ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN – ÔN THƠ ,TRUYỆN HIỆN ĐẠI .
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức : - Củng cố hệ thống hoá kiến thức Tập làm văn đã học: Văn thuyết minh ,Văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả , nghị luận , miêu tả nội tâm , tóm tắt văn bản , ;
- Ôn tập thơ ,truyện hiện đại đã học
2. Kỹ năng : - rèn kỹ năng tổng hợp ,so sánh , vận dụng kiến thức để tạo lập văn bản ;
- Vận dụng kiến thức thơ ,truyện để làm bài tập thành thạo .
3. Thái độ : Ý thức làm bài nghiêm túc .
B. Chuẩn bị :
- GV : -Soạn bài ; bảng phụ .
- HS : - Học các bài Tập làm văn ; các bài thơ ,truyện .
C. Tiến trình hoạt động :
1. Ổn định : kiểm tra sĩ số HS .
2. Bài cũ : Nhắc lại các thể loại Tập làm văn đã học ?
3. Bài mới : * Giới thiệu bài : Nêu yêu cầu tiết học .
Tuần : 16 NS : 21/11/09 Tiết : 75-76 ND : 23/11/09 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN – ÔN THƠ ,TRUYỆN HIỆN ĐẠI . A. Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức : - Củng cố hệ thống hoá kiến thức Tập làm văn đã học: Văn thuyết minh ,Văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả , nghị luận , miêu tả nội tâm ,tóm tắt văn bản ,; - Ôn tập thơ ,truyện hiện đại đã học 2. Kỹ năng : - rèn kỹ năng tổng hợp ,so sánh , vận dụng kiến thức để tạo lập văn bản ; - Vậân dụng kiến thức thơ ,truyện để làm bài tập thành thạo . 3. Thái độ : Ý thức làm bài nghiêm túc . B. Chuẩn bị : - GV : -Soạn bài ; bảng phụ . - HS : - Học các bài Tập làm văn ; các bài thơ ,truyện . C. Tiến trình hoạt động : 1. Ổn định : kiểm tra sĩ số HS . 2. Bài cũ : Nhắc lại các thể loại Tập làm văn đã học ? 3. Bài mới : * Giới thiệu bài : Nêu yêu cầu tiết học . * Hướng dẫn ôn tập Tập làm văn : - Trong phần Tập làm văn đã học ,có những nội dung lớn nào ? ( thuyết minh ; Tự sự ) - Đối tượng thuyết minh nào cần kết hợp miêu tả? ( đối tượng cụ thể) - Đối tượng thuyết minh nào cần kết hợp lập luận giải thích ?( trừu tượng khó thấy ) - Phần văn tự sự đã học gồm những nội dung nào ? - Văn tự sự ở ngôi thứ mấy cần chú ý độc thoại nội tâm ? - Vì sao văn tự sự cần miêu tả nội tâm ?( bộc lộ tính cách nhân vật ) - Vai trò ,vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào? - Ví dụ minh hoạ ?( “Họ nhà Kim”(16) “Cây chuối trong đời sống Việt Nam”(24) - Yếu tố miêu tả ,tự sự trong văn bản thuyết minh có gì giống và khác với văn bản tự sự ,miêu tả ? (Văn tự sự ,miêu tả thường có hư cấu tưởng tựơng ,nhiều so sánh liên tưởng ,) - Trong văn bản tự sự ở học kỳ I em đã học những nội dung nào ? - Ví dụ đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả nội tâm ? ( Đoạn ông Hai về nhà nhìn lũ con tự hỏi- 166) - Đoạn tự sự có yếu tố nghị luận ? ( “Lỗi lầm và sự biết ơn” – 160) -Đoạn văn có cả miêu tả nội tâm và nghị luận ? ( đoạn anh thanh niên mời khách lên nhà chơi -182) - Thế nào là đối thoại ? - Thếnào là độc thoại ? - Thế nào là độc thoại nội tâm ? - Tác dụng của các yếu tố này trong văn bản tự sự ? - Tìm đoạn văn tự sự đã học có người kể ở ngôi thứ nhất ? (Chiếc lược ngà ) - Đoạn văn có người kể ở ngôi thứ ba? (Làng ) * TIẾT 2: * Hướng dẫn ôn tập thơ ,truyện hiện đại : - Hãy lập bảng thống kê phần thơ ,truyện hiện đại em đã học ở lớp 9 ? I. Phần Tập làm