Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 79: Ôn tập tập làm văn - Giáo viên: Lương Thị Phương

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 79: Ôn tập tập làm văn - Giáo viên: Lương Thị Phương

Tiết: 79 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN

Ngày dạy:

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức:

- Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.

- Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự.

- Hệ thống văn bản thuộc văn bản thuyết minh và tự sự đã học.

b. Kỹ năng:

- Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.

- Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.

c. Thái độ:

GD học sinh yêu thích môn học.

2. Chuẩn bị:

GV: Baûng phuï.

HS: soaïn baøi.

3. Phương pháp:

Reøn luyeän theo maãu, neâu vaán ñeà, phaân tích ngoân ngöõ, vaán ñaùp gôïi tìm, taùi taïo, đối chiếu.

4. Tiến trình dạy học:

4.1 Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.

4.2 KTBC: thông qua bài mới

 

doc 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 577Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 79: Ôn tập tập làm văn - Giáo viên: Lương Thị Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 79	 OÂN TAÄP TAÄP LAØM VAÊN
Ngày dạy:
Mục tiêu:
Kiến thức: 
Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự.
Hệ thống văn bản thuộc văn bản thuyết minh và tự sự đã học.
Kỹ năng: 
Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
Thái độ: 
GD học sinh yêu thích môn học.
Chuẩn bị:
GV: Baûng phuï.
HS: soaïn baøi.
Phương pháp: 
Reøn luyeän theo maãu, neâu vaán ñeà, phaân tích ngoân ngöõ, vaán ñaùp gôïi tìm, taùi taïo, đối chiếu.
Tiến trình dạy học:
Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.
KTBC: thông qua bài mới
Giảng bài mới: 
Trong chương trình tập làm văn lớp 9 HKI chúng ta đã đi vào tìm hiểu văn thuyết minh và tự sự kết hợp với một số các yếu tố. hôm nay chúng ta đi vào ôn lại các kiến thức đã học.
Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân vaø hoïc sinh
Noäi dung baøi hoïc
r Gọi HS đọc câu hỏi 1?
Chẳng hạn như khi thuyết minh về một ngôi chùa cổ, người thuyết minh có khi phải sử dụng những liên tưởng, tưởng tượng, lối so sánh, nhân hóa ( như ngôi chùa tự kể chuyện mình) để khơi gợi sự cảm thụ về đối tượng được thuyết minh. Và đương nhiên cũng phải vận dụng miêu tả ở đây để người nghe hình dung ra ngôi chùa ấy có dáng vẻ như thế nào; màu sắc, không gian, hình khối, cảnh vật xung quanh, Từ đó cho HS thấy nếu thiếu các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả, bài thuyết minh sẽ khô khan và thiếu sinh động.
Tuy nhiên , thuyết minh và miêu tả, giải thích có những điểm khác nhau. Có thể nêu lên sự khác nhau giữa thuyết minh và miêu tả bàng các điểm chủ yếu như sau: 
r Nội dung của thể loại văn tự sự ở lớp 9 gồm có những nội dung nào?
r Học sinh tìm đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm
GV sử dụng bảng phụ viết các đoạn văn.
r Đối thoại là gì?
r Độc thoại là gì?
r Độc thoại nội tâm là gì?
r Vai trò tác dụng và hình thức thể hiện của các yếu tố này trong văn bản tự sự như thế nào?
Học sinh tìm các đoạn văn có yếu tố độc thoại, đối thoại, đối thoại nội tâm – GV nhận xét.
r Người kể chuyện là gì?
 Người kể chuyện là người đứng ra kể chuyện trong tác phẩm. Người kể chuyện có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, với những ngôi kể khác nhau: Khi vô nhân xưng, khi nhập vào một nhân vật trong truyện, khi ở ngôi thứ nhất xưng tôi, khi ở ngôi thứ ba. khi trình bày, miêu tả sự việc, người kể chuyện thường gắn với một điểm nhìn nào đó. Điểm nhìn là vị trí quan sát của người kể khi thuật lại chuyện. người ta thường nói tới ba loại điểm nhìn trong văn bản tự sự:
- Điểm nhìn bên trong: là điểm nhìn thông qua đôi mắt của một nhân vật trong truyện
- Điểm nhìn bên ngoài: Là điểm nhìn của một người quan sát bên ngoài, điểm nhìn khách qua, trung tình không đi sâu vào tâm lí nhân vật.
