Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 56, 57: Bếp lửa (Bằng Việt) Và Hướng dẫn đọc thêm: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm)

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 56, 57: Bếp lửa (Bằng Việt) Và Hướng dẫn đọc thêm: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm)

 Tiết :56 +57 Bếp lửa ( Bằng Việt)

Hướng dẫn đọc thêm:

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm)

A- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

1- Kiến thức:

- Cảm nhận được những tình cảm chân thành của nhân vật trữ tình- người cháu và hình ảnh người bà giàu tình yêu thương, giàu đức hy sinh, thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng, kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả trong bài thơ Bếp lửa

- Cảm nhận được tình yêu con và ước mơ của người mẹ dân tộc Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, từ đó hiểu được tình yêu quê hương đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong thời kỳ này,cảm nhận được giọng điệu ngọt ngào, tha thiết cùng bố cục đặc sắc trong bài thơ khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.

- Tích hợp với “Tiếng gà trưa”

2- Kỹ năng:

- Rèn luyện năng lực cảm nhận và phân tích một tác phẩm trữ tình.

3- Thái độ:

- Giáo dục ý thức “Uống nước nhớ nguồn.” Kỷ năng sống vì quê hương đất nước.

B- Chuẩn bị:

1- Giáo viên: - Soạn bài. Tham khảo tài liệu.

2- Học sinh: - Chuẩn bị bài bài theo hướng dẫn của GV.

 