văn : 1. Nội dung đã học: a) Thuyết minh : + Kết hợp các biện pháp nghệ thuật và miêu tả . + Kết hợp lập lưận giải thích . b) Tự sự : + Kết hợp biểu cảm ,miêu tả nội tâm + Kết hợp nghị luận . + Đối thoại, độc thoại , độc thoại nội tâm trong văn tự sự . + Người kể chuyện trong văn tự sự. 2. Các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh: - Làm cho văn bản thuyết minh sinh động truyền cảm, làm nổi bật đặc điểm đối tượng thuyết minh. 3. So sánh: + Giống : đều hướng vào một đối tượng cụ thể nhằm làm nổi bật đối tượng đó . + Khác: Trong văn thuyết minh yếu tố tự sự và miêu tả chỉ góp phần bổ sung vào nội dung và sự truyền cảm của bài văn . 4. Nội dung văn bản tự sự : - Miêu tả trong văn bản tự sự . - Miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự . - Người kể chuyện trong văn bản tự sự 5.Đối thoại ,độc thoại và độc thoại nội tâm + Đối thoại : + Độc thoại : + Độc thoại nội tâm : -> Khắc hoạ rõ tính cách nhân vật , làm nổi bật chủ đề tác phẩm . 6. Người kể chuyện : + Ngôi thứ nhất : dễ đi sâu vào tâm tư tình cảm của nhân vật . + Ngôi thứ ba :người kể như thấy hết ,biết hết mọi vật , mọi việc. II. Ôn tập thơ ,truyện hiện đại : 1. Bảng thống kê Tác phẩm Tác giả Thể loại Năm sáng tác Nội dung chính Đồng chí Chính Hữu Thơ 1948 - Cơ sở hình thành tiønh đồng chí và các biểu hiện của tình đồng chí . Đoàn thuyền đánh cá Huy Cận Thơ 1958 - Bức tranh về thiên nhiên và lao động của người lao động trên biển . Bếp lửa Bằng Việt Thơ 1963 - Kỷ niệm xúc động về người bà và tình cảm bà cháu. Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phạm Tiến Duật Thơ 1969 - Tinh thần lạc quan ,lòng dũng cảm ,yêu nước của người lính lái xe Trường Sơn thời chống Mỹ . Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Nguyễn Khoa Điềm Thơ 1971 - Tình thương con gắn với tình yêu nước , tinh thần chiến đấu của người dân Tà Ôi ở miền tây Thừa Thiên Aùnh trăng Nguyễn Duy Thơ 1978 - Lời tự nhắc nhở con người đừng quên quá khứ nghĩa tình ,phải sống có đạo lý . Làng (Trích) Kim Lân Truyện ngắn 1948 - Tình yêu làng quê gắn lòng yêu nước ,tinh thần kháng chiến cùa người nông dân thời chống Pháp Chiếc lược ngà (Trích) Nguyễn Quang Sáng Truyện ngắn 1966 - Tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh . Lặng lẽ Sa Pa ( Trích) Nguyễn Thành Long Truyện ngắn 1978 - Hình ảnh lao động bình thường mà ý nghĩa lớn lao của người cán bộ khí tượng . - Tóm tắt cốt truyện ,tình huống truyện và nêu chủ đề của các truyện ngắn ? - Tóm tắt cốt truyện “Làng” của tác giả Kim Lân ? - Tình huống truyện như thế nào ? - Cho biết chủ đề của truyện ? - Tóm tắt cốt truyện “Lặng lẽ Sa Pa” ? -Tình huống trong truyện như thế nào? - Cho biết chủ đề của truyện ? - Tóm tắt cốt truyện : “Chiếc lược ngà” - Tình huống truyện này như thế nào ? - Nêu chủ đề của truyện ? - Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu dội xe không kính” ? ( GV gợi ý dàn ý cho HS ) - Phân tích bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài thơ : + “Đồng chí” + “Đoàn thuyền đánh cá” + “Aùnh trăng” - Phân tích hình ảnh biểu tượng : “Đầu súng trăng treo” trong khổ thơ cuối bài thơ “Đồng chí” - HS làm nháp : viết thành đoạn văn ngắn - GV gọi hai em đọc -> lớp nhận xét - GV phát huy ,khuyến khích cả lớp . - Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong truyện “Chíếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng ? - GV hướng dẫn HS viết thành dàn ý : -> Khái quát chung cách viết bài cảm nghĩ về nhân vật . 