Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 76 đến tiết 126

Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 76 đến tiết 126

Tiết 76 - CỐ HƯƠNG

 - LỖ TẤN -

I. Mục đích tiêu bài học

 1. Kiến thức : Giúp HS :

- Thấy được những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại

- Tinh thần phê phán sâu sắc XH cũ và niềm tin trong sáng và sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới qua tác phẩm.

- Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà .

- Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố Hương .

 2. Kĩ năng :

- Rèn cho HS cách đọc và tóm tắt một tác phẩm truyện nước ngoài .

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại .

 3. Thái độ :

 - Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học nước ngoài , lòng yêu quê hương sau khi học tác phẩm

II. Chuẩn bị

 - Giáp viên: Nghiên cứu soạn giáo án, đọc tài liệu liệu tham khảo

 - HS : ôn lại bài

III. Tiến trình lên lớp

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ : (5')

 ? Em hãy kể tóm tắt đoạn trích “ Chiếc lược ngà” . Tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu

 ? Trong chương trình văn học nước ngoài lớp 6, 7,8 em đã được học những tác phẩm nào của những tác giả nào ở Trung Quốc, đọc thuộc lòng 1 bản dịch Tiếng Việt 1 bài thơ Đường mà em còn nhớ

 

doc 140 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 860Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Tiết 76 đến tiết 126", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 6 - 12 - 2012
 Ngày dạy : (9a) 11 - 12 -2012
 (9c) 11 - 12 -2012 
 Tiết 76 - Cố Hương 
 - Lỗ Tấn - 
I. Mục đích tiêu bài học
 1. Kiến thức : Giúp HS : 
- Thấy được những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại 
- Tinh thần phê phán sâu sắc XH cũ và niềm tin trong sáng và sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới qua tác phẩm.
- Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà .
- Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố Hương . 
 2. Kĩ năng :
- Rèn cho HS cách đọc và tóm tắt một tác phẩm truyện nước ngoài .
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại .
 3. Thái độ :
 - Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học nước ngoài , lòng yêu quê hương sau khi học tác phẩm
II. Chuẩn bị
 - Giáp viên: Nghiên cứu soạn giáo án, đọc tài liệu liệu tham khảo
 - HS : ôn lại bài
III. Tiến trình lên lớp
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ : (5')
 ? Em hãy kể tóm tắt đoạn trích “ Chiếc lược ngà” . Tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu
 ? Trong chương trình văn học nước ngoài lớp 6, 7,8 em đã được học những tác phẩm nào của những tác giả nào ở Trung Quốc, đọc thuộc lòng 1 bản dịch Tiếng Việt 1 bài thơ Đường mà em còn nhớ
 3. Bài mới. (1')
 * Giới thiệu bài : Nỗi nhớ quê hương xa vời từng là đề tài cho rất nhiều nhà thơ từ cổ chí kim . Sau nhiều năm xa cách, có những người trở về quê cũ thì rất vui mừng, hài lòng nhưng cũng có người lại thấy thật xót xa, thật buồn. Nhà thơ Hạ Tri Chương từng bị coi là khách ngay trên chính quê hương mình.. Sau nhiều năm đi xa, nhân vật tôi trong truyện “ Cố hương” của Lỗ Tấn trở lại quê nhà. Tuy không đến nỗi bẽ bàng như nhà thơ họ Hạ nhưng cũng bùi ngùi một nỗi buồn tê tái vì cảnh quê, người quê
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung ghi bảng
- Giáo viên cho hs quan sát ảnh Lỗ Tấn
? Bằng sự chuẩn bị bài ở nhà em hãy trình bày hiểu biết của mình về nhà văn Lỗ Tấn?
- 2 hs nêu, GV ghi bảng
- GV bổ sung : sinh trưởng trong một gia đình quan lại sa sút, mẹ xuất thân nông dân, có nhiều cơ hội tiếp xúc với đời sống nông thôn.
 - Từ lúc còn trẻ ông giã từ gia đình tìm con đường lập nghiệp.
 - Ông có nhiều tư tương tiến bộ đẻ tìm chân lý CM cuối cùng ông tìm con đường văn học.Vì ông nghĩ rằng văn học là vũ khí lợi hại giúp dân chúng thoát khỏi sự “ngu muội” và “hèn nhát”
? Nêu hoàn cảnh sáng tác?
 - HS trả lời, Gv ghi
GV: Năm 1981 toàn thế giới đã kỷ niệm 100 năm ngày sinh Lỗ Tấn như một danh nhân văn hoá.
GV: Tóm tắt phần chữ nhỏ: Vào độ giữa đông, Tấn đi thuyền về thăm làng cũ sau hai mươi năm xa cách. Trên đường về quê Tấn thấy làng xóm tiêu điều xơ xác khác với hình ảnh cũ đọng lại trong kí ức Tấn lòng Tấn xe lại. Tấn về thăm quê chuyến này là để chuyển nhà, để từ giã lần cuối
?Đọc tiếp: “Tinh mơ sáng mẹ phải ra xem sao?”
- Yêu cầu đọc to, rõ ràng. Cần phân biệt ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật : nhân vật Nhuận Thổ thể hiện được sự hồn nhiên, vô tư, nhanh nhẹn. Đọc thể hiện được sự kết hợp nhiều phương thức biểu đạt, khi thì miêu tả, khi thì biểu cảm, khi thì suy ngẫm , triết lí
- hs nhận xét bạn đọc
? Em hãy kể tóm tắt đoạn truyện “ Mẹ tôi đứng dậy..như thế mất ba bốn ngày”
- yêu cầu kể ngắn gọn, đảm bảo được những sự việc chính
- hs nhận xét bạn kể
? Đọc “Một hôm .. xấu tốt đều mang đi sạch trơn như quét”
? Gọi học sinh đọc đoạn còn lại?
? Em hãy kể tóm tắt lại toàn bộ câu chuyện
? Trước khi tóm tắt, em hãy nhắc lại khi tóm tắt cần đảm bảo những yêu cầu gì
HS: - Cần đảm bảo tính khách quan : trung thành với văn bản được tóm tắt, không thêm bớt, không bình luận
-Cần đảm bảo tính hoàn chỉnh : giúp người đọc hình dung được toàn bộ câu chuyện, có mở đầu, phát triển và kết thúc
- Cần đảm bảo tính cân đối: số dòng dành cho các sự việc chính, nhân vật chính..
* hs nhận xét bạn tóm tắt
? Em hãy giải thích từ “lưỡng quyền”, cậu ấm
HS: - lưỡng quyền : hai bên gò má
 - cậu ấm : từ thời trước chỉ con trai nhà quan, ở đây chỉ con trai nhà giàu
? “ Cố hương” có nghĩa là gì
A. Ngoái nhìn quê cũ
B. Quê cũ
C. Quê hương
? Theo em , truyện ngắn này có thể chia thành mấy phần? Em hãy chỉ ra ranh giới và cho biết nội dung từng phần
HS: - Ba phần: + Phần đầu: Từ đầu đến “ đang làm ăn sinh sống” Tình cảm và tâm trạng nhân vật Tôi trên đường về quê
+ Phần 2: “Tiếp  sạch trơn như quét”: Tình cảm và tâm trạng nhân vật Tôi những ngày ở quê
 + Phần còn lại: Tâm trạng, ý nghĩ của nhân vật tôi trên đường rời quê
? Em có nhận xét gì về bố cục của câu truyện
HS: - Truyện được kết cấu theo trình tự thời gian của chuyến về thăm quê
? Có người nhận xét rằng: câu chuyện này được kết cấu theo kiểu “ đầu cuối tương ứng” , theo em đúng hay sai? Vì sao?
- Đúng vì mở đầu câu chuyện là hình ảnh một con người đang suy tư trong một chiếc thuyền, đưới bầu trời u ám, trở về quê cũ. Cuối câu chuyện cũng là con người ấy đang suy tư trên một chiếc thuyền rời cố hương
? Em thấy nhân vật tôi về quê và rời quê vào thời gian nào và không gian nào
- về quê trong đêm
- rời quê lúc hoàng hôn
- Không gian : ngồi trên một chiếc thuyền
? Các em chú ý vào phần thứ hai của truyện, cho cô biết phần này có thể chia thành các đoạn nhỏ hơn ?
- có thể chia thành 3 phần nhỏ hơn
+đoạn 1 : Từ “ tinh mơmẹ phải ra xem sao”
+ đoạn 2 : Tiếp đến “ ba bốn ngày”
+ đoạn 3 : còn lại
? ở phần hai, vì sao sau đoạn hồi ức về Nhuận Thổ, tác giả chưa cho Nhuận Thổ xuất hiện ngay mà còn bố trí thêm hai đoạn đối thoại nữa giữa nhân vật tôi với Hoàng , với thím Hai Dương , rồi ba bốn ngày sau Nhuận Thổ mới đến
- Cách bố cục câu chuyện để tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện, để bộc lộ rõ hơn tâm trạng của nhân vật tôi : khao khát được gặp bạn, nhưng khi gặp không bộc lộ được tình cảm ấy nên càng cảm thấy chua xót
? Truyện này được kể theo ngôi thứ mấy
- ngôi thứ nhất , nhân vật tôi
? Kể theo ngôi thứ nhất có tác dụng gì
- để dẫn dắt câu chuyện 
- để biểu hiện tình cảm, quan điểm, nguyện vọng của người kể chuyện
? Phương thức biểu đạt chủ yếu của truyện là gì
- Tự sự vì truyện có cốt truyện, có nhân vật , có sự việc, chủ yếu là kể 
? Trong truyện còn kết hợp phương thức tự sự với những phương thức biểu đạt nào khác
- miêu tả , biểu cảm , nghị luận
? Trong ba phương thức kết hợp, em thấy phương thức biểu đạt nào quan trọng nhất
-biểu cảm,vì xuyên suốt câu chuyện có nhiều câu văn thể hiện tâm tư,tình cảm sâu kín của nv tôi 
GV : Các phương thức kết hợp sẽ giúp cho câu chuyện thêm hấp dẫn, sinh động, đi sâu vào lòng người đọc
? Trong truyện có những nhân vật nào
HS: - nhân vật tôi- Tấn Thuỷ Sinh
 - Nhuận Thổ Hai Dương
 -bà mẹ bé Hoàng
? Trong các nhân vật đó, nhân vật nào là nhân vật chính
HS: - nhân vật tôi và Nhuận Thổ vì hai nhân vật này được nói tới nhiều nhất 
? nhân vật nào là nhân vật trung tâm
HS: - nhân vật tôi. Vì nhân vật tôi xuất hiện từ đầu đến cuối truyện. Nhân vật tôi qui tụ mọi mối quan hệ giữa các nhân vật, nhân vật tôi là nhân vật tập trung nhất tư tưởng chủ đề của tác phẩm
? Nhân vật tôi tên là Tấn, có phải là nhà văn Lỗ Tấn không
HS: - không vì đây là nhân vật do tác giả hư cấu nên, sáng tạo nên chứ không phải là chính cuộc đời tác giả
+ ví dụ trong truyện viết : sau hai mươi năm Tấn mới về thăm quê nhưng ngoài đời Lỗ Tấn về thăm quê một số lần, đã từng ở lại dạy học ở quê
+ Trong truyện viết Nhuận Thổ dạy Tấn bẫy chim nhưng thực tế ngoài đời thì bố của Nhuận Thuỷ dạy
GV : Chính vì thế đây là một truyện ngắn có yếu tố hư cấu chứ không phải là một hồi kí 
I. Giới thiệu văn bản : ( 9')
1. Tác giả: 
 - Lỗ Tấn( 1881-1936. Là nhà văn cách mạng nổi tiếng của Trung Quốc., quê ở tỉnh Chiết Giang
- Lúc đầu, ông theo học hàng hải, địa chất, y học. Sau ông chuyển sang sáng tác văn học
- Ông sáng tác 17 tập tạp văn và hai tập truyện ngắn xuất sắc là"Gào thét và" “ Bàng hoàng”
2. Tác phẩm:
- “Cố hương”là truyện ngắn tiêu biểu nhất của nhà văn Lỗ Tấn, rút từ tập truyện ngắn “Gào thét”
II. Đọc -hiểu văn bản (25')
 4 - Củng cố : (3') Tóm tắt lại truyện 
 - Tấn về thăm làng cũ và lo chuyển nhà đi nơi khác sau hai mươi năm xa cách. Trên đường về quê Tấn thấy làng xóm tiêu điều xơ xác lòng Tấn xe lại.
- Những ngày sống ở quê Tấn thấy con người ở quê thay đổi làm Tấn ngạc nhiên đau xót,suy tư sâu lắng
- Ra đi Tấn suy tư về tương lai và con đường
 5 -Hướng dẫn về nhà: (2')
Tìm hiểu truyện theo bố cục hoặc phân tích nhân vật
 * - Rút kinh nghiệm : ..................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 *****************************************
 Ngày soạn : 6 - 12 - 2012
 Ngày dạy : (9a) 13 - 12 -2012
 (9c) 13 - 12 -2012 
 Tiết 77 - Cố Hương 
 - Lỗ Tấn - ( Tiết 2)
I. Mục đích tiêu bài học
 1. Kiến thức : Giúp HS :
- Tiếp tục giúp học sinh thấy diẽn biến tâm trạng và tình cảm của nhân vật tôi trên đường về quê cũng như những ngày ở quê 
-Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm cố hương, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiểu ph. thức biểu đạt trong tác phẩm
 2. Kĩ năng :
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại .
 3. Thái độ :
 - Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học nước ngoài , lòng yêu quê hương sau khi học tác phẩm
II. Chuẩn bị: 
 - Giáp viên: Nghiên cứu soạn giáo án, đọc tài liệu liệu tham khảo
 - Học sinh : Tìm hiểu tiếp tác phẩm
 III- Tiến trình lên lớp
 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra : (5')
 ? Kể tóm tắt truyện “Cố hương” của Lỗ Tấn?
 3. Bài mới
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung ghi bảng
GV tóm tắt phần chữ nhỏ
 + Trên đường về quê, Những ngày sống ở quê và lúc ra đi
Hỏi: Đọc từ đầu đến “lòng tôi xe lại” đến hiu quạnh
Hỏi: Đoạn truyện có nội dung gì?
HS: - Tâm trạng của nhân vật Tôi trên đường về quê sau hai mươi năm xa cách
Hỏi: Nhân vật Tôi về thăm quê trong hoàn cảnh nào?
HS: - Hoàn cảnh: Sau hai mươi năm xa cách
	Từ giã nó lần cuối cùng
	Vĩnh biệt làng cũ thân yêu. Đi làm ăn sinh sống nơi 
Hỏi: Khi về quê h. ảnh làng quê hiện lên qua những chi tiết nào?
HS: - Thôn xóm: Tiêu điều, hoang vắng, im lìm
Hỏi: Không gian và thời gian được miêu tả ntn?
HS: + Thời gian : Giữa đông
 + Không gian: Gió lạnh, trời u ám, vàng úa
Hỏi: Nhìn cảnh quê hương tiêu điều, hoang vắng lòng tác giả khi ấy ra sao?
	HS: - Lòng tôi xe lại
Hỏi: Em hiểu lúc ấy nhân vật Tôi có tâm trạng, tình cảm như thế nào đối với quê hương ?(Trước t ... nghị luận về đoạn thơ, bài thơ để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết tiếp theo.
 2. Kĩ năng : 
 - Nhận dạng được bài văn nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ .
 - Tạo lập văn bản nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ .
 3. Tháí độ :
- Giáo dục HS ý thức tự giác trong học tập
II- Chuẩn bị
	- Giáo viên: Nghiên cứu bài, soạn giáo án.
	- Học sinh: Học bài, tìm hiểu trước bài ở nhà
III- Tiến trình lên lớp
 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ.: (5')
 ? Nêu cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện?
 3. Giảng bài mới
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung ghi bảng
H? Gọi học sinh đọc văn bản: “Khát vọng hoà nhập dâng hiến cho đời” sgk/77
H? Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì?
- Vấn đề: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
H? Văn bản chia bố cục thành mấy phần?
Mở bài (đoạn 1)
Thân bài (5 đoạn tiếp theo).
Kết bài (đoạn 10.
H? Phần thân bài triển khai thành mấy luận điểm? Người viết đã sử dụng những luận cứ nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó?
- HS: Luận điểm 1: Hình ảnh mùa xuân trong thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa, trong đó hình ảnh nào cũng thật gợi cảm, thật đáng yêu.
- Luận điểm 2: Hình ảnh mùa xuân rạo rực của TN đất nước trong cảm xúc thiết tha trìu mến của nhà thơ.
+ Luận cứ: + Qua 1 loạt những hình ảnh: Dòng sông, bông hoa, lộc.
 + Qua âm thanh.
 + Qua ngôn ngữ.
 + Liên tưởng của đất nước ngàn năm.
Luận điểm 3: Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng hoà mình dâng hiến được kết nối tự nhiên với hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên.
+ Luận cứ: + Hình ảnh thơ đặc sắc.
 + Cảm xúc giọng điệu trữ tình.
 + Biện pháp nghệ thuật của bài thơ, kết cấu.
H? Đoạn thơ cuối có nhiệm vụ gì?
- HS: K quát giá trị, ý nghĩa bài thơ mùa xuân nho nhỏ.
H? Các luận cứ trong bài có làm nổi bật được luận điểm không?
- HS: Các luận cứ là các câu thơ, hình ảnh dặc sắc, giọng điệu kết cấu bài thơ. Các luận cứ trong từng đoạn đã làm sáng tỏ các luận điểm.
H? Em hãy nhận xét về bố cục của văn bản?
- HS: Bố cục đủ 3 phần, giữa các phần của văn bản có sự liên kết tự nhiên về ý nghĩa và diễn đạt.
H? Em hãy nhận xét về cách diễn đạt của bài văn?
- HS: Người viết đã trình bày những cảm nghĩ, đánh giá của mình bằng thái độ tin yêu, bằng tình cảm thiết tha trìu mến. Lời văn toát lên những rung động trước sự đặc sắc của hình ảnh, giọng điệu thơ, sự đồng cảm với nhà thơ Thanh Hải.
GV: Văn bản trên thuộc văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ, vậy theo em hiểu thế nào là nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ?
- HS: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ đó.
- Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh giọng điệu. Bài nghị luận cần phân tích yếu tố ấy để có những nhận xét đánh giá cụ thể, xác đáng.
- Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng, có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
H? Đọc và nêu yêu cầu bài tập?
Xác định thêm những luận điểm ở văn bản trên?
H? Ngoài các luận điểm đã nêu về hình ảnh mùa xuân trong văn bản, em hãy tìm thêm các luận điểm khác làm về bài thơ?
Kết cấu bài thơ chặt chẽ, cân đối: mở đầu là mùa xuân đất nước, kết thúc lại là một giai điệu dân ca.
Giọng điệu trữ tình của bài thơ chân thành tha thiết.
Ước nguyện cống hiến, hoà nhập của Thanh Hải
I - Tìm hiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.(15')
1. Ví dụ
A. Mở bài: Giới thiệu bài thơ, bước đầu đánh giá, khái quát cảm xúc của bài.
B. Thân bài: 
C. Kết bài.
2. Kết luận
II- Luyện tập(20')
Bài tập sgk/78
	4 - Củng cố: (3')
 ? Thế nào là nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ?
 5 - Hướng dẫn về nhà
Hiểu được thế nào là nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ.
- Học thuộc phần ghi nhớ.
 6 - Rút kinh nghiệm:...................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 *******************************************
Ngày soạn: 2 -3-2013
Ngày dạy: (9a) 12-3-2013
 (9c) 12 -3-2013
 Tiết 125 
Cách làm bài nghị luận
về một đoạn thơ, bài thơ
I- Mục đích yêu cầu:
 1. Kiến thức :
 - Giúp học sinh nắm được đặc điểm yêu cầu đối với bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ 
 - Các bước khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ .
 2. Kĩ năng : 
 - Tiến hành các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ. Tổ chức, triển khai các luận điểm 
- Rèn kĩ năng viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ theo các yêu cầu nhất định của kiểu bài.
 3. Thái độ :
 - Giáo dục học sinh lòng yêu thích kiểu bài này .
II- Chuẩn bị
	- Giáo viên: Nghiên cứu bài, soạn giáo án.
	- Học sinh: Học bài, tìm hiểu trước bài ở nhà
III- Tiến trình lên lớp
 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ: (5')
 ? Thế nào là nghị luận về một tác phẩm thơ( đoạn thơ).
 3. Giáng bài mới
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung ghi bảng
H? Gọi học sinh đọc các đề bài trong sgk?
Nhắc lại cấu tạo một đề bài nói chung?
- HS: Đề bài gồm hai phần: 
 + Phần mệnh lệnh
 + Phần nội dung.
H? Em cho biết trong 8 đề, những đề nào có cấu tạo đủ 2 phần?
- HS: Các đề: 1, 2, 3, 5, 6, 8.
H? Những đề còn lại có đặc điểm gì?
- HS: Đề: 4, 7 đề không có lệnh.
H? Nhưng thực chất 2 đề này thuộc thể loại nào?
- HS: Thuộc thể loại nghị luận.
GV: Về thực chất 2 đề bài này có chỉ định ngầm là yêu cầu nghị luận về “hình tượng”, “ những đặc sắc”.
H? Từ sự phân tích trên em hãy so sánh sự giống và khác nhau của các đề bài trên?
- HS: Giống nhau: đều thuộc văn nghị luận.
Khác nhau: 
+ Đề có mệnh lệnh đề không có mệnh lệnh.
+ Đề yêu cầu phân tích, đề yêu cầu cảm thụ, đề yêu cầu suy nghĩ.
GV: - Đề yêu cầu phân tích: yêu cầu nghiêng về phương pháp nghị luận.
Đề yêu cầu cảm nhận: Yêu cầu nghị luận trên cơ sở cảm thụ của người viết.
Đề yêu cầu phân tích: Yêu cầu nghị luận nhấn mạnh đến nhận định đánh giá của người viết.
H? Qua phân tích em hiểu gì về một đề bài nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ.?
H? Gọi học sinh đọc đề bài? 
Vấn đề cần nghị luận ở đây là gì?
- HS: Vấn đề nghị luận tình yêu quê hương.
H? Thể loại cần làm?
- HS: Nghị luận phân tích.
H? Tư liệu làm bài này?
- HS: Văn bản “ Quê hương” của TH.
H? Em cho biết nội dung chính của văn bản quê hương là gì?
- HS: Nỗi nhớ quê hương thể hiện qua các tâm trạng, hình ảnh, màu sắc, mùi vị của quê hương qua từng cảnh cụ thể.
H? Nêu những thành công về nghệ thuật?
- HS: Nghệ thuật miêu tả: Miêu tả chọn lọc hình ảnh, ngôn từ, cấu trúc, nhịp điệu tiết tấu.
H? Phần mở bài theo em phải đảm bảo yêu cầu gì?
- HS: Giới thiệu vấn đề nghị luận “tình yêu quê hương” thể hiện trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
H? Phân tích phần nội dung em triển khai thành những luận điểm nào?
- HS: Luận điểm 1: Cảnh ra khơi: vẻ đẹp trẻ trung, giàu sức sống, đầy khí thế vượt trường giang.
- Luận điểm 2: Cảnh trở về: đông vui, no đủ, bình yên.
Luận điểm 3: Nỗi nhớ: hình ảnh đọng lại vẻ đẹp sức mạnh mùi nồng mặn của quê hương.
H? Để làm nổi bật nội dung trên tác giả thành công về những nghệ thuật gì?
- HS: Cấu trúc ngôn từ, hình ảnh, nhịp
H? Phần kết bài ta nên làm như thế nào?
- HS: Khẳng định lại những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
H? Qua phân tích cách làm đề bài trên, em thấy một bài nghị luận về tác phẩm thơ có bố cục mấy phần? Yêu cầu từng phần?
GV: Phần thân bài để triển khai mạch lạc rõ ràng các luận điểm ta làm như thế nào?
H? Đọc văn bản “quê hương trong tình thương nỗi nhớ” 
Xác định bố cục của văn bản này?
- HS: Mở bài: Đoạn 1: Giới thiệu chung về nhà thơ TH với khởi đầu thành công xuất sắc là bài thơ “Quê hương”.
- Thân bài: Tiếp đến thành thực của Tế Hanh, nhận xét những thành công của bài thơ.
- Kết bài: phần còn lại: khẳng định những đóng góp có giá trị.
H? Các em chú ý vào phần thân bài người viết thể hiện những đánh giá, nhận xét của mình về bài thơ bằng những luận điểm nào? mỗi luận điểm triển khai như thế nào?
- HS: Nhà thơ đã viết “Quê hương” bằng tất cả tình yêu tha thiết trong sáng đầy thơ mộng:
+ Hình ảnh đẹp như mơ, đầy sức sống khi ra khơi.
+ Cảnh lao động tấp nập và cuộc sống no đủ, bình yên.
+ Vẻ đẹp dung dị của người dân chài giữa một không gian biển trời thơ mộng.
+ Hình ảnh âm thanh, màu sắc
Một tâm hồn nhớ nhung chẳng thể nhạt nhoà.
+ Nỗi nhớ quê ở đoạn kết đã đọng lại thành kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi.
+ Câu thơ cuối làm rõ thêm tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh.
H? Em thấy tác giả triển khai các phần như thế nào?
- HS: Phần thân bài liên kết với mở bài bằng các luận điểm, luận cứ có tác dụng cụ thể hoá cho nhận xét khái quát ở mở bài.
- Phần kết bài liên kết với phần thân bài bằng những kết luận mang tính quy nạp về giá trị bt.
H? So sánh với dàn ý đề bài trên và cách triển khai luận điểm của bài văn này em có nhận xét gì?
- HS: Nhận xét, đánh giá, cảm thụ của mỗi người viết có cách riêng.
H? Tuy nhiên những nhận xét đánh giá ấy phải đảm bảo yêu cầu gì?
- HS: Phải xoay quanh phân tích, bình giá nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
H? Yêu cầu cách trình bày bài nghị luận về một tác phẩm thơ, đoạn thơ như thế nào?
H? Phân tích khổ thơ đầu bài thơ sang thu của H T? 
 - Gv hướng dần cụ thể - HS dựa vào gợi ý để làm bài
I- Tìm hiểu đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.( 10')
1. Ví dụ.
2. Kết luận: Đề nghị luận về một tác phẩm thơ, đoạn thơ có 2 dạng: có mệnh lệnh và không có mệnh lệnh.
II- Cách làm bài nghị luận . (15')
Đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
1. Tìm hiểu đề, tìm ý.
2. Lập dàn ý.
A. Mở bài.
B.Thân bài.
Nội dung:
Nghệ thuật:
C. Kết bài
*Kết luận: bài văn nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
4. Cách tổ chức triển khai luận điểm.
* Kết luận: sgk
II - Luyện tập: (10')
 4 - Củng cố: (3')
 ? Cách làm bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ ?
 5 - Hướng dần về nhà:(2')
 - Về nhà học kĩ bài, soạn trước bài "Mây và sóng"
 6 - Rút kinh nghiệm : ...............................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ký duyệt của Ban giám hiệu:
 Kiểm tra: 4 -3 - 2013 
 Đỗ Thị Oanh 
 ***************************************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 (nhung tu 76 - 125).doc