doc 7 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 468Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 56, 57: Bếp lửa (Bằng Việt) Và Hướng dẫn đọc thêm: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 09 tháng 11 năm 2010.
 Tiết :56 +57 	 Bếp lửa ( Bằng Việt)
Và
Hướng dẫn đọc thêm: 
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm)
A- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
1- Kiến thức:	
- Cảm nhận được những tình cảm chân thành của nhân vật trữ tình- người cháu và hình ảnh người bà giàu tình yêu thương, giàu đức hy sinh, thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng, kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả trong bài thơ Bếp lửa
- Cảm nhận được tình yêu con và ước mơ của người mẹ dân tộc Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, từ đó hiểu được tình yêu quê hương đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong thời kỳ này,cảm nhận được giọng điệu ngọt ngào, tha thiết cùng bố cục đặc sắc trong bài thơ khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ..
- Tích hợp với “Tiếng gà trưa”
2- Kỹ năng:
- Rèn luyện năng lực cảm nhận và phân tích một tác phẩm trữ tình.
3- Thái độ:
- Giáo dục ý thức “Uống nước nhớ nguồn.” Kỷ năng sống vì quê hương đất nước.
B- Chuẩn bị:
1- Giáo viên: - Soạn bài. Tham khảo tài liệu. 
2- Học sinh: - Chuẩn bị bài bài theo hướng dẫn của GV.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: 	Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
Hoạt động 2: 	Giới thiệu bài mới. 
Hoạt động 3: 	Tìm hiểu bài mới.
- Với văn bản này em cần đọc một giọng đọc như thế nào? 
- Em hãy tóm tắt những nét chính về tác giả Bằng Việt? 
- Bài thơ có thể chia thành những phần nào? 
- Em hãy đọc khổ thơ đầu? 
-Trong dòng hồi tưởng của tác giả, bếp lửa hiện lên qua những hình ảnh nào? 
- Em có cảm nhận gì về nghệ thuật diễn tả ? 
- Bếp lửa hiện lên như thế nào? 
- Hình ảnh bếp lửa gợi nhớ đến hình ảnh yêu thương nào? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? 
- Người cháu đã cảm nhận về bà qua câu thơ nào? 
- Em có nhận xét gì về cách viết của tác giả? 
- Cảm nhận của tác giả về bà như thế nào? 
- Em hãy đọc khổ thơ thứ hai? 
- Bếp lửa khơi dậy cuộc sống của hai bà cháu năm lên bốn tuổi, cuộc sống đó được nói đến qua câu thơ nào? 
- Viết về cuộc sống của tuổi thơ, tác giả sử dụng nghệ thuật gì? hình ảnh thơ như thế nào? 
- Em có nhận xét gì về cuộc sống đó? 
- Bao kỷ niệm ùa về từ trong cuộc sống đó người cháu ấn tượng nhất là hình ảnh gì? 
- Cảm nhận của em về nghệ thuật diễn tả ? 
- Kỷ niệm hiện lên như thế nào? 
- Em hãy đọc khổ thơ thứ ba, bốn? 
- Cuộc sống của hai bà cháu tiếp tục được khơi dậy qua những câu thơ nào? 
- Hình ảnh thơ có gì giống trước? 
- Em hãy tiếp tục cảm nhận về cuộc sống của hai bà cháu? 
- Những ngày với bà bên bếp lửa, cùng với ấn tượng sâu đậm về mùi khói bếp, người cháu còn có ấn tượng về điều gì? 
- Cách viết về tiếng tu hú có gì đáng chú ý? 
- Tiếng tu hú gợi nên những cung bậc cảm xúc như thế nào? 
- Nhớ về cuộc sống gian khổ,tác giả nhớ về bà . Từ trong cuộc sống đó, bà đã có những việc làm gì cho cháu? 
- Viết về hình ảnh người bà, câu thơ để lại ấn tượng gì về vẻ đẹp nghệ thuật? 
- Bà hiện lên như thế nào? 
- Em hãy đọc khổ thơ thứ 5.
- Hình ảnh thơ có sự biến đổi như thế nào?
 - Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? 
- Em có cảm nhận gì về hình ảnh ngọn lửa?
- Đến đây em thấy, bà không chỉ tảo tần chịu thương chịu khó mà em còn cảm nhận về bà như thế nào nữa? 
- Em có cảm nhận gì về ngôn ngữ, hình ảnh thơ, trong bốn khổ thơ vừa tìm hiểu? 
- Điều tác giả muốn nói? 
- Em hãy đọc khổ thơ thứ 6? 
- Từ những kỷ niệm tuổi thơ với bà bên bếp lửa, tác giả- ngưòi cháu đã có suy ngẫm gì về người bà của mình? 
- Khổ thơ có nét đặc sắc gì về nghệ thuật diễn tả? 
- Em hiểu như thế nào về những dòng suy ngẫm đó? 
- Câu thơ “ Ôi kỳ ạ và ” có gì đặc sắc về nghệ thuật? 
- Vì sao bếp lửa lại kỳ lạ và thiêng liêng? 
- Tác giả đã diễn tả nỗi nhớ qua những câu thơ nào? 
- Nghệ thuật diễn tả hay ở chỗ nào?
- Nỗi nhớ hiện lên như thế nào? 
- Bài thơ ca ngợi điều gì? 
- Em hãy nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Khoa Điềm? 
- Giáo viên hướng dẫn đọc và đọc mẫu, sau đó gọi HS đọc.
- Bài thơ có thể chia thành những phần nào? 
- Bài thơ là lời của ai? 
- Bài thơ viết về điều gì? 
- Em có cảm nhận gì về tình cảm của người mẹ? 
- Bài thơ diễn tả tình cảm gì của nhà thơ? 
- Bài thơ lưu mãi dấu ấn với người đọc không chỉ ở nội dung mà còn ở những đặc sắc nghệ thuật như thế nào? 
- Em thích nhất là những câu thơ nào trong bài? Vì sao? 
A- Bài thơ “Bếp lửa” 
I- Đọc- tìm hiểu chung văn bản.
1- Đọc văn bản.
- Giọng tình cảm, thiết tha.
2- Vài nét về tác giả, tác phẩm.
- Nguyễn Việt Bằng (1941). Quê: tỉnh Hà Tây.
- Thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước.
- Thơ: trong trẻo mượt mà, khai thác những kỷ niệm và mơ ước của tuổi trẻ -> gần gũi với bạn đọc trẻ , nhất là trong nhà trường.
- “ Bếp lửa” (1963): khi tác giả là sinh viên đang du học ở Liên Xô và mới bắt đầu đến với thơ.
3- Từ khó ( xem chú thích.)
4- Bố cục. 3 phần.
a- Khổ thơ đầu.
b- Bốn khổ thơ tiếp.
c- Hai khổ thơ còn lại.
5- Phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm.
II- Đọc- hiểu văn bản
1- Khổ thơ đầu.
- HS đọc khổ thơ đầu.
- Bếp lửa chờn vờn sương sớm
- Bếp lửa ấp iu nồng đượm.
-> Điệp từ, âm hưởng thơ tha thiết , lắng sâu như thước phim đi vào tâm thức.
-Từ láy-> hình ảnh gần gũi, thân quen, quẩn quanh không rời
=> Gần gũi, quen thuộc, mang hơi ấm của tình cảm gia đình. Lan toả ấm áp, lung linh sống động.
- Bếp lửa gợi nhớ đến bà -> ẩn dụ -> Bếp lửa là bàn tay bà kiên nhẫn khéo léo, là tấm lòng chi chút của bà sớm hôm.
- biết mấy nắng mưa.
-> Sử dụng thành ngữ.
-> Bà hiện lên là cả một sự lo toan, vất vả
Bếp lửa là dáng hình bà qua nắng mưa năm tháng, cháy sáng cuộc đời, cháy sáng kỷ niệm, khơi dòng hồi tưởng tuôn chảy mãnh liệt trong nỗi nhớ của người cháu với nỗi nhớ tươi nguyên, nỗi nhớ máu thịt.
Tích hợp với “Tiếng gà trưa”.
2- Bốn khổ thơ tiếp.
- HS đọc khổ thơ 2.
- Năm đói mòn đói mỏi
- Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy.
-> Điệp từ xoáy sâu, khắc khoải
- Hình ảnh thơ chân thực.
=> Cuộc sống đầy khó khăn gian khổ, cơ cực, xót đau.
- quen mùi khói
- Khói hun nhèm mắt
- Sống mũi còn cay
-> Điệp từ, giọng điệu sâu lắng, xót xa; ngôn ngữ thơ chân thực, giản dị mà sinh động. Câu cảm xoáy sâu trong tiềm thức.
=> ấn tượng sâu đậm, lay động thể xác, tâm hồn.
