Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 66 đến 90 - Nguyễn Thị Dung - Trường THCS An Ninh

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 66 đến 90 - Nguyễn Thị Dung - Trường THCS An Ninh

Tuần 14

Tiết 66, 67

 Ngày soạn:25 / 11 /2010

 Ngày dạy:

LẶNG LẼ SA PA (trích).

(Nguyễn Thành Long )

I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người lao động thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc , chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ tình cảm, trong quan hệ với mọi người.

 - Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động có ích.

 - Nắm được nghệ thuật kể chuyện , miêu tả sinh động , hấp dẫn .

2 . Kĩ năng: -Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện .

 - Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự .

 - Cảm thụ và phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.

3 . Thái độ: Giáo dục tinh thần lao động, ý thức xây dựng của con người mới trong công cuộc xây dựng đất nước XHCN.

II - CHUẨN BỊ

 GV : Nghiên cứu soạn giáo án.

 HS : Đọc văn bản , soạn bài .

 

doc 55 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 430Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 66 đến 90 - Nguyễn Thị Dung - Trường THCS An Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Tiết 66, 67
 Ngày soạn:25 / 11 /2010
 Ngày dạy:
Lặng lẽ sa pa (trích).
(Nguyễn Thành Long )
I - Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức : - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người lao động thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc , chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ tình cảm, trong quan hệ với mọi người.
	- Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động có ích.
 - Nắm được nghệ thuật kể chuyện , miêu tả sinh động , hấp dẫn .
2 . Kĩ năng : -Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện .
 - Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự .
	 - Cảm thụ và phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
3 . Thái độ :	Giáo dục tinh thần lao động, ý thức xây dựng của con người mới trong công cuộc xây dựng đất nước XHCN.
II - Chuẩn bị 
	GV : Nghiên cứu soạn giáo án.
	HS : Đọc văn bản , soạn bài .
III - Lên lớp.
.Tổ chức
.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
.Bài mới
HS quan sát chú thích * / SGK 
H? Trình bày hiểu biết của mình về nhà văn Thành Long? 
GV : Nguyễn Thành Long là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và bút ký, ông viết nhiều tác phẩm và đã cho in hàng chục tập truyện ngắn và ký. 
? Nêu xuất xứ của văn bản “Lặng lẽ Sa Pa .
GV : 
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến đi thực tế lên Lào Cai trong mùa hè năm 1970. 
GV: Yêu cầu đọc: giọng đọc chậm, cảm xúc, lắng sâu.
- GV kể tóm tắt từ đầu ->  các bà nhé .
Trên chuyến xe bác tài xế đang nói chuyện với người hoạ sỹ già và cuộc dừng chân ở Sa Pa.
