1. Kiểm tra: Phần làm bài của HS trên màn hình
2. Bài mới.
Đề tài về người lính trong các cuộc kháng chiến đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà văn, nhà thơ. Nhiều tác giả đã viết rất hay về người lính. Một trong số đó phải kể tới bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. Giờ học hôm nay cô trò ta sẽ đi tìm hiểu bài thơ này
Tiêt 44 : đồng chí chính hữu 1. Kiểm tra: Phần làm bài của HS trên màn hình 2. Bài mới. Đề tài về người lính trong các cuộc kháng chiến đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà văn, nhà thơ. Nhiều tác giả đã viết rất hay về người lính. Một trong số đó phải kể tới bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. Giờ học hôm nay cô trò ta sẽ đi tìm hiểu bài thơ này Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung - Hs đọc chú thích SGK ? Qua phần tìm hiểu trước ở nhà, em hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Chính Hữu? ? Em hiểu thêm gì về sự nghiệp sáng tác của ông? HS quan sat chân dung tác giả trên màn hình GV: Chính Hữu tên thật là Trần Đình Đắc. Năm 1946 ông gia nhập trung đoàn Thủ đô và hoạt động trong quân đội suót 2 cuộc k/c chống Pháp và chống Mĩ, ông trở thành nhà thơ quân đội .Thơ ông thường viết về người lính đặc biệt là những tình cảm cao đẹp của người lính như tình đ/c đồng đội, tìmh quê hương, sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương. ? Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? GV: Bài thơ sáng tác trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, khi tác giả được tham gia chiến dịch Việt Bắc, chiến dịch này đã đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp. Tuy nhiên thời gian này quân đội ta còn trong trứng nước, phần lớn các chiến sĩ là những người nông dân mặc áo lính, trang bị nghèo nàn nhưng tình cảm lại rất cao cả. Sau c/d, ông bị ốm phải nằm điều trị bệnh tại nhà sàn của dân, thấm thía t/c trong chiến dịch ông đã viét bài thơ này. Để hiểu rõ hơn về bài thơ chúng ta đi vào GV: Yêu cầu đọc: Chậm rãi, tình cảm, chú ý những câu thơ tự do, vần chân, cách đối xứng trong việc sắp xếp chi tiết, hình ảnh Những câu thơ chứa từ đồng chí đọc giọng sâu lắng, ngẫm nghĩ, câu thơ cuối đọc ngân nga. GV Đọc 7 câu đầu – Gọi HS đọc tiếp GV nhận xét cách đọc của HS ? Theo em có thể chia bài thơ làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần? HS 1: Bài thơ có bố cục 2 phần? Phần 1: 7 câu đầu: Cơ sở của tình đồng chí. Phần 2: 13 câu còn lại: Những biểu hiện của tình đồng chí. HS 2: Bài thơ có bố cục 3 phần Phần 1: 7 câu đầu: Cơ sở của tình đồng chí. Phần 2: 10 câu tiếp theo: Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí. Phần 3: 3 câu còn lại: Hình ảnh người lính trong phiên canh gác. GV nhấn mạnh và đưa bố cục lên màn hình ? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Thể thơ tự do. GV: Các câu thơ với số tiếng khác nhau chủ yếu là vần chân, nhịp thơ không cố định, theo dòng mạch cảm xúc. để tìm hiểu cụ thể bài thơ chúng ta đi vào phần thớ III ? Gọi học sinh đọc 6 câu thơ đầu bài thơ? ? Hai câu mở đầu bài thơ giới thiệu với chúng ta điều gì? Hoàn cảnh xuất thân của người lính. ? Những người lính xuất thân từ những hoàn cảnh nào? -Hoàn cảnh xuất thân: + Quê anh: nước mặn đồng chua + Làng tôi: đất cày lên sỏi đá. GV đưa lên màn hình ? Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của tác giả? - Tác giả sử dụng thành ngữ nước mặn đồng chua GV: thành ngữ mặn đồng chua có nghĩa ntn, tìm hiểu chú thích ở nhà các em đã hiểu ? Qua thành ngữ "nước mặn đồng chua"và cụm từ"đất cày lên sỏi đá"em hiểu gì về những vùng quê của ng. lính? Đó là những miền quê nghèo khổ, khó làm ăn ? Đén đây em hiểu gì về hoàn cảnh xuất thân của những người lính? GV: Những người chiến sĩ đều xuất thân từ những miền quê nghèo khó, họ là những nông dân măc áo lính đó là cơ sở của sự đồng cảm giai cấp, sự tương đồng về cảnh ngộ. Điều