Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 78: Cố hương

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 78: Cố hương

A. MỤC TIÊU: (Giống tiết 76)

-Giúp hs hiểu thêm về tâm trạng của nhân vật “tôi’ khi rời quê và tìm hiểu ý nghĩa của hình ảnh con đường ở cuối bài

-Rèn luyện kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật

-Giáo dục tình yêu quê hương làng xóm, yêu đất nước

B. PHƯƠNG PHÁP: Phân tích, đàm thoại, bình giảng.

C. CHUẨN BỊ: Giống tiết 76

D. TIẾN TRÌNH:

I. Ổn định: (1’)

II. Bài cũ: (3’)

? Trong cảm nhận của “tôi” làng quê và con người trong kí ức và làng quê, con người hiện tại khác nhau như thế nào?

III. Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 948Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 78: Cố hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 78 CỐ HƯƠNG
(tiếp theo)
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
A. MỤC TIÊU: (Giống tiết 76)
-Giúp hs hiểu thêm về tâm trạng của nhân vật “tôi’ khi rời quê và tìm hiểu ý nghĩa của hình ảnh con đường ở cuối bài
-Rèn luyện kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật
-Giáo dục tình yêu quê hương làng xóm, yêu đất nước
B. PHƯƠNG PHÁP: Phân tích, đàm thoại, bình giảng.
C. CHUẨN BỊ: Giống tiết 76
D. TIẾN TRÌNH:
I. Ổn định: (1’)
II. Bài cũ: (3’)
? Trong cảm nhận của “tôi” làng quê và con người trong kí ức và làng quê, con người hiện tại khác nhau như thế nào?
III. Bài mới:
 1.Đặt vấnđề: (1’) GV nhận xét bài cũ, chuyển ý giới thiệu bài mới. 
2.Triểnkhai:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (29’) Hướng dẫn tìm hiểu văn bản (tiếp theo).
* cho HS đọc lại đoạn cuối.
? Tâm trạng và cảm xúc của nhân vật “tôi” trên con thuyền rời quê như thế nào?
? Vì sao “tôi” lại có tâm trạng và cảm xúc như vậy?
* HS thảo luận, trả lời.
* GV nhận xét, bình: Trên đường về quê, “tôi” đã cảm thấy se lòng khi nhìn thấy cảnh tiêu điều của làng quê. Những ngày ở quê chứng kiến nỗi khốn khổ và sự đổi thay của con người do cái nghèo hèn tạo nên, “tôi” cảm thấy chua xót bi đát. Tất cả những điều đó càng nung nấu quyết tâm ra đi, tìm một sự đổi đời cho con cháu cuat nhân vật “tôi”. Làng quê nghèo chính là hiện thân của một thời đại, là bức tranh thu nhỏ của xã hội, ở đó có những người nông đan “làm nô lệ hoặc muốn làm nô lệ mà không được”. Hơn ai hết “tôi” muốn đoạn tuyệt với cuộc sống tối tăm cũ, khao khát hướng tới một tương lai tươi sáng hơn.
?Ước mơ hi vọng của “tôi’ khi rời làng ra đi là gì?
? Hình ảnh “cánh đồng cát, màu xanh biếc, cạnh bờ biển, trên vòm trời xanh đậm, treo lơ lửng như một vừng trăng tròn vàng thắm” cuối truyện có ý nghĩa gì?
( Tượng trưng cho ước mơ, hi vọng về một tương lai tốt đẹp, một sự đổi đời cho bao thế hệ người Trung Quốc mai sau mà nhân vật “tôi” muốn gửi gắm).
? Trong truyện có những hình ảnh con đường nào?
? Hình ảnh con đường ở cuối truyện có ý nghĩa gì?
? Cố hương có nghĩa là gì?
? Hình ảnh cố hương có ý nghĩa như thế nào?
?Nêu nét nghệ thuật nổi bật trong truyện
?Qua câu chuyện ,tác giả muốn nói lên điều gì
* HS trả lời. 
* GV nhận xét, rút ra ghi nhớ, chỉ định HS đọc.
III. Tìm hiểu văn bản: 
1. Bố cục
2. Phân tích:
c) Cảnh rời làng ra đi:
- Nhìn phong cảnh mờ dần, lùi sau tay lái, chỉ thấy “vô cùng lẻ loi, ngột ngạt” nhưng lòng không chút lưu luyến.
- Hi vọng con cháu sẽ đổi đời, không phải khốn khổ mà trở nên đần độn như Nhuận Thổ hoặc trở nên tàn nhẫn như bao người khác.
d) Hình ảnh con đường và hình ảnh cố hương:
* Hình ảnh con đường -> biểu tượng cho con đường đến tự do, hạnh phúc.
* Hình ảnh cố hương -> hình ảnh thu nhỏ của xã hội Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XX: sa sút, tiêu điều... nhưng điều cần thiết là phải xây dựng lại cố hương đẹp hơn, tốt hơn.
3.Tổng kết:
*Ghi nhớ: SGK trang 219
Hoạt động 2: (6’) Hướng dẫn luyện tập.
* GV yêu cầu HS kẻ bảng ở SGK vào vở và điềnm những thông tin trong tác phẩm.
* HS làm và trình bày.
* GV nhận xét, bổ sung.
IV. Luyện tập.
2. Bài tập 2:
Trước kia
Bây giờ
- Đẹp trai: mắt tròn tĩnh, da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên.
- Được cưng chiều: cổ đeo vòng bạc.
- Thông minh, nhiều tài lẻ: bẫy chim, bắt cá, canh dưa, biết nhiều điều mới lạ...
- Ngoại hình: da vàng sạm, nếp nhăn sâu hoắm, quần áo mỏng manh, người co rúm, bàn tay nứt nẻ, thô kệch.
- Trông thấy bạn cũ khúm núm, xưng hô phân biệt rõ giai cấp.
- Khổ vì đông con, sưu thuế cao, mất mùa....
IV. Củngcố: (3’)
? Nêu chủ đề của tác phẩm? Nhận xét những nết đặc sắc về nghệ thuật?
V. Dặn dò: (2’)
- Học thuộc lòng ghi nhớ và hoàn thiện bài tập 2.
- Làm bài tập 1: chọn và học thuộc lòng một đoạn văn từ ý trong truyện.
*Ôn tập lại toàn bộ phần văn đã học; Nắm giá trị nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm, ý nghĩa của mỗi bài- chuẩn bị kiểm tra HK I 
*Đọc kĩ và soạn bài: Những đứa trẻ (tìm hiểu về hoàn cảnh của những đứa trẻ- Đặc biệt là nhân vật A-li-ô-sa)
E.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docco huongtiet 78.doc