H? Một em đọc “Trong lúc mọi người kìa, anh ta kia .
Nhận xét học sinh đọc. 
H? Đoạn truyện cô vừa tóm tắt và bạn đọc giới thiệu cho chúng ta biết điều gì?
Vừa qua Sa Pa, xe dừng nghỉ lấy nước, bác lái xe 
giới thiệu với hoạ sỹ già và cô kỹ sư một trong những người cô độc nhất thế gian.-> Giới thiệu cuộc gặp gỡ tình cờ .
H? Đọc tiếp “ Những lời giới thiệu mà ông yêu 
nhưng vẫn còn tránh”.
Nêu nội dung chính đoạn em vừa đọc bằng một câu văn?
Cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa anh thanh niên và 
bác hoạ sỹ, cô kĩ sư-> Diễn biến cuộc gặp gỡ .
GV: Tóm tắt phần chữ nhỏ: Những suy nghĩ của cô gái về cuộc sống và những quyết định của cô.
H? Gọi học sinh đọc phần còn lại. Nêu tóm tắt nội dung đoạn vừa đọc?
Cuộc chia tay, hoạ sỹ và kĩ sư trẻ xuống đồi cứ vấn
vương vì sao anh thanh niên không tiễn ra tận xe.
H? Qua nghe bạn đọc, em hãy tóm tắt nội dung chính của đoạn trích học .
Kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ đầy ấn tượng giữa bác 
lái xe, hoạ sỹ già và cô gái và anh thanh niên- một cán bộ nha khí tượng trên đỉnh cao Sa Pa. Đồng thời giới thiệu những nét tính cách và tinh thần làm việc của anh thanh niên.
HS quan sát , tìm hiểu các chú thích ở SGK 
GV giới thiệu địa danh Sa Pa 
 ? Giải thích cụm từ “Vật lí địa cầu”?
 ? Theo em văn bản này có thể chia thành mấy
phần? Nêu giới hạn? Nội dung của từng phần?
(Nội dung và giới hạn như phần đọc văn bản )
 ? Truyện gồm mấy nhân vật? Nhân vật nào là nhân vật chính? 
- Anh thanh niên là nhân vật chính . 
 ? Văn bản này được kể theo ngôi thứ mấy?
 Ngôi thứ 3.
GV: Nhưng tác giả lại đặt điểm nhìn trần thuật vào 
nhân vật ông hoạ sỹ già. Cách kể và ngôi kể là sáng tạo riêng của tác giả. 
? Nhận xét về tình huống của truyện ? 
GV : Đó là tình huống thuận lợi cho việc giới thiệu nhân vật chính là anh thanh niên , anh thanh niên được khắc hoạ qua cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật khác .
? Anh thanh niên hiện ra qua điểm nhìn của những nhân vật nào?
 - Bác lái xe, hoạ sĩ, cô kỹ sư
GV: Anh không xuất hiện từ đầu tác phẩm mà chỉ xuất hiện trong cuộc gặp gỡ bất ngờ và lý thú giữa anh và mọi người
? Anh thanh niên được giới thiệu ở phần đầu đoạn 
trích ntn? Hai mươi bảy tuổi
 Tầm vóc bé nhỏ
 Nét mặt rạng rỡ
? Qua chi tiết này em có nhận xét gì về anh thanh 
niên? 
 ? Anh làm việc gì ? Công việc cụ thể của anh như thế nào ? Tác giả giới thiệu hoàn cảnh làm việc của anh thanh niên ra sao ?
 HS thảo luận bàn , trả lời 
GV thống nhất .
Công việc : Đó gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động địa cầu, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngàyphục vụ sản xuất và chiến đấu .
Đó là hoàn cảnh thật đặc biệt, cô đơn, buồn tẻ, 
không có người nói chuyện
H? Em có cảm nhận gì về công việc anh làm?
Anh làm việc với một thời gian biểu cực kỳ nghiêm
ngặt . đòi hỏi độ chính xác cao .
H? Tuy thế anh có thái độ ntn đối với công việc?
Anh rất say mê với công việc của mình
H? Em hãy đọc lại đoạn anh thanh niên kể về công việc của mình?
Em hiểu gì về công việc của anh thanh niên? 
 HS thảo luận nhóm ( 2 nhóm )
Đại diện trả lời .HS bổ sung – GV thống nhất . 
 ? Đó là công việc, còn sống trên đỉnh núi anh đã tạo cho mình một cuộc sống ntn?
Trồng đủ các loài hoa.
Sắp xếp căn nhà ngăn nắp gọn gàng.
Có đàn gà đẻ ăn không hết trứng, có cây thuốc quý
H? Em có nhận xét gì về cuộc sống sinh hoạt của anh thanh niên? 
H? Theo em điều gì đã giúp anh vượt lên hoàn cảnh 
sống để có cuộc sống như vậy? Giáo viên: Anh đã xác định đúng và sâu sắc về ý nghĩa công việc của mình, anh đã tìm được người bạn để động viên mình đó là sách.
H? Em cảm nhận như thế nào về nếp sống, sinh hoạt của anh thanh niên? 
GV: Chứng tỏ dù trên đỉnh núi heo hút cô đơn anh vẫn tạo được cuộc sống năng động, sôi nổi đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần.
H? Từ cuộc sống năng động ấy em hiểu gì về thái độ của anh đối với nghề nghiệp? 
 GV: “ Công việc của cháu gian khổ thế đấy ”.
Và anh còn nói “Công việc nói chung dễ”-> Chỉ 
có những người thực sự yên tâm, gắn bó, yêu nghề mới có cảm giác nhẹ nhàng nhưng sâu sắc đến như vậy.
H? Khi gặp gỡ với bác lái xe, người hoạ sĩ, cô gái trẻ, anh thanh niên có cử chỉ như thế nào?
Đối với bác lái xe
đối với người hoạ sỹ
đối với cô gái trẻ.
H? Qua đây giúp em hiểu thêm gì về anh thanh niên? 
? Trong những lời nói về người khác , anh thanh niên đã quan tâm đến những con người và công việc ntn? Thái độ của anh ra sao ? 
Anh từ chối vẽ mình , ca ngợi người khác cho thấy đặc điểm nào trong tính cách của anh thanh niên ? 
 GV : Anh cảm thấy công việc và những đóng góp của mình là nhỏ bé -> cách sống tích cực , mới mẻ , là tấm gương sáng để cho mọi người lao động noi theo .Chính vì thế chỉ trong một thời gian rất ngắn ngủi mà cả bác hoạ sỹ và cô gái rất xúc động và lưu luyến khi chia tay anh. Bác hoạ sỹ đã quyết định trở lại thăm anh lần nữa.
H? Qua phần tìm hiểu trên, em hiểu gì về anh thanh 
niên? 
GV: Ngoài nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm ta còn gặp một số nhân vật khác góp phần làm nổi bật nhan đề của tác phẩm.
GV : Hoạ sĩ là người lặng lẽ quan sát , xúc cảm và suy nghĩ . 
H ? Dưới cái nhìn của hoạ sĩ , cảnh đẹp Sa Pa hiện ra như thế nào ? Qua đó em hiểu gì về người hoạ sĩ ? 
? Khi chứng kiến cảnh anh TN hào phóng hái tặng hoa cô gái và khi nghe anh kể về công việc gian khó của mình , hoạ sĩ thấy bối rối , vì sao ? 
H? Ông hoạ sỹ xuất hiện trong chuyến đi với mục đích gì?
Săn tìm thực tế, vẽ được cái gì suốt đời mình thích.
H? Chuyến đi này đem lại cho ông kết quả gì?
Ông tìm được một đối tượng tâm đắc, một nghệ 
thuật tạo hình. Đó là bức chân dung anh thanh niên.
H? Vì sao ông chọn vẽ anh thanh niên?
Vì đây là con người độc đáo, có vẻ đẹp chân thật 
nhưng có lẽ sống cao đẹp.
H? Ông đã có suy nghĩ như thế nào khi vẽ anh thanh niên?
Làm thế nào để làm hiện lên được mẫu người ấy, cho người xem hiểu được anh ta mà không phải hiểu 
như một người sao sa “Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác”.
Ông chấp nhận sự thử thách.
GV: Việc lựa chọn anh thanh niên cho đề tài của mình là dấu hiệu giúp ta hiểu thêm về bản chất ý thức nghề nghiệp của anh thanh niên.
H? Qua những chi tiết đó em hiểu gì về ông hoạ sỹ?
GV: Ông coi hình mẫu anh thanh niên là một đề tài đặc sắc để ông vẽ.
GV : Cô xung phong lên miền núi heo hút công tác . Khi gặp anh thanh niên , chứng kiến cuộc sống và công việc , cô vô cùng khâm phục , cô bình tĩnh hơn với sự lựa chọn của mình .Chính anh thanh niên đã thắp lên ánh sángđẹp đẽ giúp cô có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống.
H? Ngoài những nhân vật trên trong tác phẩm ta còn gặp một số nhân vật khác mà qua lời anh thanh niên ta có thể hiểu phần nào về họ, đó là ai?
Ông kỹ sư vườn rau.
Anh cán bộ vẽ bản đồ sét.
? Các nhân vật này xuất hiện như thế nào ? Tìm chi tiết nói về họ . 
H? Qua lời kể của anh thanh niên em hiểu gì về các 
nhân vật này? H? Đưa các nhân vật này vào tác phẩm, tácgiả nhằm mục đích gì?
Tô đậm thêm chủ đề tư tưởng của tác phẩm: Ca 
ngợi những con người lao dộng say mê với công việc mình chọn.
H? Tác phẩm có những thành công gì về nghệ thuật?
H? với nhữngthành công về nghệ thuật làm nổi bật nội dung gì?
Xây dựng thành công hình ảnh những con người lao động mới, say mê, gắn bó với nghề nghiệp, âm thầm, lặng lẽ cống hiến sức mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước
Gv hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập theo yêu cầu ở SGK .
 I- Giới thiệu tác giả, văn bản 
Tác giả: (1925 -1991)
- Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và kí 
- Quê : Quảng Nam.
 2. Tác phẩm: - Viết 1970 , nhân chuyến tác giả đi công tác ở Lào Cai .
- In trong tập “ Giữa trong xanh” 
II- Đọc và tìm hiểu chung .
 1. Đọc văn bản .
2. Tìm hiểu chú thích.
3.Bố cục : 3 phần 
4 . Tình huống truyện : Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa anh thanh niên và đoàn khách -> tình huống độc đáo .
III- Phân tích văn bản .
1 . Nhân vật anh thanh niên 
- Khoẻ mạnh, tính tình cởi mở
- Làm nghề khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn .
-Hoàn cảnh sống và làm việc: cô đơn , buồn tẻ .
- Công việc rất vất vả , trong
điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng anh rất say mê và yêu nghề .
- Đó là cuộc sống đầy đủ, 
năng động, sôi nổi, đầy thú vị
 - Xác định đúng đắn sâu sắc về ý nghĩa công việc của mình.
- Tổ chức sắp xếp công việc và cuộc sống của mình thật ngăn nắp, chủ động, có nền nếp (trồng hoa , nuôi gà, tự học, đọc sách)
-> anh là người yêu nghề, yên tâm với vị trí công tác của mình (gắn bó với sản xuất và chiến đấu).
- Rất bộc trực , hồn nhiên vô tư và nhân hậu.
- Am hiểu , ngưỡng mộ những người lao động thầm lặng .
- Khiêm tốn .