đó khiến họ từ mọi phương trời xa lạ trở nên thân quen, gần gũi. GV câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu”đưa lên màn hình ? Qua hình ảnh “Súng bên súng đầu sát bên đầu”tác giả muốn cho chúng ta biết thêm điều gì? -Những người lính từ các miền quê, họ về chiến trường cùng nhau đánh giặc ?Qua h/a ấy em có suy nghĩ gì về những người lính? GV nhấn mạnh lại: Từ những miền quê xa lạ, các chiến sĩ vào chiến trường với 1 mục đích giết giặc cứu nước. ?Tình đồng chí còn được Chính Hữu khắc hoạ qua chi tiết nào khác? Đêm rét chung chăntri kỉ Khi nào 2 người bạn được gọi là đôi tri kỉ? Hs trả lời theo chú thích sgk ? Em có suy nghĩ gì về h/a “đêm rét chung chăn”? -Đây là h/a chân thực, giản dị nhưng rất cảm động . GV: Cuộc sống chiến trường thiếu thốn vất vả, những người lính thường quen sống chung, nhà thơ Tố Hữu đã từng viết“Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng” và ở đây Chính Hữu cũng đã xây dựng1 h/a chân thực, cảm động về cuộc sống người lính. ? Đến đây em hiểu thêm được gì về những người lính? ? Em thấy câu thơ thứ 7 của bài thơ có gì đặc biệt? Nó thuộc kiểu câu gì? -Câu thơ chỉ có 1từ và dấu chấm than. - Đây là câu đặc biệt ?Em hiểu gì về ý nghĩa câu thơ đặc biệt này? -Câu thơ được thốt nên như 1lời khẳng định về t/c giản dị, thiêng liêng của tình đồng chí. GV khái quát trên màn hình: Có thể coi đây là linh hồn của cả bài thơ. Nó là 1lời khẳng định về t/c thiêng liêng của những người lính. Trong sự chan hoà, chia sẻ gian lao và niềm vui tình đồng chí đã nảy nở và bền chặt Vậy tình đồng chí còn có những biểu hiện cụ thể ntn chúng ta chuyển tiếp sang phần 2 ?Tác giả đưa ra những biểu hiện cụ thể của tình đồng chí như thế nào? HS đọc đoạn 2. “ Ruộng nương bàn tay”. H? Em hiểu gì về tình cảm của người lính qua hình ảnh: “Ruộng....ra lính”? GV đưa câu thơ lên màn hình - - Họ yêu quê hương, quyết tâm ra đi chến đấu để bảo vệ quê hương ? Để diễn đạt tình cảm của người lính, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? -Tác giả sử dụng NT nhân hoá kết hợp với hoán dụ. ? Chỉ rõ NT nhân hoá, hoán dụ đó? - Gian nhà không mặc kệ... - Giếng nước gốc đa nhớ... GV khái quát gạch chân màn hình và nhấn mạnh: Tác giả đã gán cho các sự vật ở đây những suy nghĩ, tình cảm như con người. đặc biệt tác giả nói về hình ảnh giếng nước, gốc đa nhưng thực chất là nói về những người thân nơi quê nhà của họ ? Qua biện pháp nghệ thuật này tác giả muốn nói lên điều gì? - Các anh ra đi chiến đấu quê hương luôn nhớ đến các anh và các anh luôn nhớ về quê hương ?Đến đây em hiểu thêm gì về t/c của những người lính? GV: Cuộc đời người lính còn phải trải qua nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nhất là những khó khăn vì thiên nhiên, điều kiện sống. ? Vậy họ phải trải qua những khó khăn cụ thể nào? “Anh với mồ hôi”. “áo anh bàn tay”. H? Em suy nghĩ gì về những khó khăn mà người lính phải trải qua? -Những ngày đầu của cuộc k/c người lính phải trải qua muôn vàn khó khăn vất vả. GV: Đến đây chúng ta hiểu rằng những thiếu thốn, gian lao của các chiến sĩ cách mạng đã lên tới tột cùng: Họ phải trải qua những cơn sốt run người, trang phục phong phanh giữa mùa đông lạnh giá( áo rách, quần vá, chân không giày) nhưng trên môi họ vẫn lấp lánh nụ cười dù đó là cái cười buốt giá. Đây chính là vẻ đẹp đáng trân trọng ở anh bộ đội cụ Hồ ? Hình ảnh “Thương nhau bàn tay” có ý nghĩa gì? - Gợi tả thật xúc động tình cảm gắn bó keo sơn, sự chia sẻ, yêu thương của người lính, họ động viên nhau cùng vững tâm vượt qua gian khổ. ? Em có nhận xét gì về cách diễn đạt của tác giả trong những câu thơ này? Tác giả xây dựng những cặp câu thơ, những hình ảnh thơ sóng đôi, đối xứng nhau trong từng cặp. GV phân tích trên màn hình ? Cách diễn đạt như vậy có tác dụng gì? - Giúp người đọc vừa hiểu được hiện thực cuộc sống trong chiến đấu mà người lính phải trải qua, vừa thấy được sự gắn bó