Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 43 đến tiết 89

Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 43 đến tiết 89

Tổng kết từ vựng

 1.Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

- Nắm vững hơn từ đơn và từ phức, thành ngữ nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

- Học sinh biết vận dụng những kiến thức về từ vựng để làm bài tập

- Giáo dục học sinh yêu tiếng mẹ đẻ

 2. Chuẩn bị: * Giáo viên:

 - Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, bài soạn

 - Tài liệu: SGK,SGV.

 * Học sinh: SGK, vở ghi, sách bài tập, đồ dùng học tập.

 3. Phương pháp: Diễn dịch, hoạt động nhóm.

 4.Tiến trình giờ dạy:

 4.1Ổn định tổ chức lớp: (30”)

- Lớp: - Sĩ số: - Vắng:

 4.2 Kiểm tra bài cũ:

(Gv lồng vào bài mới)

 4.3Bài mới: (30”) (GV giới thiệu vào bài mới)

 

doc 183 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 993Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 43 đến tiết 89", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:	 	Tuần: 9
 Ngày dạy:	 	Tiết: 43
Tổng kết từ vựng
 1.Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Nắm vững hơn từ đơn và từ phức, thành ngữ nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
- Học sinh biết vận dụng những kiến thức về từ vựng để làm bài tập
- Giáo dục học sinh yêu tiếng mẹ đẻ
 2. Chuẩn bị: * Giáo viên:
	- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, bài soạn
	- Tài liệu: SGK,SGV.
 * Học sinh: SGK, vở ghi, sách bài tập, đồ dùng học tập.
 3. Phương pháp: Diễn dịch, hoạt động nhóm.
 4.Tiến trình giờ dạy:
 4.1ổn định tổ chức lớp: (30”)
- Lớp:	- Sĩ số:	- Vắng:
 	4.2 Kiểm tra bài cũ:
(Gv lồng vào bài mới)
 4.3Bài mới: (30”) (GV giới thiệu vào bài mới)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Phần ghi bảng
* Từ đơn nghĩa là gì? Cho VD minh họa.
* Từ phức là từ ntn? Lấy VD.
* Có mấy loại từ phức. Đó là từ nào?
* Thế nào là từ nghép? Từ lấy? Lấy VD.
* Yêu cầu của bài tập này là gì?
* Tìm từ láy “Giảm nghĩa” và từ láy “Tăng nghĩa” so với nghĩa của yếu tố gốc.
* Để tìm được từ láy giảm nghĩa hay tăng nghĩa, trước hết ta phải làm gì?
* Dựa vào nghĩa gốc, hãy xác định từ láy giảm nghĩa và từ láy tăng nghĩa?
* Thành ngữ là gì? 
* Nghĩa của thành ngữ thường được bắt đầu từ đâu?
* Hãy chỉ ra những thành ngữ mà em biết?
* Em hiểu tục ngữ là gì?
Lấy VD.
* Xác định tổ hợp nào là thành ngữ, tổ hợp nào là tục ngữ?
* Hãy giải nghĩa các thành ngữ, tục ngữ đó?
* Tìm 2 thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và 2 thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật?
- GV kẻ bảng làm 2 phần.
- GV bấm thời gian và bắt đầu 2 nhóm cử lần lượt lên tìm. Hết giwof, nhóm nào tìm được nhiều hơn sẽ thắng.
* Tìm 2 dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương?
* Nghĩa của từ là gì? CHo VD.
* Xác định yêu cầu của BT2?
