Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 46 đến 56 - Chuẩn kiến thức kỹ năng

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 46 đến 56 - Chuẩn kiến thức kỹ năng

Tiết: 46

Đồng chí

AMục tiêu cần đạt :

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng anh bộ đội được khắc họa trong bài thơ – những người đã viết lên những trang sử Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp

- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật nổi bật được thể hiện qua bài thơ này.

II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1. Kiến thức:

- Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống pháp của dân tộc ta.

- Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của các chiến sĩ trong bài thơ.

- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thưc.

2. Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại,

- Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.

- Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ.

 

doc 55 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 799Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 46 đến 56 - Chuẩn kiến thức kỹ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:	22/10/2010	
 Ngày dạy:	25/10/2010
Tiết: 46	
Đồng chí
AMục tiêu cần đạt : 
I. MứC Độ CầN ĐạT
	- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng anh bộ đội được khắc họa trong bài thơ – những người đã viết lên những trang sử Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật nổi bật được thể hiện qua bài thơ này.
II.TRọNG TÂM KIếN THứC, Kỹ NĂNG
1. Kiến thức: 
- Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống pháp của dân tộc ta.
- Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của các chiến sĩ trong bài thơ.
- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thưc.
2. Kĩ năng: 
- Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại,
- Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.
- Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ.
3. Thái độ: 
- Trân trọng tình cảm bạn b,biết gip đỡ nhau trong cuộc sống
* Trọng tâm : Phân tích vẻ đẹp của tình đồng chí trong bài thơ.
B. Chuẩn bị: *Giáo viên:
	 - SGK, SGV, bài soạn. 
	 - Tập thơ “đầu súng trăng treo.” ảnh chân dung Chính Hữu
 * Học sinh: SGK, vở ghi, sách bài tập, đồ dùng học tập. 
 C. Phương pháp: Giợi mở , quy nạp, phân tích khái quát, tổng hợp.
 D.Tiến trình giờ dạy:
 I ổn định tổ chức lớp: (1’)
- Lớp:	- Sĩ số:	- Vắng:
II Kiểm tra bài cũ: Không 
 III. Bài mới: 
* GV giới thiệu bài:(1’) Từ sau cách mạng tháng 8/1945 trong văn học hiện đậi VN xuất hiện đề bài mới: Tình đồng chí, đồng đội của người chiến sỹ CM anh bộ đội cụ Hồ. Một trong những bài thơ đầy tiên đóng góp thành công vào đề tài này phải kể đến Chính Hữu với bài thơ: “Đồng Chí”.. Vậy nội dung cụ thể của bài thơ này là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu.
 Hoạt động của thầy và trò 
Ghi bảng 
? Qua việc chuẩn bị bài ở nhà, hãy nêu những nét nổi bật về nhà thơ Chính Hữu?
- Chính Hữu (1926) – Tên khai sinh là: Trần Đình Bắc.
- Quê: Can Lộc – Hà Tĩnh
- 1946 hoạt động trong quân đội suốt 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
- 1947 Chính Hữu làm thơ chủ yếu về người lính và chiến tranh.
- Năm 2000 Chính Hữu được NN trao tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.
? Nêu xuất xứ của bài thơ?
- HS trả lời.
? Bài thơ “ Đồng chí” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- HS nêu hoàn cảnh sáng tác.