*Tóm lại : Anh thanh niên là một cán bộ khoa học trẻ , có lẽ sống đẹp , lao động thầm lặng ,cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước.
2 . Nhân vật hoạ sĩ 
- Là người từng trải , am hiểu nghệ thuật , thiết tha với vẻ đẹp của Sa Pa . Có năng lực quan sát .
- Phát hiện ra vẻ đẹp của người thanh niên -> yêu vẻ đẹp của cuộc đời 
- Ông tỏ ra say mê với nghề 
 nghiệp, say mê tìm hiểu cuộc
 sống, nghệ thuật .
3. Các nhân vật khác .
a) Cô kĩ sư 
- Mới ra trường , hồn nhiên , kín đáo .
 - Xác định rõ lẽ sống và hướng đi cho mình .
b) Ông kĩ sư vườn rau và người cán bộ nghiên cứu sét . 
- Xuất hiện gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên ... ruyện tố cáo sự phân biệt đẳng cấp
- Ca ngợi tình bạn vô tư, tự nhiên, trong sáng không có sự phân biệt giàu nghèo, sang hèn của tuổi thơ.
2. Tình bạn bị cấm đoán
- Chúng thuộc 2 tầng lớp khác nhau .
- Tư tưởng lạc hậu phân chia giai cấp đã ngăn cản tình cảm của bọn trẻ
3. Tình bạn vẫn tiếp diễn 
- Vẫn chia sẻ , cảm thông với nhau .
- Tình cảm tuổi thơ vô tư, trong sáng không có sự phân biệt đẳng cấp.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
2. Nội dung
 V- Luyện tập
Bài tập 1: Em có suy nghĩ gì về tình bạn giữa Aliôsa và ba đứa nhỏ?
Tình bạn của tuổi thơ thật tự nhiên, trong sáng, vô tư không có sự phân biệt đẳng cấp
Bất chấp mọi sự cấm đoán chúng chơi với nhau ngày càng thân thiết hơn
 4 . Củng cố : GV khái quát ND bài học 
 5 . Hướng dẫn về nhà :
 Tập kể tóm tắt truyện
 Nêu cảm nhận về tình bạn của những đứa trẻ
	 Ngày soạn : 
	Ngày dạy :
Tiết 86 	
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN Số 3	
I .Mục tiêu cần đạt :
- Củng cố , khắc sâu kiến thức về văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận . Rèn luyện kĩ năng viết bài văn tự sự có kết hợp các yếu tố trên .
- Nhận rõ những ưu , nhược điểm trong bài viết của mình .
II .Chuẩn bị :
	GV chấm bài , thống kê điểm và những ưu , nhược điểm trong bài làm của HS 
III .Tiến trình lên lớp 
	1 . ổn định tổ chức 
	2 . Kiểm tra bài cũ 
	3 . Bài mới 
GV giới thiệu ND bài học – Ghi đầu bài lên bảng 
Gọi 1 HS đọc lại đè bài 
GV ghi lại đề bài lên bảng 
	Đề bài : Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong bài thơ : “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật . Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó . 
1 . Cho HS xác định lại yêu cầu của đề :
- Thể loại : Tự sự + miêu tả nội tâm , nghị luận 
- Nội dung : Kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa em và bác bộ đội lái xe Trường Sơn 
( bám sát nội dung “Bài thơ tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật )
2 . Nhận xét chung bài làm của HS 
*Ưu điểm :
- Đa số các bài làm đúng yêu cầu của đề : Kể về cuộc gặp gỡ với người lính lái xe trong
bài : “Bài thơ ...kính” . Khắc hoạ được hình ảnh ngươì lính mang những đặc điểm như trong bài thơ 
- Nhiều bài viếtkể khá sinh động , hấp dẫn , dẫn dắt truyện hợp lí , sử dụng ngôi kể và cách xưng hô phù hợp .
- Một số bài viết có sự liên hệ thực tế về nhữnh người lính trong thời chống Mĩ , hoàn cảnh đát nước thời đó , hoàn cảnh bây giờ của bản thân và đưa ra nhiệm vụ của mình ; sử dụng có hiệu quả yếu tố nghị luận khi kể khiến câu chuyện thêm sâu sắc 
( Tiêu biểu : 9B : Quỳnh a , Quỳnh b , Hồng b , Hoàng , Quy , ....
 9C : Hạnh , Hồng , Thuý Lan , Nhật ,  ) 
Nhiều bài bố cục rõ ràng , diễn đạt tương đối mạch lạc 
*Nhược điểm : 
- Một số bài kể lan man , không đúng trọng tâm . Hình ảnh người lính lái xe không rõ 
- Lời dẫn truỵện ở một số bài chưa hợp lí , một số bài chưa nêu đúng nội dung yêu cầu của phần mở bài 
 - Một số nội dung kể trong cuộc gặp gỡ không bám sát ND bài thơ ( Tuấn , Lành , Thanh – 9B ; Hân , Linh , Nhung – 9C ) .
Một số bài vận dụng chưa linh hoạt khi kể : để cho người lính kể về mình bằng cách diễn xuôi nội dung bài thơ (Bình , Thuý )
Một số bài diễn đạt chưa mạch lạc , trình bày cẩu thả , chữ viết nhiều lỗi chính tả (Công Huân , Thuần , Nguyện – 9C ; Hùng , Tuấn – 9B ) 
 .Kết quả cụ thể : 9B : Đạt / 32
 9C : Đạt /32 
. GV trả bài cho HS . 
 Gọi 2 HS có bài làm tốt đọc trước lớp (Quỳnh A – 9B , Hạnh – 9C ) 
 Chữa lỗi chính tả , lỗi diễn đạt cho 2 bài / lớp .
 4 . Củng cố : GV nhấn mạnh lại cách làm bài văn tự sự có yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận .
 5. Hướng dẫn về nhà : Ôn tập lại cách làm văn tự sự có yếu tố nghị luận và miêu tả
 Ngày soạn :
	Ngày dạy :
Tiết 87	Trả bài kiểm tra Tiếng Việt 
I .Mục tiêu cần đạt 
- Củng cố một số kiến thức đã học phần Tiếng Việt và phần văn bản truyện , thơ hiện đại ở HK I . Rèn luyện kĩ năng phân tích , nhận biết các kiến thức .
- HS nhận ra những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình .
II . Chuẩn bị 
	GV chấm bài , thống kê , lên điểm . Thống kê nhữnh ưu – nhược điểm trong bài làm của HS 
III . Tiến trình lên lớp 
 	1 .ổn định tổ chức 
	2 .Kiểm tra bài cũ 
	3 . Bài mới 
GV giới thiệu nội dung giờ học – Ghi đầu bài lên bảng .
I .Nhận xét bài làm 
Nhìn chung HS có ý thức làm bài , cố gắng thực hiện tương đối đầy đủ các yêu cầu trong từng câu hỏi của đề .
Câu 1 : Hầu hết xác định đúng , có một số nhỏ sai ở câu 3 ( xác định sai từ không phải là từ Hán Việt )
Câu 2 : Hầu hết xác định đúng từ xuân dùng theo nghĩa gốc và từ xuân dùng theo nghĩa chuyển . Một số HS khi giải thích nghĩa từ xuân chưa thật đầy đủ và chuẩn xác , một số xác định sai phương thức chuyển nghĩa là hoán dụ .
 Câu 3 : Đa số HS xác định đúng yêu cầu viết đoạn văn . Song 1 số HS viết câu còn tối nghĩa , chưa rõ ràng , có bài đưa lời dẫn trực tiếp chưa tự nhiên .
Có HS chép 1 đoạn trong “ Lặng lẽ Sa Pa” -> chỉ được nửa số điểm .
Câu 4 : Phân tích cái hay của việc dùng từ láy , nêu tác dụng của từ láy trong đoạn thơ cuối bài “ Cảnh ngày xuân” 
	Đa số HS liệt kê được các từ láy dùng trong đoạn văn 
	Song hầu hết phân tích còn sơ sài , chỉ nêu giá trị gợi tả tâm trạng chứ không nêu tả cảnh cụ thể như thế nào . 
*Kết quả cụ thể : Đạt 33 / 35 
GV trả bài cho HS . HS trao đổi bài cho nhau để chữa lỗi .
. Củng cố : 
. Hướng dẫn học bài : Ôn tập TV , chữa lỗi trong bài kiểm tra của mình .
 Ngày soạn :
 Ngày dạy :
Tiết 88 : trả bài kiểm tra văn 
 I . Mục tiêu cần đạt 
- Giúp HS tự đánh giá lại bài kiểm tra của mình , thấy được những ưu , nhược điểm trong bài làm của mình qua nhận xét đánh giá của GV .
- Rèn luyện kĩ năng so sánh đối chiếu , phân tích .
II . Chuẩn bị 
 GV chấm bài , thống kê những ưu – nhược điểm của HS trong bài làm .
III . Tiến trình lên lớp 
 1 . ổn định tổ chức 
2 . Kiểm tra bài cũ :( Không ).
3 . Bài mới .
GV giới thiệu ND giờ học – Ghi đầu bài lên bảng .
1) Nhận xét chung bài làm của HS :
Câu 1 : Hầu hết HS kể tóm tắt được truyện ngắn “Làng”
Song 1 số bài chưa đảm bảo về hình thức yêu cầu : viết quá 10 dòng 
Tất cả đều nêu đúng tình huống cơ bản của truyện ( Ông Hai nghe tin làng theo giặc )	 
Câu 2 : Nhiều HS không tìm được điểm giống và khác nhau về hình ảnh người lính trong 2 bài thơ .
Câu 3 : Cảm nhận khổ kết bài thơ “ Đồng chí ” của Chính Hữu
Nhìn chung HS xác định đúng yêu cầu của một bài cảm nhận : trình bày đánh giá cả về ND và nghệ thuật của đoạn thơ , trình bày dưới hình thức của một bài văn ngắn với đủ 3 phần : Mở , thân , kết .
Nhưng trong đó 1 số bài viết còn sơ sài , chưa đủ kiến thức cần trình bày , còn gạch đầu dòng , hoặc chỉ trình bày nội dung của khổ thơ -> thiếu nghệ thuật ,
 2) Kết quả cụ thể : Lớp 9B : Đạt / 32 
 Lớp 9C : Đạt / 32 
 3) GV trả bài cho HS .
 HS xem lại bài , tự sửa lỗi .
 4 . Củng cố : . Khái quát kiến thức có liên quan 
5. . Hướng dẫn học bài: Tự ôn tập các kiến thức Tiếng Việt và Văn học đã học .
 Ngày soạn :
	Ngày dạy : 
 Tiết 89 : 
 Tập làm thơ tám chữ 	
I . Mục tiêu cần đạt : 
-Nắm vững hơn về đặc điểm , khả năng miêu tả , biểu hiện phong phú của thơ 8 chữ 
- Phát huy tinh thần sáng tạo , sự hứng thú học tập , rèn kĩ năng cảm thụ thơ ca .
II . Chuẩn bị .
GV : Soạn giáo án ; bảng phụ .
HS : Tìm hiểu trước yêu cầu bài học ở SGK .
III .Tiến trình lên lớp 
	1 .ổn định tổ chức 
	2 .Kiểm tra bài cũ 
	3 . Bài mới 
GV giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng .
	I . Tìm hiểu một số đoạn thơ 8 chữ .
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 
Đại diện các nhóm trình bày
	Giáo viên cung cấp một số đoạn thơ 8 chữ
	- Giáo viên đưa bảng phụ ghi các đoạn thơ đó
Ví dụ: Nét mong manh/ thấp thoáng/ cánh hoa bay
	Cảnh cơ hàn/ nơi nước đọng/ bùn lầy
	Thú sáng lạn/ mơ hồ/ trong ảo mộng
	Chí hăng hái/ ganh đua/ đời náo động
	Tôi đều yêu/ đều kiếm/ đều say mê
	(Cây đàn muôn điều – Thế Lữ)
Ví dụ 2: Cứ để ta/ ngất ngư/ trên vũng huyết
	 Trải niềm đau/ trên mảnh giấy/ mong manh
	 Đừng nắm lại/ nguồn thơ/ ta đang siết
	 Cả lòng ta/ trong mớ chữ sang sinh
	(Trăng – Hàn Mạc Tử)
H2: Đọc 2 đoạn thơ? Nêu tác giả và tên tác phẩm được trích dẫn?
