Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 46 đến 55

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 46 đến 55

Tiết 46: KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- nắm được kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm tiêu biểu.

2. Kĩ năng:

- Qua bài kiểm tra: đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt.

3. Thái độ:

- Tự ý thức làm bài, không quay cóp.

II. Chuẩn bị :

- GV: đề, đáp án, biểu điểm.

- HS: xem lại kiến thức về văn học trung đại, dụng cụ làm bài.

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định:

2. Tiến hành kiểm tra:

3. Đề bài: (phôtô)

A. Trắc nghiệm ( 2 điểm)

I. Nối tên tác phẩm ở cột A với tên tác giả ở cột B sao cho phù hợp ( 1 điểm)

 

doc 40 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 837Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 46 đến 55", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
(Từ tiết 46 đến tiết 50)
- Kiểm tra truyện trung đại
- Tổng kết từ vựng ( Sự phát triển của từ vựng.. Trau dồi vốn từ)
- Nghị luận trong văn bản tự sự
- Đoàn thuyền đánh cá
NS: 15/10/2011
ND: 17/10/2011
Tiết 46: KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- nắm được kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm tiêu biểu. 
2. Kĩ năng:
- Qua bài kiểm tra: đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt. 
3. Thái độ:
- Tự ý thức làm bài, không quay cóp.
II. Chuẩn bị : 
- GV: đề, đáp án, biểu điểm.
- HS: xem lại kiến thức về văn học trung đại, dụng cụ làm bài.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định:
2. Tiến hành kiểm tra:
3. Đề bài: (phôtô)
A. Trắc nghiệm ( 2 điểm)
I. Nối tên tác phẩm ở cột A với tên tác giả ở cột B sao cho phù hợp ( 1 điểm)
A( Tên tác phẩm)
B( Tên tác giả)
1. Chuyện người con gái Nam Xương
a. Ngô Thì Chí; Ngô Thì Du
2. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
b. Nguyễn Dữ
3. Hoàng Lê nhất thống chí
c. Phạm Đình Hổ
4. Truyện Kiều
d. Nguyễn Du
5. Truyện cổ tích
1........................, 2........................, 3..........................., 4............................ .
II. Khoanh tròn vào câu trả lời đúng trong các câu sau( 1 điểm)
- Câu 1: “ Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ gồm mấy truyện:
A. 20 truyện B. 25 truyện C. 30 truyện D. 35 truyện
- Câu 2: “ Vũ Trung tùy bút” được viết theo thể loại nào?
A. Viết theo thể phóng sự B. Viết theo thể tùy bút
C. Viết theo thể biền ngẫu D. Viết theo thể nhật kí
- Câu 3: “ Hoàng Lê nhất thống chí” là:
A. Tác phẩm được viết theo lối chương hồi gồm 19 hồi
B. Ghi chép lại sự thống nhất của vương triều nhà Lê và tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào khoảng 30 năm đầu thế kỉ XVIII và mấy năm đầu của thế kỉ XIX.
C. Ghi chép lại sự thống nhất của triều Trịnh.
D. Ghi chép lại sự thống nhất của vương triều nhà Trịnh, Nguyễn.
- Câu 4: Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm:
A. Thơ chữ Hán có ba tập, gồm 243 bài và thơ chữ Nôm, xuất sắc là cuốn “ Đoạn trường tân thanh” tục gọi “ Truyện Kiều”
B. Thơ chữ nôm gồm 345 bài
C. Thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm gồm 234 bài, xuất sắc là “ Truyện Kiều”
D. Thơ chữ Hán, trong đó có 100 bài thơ chữ Nôm, xuất sắc nhất là “Truyện Kiều”
B. Tự luận( 8 điểm)
- Câu 1( 3 điểm): Trình bày những hiểu biết của em về giá trị nghệ thuật của những đoạn đối thoại trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
- Câu 2( 2 điểm): Hãy nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản: “ Hoàng Lê nhất thống chí”- hồi thứ 14.
- Câu 3( 3 điểm): Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của Thúy Kiều qua đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều”? 
- Yêu cầu lớp trưởng phát bài cho các bạn.
- Cuối giờ, yêu cầu lớp phó học tập thu bài. GV kiểm tra số lượng.
3. Nhận xét giờ kiểm tra:
4. Hướng dẫn tự học:
- Soạn bài Đồng chí:
+ Đọc văn bản và chú thích SGK.
+ Tìm bố cục bài thơ.
+ Trả lời các câu hỏi trong SGK.
* Đáp án:
A. Phần trắc nghiệm: (2đ)
I. Nối tên tác phẩm ở cột A với tên tác giả ở cột B sao cho phù hợp ( 1 điểm)
( Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
Câu
1- b
2- c
3- a
4- d
II. Khoanh tròn vào câu trả lời đúng trong các câu sau( 1 điểm)
( Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
Đáp án
A
B
B
A
II. Phần tự luận (8 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(3 điểm)
- Chuyện có nhiều lời thoại và tự bạch của nhân vật, được sắp xếp rất đúng chỗ, làm cho câu chuyện trở nên sinh động hơn, góp phần không nhỏ vào việc khắc họa quá trình tâm lí và tính cách của nhân vật 
1 đ
( Lời của mẹ Trương Sinh là của một người nhân hậu và từng trải; lời của Vũ Nương bao giờ cũng chân thật, dịu dàng, mềm mỏng, có tình, có lí, ngay cả trong lúc đang tức giận nhất, là lời của một thiếu phụ hiền thục, nết na, trong trắng, không có gì khuất tất; lời của bé Đản hồn nhiên thật thà..........
2 đ
Câu 2
(2 điểm)
Câu 3
( 3 điểm)
- Gía trị nội dung
+ Hỏi mười bốn là một bức tranh sinh động về người anh hùng Nguyễn Huệ, một vị vua văn võ song toàn đã chỉ huy tài tình cuộc hành binh thần tốc tiêu diệt bọn xâm lược Mãn Thanh, làm thất bại hoàn toàn âm mưu xâm lược của chúng.
+ Tác giả cũng đã vẽ nên bộ mặt kiêu ngạo và thất bại thảm hại của Tôn Sĩ Nghị cùng đạo quân xâm lược, tình cảnh khốn đốn và ê chề của bọn vua quan bán nước.
1 điểm
- Gía trị nghệ thuật
+ Câu chuyện được kể mạch lạc. Việc xen chuyện của người cung nhân cũ làm cho câu chuyện thêm tính khách quan, đa giọng điệu.
+ Giọng văn cố gắng khách quan, nhưng vẫn ngầm mỉa mai khi miêu tả bọn Tôn Sĩ Nghị và hả hê, phấn chấn khi miêu tả chiến thắng của quân ta.
1 điểm
+ về nhan sắc: Một vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà, Kiều có đôi mắt trong như làn nước mùa thu, lông mày xinh tươi như vẻ núi mùa xuân, vẻ đẹp lộng lẫy này khiến cho hoa liễu phải hờn ghen, nước thành nghiêng đổ. Đẹp như thế là tuyệt thế giai nhân, khó có ai sánh bằng
+ Tài hoa: Có sắc, Thúy Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa. Nàng có tài thơ, tài họa, tài đàn, tài nào cũng siêu tuyệt. Với phẩm chất thông minh trời phú, với tài năng đa dạng như thế, cộng với sắc đẹp “ nghiêng nước, nghiêng thành”, Kiều là một phụ nữ hoàn hảo, một tuyệt thế giai nhân.( 1,5 điểm)
1,5 điểm
1,5 điểm
MA TRẬN BÀI KIỂM TRA VĂN
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng ở mức độ thấp
Vận dụng ở mức độ Cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Nội dung 1
- Chuyện người con gái Nam Xương
- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
- Hoàng Lê nhất thống chí
