Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 58: Ánh trăng - Nguyễn Duy

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 58: Ánh trăng - Nguyễn Duy

 Tiết 58

 ÁNH TRĂNG

 - NGUYỄN DUY -

A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính

- Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại

- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại

3. Thái độ: Giáo dục tình cảm ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ, thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”

B.CHUẨN BỊ:

1. GV: - SGK, SGV, STK Ngữ văn 9 (Tập1)

 - Thơ Nguyễn Duy.

2. HS: Đọc và soạn bài

 

doc 7 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 688Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 58: Ánh trăng - Nguyễn Duy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS 17/11/2010 ND19/11/2010
 Tiết 58  
 ánh Trăng
 - Nguyễn Duy -
A Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức :
- Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính
- Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại
- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng
2. Kĩ năng : 
- Đọc – hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại
3. Thái độ: Giáo dục tình cảm ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ, thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”
B.Chuẩn bị: 
1. GV: - SGK, SGV, STK Ngữ văn 9 (Tập1)
 - Thơ Nguyễn Duy.
2. HS: Đọc và soạn bài
C. Tiến trình các hoạt động dạy học:
* Bước 1 :
1, ổn định tổ chức :
2, Kiểm tra bài cũ :
H. Đọc thuộc lòng 1 khúc ru mà em thích nhất? Cho biết lí do vì sao em thích?
* Bước 3: Bài mới (GV thuyết trình) Ngày nay được sống trong cảnh hoà bình với những tiện nghi hiện đại, những cám dỗ của vật chất thấp hèn, có lẽ không ít người quên it cái quá khứ đau thương của dân tộcSuy ngẫm về điều này, nhà thơ Nguyễn duy đã nhắc nhở chúng ta điều gì qua bài thơ: ánh trăng: xin mời
Hoạt động1: Hướng dẫn Đọc-tiếp xúc văn bản:
* MT: Tác giả, tác phẩm, bố cục...
* PP : Đọc diễn cảm, tìm hiểu...
 I. Tìm hiểu chung:
GV-> Yêu cầu đọc: giọng kể đều. Các khổ sau giọng suy tư, cảm động, ăn năn 
-> GV đọc mẫu- học sinh đọc.
H. Em biết gì về tác giả Nguyễn Duy?
H. Bài "ánh trăng" sáng tác năm nào?
GV->Tên bài thơ sau này được dùng làm tựa đề cho tập thơ được tặng giải A của hội nhà văn Việt Nam năm 1984.
-> Đây là 1 câu chuyện của chính tác giả với vầng trăng: sự gắn bó tri kỉ thuở ấu thơ, lúc ở chiến trường. Rồi con người quên mất vầng trăng khi về sống trong đầy đủ tiện nghi. Khi bất ngờ gặp lại: vầng trăng, con người thấy giật mình.
H. Trong bài thơ có những từ ngữ nào khó hiểu?
H. Bài thơ được viết theo thể nào? Đọc bài thơ em có hình dung ra 1 câu chuyện không?
? Đó là chuyện gì? của ai?
? Qua đó tác giả muốn bộc lộ điều gì?
? Vậy phương thức biểu đạt của bài thơ là gì?
 1. Đọc:
 2. Chú thích:
 a. Tác giả:- Sinh năm1948
- Tên thật: Nguyễn Duy Nhuệ 
- Quê Thanh Hoá
- Là gương mặt tiêu biểu của lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước và tiếp tục bền bỉ sáng tác.
- Viết về đề tài làng quê, gia đình với những trăn trở...
b. Tác phẩm: - Bài thơ sáng tác năm 1978 tại TP HCM ( 3 năm sau ngày đất nước thống nhất)
c. Từ khó:
d. Thể thơ:
- Thể thơ tự do: 5 tiếng, 4 câu 1 khổ.
- Tự sự kết hợp với trữ tình.
Hoạt động2: Hướng dẫn đọc-hiểu văn bản:
* MT : Quá khứ tái hiện ở vầng trăng, hiện tại, suy ngẫm của nhà thơ 
* PP : Đọc sáng tạo, vấn đáp, tìm hiểu, pháp hiện, thảo luận...
 II. Tìm hiểu văn bản:
H. Cho biết kí ức tuổi thơ quá khứ của tác giả được gắn với hình ảnh nào ?
? Qua câu thơ trên, tác giả sử dụng nghệ thuậtgì, tác dụng ?
H. Hìmh ảnh nào gắn bó với hồi chiến tranh ?
GV giải thích : tri kỉ hiểu nhau....
?Cho biết nghệ thuật sử dụng trong câu thơ này ?
H. Em đã từng có vầng trăng tri kỉ như thế bao giờ chưa?
( HS liên hệ)
H. Vì sao khi đó con người cảm thấy trăng có tình nghĩa với mình?
HS trả lời->GVKL: Trăng là tò chơi tuổi thơ, ánh sáng trong đêm tối, bầu bạn người lính
H. Trong từng thời điểm đó tình cảm của tác giả với vầng trăng được diễn tả ra sao?
GV-> Con người hoà quyện giữa thiên nhiên, trở nên tình nghĩa với thiên nhiên.
GV-> Nhưng khi về TP- trước những tiện nghi hiện đại anh lại coi “vầng trăng tình nghĩa” thành “Người dưng vô tình”.
HS đọc khổ thơ 3, 4 SGK/156.
? vầng trăng thành người dưng vô tình, vô nghĩa. Vì sao lại như vậy?
? Tác giả lí giải nguyên nhân của sự thay đổi đó là ntn?
 HS trả lời-> GVgiải thích-> cuộc sống mới với những tiện nghi vật chất đầy đủ, ánh trăng không còn tác dụng và gắn bó với con người nữa
H.Sau tuổi thơ và chiến tranh cuộc sống ở nơi đô thị. Khi đó vầng trăng ntn trong tâm niệm người lính xưa?
? Nghệ thuật trong câu thơ đó?
GV-> Không chỉ dừng lại ở đó mà rộng hơn có thể thấy: con người khi thay đổi hoàn cảnh dễ dàng lãng quên quá khứ, nhất là quá khứ nhọc nhằn gian khổ? Trước vinh hoa phú quí, người ta dễ có thể phản bội lại chính mình thay đổi tình cảm với nghĩa tình đã qua
? Những tình huống nào đã xảy ra? Tâm trạng của nhân vật trữ tình lúc này ntn?
H. Hành động vội bật tung cửa sổ và cảm giác đột ngột nhận ra vầng trăng tròn cho thấy quan hệ giữa người- trăng ntn ?
-> Trăng không còn tri kỉ, tình nghĩa như xưa
H. Đối diện với trăng , con người cảm nhận được điều gì ?
-> trăng chỉ chiếu sáng thay thế cho ánh điện thôi
H. Điều đáng nói ở đây chỉ có con người thay đổi, còn vầng trăng thì sao?
H. Từ sự xa lạ giữa người- trăng nhà thơ muốn nhăc nhở ta điều gì?
Thảo luận nhóm đại diện trả lời:
- Vì cuộc sống hiện đại-> con người lãng quên qua khứ
- Phải biết trân trọng, nâng niu quá khứ đẹp
H. Dùng từ ngữ của mình để diễn tả cảm xúc của tác giả khi bắt gặp "vầng trăng tròn"?
GV : Đây là chi tiết có ý nghĩa bước ngoặt mở ra một trường tâm trạng của nhà thơĐó là sự kiện tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong cảm nhận và suy ngẫm của nhà thơ-> Không còn là tri kỉ vì con người lúc này thấy trăng như vật chiếu sáng thay thế cho ánh điện sáng mà thôi.
 1. Vầng trăng trong quá khứ :
* Hồi nhỏ : Với đồng, với sông, với bể
-> Điệp ngữ => Tuổi thơ gắn bó với thiên nhiên
* Hồi chiến tranh: Người lính – vầng trăng
-> nhân hóa: tri kỉ
=> Trăng gắn bó kỉ niệm thời thơ ấu ; cuộc chiến tranh-> con người hòa quyện với thiên nhiên=> tình nghĩa
2. Vầng trăng hiện taị:
=> Hoàn cảnh sống đã thay đổi 
=> Vầng trăng- người dưng ( so sánh)-> con người lạnh nhạt, xa lạ với trăng
=> Thình lình vội đột ngột
 |	|
 mất điện Trăng xuất hiện
=> Vầng trăng tròn: vẹn nguyên , thủy chung bạn xưa-> gợi lên kỉ niệm xưa
-> GV gọi HS đọc 2 khổ cuối SGK/156.
H. Ví sao tac sgiả viết ngửa mặt lên nhìn mặt mà không viết ngửa mặt lên nhìn trăng?
( mặt ở đây chính là mặt trăng tròn, con người thấy mặt trăng là tìm được bạn tri kỉ)
H. Tâm trạng của người xưa ntn khi đối diện với trăng?
GV: Như vậy ánh trăng đánh thức những kỉ niệm quá khứ, tình bạn xưa mà con người lãng quên.
H. Cảm xúc rưng rưng như đồng, bể, sông cho thấy tâm hồn người đang hướng về những kỉ niệm nào?
HS trả lời->GVKL:- Kỉ niệm quá khứ tốt đẹp khi cuộc sống nghèo nàn, gian lao
- con nguời – thiên nhiên, trăng là tri kỉ, tình nghĩa
H. Trong khổ thơ trên tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?
GV: Niềm suy tư ấy khiến nhà thơ không thốt lên lời, không giấu niềm xúc động, kí ức trào dâng, kỉ niệm đẹp một thời thổn thức, đánh thức nơi lòng người khơi dậy niềm kí ức ngủ quên.
H. " Vầng trăng khổ cuối thể hiện ntn? H/ả "vầng trăng tròn vành vạnh" có ý nghĩa ntn?
? H/ả " vầng trăng im phăng phắc" có ý nghĩa gì?
GV : Sự im lặng nghiêm khắc mà nhân hậu, bao dung
H. Tác giả " giật mình" vì lí do gì?
GV: Giật mình tự kiểm điểm lương tâm, nhận ra điều đáng trách của bản thân, hổ thẹn trước sự khoan dung của bạn tri kỉ
? Qua câu chuyện của tác giả em thấy bài thơ có ý nghĩa khái quát sâu sắc ntn?
-> Con người có thể vô tình, lãng quên nhưng quá khứ thì luôn nghĩa tình, thuỷ chung, bất diệt=> nhắc con người luôn hướg về quá khứ, không nên phản bội chính mình.
? GV liên hệ vầng trăng của các nhà thơ khác.
3. Cảm xúc, Suy ngẫm của tác giả và ý nghĩa của vầng trăng :
- Mặt mặt
 | |
 con người vầng trăng
=> xúc động, thổn thức, xót xa
=> Điệp ngữ, so sánh-> khắc sâu hình ảnh đẹp của quá khứ
=> Trăng tròn vành vạnh
 im phăng phắc
-> Quá khứ: tràn đầy, sống động.
- Một ánh trăng: đẹp tượng trưng cho vẻ đẹp nghĩa tình quá khứ đầy đặn thuỷ chung nhân hậu bao dung.
- "im lặng": thể hiện thái độ không vui, như thái độ nghiêm khắc nhắc nhở, trách móc khiến tác giả: 
-> giật mình =>Thái độ tự trách ăn năn về sự vô tình, bạc bẽo, nông nổi-> tự hoàn thiện mình.
* ý nghĩa: Nhắc nhở -> tác giả
 -> thế hệ đi qua CT
 -> mọi người
=> Đừng lãng quên quá khứ gian lao, tình nghĩa với thiên nhiên, quê hương, đất nước
-> thủy chung, vẹn nguyên như trăng.
=> Chủ đề: Uống nước nhớ nguồn.
Hoạt động3: Hướng dẫn tổng kết:
* MT: Nắm được nội dung, nghệ thuật
* PP: Vấn đáp, tổng hợp...
 III. Tổng kết:
? Bài thơ tác giả đã sử dụng những yếu tố nghệ thuật nào đặc sắc?
? Từ đó tập trung thể hiện nội dung gì?
 1. Nghệ thuật:
 Sự kết hợp hài hoà giữa TS với BC trong thể thơ 5 tiếng. Hình ảnh trăng nhiều ý nghĩa liên tưởng, biểu cảm. Giọng thơ tâm tình. 
 2. Nội dung: Là lời nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm lối sống của con người với con người với thiên nhiên đất nước
Hoạt động4: Hướng dẫn Luyện tập:
* MT: Biết vận dụng nghĩa ánh trăng kể mẫu chuyện ngắn bằng trí tưởng tượng
* PP: Tìmhiểu, thảo luận
 IV. Luyện tập:
Em hãy tưởng tượng kể mẫu chuyện ngắn về ánh trăng trong tuổi thơ của mình.
- Học sinh suy nghĩ làm bài
- Chú ý dùng ngôi thứ nhất
- Diễn tả được dòng cảm xúc của tác giả.
 *Bước 3 : Củng cố, dặn dò: 
 - Nắm vững nội dung, nghệ thuật cả bài thơ.
 - Đọc thuộc lòng bài thơ
 - Tiếp tục làm bài tập và chuẩn bị: Làng- Kim Lân
	--------------------***--------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_58_anh_trang_nguyen_duy.doc