- Điểm nhìn thấu suốt: Là điểm nhìn mà người kể có mặt khắp nơi, thấy tất cả mọi hành động, hiểu hết mọi tư tưởng, tình cảm của các nhân vậtvà thường đưa ra cách nhận xét đánh giá về họ.
Câu 1: 
- Nội dung lớn: Văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Nội dung trọng tâm:
+ Thuyết minh: luyện tập kết hợp giữa thuyết minh với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
+ Tự sự:
· Kết hợp giữ tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với lập luận.
· Những nội dung mới trong văn bản tự sự: Đối thoại, độc thoại nội tâm trong tự sự, người kể và vai trò của người kể trong văn bản tự sự.
Câu 2: 
Trong thuyết minh, nhiều khi người ta phải kết hợp với các biện pháp nghệ thuật và các yếu tố miêu tả để bài viết được sinh động và hấp dẫn. 
Câu 3:
Miêu tả
Thuyết minh
( Đối tượng miêu tả thường là sự vật, con người, hoàn cảnh cụ thể)
- Có hư cấu tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật.
- Dùng nhiều so sánh liên tưởng.
- Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết.
- Ít dùng số liệu cụ thể, chi tiết.
- Dùng nhiều trong sáng tác văn chương, nghệ thuật.
- Ít khuôn mẫu.
- Đa nghĩa.
( Đối tượng thuyết minh thường là các đồ vật, sự vât,)
- Trung thành với đặc điểm của đối tượng, sự vật.
- Đảm bảo tính khách quan khoa học.
- Ít dùng tưởng tượng, so sánh.
- Dùng nhiếu số liệu cụ thể, chi tiết.
- Ứng dụng trong nhiều tình huống cuộc sống, văn hóa, khoa học,
- Thường theo một số yêu cầu giống nhau 
( mẫu)
- Đơn nghĩa.
Câu 4:
Văn tự sự là trọng tâm của chương trình ngữ Văn 9 HKI.
- Nội dung: Vừa lặp lại, vừa nâng cao: Yêu cấu về việc nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại và độc thoại, người kể chuyện trong văn bản tự sự. yêu cầu kỹ năng kết hợp các phương thức trong một văn bản, vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm, lập luận vai trò của đối 
thoại , độc thoại, của việc thay đổi hình thức người kể chuyện trong văn bản tự sự như thế nào,.
- Đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm:
 Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “ Hàng nănm cứ vào cuối thu  Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.
( Lí Lan, “ Cổng trường mở ra”, Ngữ văn 7)
Câu 5: 
- Đối thoại: là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bắng dấu gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp.
- Độc thoại: Là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự , khi độc tghoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dong.
- Độc thoại nội tâm: nói với chính mình ( diễn ra trong ý nghĩ).
- Vai trò tác dụng và hình thức thể hiện của các yếu tố này trong văn bản tự sự: Tạo cho cạu chuyện có không khí như cuộc sống thật, đi sâu vào nội tâm nhân vật, bộc lộ được tính cách và sự chuyển biến trong tâm lí nhân vật, nghĩa là làm cho câu chuyện sinh động hơn. Đặc biệt độc thoại nội tâm giúp tác giả thể hện được những diễn bịến tâm lí hết sức phức tạp trong thế giới nội tâm của con người, đặc biệt là con người trong thời đại này. Do đó, hình thức này được vận dụng phổ biến trong văn học hiện đại.
Câu 6: Học sinh tìm đoạn văn. Xác định ngôi kể.
Củng cố và luyện tập:
Nội dung của thể loại văn tự sự ở lớp 9 gồm có những nội dung nào?
Nội dung: Vừa lặp lại, vừa nâng cao: Yêu cấu về việc nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại và độc thoại, người kể chuyện trong văn bản tự sự. yêu cầu kỹ năng kết hợp các phương thức trong một văn bản, vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm, lập luận vai trò của đối thoại , độc thoại, của việc thay đổi hình thức người kể chuyện trong văn bản tự sự như thế nào,.
Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Xem lại các kiến thức đã học.
- Vận dụng kiến thức phần tập làm văn, Tiếng Việt để đọc – hiểu theo đặc trưng kiểu văn bản tự sự.
- Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_79_on_tap_tap_lam_van_giao_vien_luong.doc