- Truyện Kiều
Nối tên tác giả với tên tác phẩm
Số câu: I 1,2,3,4
Số điểm: 1điểm
Tỉ lệ: 10%
- Trình bày nội dung và những lời tự bạch
Số câu: 1
Số điểm:
3điểm
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 2
Số điểm: 4 điểm
Tỉ lệ:40%
2. Nội dung 2
- Truyền kì mạn lục
- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
- Hoàng Lê nhất thống chí
- Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du
“Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ gồm mấy truyện
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Tỉ lệ: 2,5%
- Hiểu “ Vũ Trung tùy bút viết theo thể loại nào?
- Hoàng Lê nhất thống chí ghi chép lại những gì?
- Sự nghiệp văn học gồm những tác phẩm viết bằng chữ nào? Truyện nào đặc sắc nhất
Số câu: 3
Số điểm: 0,75
Tỉ lệ: 7,5%
- Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật “ Hoàng LNTC”
Số câu: 1
Số điểm:
2 điểm
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 5
Số điểm: 3 điểm
Tỉ lệ:30% 
3. Nội dung 3
- Truyện Kiều
- Vẻ đẹp của Thúy Kiều được ND miêu tả như thế nào? 
Số câu: 1
Số điểm: 
3 điểm
Số câu: 1
Số điểm: 3 điểm
Tỉ lệ:30%
Tổng số câu
Tổng số điểm
2
1,25
3
0,75
1
2
2
6
8
10
Tổng số điểm các mức độ nhận thức
1,25 điểm
0,75 điểm
2 điểm
6 điểm
10 điểm
NS: 16/10/2011
ND: 18/10/2011
Tiết 47: TỔNG KẾT TỪ VỰNG
( Sự phát triển của từ vựng... Trau dồi vốn từ)
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Tiếp tục hệ thống hóa một số kiến thức đã học về từ vựng.
- Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc- hiểu và tạo lập văn bản.
- Các cách phát triển của từ vựng Tiếng Việt.
- Các khái niệm từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.
- Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc- hiểu và tạo lập văn bản.
3. Thái độ:
- Ý thức việc học các khái niệm và nhận diện được từ mượn, từ Hán Việt để sử dụng từ loại cho chính xác.
II. Chuẩn bị:
- GV: bảng phụ, sơ đồ về sự phát triển của từ vựng. 
- HS: soạn bài theo yêu cầu.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp
2. KTBC: 
- Từ “đường” trong các câu sau có cùng nghĩa không? Chúng thuộc loại từ nào?
1. Đường ta rộng thênh thang tám thước
2. Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên
3. Đường ra trận mùa này đẹp lắm.
- Từ “đường” trong các câu trên không có cùng nghĩa, chúng thuộc loại từ nhiều nghĩa.
3. Bài mới: 
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
HĐ1: Giúp HS nhớ lại kiến thức về sự phát triển của từ vựng.
? Có mấy cách phát triển của từ vựng, đó là những cách nào.
- Dùng sơ đồ câm, yêu cầu HS lên bảng điền vào ô trống.
? Hãy tìm dẫn chứng minh họa cho những cách phát triển từ vựng.
- GV nhận xét và đưa ra một vài ví dụ:
+ Phát triển nghĩa của từ: (con) chuột, (dưa) chuột
+ Phát triển số lượng: tạo từ ngữ mới (rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh...), mượn tiếng nước ngoài (in-tơ-net, hội nhập...)
? Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ hay không? Vì sao.
- HS thảo luận nhanh và trình bày ý kiến.
- GV nhận xét và kết luận: nếu không có sự phát triển về nghĩa, mỗi từ chỉ được hiểu một nghĩa thì từ vựng sẽ không đa dạng trong khi xã hội đang ngày càng phát triển buộc từ ngữ cũng phải phát triển để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của con người.
HĐ2: Hướng dẫn HS nắm lại kiến thức về từ mượn.