* Cách giải thicsh nào trong 2 cách giải thích sau là đúng? Vì sao?
* Một từ gồm có mấy nghĩa?
* Em hiểu gì về hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
* Xác định yêu cầu của BT2?
- HS trả lời.
- HS trả lời miệng.
HS trả lời.
 +) Từ ghep: Gồm những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
VD: Quần áo, giày dép, xăng dầu
 +) Từ lấy: Gồm những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
VD: Đo đỏ, nho nhỏ, đẹp đẽ
- Xác định từ ghép, từ láy:
- HS lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
- Xác định yếu tố gốc.
- HS trình bày yếu tố gốc.
- HS trả lời.
- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của cá từ tạo lên nó nhưng thường thông qua 1 số phép chuyển ý như: ẩn dụ, so sánh.
- VD: Mẹ tròn con vuông, mặt xanh nanh vàn, chuột sa chĩnh gạo, chó cắn áo rách, lên voi xuống chó
VD: 
 +) Ăn cây nào phải rào cây ấy.
 +) Không thầy đố mày làm lên.
 +) Học ăn, học gói, học mở.
- HS làm bằng miệng.
- Đánh trống bổ dùi: Làm việc không đến nơi đến trốn, thiếu trách nhiệm.
- Được voi đòi tiên: Lòng tham vô độ, có cái này lại đòi cái khác.
- Nước mắt cá sấu: Hành động giả dối được che đậy 1 cách tinh vi nhằm đánh lừa người khác.
- “Chó treo mèo đậy”: Muốn tự bảo vệ mình phải tùy cơ ứng biến.
- HS chơi trò chơi tiếp xúc.
 N1: (Dãy ngoài)
 N2: (Dãy trong)
- Mỗi hs chỉ được tìm 1 thành ngữ cho mỗi lần lên bảng.
- HS đại diện cho mỗi dãy giải nghĩa “những” thành ngữ đã tìm.
- HS làm theo nhóm ghi vào bảng phụ.
- Đại diện nhóm trình bày.
N1: Tổ 1
N2: Tổ 2
N3: Tổ 3
N4: Tổ 4
- Nhận xét, chữa bài.
- VD: 
 +) Các từ chỉ hành động rời chở: đi, chạy, đánh, đấm
 +) Chỉ tính chất: tốt, xấu. xanh, đỏ
 +) Chỉ sự vật: cây, biển
- HS trả lời miệng cá nhân
- HS trả lời miệng
- HS trả lời
- HS trả lời.
- HS làm vào vở.
Từ “hoa” (trong “thềm hoa” “lệ hoa”) được dùng theo ý chuyển tuy nhiên không thể coi đây là hiện tượng chuyển ý. Làm xuất hiện từ nhiều nghĩa, vì ý chuyển bày của tư “hoa” là ý chuyển lâm thời, nó chưa làm thay đổi ý của từ, chưa thể đưa vào từ điển
I/ Từ đơn và từ phức (10’):
 1) Từ đơn:
 a) Khái niệm: từ đơn là từ chỉ gồm có 1 tiéng.
 b) VD: Biển, trời, đất
 2) Từ phức:
 a) Khái niệm: Từ phúc là từ 2 hoặc nhiều tiếng.
 VD: Quần áo, xe đạp, sạch sẽ, xôn xao
 b) Phân loại: 2 loại
- Từ nghép.
- Từ láy.
 3) Bài tập:
 a) Bài tập 1: (SGK-122)
Từ ghép
Từ láy
-Ngặt nghèo.
- giam gĩư
- Bó buộc.
- tươi tốt
- Bọt bèo, cỏ cây đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn
- Nho nhỏ
- Gật gù.
- Lạnh lùng
- Xa xôi
- Lấp lánh.
 b) Bài tập 2: (SGK-123)
Từ láy giảm ý
Từ láy tăng ý
- Trăng tráng.
- Đèm đẹp.
- Nho nhỏ.
- Lành lạnh.
- Xôm xốp
- Sạch sành sanh.
- Sát sàn sạt.
- Nhấp nhô
II/ Thành ngữ và tục ngữ:
 (10’)
1) Thành ngữ:
Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị 1 ý nghĩa hoàn chỉnh.
2) Tục ngũ:
Là một câu biểu thị phán đoán nhận định.