keo sơn của tình đồng chí GV: Chính những khó khăn ấy đã khiến người lính gắn bó bên nhau cùng sát cánh chia sẻ cho nhau tình cảm, sức mạnh cùng vượt qua khó khăn gian khổ. ? Theo em sức mạnh nào đã giúp họ vượt qua những gian khổ thiếu thốn ấy? GV: Tình cảm ấy tuy giản dị mà xúc động biết bao. Nó đã tạo nên sức mạnh giúp người lính vượt qua tất cả để cùng quyết tâm chiến đấu. GV cho HS quan sát bức tranh trên màn hình ? Bức tranh tượng trưng cho hình ảnh nào? - Hình ảnh người lính trong phiên canh gác GV: Vậy h/a người lính trong phiên canh gác hiện lên như thế nào. Gọi học sinh đọc 3 câu cuối. ? Hình ảnh người lính hiện lên trong phiên canh gác vào khoảng thời gian và không gian ntn? -Đêm.,rừng hoang,sương muối. ? Em có nhận xét gì về khoảng thời gian và không gian này? - Thời gian: đã về khuya - Không gian hoang vắng, lạnh giá ? Giữa khoảng thời gian và không gian ấy, những người lính hiện lên như thế nào? - Họ đứng cạnh nhau chờ giặc ? Hình ảnh ấy có ý nghĩa gì? - Đây là biểu tượng cao đẹp nhất của tình đồng chí, họ luôn sát cánh cùng nhau để vượt qua mọi khó khăn thử thách GV: Đây là bức tranh thật đẹp của tình đồng chí, đồng đội: “Đêm tới”. Trong cảnh rừng hoang sương muối, những người lính chờ giặc đứng bên nhau. Sức mạnh của tình đồng chí đã giúp họ vượt qua tất cả thiếu thốn, khó khăn, gian khổ. Tình đồng chí đã giúp họ sưởi ấm lòng nhau nơi rừng hoang sương muối. ? Em hiểu gì về h/a “Đầu súng trăng treo” ở cuối bài thơ? -Đây là 1 h/a đẹp về tình đồng chí, 1 biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính ? Nêu cảm nhận vè cách diễn đạt của tg trong câu thơ? -Tg sử dụng h/a mang ý nghĩa biểu tượng vừa có tính hiện thực,vừa có tính lãng mạn GV: Súng và trăng là 2 h/a mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Súng mang ý nghĩa hiện thực là biểu tượng của chiến tranh, trăng mang ý nghĩa lãng mạn, là biểu tượng của cuộc sống thanh bình ? Qua cách diễn đạt ấy em hiểu gì về t/c của người lính trong chiến đấu? GV phân tích: Đây chính là điều mà chúng ta đáng khâm phục. Giữa vô vàn khó khăn, thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần, nhưng những người lính của chúng ta vẫn vượt qua tất cả và luôn lạc quan tin tưởng vào thắng lợi của cuộc chiến. Chính điều này đã góp phần làm cho cuộc k/c của ta nhanh chóng dành thắng lợi ? Em có nhận xét gì về các chi tiết, hình ảnh và ngôn ngữ mà tác giả sử dụng trong bài thơ? ? Với những thành công về nghệ thuật bài thơ có nội dung gì? ? Qua đó tác giả gửi gắm tình cảm gì? Hướng dẫn luyện tập và trò chơi E -Hướng dẫn về nhà Học thuộc bài thơ. Tìm hiểu bài” Bài thơ về tiểu đội xe không kính” I- Giới thiệu văn bản 1 Tác giả - Chính Hữu sinh (1926-2007), quê Can Lộc-Hà Tĩnh - Ông là nhà thơ quân đội - Sáng tác của ông không nhiều hầu hết chỉ viết về người lính và chiến tranh 2- Tác phẩm - Bài thơ sáng tác năm 1948 (sau khi ông cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 II- Đọc hiểu văn bản III – Tìm hiểu chi tiết văn bản 1 – Cơ sở của tình đồng chí -Người lính đều xuất thân từ những miền quê nghèo khó - Họ có cùng mục đích, cùng lý tưởng - Họ cùng nhau chia sẻ những khó khăn thiếu thốn nơi chiến trường 2- Những biểu hiện cụ thể của tình đồng chí -Họ luôn cảm thông chia sẻ nỗi nhớ quê nhà -Nhờ có tình yêu thương và tinh thần lạc quan mà họ đã cùng nhau vượt qua những khó khăn gian khổ 3 - Hình ảnh người lính trong phiên canh gác -Trong chiến đấu người lính vẫn lạc quan tin tưởng vằo thắng lợi của cuộc kháng chiến - Họ cùng nhau mơ về cuộc sống thanh bình IV- Tổng kết Nghệ thuật - Bài thơ sử dụng chi tiết, hình ảnh giản dị. Ngôn ngữ chân thực, cô đọng giàu sức gợi cảm. 2- Nội dung -Bài thơ phản ánh hoàn cảnh chiến đấu đầy gian khổ, khó khăn.của bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp - Qua đó ca ngợi tình cảm cao đẹp của tình đồng chí, đồng đội V- Luyện tập
Tài liệu đính kèm: