Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 53: Tổng kết về từ vựng - GV: Nguyễn Danh Điệp

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 53: Tổng kết về từ vựng - GV: Nguyễn Danh Điệp

TUẦN 11

1. Mục tiêu bài học.

a. Kiến thức:

 Giúp học sinh nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 - 9: Từ tượng thanh, từ tượng hình, một số biện pháp tu từ từ vựng: So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.

b. Kỹ năng:

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh và So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.

c. Thái độ:

- Giáo dục học sinh có ý thức học tập, trau dồi kiến thức về hệ thống từ vựng.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

a. Chuẩn bị của giáo viên:

+ Soạn giảng.

+ Sgk - Sgv - STK.

+ Bảng phụ.

b. Chuẩn bị của học sinh:

+ Đọc và nghiên cứu bài tìm hiểu câu hỏi Sgk.

+ Sưu tầm, tìm hiểu về từ vựng.

3. Tiến trình bài dạy.

a. Kiểm tra bài cũ (1')

 GV Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

 GV Nhận xét, đánh giá.

b. Dạy nội dung bài mới.

* Giới thiệu bài (1')

 Để củng cố những kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 giúp các em biết vận dụng thành thạo hơn về từ tượng hình, tượng thanh, các phép tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hoá, hoán dụ, nói giảm nói tránh, điệp ngữ qua tiết 53: Tổng kết về từ vựng (Từ tượng thanh, từ tượng hình, một số biện pháp tu từ từ vựng: So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ).

 

doc 6 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 485Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 53: Tổng kết về từ vựng - GV: Nguyễn Danh Điệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 03/09/2010
TiÕt: 53.
Ngµy d¹y:
Líp 9A: 30/10/2011
Líp 9B: 30/10/2011
TIẾNG VIỆT
	 TUẦN 11
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
1. Mục tiêu bài học.
a. Kiến thức:
	Giúp học sinh nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 - 9: Từ tượng thanh, từ tượng hình, một số biện pháp tu từ từ vựng: So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
b. Kỹ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh và So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
c. Thái độ:
- Giáo dục học sinh có ý thức học tập, trau dồi kiến thức về hệ thống từ vựng.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
a. Chuẩn bị của giáo viên:
+ Soạn giảng.
+ Sgk - Sgv - STK.
+ Bảng phụ.
b. Chuẩn bị của học sinh:
+ Đọc và nghiên cứu bài tìm hiểu câu hỏi Sgk.
+ Sưu tầm, tìm hiểu về từ vựng.
3. Tiến trình bài dạy.
a. Kiểm tra bài cũ (1')
	GV Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
	GV Nhận xét, đánh giá.
b. Dạy nội dung bài mới.
* Giới thiệu bài (1')
	Để củng cố những kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 giúp các em biết vận dụng thành thạo hơn về từ tượng hình, tượng thanh, các phép tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hoá, hoán dụ, nói giảm nói tránh, điệp ngữ qua tiết 53: Tổng kết về từ vựng (Từ tượng thanh, từ tượng hình, một số biện pháp tu từ từ vựng: So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ).
* Nội dung.
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Tg
? Thế nào là từ tượng thanh? Tượng hình?
? Lấy ví dụ?
G Do có tính biểu cảm cao nên từ tượng thanh, từ tượng hình ít dùng trong các văn bản khoa học, chỉ dùng chủ yếu trong văn miêu tả - tự sự.
- Nêu yêu cầu bài tập 2.
? Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh?
- Nêu yêu cầu bài tập 3.
? Xác định từ tượng hình?
? Nêu giá trị sử dụng của chúng trong đoạn trích?
- Chuyển ý:
? Nhắc lại so sánh là gì?
? Cho ví dụ minh hoạ?
? Thế nào là ẩn dụ?
? Cho ví dụ?
? Nhân hoá là gì?
? Cho ví dụ?
G Con nhện và ngôi sao được gắn cho những thuộc tính tình cảm như mong nhớ, đợi chờ của con người.
? Thế nào là hoán dụ? Lấy ví dụ? Phân tích ví dụ đó?
G Dùng áo nâu (y phục) để chỉ nông dân, áo xanh (y phục) chỉ người công nhân.
? Nói quá là gì? Cho ví dụ?
? Thế nào là nói giảm, nói tránh? Cho ví dụ?
- Giải thích: Dùng từ ''về'' để tránh nói một cái chết đau lòng được coi là một cách nói tránh khá độc đáo.
? Điệp ngữ là gì? Cho ví dụ?
G Định nghĩa vòng tròn liên hoàn thú vị: Muốn chừa - hay ưa - chừa được - chẳng chừa.
? Thế nào là chơi chữ?
- Gọi học sinh đọc bài tập.
? Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ, từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ?
G Bằng lời nói quá Nguyễn Du cực tả sự xa cách giữa thân phận cảnh ngộ của Thuý Kiều và Thúc Sinh.
- Gọi HS đọc bài tập 3.
? Vận dụng kiến thức về từ vựng đã học phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong các câu thơ, đoạn thơ?
- Nhận xét, đánh giá.
- Nhắc lại khái niệm.
- Lấy ví dụ:
- Nghe giảng. 
- Làm bài tập 2 (Sgk-146).
- Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh: Mèo, bò, tắc kè, chim cu...
- Làm bài tập 3 (Sgk-146).
- Xác định từ tượng hình: lốm đốm, loáng thoáng, lê thê, lồ lộ.
- Tác dụng: mô tả hình ảnh đám mây một cách cụ thể, sống động.
- Ví dụ: "Hoa cười ngọc thốt đoan trang; Mây thua nước tóc tuyết nhừng màu da".
+ "Thân em như ớt trên cây; Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng" - (Ca dao)
- Ví dụ: "Làn thu thuỷ nét xuân sơn; Hoa ghen đua thắm liễu hờn kém xanh".
- Ví dụ: "Buồn trông con nhện chăng tơ; Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai; Buồn trông chênh chếch sao mai; Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ" - (Ca dao)
- Ví dụ: "Áo nâu liền với áo xanh; Nông thôn cùng với thị thành đứng lên" - (Tố Hữu)
- Nghe giảng. 
- Ví dụ: "Lỗ mũi mười tám gánh lông; Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho"; "Bao giờ trạch đẻ ngọn đa; Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình" - (Ca dao)
- Ví dụ: "Bà về năm ấy làng treo lưới; Biển động, Hòn Mê giặc bắn vào" - (Tố Hữu)
- Nghe giảng. 
- Ví dụ: "Những lúc say sưa cũng muốn chừa; Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa; Hay ưa nên tôi không chừa được; Chừa được nhưng mà vẫn chưa chừa!"- (Nguyễn Khuyến)
- Nghe giảng. 
- Ví dụ: "Ngả lưng cho thế gian ngồi; Rồi ra mang tiếng con người bất trong" (phản)
- Làm bài tập 2 (Sgk-147).
a) Ẩn dụ: Hoa, cánh (chỉ Thuý Kiều và cuộc đời nàng). Cây, lá (chỉ gia đình Thuý Kiều và cuộc sống của họ.Kiều bán mình để cứu gia đình).
b) So sánh: so sánh tiếng đàn của Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, gió thoảng, tiếng trời đổ mưa.
c) Nói quá: Thuý Kiều có sắc đẹp đến mức ''Hoa ghen đua thắm liễu hờn kém xanh". Thuý Kiều không chỉ đẹp mà còn có tài: ''Một hai nghiêng nước nghiêng thành, Sắc đành đòi một, tài đanh hoạ hai''.
d) Nói quá: gác Quan Âm, nơi Thuý Kiều bị Hoạn Thư bắt ra chép kinh, rất gần phòng đọc sách của Thúc Sinh. Tuy cùng trong khu vườn nhà Hoạn Thư gần trong gang tấc nhưng giờ đây hai người cách trở "gấp mười quan san". Nhờ cách nói quá tác giả tả sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Kiều và chàng Thúc.
e) Chơi chữ: tài và tai.
- Nghe giảng. 
- Làm bài tập 3 (Sgk-147).
a) Điệp ngữ: ''còn'' từ đa nghĩa (say sưa). Say sưa vừa được hiểu là uống nhiều rượu mà say, vừa được hiểu say đắm vì tình.
b) Nói quá: sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
c) So sánh: nhà thơ miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối và cảnh rừng dưới đêm trăng.
d) Nhân hoá: "nhòm", ''ngắm'' ánh trăng được nhân hoá thành người bạn tri âm, tri kỉ. Nhờ đó thiên nhiên trở nên sống động hơn, có hồn và gắn bó với con người hơn.
e) Ẩn dụ: từ ''mặt trời'' trong câu thứ hai. Chỉ em bé trên lưng mẹ. ẩn dụ chỉ sự gắn bó của ddứa con với người mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai.
I. Từ tượng thanh, tượng hình.
1. Khái niệm.
a) Từ tượng thanh: là những từ mô tả âm thanh tự nhiên.
- Ví dụ: ầm ầm, ào ào, róc rách...
b) Từ tượng hình: là những từ có khả năng gợi hình ảnh, dáng vẻ trạng thái của sự vật.
- Ví dụ: rón rén, hì hục, gợi cách đi, cách làm việc.
2. Bài tập 2. 
3. Bài tập 3. 
II. Một số phép tu từ từ vựng.
1. Khái niệm.
- So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Nhân hoá: là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật...bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.
- Hoán dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Nói quá: là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- Nói giảm, nói tránh: là cách nói tế nhị, uyển chuyển để tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, hoặc tránh thô tục, thiếu lịch sự.
- Điệp ngữ: là cách lặp đi lặp lại một từ để nhấn mạnh ý, gây cảm xúc mạnh. Điệp ngữ còn có tác dụng thể hiện giọng điệu, âm điệu văn thơ.
- Chơi chữ: là cách nói, cách viết sử dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước... làm cho lời nói, câu văn hấp dẫn và thú vị.
2. Bài tập 2. 
- Vận dụng một số biện pháp tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của một số câu thơ trong Truyện Kiều.
3. Bài tập 3.
9'
29'
c. Củng cố và luyện tập (2')
	GV Củng cố nội dung tiết học.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1')
- Học bài và làm bài tập sách bài tập.
- Ôn tập toàn bộ nội dung bài đã học.
- Chuẩn bị tiết 50: Nghị luận trong văn bản tự sự.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_53_tong_ket_ve_tu_vung_gv_nguyen_danh.doc