3) BT1: (SGK-123)
* Thành ngữ:
- Đánh trống bỏ dùi.
- Được voi đòi tiên.
- Nước mắt cá xấu.
- Chó treo mèo đậy
* Tục ngữ:
- gần mực thì đen, gần đèn thì rạng: Hoàn cảnh sống, môi trường, xã hội có ảnh hưởng đến tính cách, đặc điểm của con người.
4) BT2: (SGK-123)
 a) Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật:
- Đầu voi đuôi chuột.
- Cắn nhau như chó với mèo.
- Mèo mả gà đồng.
- Rồng đến nhà tôm.
- Mèo mù vớ phải cá rán.
b) Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật:
- Bãi bể nương dâu.
- Bèo dạt mây trôi.
- Dây cà ra dây muống
5) BT4: (SGK-123)
 Dấn chứng trong văn chương.
- Bảy nổi ba chìm: sống lênh đênh, gian chuân, lận đận, (“Bánh trôi nước”-Hồ Xuân Hương)
- Kẻ cắp bà già gặp nhau.
- Kién bò miệng chén.
 (“TK báo ân, báo oán”)
III/ Nghĩa của từ: (10’)
 1) KHái niệm:
 Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.
 2) BT2: SGK-123
Chọn cách giải thích đúng, sai: 
 a) Hợp lý.
 b) chưa hợp lý.
 c) Có sự nhầm lẫn giữa ý gốc.
 d) Sai.
3) BT3: SGK-123
- Cách giải thích (b): Đúng.
- Cách giait thích: (a): Vi phạm nguyên tắc quan trọng phải tuân thủ khi giả thích nghĩa của từ, vì đã dùng 1 cụm từ có ý thực thể để giải thích cho 1 từ chỉ đặc điểm, tính chất.
IV/ Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghãi của từ:
 1) Khái niệm: 
- Một từ có thể có 1 nghĩa hay nhiều nghĩa.
 VD: 
 +) Từ 1 nghĩa: Xe đạp, máy nổ, hoa quả,
 +) Từ nhiều nghĩa: chân, xuân
- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
- Trong từ nhiều nghĩa có: 
 +) Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
 +) Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
2) BT2: SGk -124
(hs làm vở)
4.4 Củng cố:
 	Phần bài tập (2’)
4.5 Hướng dẫn học bài ở nhà: (2’)
- Hoàn thiện các BT vào vở.
- Ôn các từ đồng âm, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa cấp dộ khái quát nghĩa của từ ngữ.
 5. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 ------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn:	Tuần: 9
 Ngày dạy:	 Tiết: 44
Tổng kết từ vựng
 1. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Nắm vững hơn các kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9: từ đơn và từ phức, thành ngữ nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và cấp độ khái quát của nghĩa từ ngư, trường từ vựng.
- Học sinh biết vận dụng những kiến thức về từ vựng để làm bài tập
- Giáo dục học sinh lòng yêu tiếng việt.
 2. Chuẩn bị: 
 *Giáo viên:
	- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, bài soạn.
	- Tài liệu: SGK,SGV, từ điển TV.
 * Học sinh:
 -SGK, vở ghi, sách bài tập, đồ dùng học tập.
 3. Phương pháp: diễn dịch, vấn đáp, .hoạt động nhóm.
 4. Tiến trình giờ dạy:
 4.1 ổn định tổ chức lớp: (30”)
 - Lớp:	- Sĩ số:	- Vắng:
 4.2 Kiểm tra bài cũ:
(Kết hợp với bài mới- vì đây là 1 bài mang tính chất tổng kết kiến thức đã học
 4.3 Bài mới: (30”) (GV giới thiệu vào bài mới)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Phần ghi bảng
* Thế nào là từ đồng âm? Cho VD.
* Hãy phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa và từ đồng âm?
* Xác định yêu cầu của BT2
* Thế nào là từ đồng nghĩa? CHo VD minh họa?
* Xác định yêu cầu của BT2?
* Yêu cầu của BT3 là gì?
* Thế nào là từ trái nghĩa? Cho VD?
* Yêu cầu của BT2 là gì?
* Yêu cầu của BT3 là gì?
* Một từ ntn được coi là nghĩa rộng?
* Lấy VD minh họa?
* Yêu cầu của BT2 là gì?
* Trường từ vựng là gì? VD?
* Yêu cầu của BT2 là gì?
- HS trả lời
- HS phân biệt và lấy V
- Hiện tượng từ nhiều nghĩa:
 +) Chín:
 . Chỉ lương thực nấu chín: cơm chín, thức ăn chín.
 . Tài năng suy nghĩ phát triển đến mức cao: tài năng đã chín, suy nghĩ chín,
 . Sự việc có thể phát triển đến giai đoạn cuối có thể thu hoạch hoặc sử dụng được: lúa chín, mít chín.
- Hiện tượng từ đồng âm:
 +) (Con ngụa) “lồng” lên khác “lồng” (vỏ chăn) khác “lồng” (để nhốt gà) khác (Đèn) lồng.
 +) Hòn đá khác đá bóng khác đá lửa
- HS lên bảng.
- Chọn cách hiểu đúng.
- HS chỉ ra và giải thích.
- HS trả lời miệng
- HS trả lời
- HS làm theo nhóm. Nhóm là nhanh thì thắng.
 N1: Tổ 1 N3: Tổ 3
 N4: Tổ 4 N2: Tổ2
- Một học sinh khá của lớp lên bảng.
- Nhận xét chữa bài
- HS trả lời.
- VD:
 Động vật
 Cá
 Thú
Cá rô
Cá mè
chép
Voi
Hươu
- Điền từ thích hợp vào ô trống.
- Gọi 2 hs lên bảng.
HS còn lại làm vào vở.
HS trả lời.
- VD: Trường từ vựng về “tay”.
 +) Các bộ phận của tay: bàn tay, cổ tay, ngón tay, móng tay
 +) Hình dáng của tay: to nhỏ, dày, mỏng, ngắn, nhỏ
 +) Hoạt động của tay: sờ, nắm, cầm, giữ, bóp
- Hs làm vào vở
- Một hs trả lời miệng
- Nhận xét, chữa bài
I/ Từ đơn từ phức:
II/ Thành ngữ:
III/ Nghĩa cảu từ:
IV/ Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
V/ Từ đồng âm (10’)
 1) Khái niệm:
 Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng khác nhau về nghĩa.
VD: Đường (Để ăn: Đường kính, đường phên, đường phèn) >< Đường (Để đi: đường làng, đường quốc lộ 18A, đường lên xã)
* Phân biệt:
Từ nhiều nghĩa
Từ đồng âm
1 từ có nhiều nét nghĩa khác nhau
nhauHai hoặc nhiều từ có nghĩa rất khác nhau
2) BT2: SGK-124
a) Lá
- Chiếc lá.
- lá phổi
->là hiện từ từ nhiều nghĩa.
b) Đường:
- Đường ra trận
- Ngọt như đường.
-> Hiện tượng đồng âm.
Vì nghĩa của chúng hoàn toàn khác nhau, không có mối liên hệ nào với nhau.
VI/ Từ đồng nghĩa: (10’)
1) Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
VD: 
- Hi sinh – chết- từ trần-bỏ mạng
- Máy baco-tàu bay- phi cơ
2) BT2 (SGK-125)
 d) Là cách hiểu đúng
 ( a,b,c) -> không đúng
3) BT3 (SGK-125)
- Xuân: Chỉ 1 mùa trong năm; khoảng thời gian tương ứng với 1 tuổi.
ở đây là lấy bộ phận để thay thế cho toàn thể, 1 hình thức chuyển nghĩa cho phương thức hoán dụ. 
-> tác dụng: Tránh lặp từ và chỉ sự “tươi đẹp, trẻ trung” khiến cho lời văn hóm hỉnh, vừa thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả.
VII/ Từ trái nghĩa:
 1) Khái niệm:
 Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa trái nghĩa.
VD: Trắng - đen
 Xuôi- ngược
 Thấp – cao
 2) BT 2: SGK-125
Xấu đẹp; xa gần; rộng hẹp.
 3) BT 3: SGK-125
- Nhóm “Sống-chết”; Chẵn-lẻ; chiến tranh- hòa binh.
- Nhóm “già-trẻ”; “yêu-ghét”; “cao thấp”; nông sâu”; giàu nghèo”
VIII/ Tốc độ khái quát nghĩa của từ(10’)
 1) Khái niệm:
 Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm  ... ạn.
 *HS: sgk, sbt,vở ghi, đồ dùng học tập 
 3/Phương pháp: 
 Vấn đáp, thảo luận.
 4/Tiến trình bài dạy: 
 4.1 ổn định tổ chức lớp:
 Lớp: 	- Sĩ số: 	- Vắng:
 4.2Kiểm tra bài cũ: 
 ( Không kiểm tra).
 43/ Bài mới:
 (GV dần vào bài mới)
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của trò
Phần ghi bảng
Đề bài gồm mấy phần lớn?
- GV lần lượt đọc các câu hỏi (học sinh trả lời) sau đó đưa 10 đáp án đúng và biểu điểm.
*“Nói có căn cứ , chắc chắn”, người ta sử dụng thành ngữ nào cho cách nói đó?
*Thành ngữ nào để dùng cho cách giải thích “Nói một cách hú hoạ, không có căn cứ”; “ Nói trách móc, chì chiết”; “Nói bốp chát, xỉa xói thô bạo”; “Nói mạnh trái ý người khác, khó tiép thu”?
*Tương tự hãy tìm thành ngữ cho các cách giải thích sau: “Lắm lời đanh đá nói át người khác”; “Thái độ mập mờ, ỡm ờ không nói ra hết ý”; “Nói không khéo, thô cộc, thiếu tế nhị”
 Để làm được câu này em phải( làm gì) xác định những yêu cầu cần đạt ở đây là gì?
 *Em hiểu các từ : “ Quảng trường”, “Công viên nước”, “Đường vành đai”ntn?
*Hãy đặt 3 câu, mỗi câu sử dụng một từ trên?
 *GV đưa ra nhận xét trước khi trả bài:
ưu điểm:
- Hiểu đề, làm đủ và đúng các yêu cầu của đề bài.
- Trình bày bài sạch sẽ, khoa học. 
Nhược điểm:
- Còn nhần kiến thức.
- Hiểu đề chưa sâu.
- Làm bài cẩu thả, còn sai chính tả và viết tắt trong bài làm.
- GV trả bài đến tận tay học sinh.
- GV gọi tên học sinh vào điểm.
 - 2 phần: 
+) Trắc nghiệm (6 câu)
+) Tự luận (3 câu)
- Học sinh trả lời.
- Nói có sách mách có chứng
- ăn ốc nói mò.
- Điều nặng tiếng nhẹ.
- Nói băm nói bổ.
- Nói như đấm vào tai.
- Mồm loa mép giải.
- Nửa úp nửa mở.
- Nói như dùi đụcchấm mắm cáy.
.
- Nắm được thế nào là cách dẫn trực tiếp (là trích dẫn y nguyên lời nói hay ý nghĩ của nhân vật hoặc một người nào đó và được đưa vào ngoặc kép).
- đảm bảo số lượng câu: 6-> 8 câu
- Xác định được nội dung viết
- Có sử dụng lời dẫn trực tiếp.
- Hình thức đoạn văn phải đảm bảo.
- Quảng trường: Khu đất trống, rộng trong thành phố, xung quanh thương có những kién trúc thích hợp.
- Công viên nước: Công viên mà chủ yếu là những trò chơi dưới nước .
- Đường vành đai: Đường vòng qua thành phố, dành cho các phương tiện giao thông đi đến một địa phương khác mà không phải đi vào trong thành phố,nhằm giải toả giao thông cho thành phố. 
 - Học sinh đặt câu đúng thành phần; đúng nghĩa.
- Học sinh nghe nhận xét.
- Học sinh phát hiện lỗi và chữa bài. 
I/ Đề bài: (3phút)
Gồm 2 phần:
phần trắc nghiệm: (6 câu)
Phần tự luận: (3 câu)
II/ Đáp án- biểu điểm (17 phút)
*phầntrắc nghiệm(3 điểm; mỗi câu 0,5 điểm).
 1- C 4- C
 2- E 5- A
 3- D 6- A
* Phần tự luận:
Câu 1: (2 điểm):Tìm các thành ngữ tương đương các trường hợp đã cho.
Câu 2: (3 điểm): viết đoạn văn từ 6->8 câuvới nội dung tự chọn có sử dụng lời dẫn trực tiếp.
Câu 3: (2 điểm): 
Giải thích nghĩa các từ và đặt câu.
III/ Nhận xét: (15 phút)
*ưu điểm:
*Nhược điểm:
II/Trả bài- vào điểm sổ lớp: (7 phút)
 4.4 Củng cố: (1 phút)
 4.5 Hướng dẫn học bài ở nhà: (2 phút)
Xem và ôn lại các kiến thức tiếng việt từ đầu năm đến bài kiểm tra này.
Tiết sau trả bài: Thơ và truyện hiện đại.
 5/ Rút kinh nghiệm bài dạy:
.
Ngày soạn:27/12/07 	 Tuần:18 
Ngày dạy: 	 Tiết:88
 Trả bài về thơ
 và truyện hiện đại
 1/Mục tiêu cần đạt:
 - Giúp học sinh một lần nữa củng cố lại những kiến thức cơ bản và hệ thống về chùm truyện và thơ VNHĐ đã học trong chug trình và SGK ngữ văn tập 1.
 - Giúp học sinh củng cố thêm một lần nữa các kỹ năng làm bài kiểm tr trắ ngiệm, tự luận.
 - Thấy rõ được cái ưu điểm và hạn chế trong bài kiểm tra của bản thân, có phương hướng bổ khuyết trong học kỳ II.
 - Rèn luyện kỹ năng tự nhận xét và sửa chữa bài làm của bản thân.
 2/Chuẩn bị:
 *GV: chấm bài kiểm tra hs, bài soạn bài.
 *HS: Sgk, gbt, vở ghi, đồ dùng học tập .
 3/Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận.
 4/ Tiến trình bài dạy:
 4.1 ổn định tổ chứa lớp:
 - Lớp: 	- Sĩ số:	 - Vắng:
 4.2 Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
 4.3 Bài mới: (GV dẫn vào bài mới
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của trò
Phần ghi bảng
*Hãy nêu cấu trúc của đề kiểm tra văn thơ và truyện hiện đại?
- Gv đặt lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm. Sau đó đưa ra đáp án và biểu điểm.
*Nhắc lại câu 2 phần tự luận?
*Hãy xác định hình thức của một đoạn văn?
*Em hiểu phép lập luận tổng- phân- hợp ?
* Em thử chỉ ra cách làm bài của mình?
Nêu quy trình của kiểu bài cảm nhận này?
Theo quy trình đó, hãy chỉ ra dàn (bài) ý cho đề bài trên?
Để thấy nổi bật những nét tính cách ở anh thanh niên, trước hết ta phải nói đến điều gì?
Hãy chỉ ra những vẻ đẹp của anh thanh niên đối với công việc đó?
Đối với mọi người, anh là người như thế nào?
* Gv nhận xét bài làm của học sinh:
-ưu điểm:
+) Xác định đúng yêu cầu của đề bài.
+) Trình bày bài sạch sẽ, khoa học
-Nhược điểm:
+) Còn lười học bài.
+) Hiểu đề còn nông.
+) Làm bài còn cẩu thả, sai chính tả và ( làm bài ) Trình bày còn thiếu khoa học.
* GVtrả bài và gọi điểm của học sinh.
Gồm 2 phần:
+) Trắc nghiệm (6 câu)
+) Tự luận( 2 câu) 
- Học sinh trả lời
Hình thức đoạn văn: Đầu đoạn viết hoa lùi vào đầu dòng một ô và hết đoạn phải dùng dấu chấm để kết thúc đoạn.