Nhà thơ đã chọn một chi tiết thật sát hợp, vừa miêu tả chân thực cuộc sống của tuổi thơ, vừa biểu hiện thấm thía tình cảm lúc da diết bâng khuâng, lúc xót xa thương mến, kỷ niệm xoáy sâu trong tiềm thức, lay mạnh cả thể xác con người. Kỷ niệm vừa mới khơi lên thoang thoảng mùi khói, mờ mờ sắc khói mà đã đầy ắp những hình ảnh hiện thực thấm đẫm biết bao nghĩa tình sâu nặng.
- HS đọc khổ thơ thứ ba, bốn
- Mẹ cùng cha công tác bận không về
- Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi.
-> hình ảnh thực, ngôn ngữ bình dị .Điệp từ. âm hưởng xót xa, thương nhớ, lắng sâu.
=> Chiến tranh đau thương, cái đói, cái rét, cả thêm cái chơ vơ khốn khổ. Là hiện thực chia ly mất mát, tàn phá nặng nề.
- Tiếng tu hú.
-> nhắc lại nhiều lần, lúc mơ hồ văng vẳng từ “những cánh đồng xa”, , lúc gần gũi nghe “sao mà tha thiết thế”, như xoáy sâu vào kỷ niệm, xoáy sâu vào nỗi nhớ, như than thở, sẻ chia.
=> Gợi sự man mát cô đơn, thấm sâu trống vắng.
- Gợi nỗi buồn, sự cô đơn của hai bà cháu lan toả vào vạn vật.
- Là niềm tin dai dẳng, là sức sống tâm hồn, là nỗi niềm tình cảm của hai bà cháu khắc khoải gia giết.
- Là tiếng lòng, tiếng đồng vọng của của lòng người , của đất trời để động viên an ủi.
Tiếng tu hú như giục giã, như khắc khoải một điều gì da dít lắm, khiến lòng người trỗi dậy bao hoài niệm nhớ mong.
- Bà kể chuyện, bảo cháu nghe
- Bà dạy cháu làm. chăm cháu học.
- Vẫn vững lòng dặn cháu
-> liệt kê, tăng cấp, điệp từ, âm điệu thơ khoẻ khoắn, tha thiết trìu mến.
=> Tảo tần, chịu thương chịu khó, trái tim toả sáng ấm áp tình yêu thương, giàu đức hy sinh, giàu niềm tin chiến thắng-> Tình yêu đất nước.
Đứa cháu lớn dần lên. Cuộc sống khó khăn hơn. Song nghị lực của bà vẫn bền vững, tấm lòng bà vẫn mênh mông. Kỷ niệm mà người cháu nhớ lại như ánh sáng của bếp lửa toả sáng cả xóm làng đất nước.
- HS đọc khổ thơ thứ 5.
- Bếp lửa-> ngọn lửalòng bà ủ sẵn
 Ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
-> Điệp từ, ẩn dụ ( ngọn lửa- tấm lòng bà).
Dùng từ gợi cảm: ủ, chứa-> nhen nhóm, chi chút.
-> Hoá thân của người bà biến đổi lung linh kỳ diệu. Là sức sống, tình thương, là niềm tin của bà trong cuộc sống của hai bà cháu, cuộc sống của gia đình, của toàn dân tộc với công cuộc chiến đấu lúc bấy giờ.
=> Sức mạnh từ trái tim yêu thương. bà trở thành người nhen lửa, giữ lửa và truyền lửa.
Ngọn lửa – biểu tượng của sự sống muôn đời bất diệt, không chỉ là của riêng bà trong kỷ niệm của người cháu mà còn là biêu tượng chung cho toàn dân tộc, đất nước ta trước kia thắp sáng đến tận ngày nay.
 Ngôn ngữ, hình ảnh thơ rõ dần, rất bình dị và cũng rất lung linh.
Giọng điệu thủ thỉ như những lời tâm sự. đan xen yếu tố tự sự có không gian, thời gian, có sự việc và nhân vật.
 Bếp lửa biến đổi lung linh kỳ diệu gắn với hình ảnh người bà bình dị mà cao cả, tình bà cháu ấm nồng. Lòng biết ơn chân thành, sự cảm phục, quý trọng bà của nhà thơ.
3- Hai khổ thơ cuối.
- HS đọc khổ thơ 6.
- Mấy chục năm .bây giờ.
- bà vẫn .dậy sớm.
- Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm.
Niềm yêu thươngngọt bùi.
Nồi xôi gạo mớichung vui
Nhómtâm tình tuổi nhỏ.
- Điệp từ, nhịp điệu tuôn trào. Giọng điều thâ thiết lắng sâu trong niềm suy ngẫm. Tăng tiến, hình ảnh hiện lên từ cái vô hình đến cái hữu hình, từ vật chất đến tinh thần đan xen hoà quyện.
