cha mẹ.Thể hiện tấm lòng hiếu thảo của Kiều.
Hoạt động 3: Hướng dẫn h/s tiểu kết:
III. Tiểu kết:
* MT: Hiểu tâm trạng và nỗi nhớ thương người thân của Kiều nơi lầu Ngưng Bích
* PP: Vấn đáp, đọc diễn cảm...
H. Qua phân tích trên em có cảm nhận gì về tình cảnh và nỗi thương nhớ người yêu, cha mẹ của nàng Kiều
- Tình cảnh cô đơn tội nghiệp ngày đêm chỉ biết làm bạn với trăng sao.
- Lòng hiếu thảo của Kiều, thủy chung với người yêu
Hoạt động 4: Hướng dẫn h/s luyện tập
IV. Luyện tập:
* MT: Hiểu được tả cảnh ngụ tình nơi lầu Ngưng Bích
* PP: Làm việc độc lập, viết đoạn văn ngắn...
Hãy viết đoạn văn ngắn khỏang 5-7 câu trình bày cảm nhận về tình cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều thể hiện qua 6 câu đầu đoạn trích?
- Không gian trơ trọi, hoang vắng
- Cô đơn trước không gian rộng lớn, rợn ngợp ị nàng đã rơi vào sự cô đơn tuyệt đối.
 * Bước 3: Củng cố, dặn dò: 
- Nắm vững vị trí đoạn trích, nội dung đoạn 1-2.
- Đọc thuộc lòng đoạn trích
- Chuẩn bị tiếp đoạn trích để học tiết 2 (tiếp theo)
 Tiết 37
 * Bước 1:
 1,ổn định lớp,
 2, Kiểm tra bài cũ.
 H. Đọc thuộc lòng đoạn trích " Kiều ở lầu Ngưng Bích"? Nêu cảm nhận về tình cảnh của kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích?
 * Bước 2: Bài mới (GV thuyết trình)	
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần 3
* MT: Tâm trạng của Kiều 8 câu tiếp
* PP: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thảo luận nhóm...
GV cho học sinh tiếp tục tìm hiểu hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản:
*Học sinh đọc 8 câu cuối.	
H.Cảnh là thực hay hư? Mỗi cảnh vật có nét riêng nhưng đồng thời lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều. Em hãy phân tích và chứng minh điều đó?
-> HS rút ra nhận xét.
- GV bổ sung về diễn biến cuộc đời Kiều ở các phần tiếp theo.
H. Nhận xét cách dùng điệp ngữ " buồn trông" và các từ láy ở cuối đoạn?
-> HS chỉ ra và nhận xét về cách điệp ngữ và dùng từ láy trong đoạn thơ.
H. Em cảm nhận như thế nào về hoàn cảnh và tâm trạng của Kiều qua 8 câu cuối?
II. Đọc –hiểu văn bản:
3. Nỗi buồn cô đơn tuyệt vọng 
- Cảnh trong tâm trạng Kiều.
+ Nhớ mẹ, nhớ quê hương -> cảm nhận qua cánh buồm thấp thoáng xa xa.
+ Nhớ người yêu, xót xa duyên phận như hình ảnh " hoa trôi man mác ".
+ Buồn cho cảnh ngộ mình nghe tiếng sóng mà ghê sợ.
ị Cảnh được nhìn từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác mông lung đến toát lên nỗi lo âu kinh sợ, dự báo một cuộc đời đầy sóng gió hãi hùng sẽ nổi lên và xô đẩy, vùi d ập cuộc đời Kiều.
- Nghệ thuật: Điệp ngữ "buồn trông", từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm đã tạo âm hưởng trầm buồn, gợi sự liên tưởng về số phận Kiều và trở thành điệp khúc tâm trạng.
ị Nỗi buồn cô đơn, đau đớn, xót xa, bế tắc tuyệt vọng. Đó là sự cô đơn thân phận nổi trôi vô định, nỗi buồn tha hương, lòng thương nhớ người yêuvà cha mẹ, và cả sự bàng hoàng lo sợ. Ngay sau lúc này Kiều đã mắc lừa Sở Khanh để rồi lâm vào cảnh 
" Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần."
 Hoạt động 2. Hướng dẫn HS tổng kết
 III. Tổng kết:
* MT: Thấy nét đặc sắc nghệ thuật, nội dung
* PP: Đọc diễn cảm, vấn đáp...
GV chia nhóm thảo luận đại diện trả lời
H.Đặc sắc nghệ thuật được thể hiện qua đoạn trích là gì ?
H. Tất cả tập trung thể hiện nội dung gì của đoạn trích?
? Thái độ tình cảm của Nguyễn Du với nhân vật như thế nào ? 
-> HS tổng kết về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đọc ghi nhớ.
 1. Nghệ thuật:
 - Sự kết hợp các ptbđ
 - Tả cảnh ngụ tình
 - Sử dụng từ ngữ
 2. Nội dung:
 - Tình cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều
 - Lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng
 - Lòng nhân đạo của Nguyễn Du
Hoạt động IV. Hướng dẫn Học sinh luyện tập
 IV. Luyện tập:
* MT: Tâm trạng Kiều trong cảnh
* PP: Vấn đáp, bình,...
- Tả cảnh ngụ tình là gì? Bằng chi tiết trong đoạn trích hãy làm rõ?
 -> Tả cảnh ngụ tình là sử dụng hình ảnh thiên nhiên để gửi gắm tình cảm, tâm trạng. Đặc biệt qua 8 câu cuối của đoạn trích.
* Bước 3: Củng cố, dặn dò: 
- Nắm vững nội dung nghệ thuật của đoạn trích
- Đọc thuộc lòng đoạn trích
- Làm tiếp các bài tập, các đề tham khảo liên quan đến đoạn trích
- Chuẩn bị “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”
NS17/10/2010 ND 19/10/2010
 Tiết 38 
 lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga
 (Trích truyện Lục Vân Tiên)
 - nguyễn đình chiểu-
 A. Mục tiêucần đạt: Giúp học sinh:
 1. Kiến thức:
 - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
 - Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm truyện Lục Vân Tiên
 - Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên
 - Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phảm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga
 2. Kĩ năng:
 - Đọc – hiểu một đoạn trích đoạn thơ
 - Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa trong đoạn tríc ...  tiêu đề cho bàI thơ
2.Tiến hành:
- Tập làm bài thơ tám chữ 
a) Tập trình bày bài thơ của mình theo nhóm (bàn)
b) Trình bày bài thơ trước lớp
Đại diện: HS (nhóm) trình bày bài thơ
+ Đọc bài thơ
+ Bình bài thơ
c) GV đọc một đoạn thơ cho HS làm tiếp thành bài 
 *Nhớ bạn
 Ta chia tay nhau phượng đỏ đầy trời 
 Nhớ những ngày rộn rã tiếng cười vui
 Và nhớ những đêm lửa trại tuyệt vời
 Quây quần bên nhau long lanh lệ rơi
 *Nhớ trường
 Nơi ta đến hàng ngày quen thuộc thế
 Sân trường mênh mông, nắng cũng mênh mông
 Khăn quàng tung bay rực rỡ sắc hồng
 Nay xa bạn bè, sao thấy bâng khuâng
*Hoạt động 2: Luyện tập
- Tiếp tục tập làm(sáng tác) thơ tám chữ
D. Củng cố – dặn dò:
 - Nhận xét giờ thực hành cuả HS
 - Chọn một bài hay bình nội dung
 - Về nhà tự làm 1 bài thơ tặng bạn theo đề tài mùa xuân.
NS
NS 20/12/09 ND 22/12/09
 Tiết 89
 Hướng dẫn đọc thêm
 Những đứa trẻ
 (Trích: Thời thơ ấu - Mac-xim Go-rơ-ki)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
 - Cảm nhận được tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này.
 - Cảm động trước những tâm hồn trẻ thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của M-GO- Rơ - ki trong đoạn trích tự thuật này.
 - Rèn kỹ năng đọc, kể, phân tích tác phẩm tự sự, tự thuật
B.Chuẩn bị: 
 - Chân dung M-GO-Rơ-ki và tác phẩm thời thơ ấu
 - Đọc kỹ: “Thời thơ ấu” và soạn bài theo SGK
C.Tiến trình bàI dạy:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Cảm nhận về tâm trạng nhân vật tôi khi trở lại cố hương trong đo
 3.Dạy Bài mới: Giới thiệu bài: 
 - Chúng ta đã tiếp xúc với văn học Nga qua tác giả Ê-Ren-Bua. Hôm nay chúng ta vào tìm hiểu chuyện tự thuật đời mình của đại văn hào Nga Mac-Xim_Go- Rơ-ki: “Thời thơ ấu”
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc-tiếp xúc văn bản:
I. Đọc tiếp xúc văn bản:
- GV – HS đọc
Lưu ý các đoạn đối thoại 
- HS tóm tắt theo gợi ý của GV
? Em có hiểu biết gì về nhà văn Go-rơ-ki?
? Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào?
? Em có nhận xét gì về bố cục của bài văn
2.Tìm hiểu chú thích: 
a.Tác giả: Mac-xim Go-rơ-ki
Tên A-lêch-xâyPê-S-Cốp nhà văn lớn của nước Nga và thế giới thế kỷ 20
b.Tác phẩm: “Thời thơ ấu" gồm 13 chương 
đoạn trích những đứa trẻ ở chương 9 khi A-Li-Ô-Sa khoảng 9,10 tuổi. Sáng tác vào những năm 1913-1914, năm ông ngoài 40 tuổi. Ông kể lại mấy chục năm về trước, từ lên 3 đến lên 10.
3.Bố cục: 3 phần
 -Phần 1: đầu->cúi xuống: Tình bạn tuổi thơ trong trắng 
-Phần 2: tiếp ->đến nhà tạo: Tình bạn bị cấm đoán 
-Phần 3: Còn lại: Tình bạn vẫn tiếp tục 
4. Trình tự kể: Câu chuyện được kể theo trình tự thời gian, theo ngôi kể thứ nhất 
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc-hiểu văn bản
II. Đọc hiểu văn bản:
? Quan sát văn bản cho biết: hoàn cảnh của những đứa trẻ trong đoạn trích? 
? Vì sao những đứa trẻ lại sớm quen thân và quý mến nhau?
- (Học sinh thảo luận và trả lời)
- GV tổng kết
? Trong thời thơ ấu của mình điều gì để lại ấn tượng sau nhiều năm nhà văn vẫn nhớ?
1.Những đứa trẻ sống thiếu tình thương:
- Hoàn cảnh: A-Li-Ô-Sa:bố mất, mẹ đi lấy chồng, ở với ông bà ngoại, bà hiền hậu, ông thì rất dữ đòn. A-li-ô-sa thường bị ông đánh
-> Nhà thường dân hèn hạ 
Ba đứa trẻ nhà ông đại tá: Sống trong cảnh giàu sang nhưng mẹ đẻ đã chết ở với gì ghẻ bị bố cấm đoán và luôn bị đánh đòn
- Chúng có hoàn cảnh giống nhau: Đều sống thiếu tình thương, thiếu mái ấm của cha mẹ và gia đình nên chúng trở thành thân thiết đó là tình cảm tự nhiên rất ngây thơ, trong trắng, hồn nhiên của trẻ thơ.
-> ấn tượng để lại sâu đậm trong lòng nhà văn: Ngọt ngào của tình cảm trong trắng trẻ thơ đồng thời hình ảnh ông đại tá mặc áo choàng đen như một bóng đen đè nặng lên tuổi thơ của những đứa trẻ sống thiếu tình thương này
? Tìm trong bài văn những chi tiết kể về cảm nhận của A-Li-Ô-Sa về 3 đứa trẻ hang xóm?
(Những đứa trẻ đến với nhau theo lối nào? Em nhận xét gì về chúng?)
? Chúng nói với nhau những chuyện gì? nói trong tư thế nào?
? Những chuyện của bọn trẻ là gì?
? Thái độ của người kể và người nghe?
? Qua bài văn em có nhận xét gì về biệt tài kể chuyện của A-Lếch-Xây Pê-S cốp?
2.Tuổi thơ trong trắng mơ mộng 
+ Những đứa trẻ đến với nhau theo kiểu trẻ thơ
- Không đi bằng cổng chính
- Khi ngồi vắt vẻo trên cây
- Khi qua cái lỗ, cái ngách hẹp của hàng rào
*Nói chuyện với nhau trong tư thế: ngồi xổm, quì xuống, chỉ “ khe khẽ” với nhau.
*Nơi trò truyện: Trên cái xe trượt tuyết đã hỏng.
-> Cuộc hẹn hò vụng trộm là cả một thế giới thần tiên. Cả bọn đều sung sướng, cảm động và “Chúng vừa ngắm nhìn nhau, vừa nói chuyện rất lâu” 
*Chuyện của bọn trẻ
- Về người mẹ đã mất sẽ trở về và mụ dì ghẻ trong cổ tích. Chuyện cổ tích bà đã kể: 
“Những con chim non bẫy được"
-> Chuyện rôm rả mà chẳng quan trọng gì
-> Người kể thì say sưa, khi nào quên thì đợi đấy để chạy về nhà “hỏi lại bà tôi đã”
-> Người nghe: chăm chú, nếu không tin thì được giải thích để tin: 2 đứa em : “im lặng lắng nghe”, thằng anh: "mỉm cười"
+ Cách kể chuyện: đan xen giữa chuyện đời thường và chuyện cổ tích
->Khéo léo dựng chuyện li kỳ và dẫn dắt truyện rất hấp dẫn tài tình
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết
III. Tổng kết
? Những nét đặc sắc của nghệ thuật và nội dung?
1.Nghệ thuật: - Biệt tài kể chuyện
2.Nội dung: Tình bạn thân thiết giữa những đứa trẻ sống thiếu tình thương.
d. củng cố, dặn dò: 
 - Năm vững về tác giả, tóm tắt được tác phẩm
 - Nắm vững nội dung, nghệ tuật của tác phẩm
 - Chuẩn bị: Tiết 90: Trả bài kiểm tra học kì I
	NS 21/12/09 ND 23/12/09
Tiết 90
 Trả bàI kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
A.Mục tiêu bàI học: Giúp học sinh:
 + Hệ thống hóa, củng cố các kiến thức ở 3 phân môn trong ngữ văn 9 tập 1 làm cơ sở để tiếp thu kiến thức ở các phần tiếp theo
 + Đánh giá đựơc các ưu điểm, nhược điểm của một bài viết cụ thể. ở phần tự luận và các kiến thức cơ bản trong phần trắc nghiệm 
B.Chuẩn bị:
 - GV: Đề bài, đáp án 
 - HS : tự chữa bài, rút kinh nghiệm
C.Tiến trình bàI dạy:
 1.Tổ chức:
 2.Kiểm tra:
 3.Bài mới: Giới thiệu bài:
*Hoạt động 1: Bài mới: *. Đề bài: Tiết 85+86 
Phần I: Trắc nghiệm ( Trả lời đúng mỗi câu 0,5 điểm) 3 điểm
Câu
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8
Trả lời
 A
 C
 D
 D
 D
 B
 C
 D
 II. Tự luận: 6 điểm
* Nội dung:
Câu 1: Thuyết minh đầy đủ tác giả, tác phẩm ( 1,5 điểm)
Tác giả: + Tên, năm sinh, quê...
 + Xuất thân
 + Bối cảnh xã hội
 + Lòng nhân ái
- Tác phẩm: + Nội dung
 + Nghệ thuật: 
Câu 2: Làm đúng kiểu câu, đầy đủ các ý theo yêu cầu của đề (4 điểm)
- MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm hoặc đi thẳng vào vấn đề 
- TB: + Giới thiệu chung giá trị tác phẩm
 + Hoàn cảnh sống và làm việc
 + Suy nghĩ của anh thanh niên về công việc
 + Chủ động tạo cho mình nề nếp, đời sống, tinh thần...
 + Tính cách và phẩm chất
 + Khiêm tốn, trung thực, nhân hậu...
- TB: Khẳng định lại vấn đề.
 *. Hình thức:	
- Đảm bảo hình thức của một bài văn nghị luận phân tích chứng minh.
- Bố cục rõ ràng.
- Diễn đạt mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, không sai lỗi chính tả ; đảm bảo nội dung yêu cầu; dẫn chứng, lí lẽ phong phú. 
- Bài khá phải có sự sáng tạo, mang dấu ấn cá nhân
* . Nhận xét:
- Ưu điểm
- Nhược điểm
*. Đọc một số bài làm hay.
*. Trả bài lấy điểm học kì.
d. củng cố, dặn dò:
 - Nắm vững kiến thức ba phân môn học kì I
 - Về nhà làm lại đề bài
 - Chuẩn bị bài: Bàn về đọc sách
=======********=======
 Học kì II
Ngày soạn:04-01-2008
 Tuần 19 - Bài 18
 Tiết 91: Bàn về đọc sách (T1)
 - Chu Quang Tiềm -
A.Mục tiêu cần đạt:
 - Hướng dẫn học sinh đọc,tìm hiểu tác giả, từ khó, bố cục văn bản. Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục.
 - Tích hợp với Tiếng Việt ở bài Khởi ngữ, với Tập làm văn ở bài Phép phân tích và tổng hợp.
 - Rèn kĩ năng tìm và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn bản nghị luận.
B. Chuẩn bị:
Bảng phụ.
C. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động 1: Khởi động
 * ổn định tổ chức:
 * Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của học sinh
 * Dạy bài mới: Giới thiệu chương trình Ngữ văn – phần văn học kì II.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc-tiếp xúc văn bản:
I. Đọc – tiếp xúc văn bản:
- Giáo viên nêu yêu cầu đọc, hướng dẫn học sinh đọc, gọi học sinh đọc bài.
? Văn bản thuộc thể loại gì?
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
Giải nghĩa các từ khó SGK
? Văn bản có bố cục mấy phần? Nêu ý mỗi phần?
1. Đọc:
- Đọc rõ ràng rành mạch,nhưng vẫn với giọng tâm tình, nhẹ nhàng như lời trò chuyện.
- Chú ý hình ảnh so sánh trong bài.
2.Thể loại:
-Văn bản nghị luận (lập luận giải thích một vấn đề xã hội)
3. Tìm hiểu chú thích:
a. Tác giả(SGK)
b. Từ khó(SGK)
4. Bố cục: 2 phần
P1(phát hiện thế giới mới): Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn.
P2 (còn lại): Đọc sách cần đọc chuyên sâu mới thành học vấn.
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản
II. Đọc – hiểu văn bản
Theo dõi phần đầu văn bản và cho biết:
-Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách,tác giả đưa ra những luận điểm nào?
-Nếu học vấn là những hiểu biếthọc tập thì học vấn thu được từ đọc sách là gì?
-Khi cho rằng học vấn không chỉ là chuyện đọc sáchcủa học vấn. Tác giả muốn ta nhận thức được điều gì về đọc sách và quan hệ đọc sách với học vấn?
*Luận điểm về sự cần thiết của việc đọc sách,tác giả phân tích rõ trong trình tự các lí lẽ nào?
-Theo tác giả: Sách lànhân loại=>Em hiểu ý kiến này như thế nào?
?Những cuốn sách giáo khao em đang học có phải là di sản tinh thần không?
-Vì sao tác giả lại quả quyết rằng:Nếu.xuất phát.?
Hoạt đông nhóm:
Các nhóm trả lời câu hỏi:
1.Theo ý kiến của tác giả, Đọc sách là hưởng thụ,là chuẩn bị trên con đường học vấn.Em hiểu ý kiến này như thế nào?
2.Em hưởng thụđược những gì từ việc đọc sách Ngữ văn để chuẩn bị cho học vấn của mình?
3.Với những lí lẽ trên của tác giả đem lại cho em hiểu biết gì về sách và lợi ích của việc đọc sách?
1. Vì sao phải đọc sách?
*Luận điểm:"Đọc sách.của học vấn"
-Đó là những hiểu biết của con người do đọc sách mà có.
-Học vấn được tích lũy từ mọi mặt trong hoạt động, học tập của con người.
-Trong đó đọc sách là một mặt nhưng đó là mặt quan trọng.
-Muốn có học vấn không thể không đọc sách.
*Lí lẽ:
-Sách là kho tàngtinh thần nhân loại.
-Nhất định.trong quá khứ làm xuất phát .
-Đọc sách là hưởng thụ.con đường học vấn.=>Sách là thành tựu đáng quý, muốn nâng cao học vấn cần dựa vào thành tựu này.
-Tủ sách của nhân loại đồ sộ, có giá trị.Sách là những giá trị quý giá,là tinh hoa trí tuệ, tư tưởng, tâm hồn của nhân loại được mọi thế hệ lưu giữ cẩn thận.
*Có, vì nó là một phần tinh hoa học vấn của nhân loại.
Vì :Sách lưu giữ tất cả học vấn của nhân loại. Muốn nâng cao học vấn cần kế thừa thành tựu này.
(Các nhóm trả lời vào bảng phụ)
*Sách là vốn quý của nhân loại,đọc sách là cách để tạo học vấn, muốn tiến lên trên con đường học vấn, không thể không đọc sách.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_36_den_91_giao_vien_le_thi_le_truong.doc