Tổng- phân- hợp: Nghĩa là cách viết tổng hợp ,sau đó phân tích và cuối cùng lại tổng hợp lại.
 -Hs đưa ra cách làm bài theo tùng cá nhân.
- Học sinh nhắc lại đề.
Quy trình:
Nhận xét( cảm nhận-> luận điểm) à Đưa ra dần 
chứng( hình ảnh, nghệ thuật)à Phân tíchà Khái quát à Bình à Khái quát nâng cao.
- Học sinh trả lời miệng cá nhân.
- Hoàn cảnh sống và việc làm.
- Là người: 
+) Có trách nhiệm cao trong công việc
+) Yêu nghề và có lý tưởng sống cao đẹp.
- Là người :
+) Chu đáo.
+) Cởi mở, chân thành.
+) Hiếu khách.
+) Khiêm tốn.
- Học sinh nghe.
- Học sinh nhận bài kiểm tra.
- Thông báo điểm đến GV.
I/ Đề bài: (3 phút)
Gồm 2 phần:
* Phần trắc nghiệm: (6 câu)
*Phần tự luận: (2 câu)
II/ Đáp án- kiểm điểm: (17 phút)
* Phần trắc nghiệm: (3 điểm; mỗi câu 0,5 điểm)
1- D 4- C
2- A 5- D
3- D 6- B
* Phần tự luận:
- Câu 1: (4 điểm):
Viết một đoạn văn ( Tối thiểu 20 dòng.) theo phép lập luận tổng- phân- hợp khổ thơ đầu bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.
- Câu 2: Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “ Lặng lẽ sa pa” của Nguyễn Thành Long bằng một đoạn văn từ 15->20 câu.
-> Dàn bài:
+) Hoàn cảnh sống và làm việc:
+) Anh thanh niên là người có ý thức trách nhiệm cao trong công việc, yêu nghề, có lý tưởng sống cao đẹp.
.) Vượt qua thời tiết khắc nghiệt.
.) Nhận thức được công việc của mình có ích cho mọi ngưới.
.)Cuộc sống của anh không cô đơn buồn tẻ vì đã có nguồn vui; đọc sách, trồng hoa, nuôI gà.
.) Anh tổ chức sắp xếp cuộc sống ngăn nắp
+) Anh còn có những nét tính cách và phẩm chất đáng mến: sự cởi mở chân thành, chu đáo, hiếu khách và khiêm tốn.
III/ Nhận xét- chữa bài(15 phút)
1,ưu điểm:
2,Nhược điểm:
IV/ Trả bài- vào sổ điểm lớp (7 phút)
 4.4 Củng cố: (1 phút)
 4.5 Hướng dẫn học bài ở nhà: (2 phút)
 - Ôn lại kiểu bài tự sự có kết hợp với lại miêu tả nội tâm và nghị luận.
 -Chuẩn bị bài: tập làm thơ 8 chữ.
 5/ Rút kinh nghiệm bài dạy:
 .
 Ngày soạn:29/12/07 	 Tuần:18
 Ngày dạy: 	 Tiết: 89
Tập làm thơ tám chữ
 1. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
Tiếp thu tìm hiểu những bài thơ tám chữ hay của các nhà thơ.
Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hoặc viết tiếp những câu thơ vào một bài thơ cho trước.
 2. Chuẩn bị: * Giáo viên: SGK,SGV, bài soạn.
 * Học sinh: SGK, SBT, vở ghi, đồ dùng học tập.
 3. Phương pháp: nêu vấn đề, kháI quát tổng hợp.
 4. Tiến trình bài dạy:
 4.1 ổn định tổ chức lớp:
 Lớp:	 - Sĩ số:	 - Vắng:
 4.2 kiểm tra bài cũ:
 *Câu hỏi: nêu sự hiểu biết của em về thể thơ 8 chữ?
 *Đáp án:
 Đặc điểm của thể thơ 8 chữ:
 +) Mỗi dòng 8 chữ.
 +) Số lượng câu trong mỗi bài không hạn định
 +) Gieo vần phổ biến là vần chân( liên tiếp hoặc gián cách).
 +) Cách ngắt nhịp đó dạng
 4.3 Bài mới: (GV giới thiệu vào bài mới).
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của trò
Phần ghi bảng
- GV tạo bảng phụ bài thơ: “ Nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bay 
Cảnh cơ hàn nơi nước đọng bùn lầy, thú sán lạn mơ hồ trong ảo mộng
Chí hăng hái gánh đua đời náo động,
Tôi đều yêu, đều kiếm, đều say mê.
(Cây đàn muôn điêu- Thế Lữ-)
Hãy xác định số chữ trong mỗi dòng của đoạn thơ trên?
Cách gieo vần của đoạn thơ?
Cách ngắt nhịp như thế nào?
- GV treo bảng phụ:
“Nhổ neo rổi, thuyền ơi! xin mặc sóng
Xô kề đông hay dạt tới phương đoài
Xa mặt đất giữa vô cùng cao rộng
Dòng cô đơn, cay đắng họa dầu vơi”.
(“Phương Xa”- V.H.Chương).
Hãy xác định thể thơ của đoạn thơ trên? vì sao em biết?
GV cho học sinh đọc đoạn thơ trong (SGK- 144).
“Năm giặc đốt
Vẫn được bình yên!”.
(“Bếp lửa”- B.Việt).
- GV treo bảng ph
Hãy chọn 2 trong 3 từ sau điền vào chỗ trống?
(Hoa, rụng, cành).
- GV treo bảng phụ:
“Cành mùa thu đỏ mùa xuân nảy lộc
Hoa gạo nở rồi, nở đỏ bến sông
Tôi cũng khác tôi sau lần gặp trước,
.?” .
 (Đỗ Bạch Mai- Trước dòng sông).
- Cuối cùng GV đưa ra đáp án đúng( câu thơ nguyên tác)
- GV chép đoan thơ lên bảng:
“ Có lẽ nào để tuột khỏi tay em 
Những trái chín chắt chiu từ đất mẹ 
Những trái chín lẫn buồn vui tuổi trẻ....? ”.
(Hoàng Thế Sinh- Có một đêm như thế mùa xuân).
-> GV đưa ra nguyên tắc. 
- Học sinh đọc bài thơ.
- Đoạn thơ có 5 dòng, mỗi dòng 8 chữ.
- Gieo vần: chân liên tiếp.
Cặp vần: bay – lầy
 Mộng - động.
- Cách ngắt nhịp:
3/2/3
3/3/2
3/2/3
3/2/3
3/2/3
- 2 học sinh đọc đoạn thơ.
-> Đoạn thơ trên là thuộc thể thơ 8 chữ, vì:
- Mỗi dòng có 8 chữ.
- Gieo vần: sóng- rộng-> vần chân gián cách.
- Ngắt nhịp không theo quy định:
3/2/3
3/3/2
3/2/3
- 2 học sinh đọc đoạn thơ.
- 2 học sinh khác lên xác định thể thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp.
... “ Cây bên đường, trực lá đứng tần ngần 
Khắp xương nhánh chuyển một luồng tê tái
Và giữa vườn im, em sợ hãi.
Bao nỗi phôi pha, khô héo rời”.
(Tiếng gió- Xuân Diệu).
- 1 học sinh lên bảng điền
- Nhận xét, chữa bài.
- Học sinh đọc đoạn thơ.
- Học sinh thảo luận nhóm.
N1: tổ 1 N3: tổ 3
N2: tổ 2 N4: tổ 4
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Nhận xét, chữa bài.
- Học sinh đọc đoạn thơ.
- 2 học sinh lên bảng làm.
- Nhận xét, chữa bài.
I/ Tìm hiểu một số đoạn thơ 8 chữ:
1, Đoạn thơ: “Cây đàn muôn điệu” của Thế Lữ: (5 phút).
 2, Đoạn thơ: “Phương xa” của Vũ Hoàng Chương: (5 phút).
3) Đoạn thơ : “Bếp lửa” của Bằng Việt: (5 phút).
II/ Thực hành làm thơ:
1,Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống: (7 phút)
2) Sáng tác câu thơ thiếu trong đoạn thơ sao cho phù hợp: (20 phút)
- Đoạn 1:
Điền câu sau:
“Mà sông bình yên nước chảy ”
- Đoạn 2:
Điền câu:
“Tôi nắm chặt hơn cành táo nhọn gai? ”.
 4.4 Củng cố: Nhắc lại đặc điẻm của thể thơ 8 chữ? (2 phút)
 4.5 Hướng dẫn học bài ở nhà: (1 phút)
 Mỗi học sinh sáng tác một bài thơ thể 8 chữ để chuẩn bị cho tiết học sau.
 5. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 9-2 (3 cot)_Trieu.doc