=> Suốt cuộc đời bà nhóm lửa: nhóm lửa yêu thương, nhóm lửa đoàn kết, nhóm lửa tâm hồn, nhóm lửa cuộc đời.
Bếp lửa mãi thắp sáng trong tinh thần không vơi cạn của bà.
Bà không chỉ nhóm ngọn lửa sưởi ấm tình bà cháu mà còn nhóm lên ngọn lửa của tình làng xóm, nhóm lửa cuộc sống, nhóm lửa tâm hồn nâng đỡ tình thần người cháu
-> nhóm lửa cuộc đời.
- ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
-> Câu cảm. nhịp điệu tuôn trào. Giọng điệu lắng lại đằm sâu-> cao trào cảm xúc.
=> Bếp lửa hội tụ tất cả những gì đẹp đẽ nhất: Là tình bà cháu chân thành, là tình bà ấm nóng, là đoàn kết yêu thương.-> Bà vụt toả sáng lung linh giản dị mà vô cùng cao cả-> hình ảnh người phụ nữ Việt Nam.
- Giờ cháu đi xa có khói trăm tàu
- Lửa trăm nhà
- Sáng mai bà nhóm bếp lên chưa? 
-> Hình ảnh thơ nằm trong sự so sánh đối lập
Câu hỏi tu từ
Âm hưởng tha thiết, mênh mang
-> Nỗi nhớ đằm sâu, gia diết.
Hình ảnh bếp lửa theo suốt cùng người cháu trên mọi chặng đường đời với nỗi nhớ khắc khoải đằm sâu.
 Nhà thơ đã viết bằng cả trái tim yêu thương, trân trọng, biết ơn và ngợi ca bà 
 Hình ảnh bà là hình ảnh quê hương nguồn cội. Ca ngợi bà là ca ngợi quê hương, đất nước .. Tình cảm đối với bà là tình cảm đối với quê hương, dân tộc-> ý nghĩa nhân văn đậm chất triết lý: Uống nước nhớ nguồn. Kỷ niệm dẫu nhọc nhằn vất vả cũng sẽ trở thành hành trang cho mọi người bước vào cuộc đời. Nếu quên đi, ta sẽ không có được thành công.
* Ghi nhớ: SGK.
III- Luyện tập.
Tìm nét giống và khác nhau trong mạch cảm xúc của hai bài thơ Bếp lửa và Tiếng gà trưa.
B- Hướng dẫn đọc thêm : 
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ( ( Nguyễn Khoa Điềm.)
I- Vài nét về tác giả, tác phẩm.
- Nguyễn Khoa Điềm(1943). Quê: Thừa Thiên Huế
- Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- Thơ: Chân thực, phản ánh khí thế dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- Bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”(1971), khi tác giả đang công tác ở chiến khu miền tây Thừa Thiêu Huế.
II- Đọc bài.
III- Hướng dẫn tìm hiểu bài thơ.
1- Bố cục: 3 phần
2- Vẻ đẹp nội dung.
- Bài thơ là lời của tác giả và lời người mẹ ru em Cu-tai
- Bài thơ khắc hoạ hình ảnh người mẹ miền núi Tà- ôi đã giành cho con tất cả tình yêu thương với những ước mơ giản dị mà cao cả.
- Tình cảm và ước mơ của người mẹ phát triển ngày càng rộng, càng cao: Tình yêu con gắn với tình yêu bộ đội, tình yêu làng và tình yêu đất nước. ước mơ con khôn lớn trưởng thành đến làm người tự do.-> Tình yêu đất nước của nhân dân ta.
- So sánh với tình yêu nước trong bài thơ Bếp lửa
- Cảm xúc yêu thương, cảm phục 
3- Đặc sắc nghệ thuật.
- Hình ảnh thơ chân thực, mộc mạc
- Âm điệu ngọt ngào, trìu mến những khoẻ khoắn và đậm chất dân ca miền núi.
- Thủ pháp tắng cấp-> sự phát triển của lời ru, của tình cảm , ước mơ của người mẹ.
- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: Điệp từ, ẩn dụ.
3- Những câu thơ đáng nhớ.
- HS thảo luận, chọn câu thơ mình thích .
- Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
-> Nghệ thuật ẩn dụ-> con là sức sống, là niềm tin là động lực của mẹ.
IV- Luyện tập: 
- Viết đoạn văn cảm nhận vẻ đẹp của khúc hát ru thứ nhất trong bài thơ. 
D- Dặn dò: Chuẩn bị bài ánh trăng
* Rút kinh nghiệm và bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_56_57_bep_lua_bang_viet_va_huong_dan.doc