2. Tóm tắt cốt truyện : * Làng : - Cốt truyện : Ở làng tản cư ,ông Hai đang vui với tin kháng chiến ,bỗng nghe tin làng theo giặc . Ông đau đớn tủi nhục , trốn trong nhà chỉ trò chuyện với con nhỏ . Nhưng rồi có tin cải chính ,nhà ông bị giặc đốt ,làng ông không theo giặc . Ông mừng rỡ chạy đi khoe với mọi người . - Tính huống bất ngờ ,gay cấn :nghe tin làng theo giặc - Chủ đề : Tình yêu làng gắn với tình yêu nước ,tinh thần kháng chiến của nhân dân . * Lặng lẽ Sa Pa : - Cốt truyện :Xe qua Sa pa ,bác lái xe đã giới thiệu cho ông hoạ sĩ và cô kỹ sư về anh tanh niên làm công tác khí tượng trên núi . Qua cuộc trò chuyện ,mọi người đều cảm kích lối sống và công việc thầm lặng của anh thanh niên . Và rồi họ chia tay đầy xúc động . - Tình huống đơn giản :cuộc gặp gỡ . - Chủ đề :Ca ngợi cuộc sống làm việc thầm lặng mà ý nghĩa của người lao động mới . * Chiếc lược ngà : - Cốt truyện : Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến . Khi con gái tám tuổi ông mới có dịp về thăm nhà . Oâng háo hức gặp con ,nhưng bé Thu con ông lại không chịu nhận cha Suốt ba ngày ông tìm mọi cách cho con nhận cha ,vẫn không được. Đến khi bé Thu nhận ra cha thì ông Sáu phải ra đi . Ở chiến khu ,ông dồn tình cảm làm cho con chiếc lược ngà . Chẳng may trong một trận càn ,ông bị trúng đạn ,ông đã kịp trao chiếc lựơc ngà nhờ ông Ba trao cho con . - Tình huống :éo le , đầy xúc động :con không nhận cha - Chủ đề: Tình cảm cha con sâu nặng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh . 3. Hình ảnh người lính : A. Giới thiệu chung người lính trong hai cuộc kháng chiến đã làm nên chiến thắng -> nêu tác phẩm ,tác giả ? B. – Phẩm chất chung của người lính : + Tình đồng chí ,đồng đội yêu thương gắn bó. + Lòng yêu nước .căm thù giặc . - “Đồng chí” : người lính thời chống Pháp ,xuất thân nông dân ,cùng cảnh ngộ ,cùng lý tưởng . - “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” : ngưới lính lái xe Trường Sơn thời chống Mỹ , trẻ có học thức ,lạc quan yêu đời ,bất chấp khó khăn gian khổ thiếu thốn , có lòng yêu nước , mong thống nhất C. Mỗi bài thơ có giá trị riêng nhưng đều làm nổi bật hình ảnh người lính đã làm nên chiến thắng . 4. Bút pháp xây dựng hình ảnh thơ : + Cả ba bài thơ đều tìm cảm xúc từ các biểu tượng : Người lính trong chiến đấu , người đánh cá trong lao động , người về thành phố sau chiến tranh . +Tuy nhiên hình tượng được xây dựng khác nhau : -“Đồng chí” khai triển bằng khái niệm thơ. Bút pháp thơ giản dị ,mộc mạc như đơi thường . -“Đoàn thuyền đánh cá” là một chuyến săn cá đêm giàu chất lãng mạn . Bút pháp giàu chấ`t sáng tạo ,liên tưởng . -“Aùnh trăng” là một lời nhắcnhở những ai đã quên quá khứ nghĩa tình .Bút pháp giàu chất tự sự xen độc thoại nội tâm . + Cả ba bài có khổ cuối giàu sức khái quát . 5. Phân tích : Bài thơ “Đồng chí” của Chính hữu đã kết thúc bằng hình ảnh rất đặc sắc : “Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo .” Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí ,đồng đội của người lính . Đặc biệt hình ảnh “Đầu súng trăng treo” vừa rất thực vừa gợi ra nhiều ý nghĩa biểu tượng phong phú và sâu xa. “Đầu súng trăng treo” , đó là sự gắn bó giữa thực tại và mơ mộng , giữa chiến tranh gian khổ ác liệt và thanh bình trong sáng, giữa chất thép và chất trữ tình trong cuộc đời và tâm hồn người lính . Qua hình ảnh thơ ấy , tác giả còn khẳng định cuộc chiến đấu cao cả mà người lính đang tham gia . Họ chiến đ ... ầu tiên Văn học nước ngoài là “Cố hương” * Tiến trình bài dạy : * Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. + HS đọc chú thích sao : - Dựa vào phần chú thích Sgk hãy nêu vài nét về tác giả Lỗ Tấn ? - Em hiểu gì về tác phẩm “ Cố hương” ? - Truyện có những phương thức biểu đạt nào ? - HS trình bày -> nhận xét. - GV nhận xét -> khái quát những nét chính về tác giả, tác phẩm. * Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản. - GV đọc , tóm tắt ý một số đoạn + HS đọc . - Em hãy tóm tắt ngắn gọn tác phẩm ?Truyện kể về ai ? kể những sự việc gì ? - HS tóm tắt -> Lớp nhận xét. - GV nhận xét - Treo bảng phụ (tóm tắt .) - Tác giả sử dụng ngôi kể nào ? tác dụng gì? ( làm đậm chất trữ tình cho truyện ) - “Tôi” có phải là tác giả không ? ( Truyện ngắn có yếu tố hồi ký : dù có nhiều chi tiết trùng với cuộc đời tác giả) - Dựa vào diễn biến chuyện em hãy chỉ ra bố cục của văn bản ? Nội dung của từng phần ?( Đ1: đến “sinh sống” ; Đ2 : tiếp đến “như quét” ; Đ3 : còn lại) - HS trình bày -> lớp nhận xét. - GV nhận xét -> khái quát ý . * Hướng dẫn phân tích truyện. - Truyện có những nhân vật nào ? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm ? Vì sao ? ( Nhân vật chính là tôi và Nhuận Thổ .Nhân vật Nhuận Thổ giữ vai trò trung tâm ) * HS đọc : “Tôi không quản . . . sinh sống.” - Nhân vật tôi trở về quê trong hoàn cảnh nào ? vào thời điểm nào ? - Mục đích của chuyến về quê lần này ? ( Từ biệt làng quê lần cuối ) - Trên đường về quê “ Tôi” cảm nhận như thế nào về quê hương ? Khi chứng kiến cảnh thay đổi ở quê hương tình cảm của “ tôi” như thế nào ? - Em có nhận xét gì về cách miêu tả ? - Điều đó thể hiện tâm trạng gì của tôi ? - HS trình bày -> nhận xét. - GV nhận xét -> bình , chốt ý * TIẾT 2 : + Bài cũ : - Hãy tóm tắt văn bản “Cố hương” ? - Hãy phân tích cảnh vật tôi thấy trên đường về quê? + Bài mới : GV chốt ý chuyển nội dung tiết 2 : * HS đọc từ : “Tinh mơ . . . như quét” - Khi trở về quê tôi đã gặp những cảnh gì ? - Cảnh đó gợi cảm giác như thế nào trong tôi ? - Về quê tôi gặp những ai ? Đó là những con người như thế nào ? ( Mẹ, Hoàng, thím Hai Dương, Nhuận Thổ. . . - Hình ảnh người mẹ ở đây hiện lên như thế nào ? - Vì sao tác giả lại viết như vậy ? ( Nỗi buồn của người phải sắp xa nơi mình sinh ra và lớn lên. . . . ) - Nhân vật người cháu ( Hoàng ) khi gặp tôi đã có những biểu hiện như thế nào ? Vìsao ? - Nhân vật thím Hai Dương là người như thế nào ? - So sánh thời gian trước kia và bây giờ ? - HS trình bày -> nhận xét GV khái quát ý ( Trước kia là nàng “Tây Thi đậu phụ” , xoa phấn . . .. Bây giờ khác hẳn trên dưới 50 tuổi lưỡng quyền nhô cao, môi mỏng giọng the thé hay nói cạnh nói khóe , trở thành con người đanh đá, ích kỷ, tham lam) - Em có nhận xét gì khi tác giả miêu tả thím Hai Dương ? Tác dụng ? - Trong cuộc trò chuyện với mẹ người được nhắc đến nhiều nhất là ai ? - Hình ảnh Nhuận Thổ hiện lên trong những thời điểm nào ? - Ở hai thời điểm nhân vật Nhuận Thổ có gì khác biệt? - Lúc còn nhỏ Nhuận Thổ là một chú bé như thế nào? ( Lúc còn nhỏ là một cậu bé nông dân khỏe mạnh, lanh lợi tháo vát hiểu biết nhiều . . . . Sau 20 năm thay đổi nhiều, là người nông dân già nua nghèo khổ, đần độn , mụ mẫm cam chịu số phận ) - Nguyên nhân nào khiến Nhuận Thổ thay đổi như vậy? ( Con đông , mất mùa, thuế nặng ,lính tráng , trộm cướp quan lại, thân hào đày đoạ thân anh ) - Từ đó em hiểu gì về thực trạng xã hội phong kiến Trung Quốc - Theo em trong con người Nhuận Thổ điều duy nhất không thay đổi là gì ? ( Tình bạn giữa hai người tình cảm sâu sắc không đổi đó là phẩm chất đáng quý của người nông dân - Hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật Nhuận Thổ ? ( Là nhân vật điển hình của người dân Trung Quốc ) - Trước cảnh và người đó thì tâm trạng của “ Tôi” như thế nào ? - HS trả lời -> lớp nhận xét. - GV khái quát ý chuyển tiết 3 : + HS đọc đoạn cuối : Nội dung nói gì ? - “ Tôi” cùng gia đình rời quê trong thời điểm nào ? - Việc lựa chọn thời diểm ấy nhằm mục đích gì ? (sử dụng thời gian không gian nghệ thuật : đầu cuối tương ứng ) - Suy nghĩ của “Tôi” trên con đường rời xa quê được miêu tả như thế nào ? + Thảo luận : - Đọc câu cuối truyện . Nêu suy nghĩ của em về hình ảnh con đường được nói đến ở cuối truyện ? - Nhóm trình bày bảng phụ -> lớp nhận xét . - GV chốt ý : phát huy nhóm khá . * Hướng dẫn tổng kết : - Khái quát những dặc sắc về nghệ thuật trong truyện ? - Thông qua việc tường thuật chuyến về quê lần cuối . . . tác giả phản ánh diều gì ? - GV bình chốt ghi nhớ - HS đọc ghi nhớ * Hướng dẫn luyện tập : + HS đọc bài 1 : Nêu yêu cầu ? - HS tự chọn : gọi đọc . + HS đọc bài 2 : Yêu cầu làm gì ? + Bảng phụ (sơ đồ) I . Tìm hiểu chung 1 . Tác giả : Lỗ Tấn ( 1881 - 1936 ) - Tên thật Chu Thụ Nhân , là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc. - Từng học ,làm nhiều nghề trước khi viết văn . 2 . Tác phẩm : -“ Cố hương” viết 1921 ; đưa in trong tập “Gào thét” ( 1923 ) - Tự sự kết hợp biểu cảm ,có miêu tả , nghị luận . II . Đọc hiểu văn bản. 1 . Đọc- từ khó : 2. Tóm tắt : Sau 20 năm xa cách ,tôi trở về quê để dời nhà đi xa. Ở làng , tôi gặp lại nhiều người quen , làm gợi nhớ thuở nhỏ . Nhớ Nhuận Thổ là một cậu bé lanh lợi vậy mà nay thành người khác hẳn Khi rời làng tôi vẫn hy vọng có con đường đi mới cho quê tôi. 3 . Bố cục :3 đoạn - Đ1: Tôi trên đường trở về quê. - Đ2: Những ngày tôi ở quê. - Đ3: Trên đường rời xa quê. 4 . Phân tích. a) Nhân vật “ Tôi” * Trên đường về quê. - Cảnh vật : + Hiện tại làng xóm tiêu điều, hoang vắng, lòng “ tôi” se lại. + Trong ký ức làng tôi đẹp hơn nhiều -> Kết hợp kể và tả so sánh đối chiếu với hồi ức => Buồn, nuối tiếc , hụt hẫng . * TIẾT 2: + Bài cũ : + Bài mới : * Những ngày “ Tôi” ở quê. + Cảnh : - Về tới nhà vào sáng sớm tinh mơ : Trên mái ngói mấy cọng tranh khô phất phơ trước gió - Các gia đình đã dọn đi , cảnh tượng càng hiu quạnh -> Gợi cảm giác buồn. + Mẹ - Mừng rỡ nhưng nét mặt ẩn một nỗi buồn thầm kín . + Hoàng : - Nhìn tôi chòng chọc , xa lạ . + Thím Hai Dương : +) Trước kia : - Chị Hai Dương