- GV hướng dẫn đọc bài.
- GV đọc mẫu.
- HS đọc bài.
?Theo em, bài thơ này có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
- 3 Phần:
+) Phần 1(6 câu đầu): Những cơ sở của tình đồng chí.
+) Phần 2:(11 câu tiếp):Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.
+) Phần 3:(3 câu cuối): Hình ảnh 2 người lính trong phiên canh gác.
- HS đọc 6 câu thơ đầu.
?Mở đầu bài thơ tác giả đã giới thiệu tình đồng chí, đồng đội giữa “tôi” và “anh”.
? Vậy”tôi” và “anh” có nguồn gốc xuất thân ntn?
 Em hiểu gì về những hình ảnh trên?
* Nguồn gốc xuất thân:
- Nước mặn đồng chua -> (1)
- Đất cày lên sỏi đá ->(2)
(1): Nước mặn đồng chua: là hình ảnh dải đồng bằng Hà Nam, Thái Bình, Nam Định quanh năm chiêm khê, mùa thối “Sống ngâm da, chết ngâm xương”.
(2): Đất cày lên sỏi đá: Đất trung du bạc màu, khô cằn sỏi đá.
? Hai hình ảnh đó cho ta biết điều gì về hoàn cảnh, nguồn gốc xuất thân của họ?
=> Họ đều là những người nông dân lao động nghèo khổ.
? Những người nông dân, lúc đầu vào chiến trường đều là những người ntn đối với nhau?
- Xa lạ.
- GV: Bình thường, “người xa lạ” là người không quen biết, còn khi đã thân thương thì sẽ gọi là đôi người (đôi bạn). Thế nhưng nhà thơ vẫn viết rằng “ Tôi với anh đôi người xa lạ”.
? Theo em nhà thơ muốn thể hiện cảm nghĩ gì trong câu thơ này?
- Tình đồng chí là một tình cảm mới mẻ, có sức liên kết tự nhiên, rộng rãi mọi người cùng chí hướng.
? Từ đó nhà thơ muốn cắt nghĩa đặc điểm nào của tình đồng chí?
-> Tình đồng chí là tình cảm gắn bó tươi mới và mãnh liệt.
? Câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu” gợi cho ta cảnh tượng ntn?
-> Các đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu.
? Tại sao lại sát cánh bên nhau trong chiến đấu?
-> Vì: Họ có cùng chung nhiệm vụ, cùng chung chí hướng là đấu tranh bảo vệ, độc lập tự do.
? Chi tiết “đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” gợi ra một cách hiểu ntn về tình đồng chí?
- Tình đồng chí là sự chan hòa, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, xóa đi mọi khoảng cách.
? Tóm lại cơ sở của tình đồng chí ở đây là gì?
GV chuyển ý: Sau câu “đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” ta thấy có điều gì đặc biệt?
- Nhà thơ hạ một dòng thơ đặc biệt với 2 tiếng:
 Đồng chí!
? Em hãy nêu ý nghĩa của 2 câu “Đồng chí!”?
-> Tạo ra một nốt nhấn, nó vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định, một sự gắn kết Đ1 và Đ2 của bài thơ.
? Tình đồng chí được biểu hiện cụ thể ntn?
- Biểu hiện:
+) Ruộng nương - gửi bạn.
+) Căn nhà - mặc kệ
+) Giếng nước – gốc đa – nhớ.
? Đó là những hình ảnh ntn?
-> H/ảnh rất đỗi quen thuộc.
? Tại sao tác giả lại nói: “Căn nhà không mặc kệ gió lung lay”?
+) Em hiểu “mặc kệ” ở đây ntn?
- Mặc kệ: Không phải là sự phó mặc mà là cái dứt khoát, mạnh mẽ của con người gắn bó, nặng lòng với quê hương thân yêu. Càng không phải là sự vô tình, bởi vô tình làm sao biết nhớ quê hương.
? Qua đây ta hiểu gì về những người lính?
-> Đó là sự cảm thông, chia sẻ tâm tư nỗi lòng của nhau.
? Những câu tiếp theo vẫn nói về tình đồng chí một cách cụ thể. Những hình ảnh nào làm em xúc động?
- Hình ảnh: 
áo – rách vai.
Quần – vài mảnh vá.
Miệng – cười buốt giá.
Chân – không giầy.
? Em có nhận xét gì về những chi tiết này?
-> Chi tiết chân thật, giản dị. Gợi cảm nghĩ về những gian lao của hiện thực chiến tranh.
? Từ đó em thấy vẻ đẹp nào của tình đồng chí được gợi mở?
=> Đó là sự gắn bó, chia sẻ là sức mạnh và vượt khó khăn.
- GV chuyển ý:
 ? Ba câu thơ cuối xuất hiện những hình ảnh nào?
- Hình ảnh:
+) Rừng hoang – Sương muối.
+) Đứng bên nhau – chờ giặc.
 ? Hình ảnh rừng hoang, sương muối gợi cho ta hiện thực gì?
-> Hiện thực: Thời tiết khắc nghiệt giá rét, đầy thử thách.
?Hình ảnh tiếp theo giúp em hình dung ra điều gì?
-> Những người lính vẫn sát cánh bên nhau để đương đầu với kẻ thù.
 ?Hình ảnh nào là hình ảnh đẹp nhất ở đây? Nó có ý nghĩa gì?
- Hình ảnh “đầu súng trăng treo”:
+) Đó là hình ảnh được nhận ra từ đêm hành quân.
+) Mang ý ngiã biểu tượng: từ cái nghĩa là: có cái gì lơ lững ở rất xa chứ không phải là buộc chặt, suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp và có lúc như treo lơ lững trên đầu mũi súng. Và vầng trăng như 1 người bạn.
.) Giữa thực tại và mơ mộng.
.) Chất chiến đấu và chất trữ tình.
.) Chiến sĩ - thi sĩ.
? Đó là hình ảnh thơ ntn?
-> hình ảnh thơ rất đẹp, vừa thực, vừa lãng mạn
GV cho hs xem bức tranh.
Từ đó em có nhận xét ntn về biểu tượng của những người lính?
- GV liên hệ với bài “Tây Tiến” của Quang Dũng
? Nội dung bao trùm toàn bài là gì?
- H/S chỉ ra nội dung bao trùm bài thơ.
 ? Nội dung đó được chuyển tải bởi những đặc sắc NT nào?
- HS nêu những nét nghệ thuật đặc sắc.
- HS đọc ghi nhớ
GV : Nêu yêu cầu phần luyện tập 
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ “Đồng Chí” (“Đêm naytrăng treo
 - HS viết đoạn văn 
GV gọi 1 HS trình bày
A/ Giới thiệu chung. (5’)
1) Tác giả: Chính Hữu (1926). Tên khai sinh: Trần Đình Đắc.
2) Tác phẩm:
- Bài thơ “Đồng chí” (1948) trích trong tập thơ “Đầu súng trăng treo”
- Hoàn cảnh sáng tác:
Khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc(1947) và đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc pháp lên chiến khu
B) Đọc – hiểu văn bản33’
1/ Đọc- hiểu chú thích(
2) Kết cấu – bố cục
3) Phân tích:
 a) Cơ sở của tình đồng chí:
=> Đều bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân của g/c nông dân nghèo khổ.
 b) Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí(
=> Đó là sự gắn bó, chia sẻ là sức mạnh và vượt khó khăn.
c) Hình tượng của người lính trong đêm canh gác(
=> Bức tranh đẹp về tình đồng chí, biểu tượng về người lính.
4) Tổng kết
4.1) Nội dung:
- Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu.
- Tình cảm của người lính vượt lên mọi hoàn cảnh khó khăn.
- Vẻ đẹp tinh thần của người lính CM.
4.2) Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
4.3) Ghi nhớ:SGK
C.Luyện tập : Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ “Đồng Chí” (“Đêm naytrăng treo”)
IVCủng cố:3’
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ “Đồng Chí” (“Đêm naytrăng treo”)
V Hướng dẫn học bài ở nhà:2’
 	- Học thuộc lòng bài thơ.
 	- Chuẩn bị cho bài : Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
E. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:	24/10/2010	
Ngày giảng:	27/10/2010	
Tiết :47
 Bài thơ về tiểu đội
 xe không kính
A. Mục tiêu cần đạt
I . MứC Độ CầN ĐạT
- Thấy được vẻ đẹp của hình tượng chiến sĩ lái xe Trường Sơn những năm tháng chống Mĩ ác liệt và chất giọng hóm hỉnh, trẻ trung trong một bài thơ của Phạm Tiến Duật.
II. TRọNG TÂM KIếN THứC, Kỹ NĂNG
1. Kiến thức: 
- Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.
- Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sng tc cụ thể: giu chất hiện thực v tràn đầy cảm hứng lng mạn.
- Hiện thức cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng...của những con người đang làm con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ.
2. Kĩ năng: 
- Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại,
- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.
- Cảm nhận giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ
3. Thái độ: ... thác những kỉ niệm thiếu thời và gọi những ước mơ tuổi trẻ. “Bếp lửa” là một trong những sáng tác đầu tay của ông - khi đang còn là sinh viên học tập ở nước ngoài nhớ về đất nước quê hương qua hình ảnh bếp lửa và bà nội kính yêu.(30”)
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
?Nêu những hiểu biết của em về tác giả Bằng Việt
- Tên khai sinh: Nguyễn Việt Bằng (1941)
- Quê quán: huyện Thạch Thất Hà Tây.
- Ông sáng tác thơ từ đầu những năm 60 và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.
- Hiện ông kà chủ tịch hội liên hiệp VH nghệ thuật Hà Nội.
?Nêu xuất xứ của bài thơ?
? Bài thơ thuộc thể loại nào?
- Thơ trữ tình
? Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
- Nhân vật: Một người cháu đã trưởng thành và đi xa.
? Bài thơ bộc lộ điều gì về người cháu đó?
- Bài thơ là lời của người cháu nói về bà với những kỉ niệm sâu sắc về thời thơ ấu sống với bà và suy nghĩ đối với những gì mà bà đem lại cho cuộc đời mình và nỗi nhớ bà da diết khi ở tận phương trời xa. 
?Phương thức biểu đạt của văn bản
- Biểu cảm + (Tự sự + miêu tả)
?Theo em nên đọc văn bản với giọng đọc như thế nào cho phù hợp?
- Giọng đọc: Chậm rãi xúc động, bồi hồi mà lắng đọng.
? Hãy thể hiện giọng đọc đó qua văn bản?
- GV đọc mẫu 1 đoạn
- HS đọc bài.
- 1 hs khác đọc tiếp ->hết
?Em hiểu “Đinh ninh” là gì?
? Nghĩa từ “ấp iu”?
?“Chiến khu” là vùng ntn
- Định ninh: nhắc đi nhắc lại cho người khác nắm chắc, nhớ chắc..
- ấp iu: cử chỉ yêu thương trìu mến.
- Chiến khu: Vùng căn cứ của lực lượng kháng chiến.
?Mạch cảm xúc của bài thơ?
- Đi từ hồi tưởng đến hiện tại và từ kỉ niệm dến suy ngẫm.
?Dựa vào mạch cảm xúc đó, em chia bài thơ làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
- 4 phần:
 +) P1 (3dòng đầu) Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng căm xúc về bà.
 +) P2(4 khổ tiếp) Những kỉ niệm tuôi thơ sống bên bà.
 +) P3 (khổ 6): Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.
 +) P4 (khổ cuối): Người cháu đã trưởng thành, đi xa nhưng không nguôi nhớ về bà.
- GV chuyển ý
- GV đọc 3 dòng thơ đầu.
? Dòng hồi tưởng của tác giả được bắt đầu từ đâu?
- Hình ảnh bếp lửa ở 1 làng quê VN từ thời thơ ấu.
?Hình ảnh bếp lửa được hiện lên ntn?
- Bếp lửa: Chờn vờn- sương sớm
 ấp iu- nồng đượm.
?Em hiểu gì về hình ảnh “chờn vờn-sương sớm”?
+ Chờn vờn-sương sớm: là bếp lửa được nhóm lên từ rất sớm ở mỗi gia đình.
?Hình ảnh bếp lửa “ấp iu- nồng đượm” gợi cho em điều gì về hình ảnh người bà?
+ ấp iu-nồng đượm: gợi bàn thay khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa.
?* Vậy hình ảnh bếp lửa là hình ảnh ntn đối với tác giả và những người dân VN nói chung?
- Là hình ảnh hết sức gần gũi, quen thuộc.
- GV: Từ hình ảnh bếp lửa thân thuộc, tác giả liên tưởng tự nhiên người nhóm lửa, nhóm bếp- đến nỗi nhớ tình thương với ba của đứa cháu đang ở xa.
?“Biết mấy nắng mưa” ý muốn nói điều gì?
- ẩn dụ: “nắng mưa”-> chỉ cuộc đời vất vả lo toan của bà -> thương bà.
?Qua tìm hiểm, em biết gì về mạch khơi nguồn dòng hồi tưởng cảm xúc của tác giả?
- GV chuyển ý: Khi dòng hồi tưởng trào dâng những kỉ niệm trong qúa khứ của nhà thơ được hiên lên ntn?
- Hs đọc 5 câu thơ tiếp.
?Những kỉ niệm bắt đầu được hiện lên qua dòng hồi tưởng?
- Cuộc sống bên bà:
 + Quen mùi khói.
 + Là năm đói mòn đói mỏi.
 + Bỏ đi đánh xe khô rạc ngựa gầy.
?Những hình ảnh đó gợi cho ta điều gì về cuộc sống của bà lúc bấy giờ?
-> Cuộc sống thê thảm của nạn đói năm 45 (2 triệu người dân ở đồng bằng Bắc Trung Bộ đã bị chết đói)
-> Gợi cuộc sống thê thảm như thân trâu ngựa.
?* Cảm xúc của tác gải bộc lộ ntn trước những hình ảnh đó?
- Nghĩ lại sống mũi còn cay: đó là cảm xúc chung của bất cứ người dân VN nào khi nhớ lại nạn đói năm 45- hình ảnh bếp lửa quê hương của tình bà cháu
?Bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu lại gợi tác giả liên tưởng tới điều gì?
- Tiếng tu hú:
?Tiếng chim tu hú gợi lại trong tác giả những điều gì?
- Tiếng tu hú:
 + Kêu - đồng xa kể chuyện những ngày ở Huế.
 + Nhớ những cử chỉ làm việc tận tụy, đầy tình yêu thương, đùm bọc che chở của bà.
 + Nhớ bếp lửa và hình ảnh của bà.
 + Đắm chìm trong suy tưởng để trò chuyện về quê hương.
?Đến đây, tiếng tu hú có ý nghĩa gì?
-> ý nghĩa: Gợi tình cảnh vắng vẻ và nhớ mong của 2 bà cháu.
- HS đọc “Năm giặc đốt làngdai dẳng”.
?“Năm ấy giặc đốtlều tranh” gọi cho em điều gì về hiện thực cuộc sống lúc bấy giờ?
-> Hiện thực cuộc sống: Chiến tranh tàn khốc, làng bị đốt, người dân phải dời làng di tản cư đến chỗ khác; khi rút đi, nhân dân ta lại trở về làng cũ sinh sống làm ăn.
?Trước hiện thực đó, người bà đã dặn cháu những gì?
- Bà dặn: 
 + Bố đang ở chiến khu 
 + Chỗ viết thư kể việc làng bị cháy, mà phải nói ở nhà vẫn bình an
?Em hiểu gì về lời dặn của bà?
->Hãy bình tĩnh, vững lòng vượt qua mọi thử thách khốc liệt của chiến tranh, làm trọn nhiệm vụ hậu phương để người đi xa yên tâm công tác
?Từ đó bộ lộ ở bà những phẩm chất gì?
-> Phẩm chất: người mẹ VN yêu nước, đầy lòng hi sinh và tình thương cao cả.
? Qua đó em có nhận xét gì về những kỉ niệm của nhà thơ than còn nhỏ sống bên bà?
- GV chuyển ý: Từ những kỉ niệm tuổi thơ đó, người cháu đã có suy nghĩ gì về bà và cuộc dời bà? ->
?Người cháu đã suy ngẫm về cuộc đời bà ntn?
- Bà: +) Là người nhóm lửa
 +)Cũng là người luôn giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng và tỏa sáng trong mỗi gia đình.
?Hình ảnh người bà hiện lên cụ thể qua những chi tiết nào?
 - Bà: +) Lận đận - Nắng mưa.
 +) Giữ thói quen - dậy sớm.
 +) Nhóm bếp lửa – ấp ui nồng đợm.
?Những chi tiết đó chứng tỏ đức tính phẩm chất gì ở con người bà?
-> Sự tần tảo, đức hy sinh chăm lo cho mọi người của bà.
?Bếp lửa tay bà nhóm lên mỗi sớm mai với những mục đích gì?
- Bếp lửa:
+) Nhóm lên niềm ui thương.
+) Nhóm lên niềm vui sưởi ấm, san sẻ.
+) Nhóm dậy cả nhữnh tâm tình tuổi nhỏ
?Phát hiện biện pháp NT được sử dụng trong khổ thơ? Tác dụng của biện pháp NT đó?
- NT: Điệp từ “nhóm” -> nhấn mạnh hành động liên tục lặp đi lặp lại cỏa người bà là nhóm lên niềm vui, sự sống, niềm yêu thương chi chút dành cho con cháu và mọi người.
?Vì sao tác giả viết: “Vì kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”? 
- Bếp lửa:
+) Kì lạ: Bếp lửa của bà không có gì dập tắt được, nó cháy lên trong mọi cảnh ngộ.
+) Thiêng liêng vì: Bếp lửa của bà nơi ấp ủ và sáng lên mãi tình cảm của bà cháu trong cuộc đời của mỗi con người yêu gia đình, yêu quê hương
?Từ đó hãy khái quát những suy nghĩ về bà và cuộc đời bà N/V trữ tình người cháu?
 (HS trả lời)
- GV chuyển ý: Khi người cháu trưởng thành và đi xa thì tình cảm của bà có gì thay đổi không? 
- HS đọc câu thơ cuối.
?Những câu cuối văn bản là lời tự bạch của ai?
- Lời tự bạch của người cháu.
?Người cháu tự nhận thấy mình đã có những may mắn gì trong cuộc đời?
- Được đi học nước ngoài, tiếp nhận những điều tốt đẹp.
 +) Có ngọn khói trăm tàu.
 +) Có lửa trăm nhà.
 +) Niềm vui trăm ngã.
?Những cái “có” ở đây báo hiệu những gì về cuộc sống của người cháu?
->Báo hiệu cuộc sống tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.
?Với cuộc sống tương lai đó đã đủ để lòng cháu thanh thản chưa? (chưa). Vì sao?
 - Vì: Người cháu không quên ánh sáng và hơi ấm từ bếp lửa của bà nơi quê hương.
?Khi viết lời thơ:
“Nhưng vẫn chẳng lúc...
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa”
? Thì người cháu đã tự nhắc lòng mình điều gì?
HS thảo luận nóm)
 Có thể là:
- Không được quên những lận đận đời bà.
- Không được quên tấm lòng ấm áp của lòng bà.
- Không được quên những tận tụy, hy sinh và tình cảm bà
?Từ đó em có nhận xét gì về tự cảm của nhân vật người cháu ở đây?
?Khái quát những giá trị nội dung của bài thơ?
?Bài thơ có những thành công gì về nghệ thuật?
 - HS nêu những giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
- HS đọc ghi nhớ sgk 
A/ Giới thiệu chung:(7’)
1 Tác giả ( sgk/145 )
- Tên khai sinh Nguyễn Việt Bằng (1941).
- Là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.
2. Tác phẩm (sgk / 145 )
- Bếp lửa: sáng tác năm 1963 khi tác giả đang là sinh viên học ngành luật ở nước ngoài.
- Bài thơ in trong tập “Hương cây- Bếp lửa” (1968) tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.
B.Đọc hiểu văn bản :30’
1.Đọc - Chú thích 5’
a.Đọc 
b.Chú thích 
2) Kết cấu-bố cục(5’)
- Bố cục : 4 phần
3) Phân tích:
 a) Khơi nguồn dòng cảm xúc(5’)
=> Từ hình ảnh bếp lửa quent thuộc, gần gũi đã gợi ra trong tác giả hình ảnh người bà với sự vất vả lo toan nhưng ấm lòng tình bà cháu.
b) Những hồi tưởng về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà:(10’)
a.Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu.
- Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà của người cháu.
-> Đó là những kỉ niệm tuổi thơ đầy gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn.
-> Kỉ niệm của nhà thơ than còn nhỏ không còn là của riêng nhà thơ mà mang tính phổ quátrởthành cảm xúc của bao người
c) Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.(8’)
- Gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn.
=> Người bà hiện lên thật đẹp với sự tần tảo, hy sinh giàu tình yêu thương cho dù cuộc đời có nhiều khó khăn, thiếu thốn.
 d) Tự cảm của người cháu(5’)
=> cho dù có đi xa nhưng lòng cháu vẫn ấp ủ và hướng về bà với bếp lửa đầy thương
4./ Tổng kết(5’)
4.1) Nội dung:
- Bài thơ gợi kỷ niệm đầy xúc động về bà và tình bà cháu
-Qua đó thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà. .
4.2) Nghệ thuật.
-Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa có ý nghĩa biểu tượng.
-Kết hợp miêu tả biểu cảm bình luận.
-Thể thơ tám chữ phù hợp cảm xúc hồi tưởng.
4.3/ Ghi nhớ: SGK
IV/ Củng cố: 2’)Khái quát nd bài học 
V/ Hướng dẫn học bài ở nhà(1’)
- Học thuộc bài thơ “Bếp lửa”.
- Soạn bài “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”
E/ Rút kinh nghiệm giờ dạy
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_46_den_56_chuan_kien_thuc_ky_nang.doc