H2: Nêu nội dung từng đoạn thơ?
H2: Em có nhận xét gì về cách gieo vần trong các đoạn thơ trên?
	- Gieo vần chân một cách linh hoạt
Ví dụ 1: Gieo vần trực tiếp tạo thành cặp ở 2 câu thơ đi liền nhau: Bay – lầy mộng - động
Ví dụ 2: Gieo vần gián cách – huyết – siết
H2: Cách ngắt nhịp có gì đáng lưu ý? Vì sao
	- Cách ngắt nhịp rất linh hoạt
	- Vì thơ 8 chữ rất gần với văn xuôi
H2: Hãy chỉ rõ cách ngắt nhịp ở từng câu thơ?
Ví dụ 1: 3/2/3 	3/3/2
Ví dụ 2: 3/2/3	3/2/3
	 3/3/2	3/5
 II .Tập làm thơ 8 chữ 
Tổ chức cho HS hoạt động nhóm : 4nhóm , mỗi nhóm chia theo các bàn 
Nhóm 1 : Làm bài thơ 8 chữ chủ đề về mái trường và bạn bè 
Nhóm 2 :Làm thơ về chủ đè thày cô 
Nhóm 3 : Làm thơ về chủ đề Đảng , Bác 
Nhóm 4 :Làm về chủ đề quê hương , đất nước .
Các nhóm chuẩn bị khoảng 20 phút 
GV gọi đại diện các nhóm trình bày ,mỗi nhóm 2 bài 
HS nhóm khác theo dõi , nhận xét , bình 1 bài hoặc 1 vài câu hay 
	GV nhận xét , cho điểm các nhóm 
4 . Củng cố : GV khái quát ND bài học 
5. Hướng dẫn về nhà : Tập làm bài thơ 8 chữ ( chủ đề tự chọn ) 
 Ngày soạn : 
	 Ngày dạy :
Tiết 90	Trả bài kiểm tra tổng hợp 
	 cuối học kì I 	
I . Mục tiêu cần đạt :
- Nhận xét , đánh giá kết quả toàn điện của HS qua bài kiểm tra tổng hợp .
Củng cố nhận thức và cách làm bài kiểm tra viết theo hướng tích hợp 
HS tự đsánh giá và sửa chữa bài của mình theo yêu cầu của đáp án và hướng dẫn của GV	
II . Chuẩn bị 
III . .Tiến trình lên lớp 
	1 .ổn định tổ chức 
 	2 .Kiểm tra bài cũ 
	3 .Bài mới 
GV giới thiệu ND giờ học . Nêu lại các yêu cầu trong bài kiểm tra 
1 .Nhận xét chung bài làm của HS 
Câu 1 : Nhiều HS chưa đạt yêu cầu – mới chỉ nêu được nội dung của đoạn trích chứ chưa chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn .
Điểm câu 1 không cao .
Câu 2 : Xác định đúng biện pháp tu từ trong phần trích ( so sánh , nhân hoá, liên tưởng ) .Song phần nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó thì rất nhiều bài nêu chưa chuẩn xác , chưa cụ thể 
Câu 3 : Hầu hết xác định đúng yêu cầu của đề bài ( về thể loại ,nội dung ) : Thay lời ông Sáu kể lại tình cha con của ông với bé Thu – dựa vào các sự việc trong truyện “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng .
 	+ Đa số đảm bảo các sự việc chính trong truyện .
	+ Nhiều bài đã chuyển ngôi , dẫn dắt hợp lí 
Khi kể đã biết kết hợp yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm .
Song còn một số bài bố cục chưa rõ ràng , lời kể chưa tự nhiên .
Các bài làm tốt phần tự luận : 
2 ) Kết quả cụ thể : Lớp 9B : Đạt / 32
 Lớp 9C : Đạt / 32 
3 ) Trả bài cho HS 
4 ) GV gọi 2 HS có bài làm tốt phần tự luân đọc cho lớp tham khảo 
5 )Chữa lỗi phần tự luận cho 2 HS	
 4 . Củng cố : GV khái quát ND kiến thức trong chương trình Ngữ văn lớp 9 ở HK I 
	5 . Dặn dò : Ôn tập HK I 
	Tìm hiểu chương trình HK II .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_66_den_90_nguyen_thi_dung_truong_thcs.doc