? Thế nào là từ mượn (là vay mượn từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm... mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị: phụ nữ, thiếu nhi, thanh niên...)
- Yêu cầu HS thảo luận cặp, đọc các nhận định a,b,c,d và chọn nhận định đúng.
- Nhận xét và kết luận: nhận định đúng là nhận định c.
HĐ3: Hướng dẫn HS nắm lại kiến thức về từ Hán Việt.
? Từ Hán Việt là gì (là những từ tiếng Việt được cấu tạo bằng yếu tố Hán Việt hoặc vay mượn của tiếng Hán nhưng đọc theo cách phát âm người Việt: thiên lý, thiên niên kỷ...).
- Yêu cầu HS đọc các quan niệm a,b,c,d và chọn những quan niệm đúng.
- Nhận xét và kết luận: quan niệm đúng là câu c.
HĐ4: Giúp HS nắm lại kiến thức về thuật ngữ và biệt ngữ xã hội.
? Thế nào là thuật ngữ (là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ: a xít, ba zơ, muối, nước...).
? Thế nào là biệt ngữ xã hội, liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội (là những từ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định: trúng tủ, ngỗng, ghế...dùng trong tầng lớp học sinh).
? Thuật ngữ có vai trò gì trong đời sống hiện nay.
- Liên hệ với thời đại khoa học công nghệ phát triển, trình độ dân trí không ngừng nâng cao, nhu cầu giao tiếp và nhận thức của con người tăng. Dó nhieân trong tình hình ñoù, thuaät ngöõ ñoùng vai troø quan troïng vaø ngaøy caøng trôû neân quan troïng hôn..
HĐ5: Giúp HS nhớ lại kiến thức về việc trau dồi vốn từ.
? Có mấy cách trau dồi vốn từ, đó là những cách nào.
- HS nhắc lại hai cách đã học (rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ, rèn luyện để làm tăng vốn từ và một số kinh nghiệm của bản thân).
- Gọi HS đọc yêu cầu câu 2.
- Yêu cầu các em tra từ điển tiếng Việt và nêu.
+ Baùch khoa toaøn thö: töø ñieån baùch khoa, ghi ñaày ñuû caùc tri thöùc cuûa caùc ngaønh. 
+ Baûo hoä maäu dòch: (chính saùch) baûo veä saûn xuaát trong nöôùc choáng laïi söï caïnh tranh cuûa haøng hoaù nöôùc ngoaøi treân thò tröôøng nöôùc mình.
+ Döï thaûo: thaûo ra ñeå ñöa thoâng qua (ñoäng töø) ; baûn thaûo ñeå  ...  hình ảnh người bà và tình bà cháu).
HĐ2: Hướng dẫn HS cách đọc và tìm bố cục.
- Cách đọc: diễn cảm, giọng thiết tha trân trọng, chú ý cách ngắt nhịp, những câu cảm thán, câu dùng dấu chấm lửng.
- Đọc mẫu từ đầu đến “trên những cánh đồng xa”.
- Gọi 2 HS đọc tiếp theo đến hết. Nhận xét và uốn nắn cách đọc cho HS.
- Dựa vào mạch cảm xúc của bài thơ, hãy cho biết: bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần.
- Nhận xét và kết luận có thể chia các đoạn nói về:
+ Ba dòng đầu (khổ thứ nhất): Hình ảnh bếp lửa khơi niềm cảm xúc.
+ Bốn khổ thơ tiếp theo: Hồi tưởng những kỷ niệm sống bên bà và hình ảnh bà gắn với bếp lửa.
+ Khổ thứ sáu: Những suy ngẫm về cuộc đời bà.
+ Khổ thơ cuối: Nỗi nhớ bà không nguôi mặc dù cháu đã đi xa.
HĐ3: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết về văn bản.
GV: Yêu cầu học sinh qua sát tranh và trả lời câu hỏi.
? Trong hồi tưởng của người cháu, những kỷ niệm nào về bà và tình bà cháu đã được gợi lại.
- HS chú ý các câu thơ: 
 Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
 Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
- GV gợi lại một vài nét về nạn đói năm 1945.
? Trong những kỷ niệm có một hình ảnh rất đặc biệt, đó là hình ảnh nào. Hình ảnh ấy gợi lên điều gì
- HS phát hiện tiếng chim tu hú.
? Để gợi lại những kỷ niệm về bà và tình bà cháu, tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào.
? Qua đó giúp em cảm nhận gì về tình bà cháu.
 - HS phát hiện và chỉ ra phương thức tự sự kết hợp với biểu cảm.
TIẾT 2
- Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ. 
? Hình ảnh bếp lửa đựợc nhắc đến bao nhiêu lần. 
(Hình ảnh bếp lửa hiện ra 10 lần).
GV: Tiếp tục cho học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa.
- GV nhận xét và bổ sung: Hình ảnh bà gắn với hình ảnh bếp lửa vì hình ảnh bà là tượng trưng cho người phụ nữ Việt Nam muôn thuở với vẻ đẹp tần tảo, nhẫn nại và đầy yêu thương. Bếp lửa là tình bà ấm nóng, bếp lửa là tay bà chăm chút. Bếp lửa gắn với những khó khăn đời bà. Ngày ngày bà nhóm bếp lửa cũng là nhóm niềm vui, sự sống, niềm yêu thương dành cho con cháu và cho mọi người.
? Hình ảnh ấy mang ý nghĩa gì trong bài thơ này. Vì sao tác giả lại viết: “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”?
- Đọc đoạn thơ:
 Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
 Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
 Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...
? Vì sao ở hai câu dưới, tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếp lửa”? “Ngọn lửa” ở đây có ý nghĩa gì? Em hiểu những câu thơ trên như thế nào.
? Nêu cảm nhận của em về tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ. Tình cảm ấy được gắn liền với những tình cảm nào khác.
GV? Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản “ Bếp lửa”
HĐ4: Hướng dẫn HS tổng kết bài.
? Qua bài thơ, tác giả muốn thể hiện điều gì.
? Nêu cảm nhận của em về tình bà cháu được thể hiện trong bài thơ. Tình cảm ấy gắn liền với những tình cảm nào khác.
? Bài thơ có những nghệ thuật nào đặc sắc.
- GV khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
GV: Treo bảng phụ yêu cầu học sinh đọc và khoanh tròn vào câu đúng
- Câu 1: Dòng nào nói đúng triết lí sâu xa được nhà thơ thể hiện trong tác phẩm?
A. Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ của mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt đời
B. Yêu thương người nào thì luôn nghĩ về người đó bằng những tình cảm ấm áp nhất
C. Kí ức tuổi thơ bao giờ cũng đẹp và chan chứa cảm xúc
D. Bếp lửa luôn hiện diện cùng người bà- người phụ nữ Việt Nam với vẻ đẹp và tình cảm đầy yêu thương.
- câu 2: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
A. Người bà B. Người cháu
C. Người bố D. Người mẹ
* Bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Khoa Điềm.
- Nhận xét, khái quát lại vài nét chính và giới thiệu một số bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm như: Đất nước, Giặc Mỹ, Lời chào, Nơi Bác đi qua...
GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh tác giả.
? Nêu xuất xứ bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
- Nhận xét và gợi lại không khí lịch sử nước ta những năm chống Mỹ khó khăn, gian khổ ở những vùng chiến khu.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách đọc và tìm bố cục.
- Cách đọc: nhịp thơ ngắt đều đặn ở giữa các câu, giọng nhẹ nhàng, trữ tình.
- GV đọc mẫu hai khổ thơ đầu và gọi HS đọc các khổ thơ còn lại.
- Nhận xét và uốn nắn cách đọc cho các em.
? Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn, nêu nội dung từng đoạn.
- Gợi ý HS chia các đoạn:
+ Hai khổ đầu: hình ảnh người mẹ giã gạo.
+ Hai khổ tiếp theo: hình ảnh người mẹ tỉa bắp.
+ Hai khổ cuối: hình ảnh người mẹ tham gia chiến đấu.
? Em thấy ở từng khổ thơ, cách bố cục có gì đặc biệt (đều bắt đầu bằng “Em cu Tai...” và kết thúc bằng “Ngủ ngoan a - kay ơi...”).
? Cách lặp đi lặp lại và ngắt nhịp như vậy có tác dụng gì (gợi tình cảm thiết tha trìu mến).
HĐ3: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết về văn bản.
- Hình ảnh người mẹ dân tộc Tà-ôi là hình ảnh đóng vai trò xuyên suốt gắn với hoàn cảnh, công việc cụ thể.
? Qua từng đoạn thơ, hình ảnh người mẹ được miêu tả trong những công việc gì, trong hoàn cảnh nào.
? Nêu cảm nhận của em về người mẹ qua từng công việc. Phân tích nghệ thuật đặc sắc trong từng đoạn thơ.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, tìm trong từng đoạn thơ và cử đại diện trình bày.
? Qua các đoạn thơ trên giúp em cảm nhận gì về người mẹ dân tộc Tà-ôi.
- Nhận xét và bình về hình ảnh người mẹ trong kháng chiến chống Mỹ. Liên hệ với h/ảnh mẹ Suốt, mẹ Tơm trong thơ Tố Hữu để dẫn chứng thêm.
- Mặc dù trong hoàn cảnh khó khăn nhưng người mẹ vẫn tích cực lao động và tham gia kháng chiến. Bên cạnh đó, người mẹ luôn gửi gắm những tình cảm, ước mong của mình qua người con nhỏ. Vậy đó là những tình cảm gì.
- Yêu cầu HS đọc kỹ các lời ru.
? Qua các khúc ru trong từng khổ thơ, em thấy người mẹ ước mong điều gì, ước mong với ai.
? Tại sao tác giả không để cho người mẹ trực tiếp ước mơ mà gởi gắm qua người con (vì con là niềm ước mong, tin tưởng, tự hào của mẹ).
? Ở khổ thơ thứ ba có một hình ảnh rất độc đáo, theo em đó là hình ảnh nào. Hãy phân tích h/ảnh ấy.
- HS phát hiện hình ảnh: 
Mặt trời của bắp ... trên đồi
Mặt trời của mẹ......trên lưng
→ Mặt trời (1)- nghĩa gốc, mặt trời (2)- nghĩa chuyển → con là nguồn hạnh phúc vừa gần gũi vừa thiêng liêng của mẹ. Chính con đã sưởi ấm lòng tin yêu, ý chí của mẹ.
? Qua trên giúp em cảm nhận gì về người mẹ. Có phải chỉ đơn giản đây là tình cảm yêu thương con không.
- HS phát hiện thêm những tình cảm của người mẹ là: yêu bộ đội, buôn làng, quê hương đất nước, yêu Bác Hồ, mong ước độc lập tự do thống nhất đất nước. Đó cũng là ước muốn chung của nhân dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà Nguyễn Khoa Điềm muốn gởi gắm qua hình ảnh người mẹ Tà-ôi.
? Em có nhận xét gì về mối liên hệ giữa các lời ru của người mẹ với hoàn cảnh, công việc, về những tình cảm và ước vọng của người mẹ.
- GV: những lời ru và hoàn cảnh, công việc của người mẹ rất tự nhiên, chặt chẽ. Tình cảm và khát vọng của người mẹ ngày càng lớn rộng hòa cùng công cuộc kháng chiến gian khổ, anh dũng của quê hương đất nước.
HĐ4: Hướng dẫn HS tổng kết bài.
? Qua bài thơ, tác giả muốn thể hiện điều gì.
? Bài thơ có những nét nghệ thuật gì đặc sắc.
- Khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
HĐ5: Hướng dẫn học sinh dặn dò
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm bài thơ.
- GV hát một đoạn bài thơ Khúc hát ru... (phổ nhạc) cho HS nghe.
* Bài thơ Bếp lửa
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả:
- Quê ở Hà Tây
- Là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
2. Tác phẩm: sáng tác năm 1963, khi tác giả đang du học ở nước ngoài.
II. Đọc và tìm bố cục:
1. Đọc:
2. Bố cục: gồm 4 đoạn
III. Tìm hiểu chi tiết về văn bản
1. Những kỷ niệm về bà và tình bà cháu:
- Những ngày khó khăn thiếu thốn.
- Bà chăm chút, dạy bảo cháu.
- Sự xuất hiện của tiếng chim tu hú, gợi ra tình cảnh vắng vẻ và nhớ mong cuả hai bà cháu.
→ Sự kết hợp giữa tự sự và biểu cảm nói về hình ảnh người bà và những kỉ niệm tình bà cháu trong hồi tưởng của tác giả
2. Hình ảnh bếp lửa và những suy ngẫm về bà:
- Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho những giòng cảm xúc về bà
+ Hình ảnh bà: người luôn giữa cho ngọn lửa ấm nóng, tỏa sáng.
+ Hình ảnh bếp lửa: bình dị, thân thuộc mà thiêng liêng.
→ Bếp lửa không chỉ được bà nhen bằng nhiên liệu bên ngoài mà còn được nhen chính từ ngọn lửa trong lòng bà – ngọn lửa của sự sống, lòng yêu thương, niềm tin.
- Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là biểu hiện của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương, đó cũng là sự khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu đất nước.
→ Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, gần gũi, vừa gợi lên nhiều liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng.
3. Ý nghĩa
- Từ những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, những người mẹ, về nhân dân nghĩa tình
IV. Tổng kết:
* Ghi nhớ: SGK/146
* Bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. ( Hướng dẫn đọc thêm)
I. Tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả: 
- Quê ở Thừa Thiên – Huế.
- Là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
2. Tác phẩm: sáng tác năm 1971 khi tác giả đang công tác ở chiến khu miền tây Thừa Thiên.
II. Đọc và tìm bố cục:
1. Đọc:
2. Bố cục: gồm 3 đoạn.
III. Tìm hiểu chi tiết về văn bản:
1.H/ảnh người mẹ dân tộc Tà-ôi.
 Nhịp chày nghiêng...
 Mồ hôi mẹ rơi...
 Vai mẹ gầy nhấp nhô...
→ Công việc giã gạo vất vả góp phần nuôi bộ đội kháng chiến.
 Mẹ đang tỉa bắp...
 Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
→ Nghệ thuật so sánh, sự khó khăn gian khổ trong công việc lao động sản xuất.
Mẹ đang chuyển lán mẹ đi đạp rừng
Mẹ địu em đi để giành trận cuối
→ Tham gia chiến đấu với quyết tâm, với lòng tin vào thắng lợi.
→ Công việc gian khổ cùng tấm lòng bền bĩ, quyết tâm trong công việc lao động, kháng chiến → khát khao độc lập tự do.
2. Tình cảm, ước vọng của bà mẹ Tà – ôi được gửi vào trong những khúc hát :
+ Ở lời ra thứ nhất và khúc hát thứ hai, bà mẹ mong con khôn lớn, có sức vóc phi thường.
+ Ở lời ru thứ ba, bà mẹ mong con khôn lớn về phương diện tinh thần, mang lí tưởng của cả dân tộc: “ Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ- mai sau con lớn làm người tự do.
→ Tình yêu thương con tha thiết gắn với tình thương bộ đội, buôn làng, đất nước → ước muốn nền độc lập tự do, thống nhất đất nước.
IV. Tổng kết
* Ghi nhớ: SGK/155
V. Củng cố
4. Hướng dẫn tự học:
- Học bài, đọc thuộc lòng bài thơ. Trình bày nhận xét về giọng điệu của bài thơ.
- Làm bài tập phần Luyện tập.
- Soạn bài Ánh trăng:
- Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống cho mình.
- Cảm nhận đựợc sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của bài thơ.
+ Đọc bài thơ, các chú thích SGK và trả lời câu hỏi trong sách.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_46_den_55.doc