bán đậu phụ - Tây Thi đậu phụ +) Bây giờ : - Thành mụ compa lắm điều , tham lam , đanh đá -> Hình ảnh đối lập ,hồi ức ,đối chiếu => Thể hiện sự thay đổi ghê gớm, không ngờ . + Nhuận Thổ: +) Khi còn nhỏ : - Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên, cổ đeovòng bạc sáng loáng . - Biết nhiều chuyện lạ lùng lắm - Nói chuyện tự nhiên ,thân thiết với tôi +) Hiện tại : - Cao gấp hai. Mặt vàng sạm,những vết nhăn sâu hoắm , mắt viền đỏ húp lên, - Mũ rách tươm. tay nặng nề thô kệch nứt nẻ . - Nét mặt vừa hớn hở vừa thê lương . - Dáng diệu cung kính : Thưa, bẩm. . . -> Hình ảnh đối lập ,hồi ức ,đối chiếu => Sự thay đổi cả hình dáng và tính cách sâu sắc . => Phản ánh xã hội sa sút mọi mặt , nhằm lên án các thế lực cầm quyền ; sự tiêu cực trong nhân dân . => Tâm trạng của tôi : giật mình, ngạc nhiên , hoảng hốt , điếng người : thể hiện sự buồn bã, đau đớn ,xót xa , * TIẾT 3: c. Khi “tôi” rời xa quê - Thời gian : Buổi chiều , trên con thuyền - Tôi có ý buồn nhưng lòng tôi không chút lưu luyến , cảm thấy lẻ loi ngột ngạt , quá khứ cũng mờ nhạt , ảo não - Nghĩ các cháu :cần phải có một cuộc đời mới ; Hi vọng một cuộc sống mới . -Hình ảnh con đường : của niềm tin , hy vọng vào sự đổi thay xã hội thối nát . III . Tổng kết - Truỵện ngắn đậm chất hồi ký ,trữ tình , kể ,tả bằng hồi ức, đối chiếu ,nhiều hình ảnh biểu tượng . - Phê phán xã hội phong kiến , đồng thời đặt ra vấn đề đường đøi mới cho đất nước. * Ghi nhớ : ( 219) IV. Luyện tập Học thuộc đoạn văn : 2. Điền từ : - Điền những từ thích hợp vào bảng ? SỰ THAY ĐỔI Ở NHÂN VẬT NHUẬN THỔ Lúc còn nhỏ ( 20 năm trước) Hiện nay ( lúc “tôi” trở về) Hình dáng Khuôn mặt tròn trĩnh , nước da bánh mật , đầu đội mũ lông chiên bé tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng , Khuôn mặt vàng sạm , thê lương, nếp răn sâu hoắm , mi mắt húp mọng lên, cái mũ lông rách tươm, Động tác Lanh lẹn , cứng rắn Cung kính , chậm rãi. Giọng nói Hồn nhiên , dễ thương Rụt rè , sợ hãi . Thái độ với“tôi” Không bẽn lẽn , thân mật Thật thà , kính nễ Tính cách Bẽn lẽn Nhẫn nhục, tự ti , mặc cảm + HS lên bảng điền chi tiết phù hợp . + Lớp nhận xét + GV khái quát ý : phát huy em khá TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT A. Mục tiêu cần đạt : - Củng cố , khắc sâu những kiến thức tiếng Việt đã học . - Nhận biết ưu điểm và sai sót , nguyên nhân sai để có hướng sửa chữa cho bài sau . B. Tiến trình hoạt động : I. Trắc nghiệm : - GV đọc từng câu cho HS sửa chữa . II. Tự luận : Câu 1 : Xác định các biệu pháp tu từ trong 2 câu thơ : viết thành đoạn văn - Giới thiệu hai câu thơ trong bài thơ ? tác giả ? - Có phép so sánh : mặt trời với hòn lửa -> thiên nhiên nhỏ bé - Nhân hóa : sóng cài then đêm sập cửa -> thiên nhiên trở nên gần gũi , thân thuộc . - Con người như làm chủ cả thiên nhiên . Câu 2 : Viết đoạn văn : - Giới thiệu thời gian , khung cảnh chung trước giờ ra chơi . - Cảnh HS ùa ra như đàn ong vỡ tổ (so sánh) - Tả cảnh các trò chơi : (liệt kê) - Cảnh chim , bướm , ( nhân hóa) - Hết giờ chơi . - Cảm xúc chung của em trong giờ ra chơi . 4.Hướng dẫn về nhà : - Học sinh chọn 1 đoạn văn mà em thích học thuộc lòng - Về nhà đọc văn bản – tóm tắt nội dung văn bản. - Soạn bài mới : “Những đứa trẻ”
Tài liệu đính kèm: