Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 82, 83: Kiểm tra tổng hợp học kì I

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 82, 83: Kiểm tra tổng hợp học kì I

TIẾT 82, 83 : KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ I

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức

- Hệ thống kiến thức cơ bản của học sinh ở cả 3 phân môn: Đọc-hiểu văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn 9/ HKI.

- Kiểm tra kiến thức tổng hợp của hs về các phân môn: văn bản, tiếng việt, Tập làm văn

2. Kỹ năng

- Khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng ngữ văn đã học 1 cách khái quát, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới.

3. Thái độ: Hs có ý thức học bài và làm bài

B. Chuẩn bị:

- GV: Ra đề

- HS: Ôn tập.

C. Tiến trình bài dạy

1. Ổn định: Sĩ số 9A

2. Kiểm tra: Ktra chuẩn bị của hs

3. Đề bài:

Câu 1 (2 điểm)

 - Có mấy cách phát triển từ vựng? Đó là những cách nào? Lấy mỗi cách 1 ví dụ minh hoạ?

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 668Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 82, 83: Kiểm tra tổng hợp học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: /12/2010
ND: 12 /2010
Ktra: /12/2010
Tiết 82, 83 : Kiểm tra tổng hợp học kì i
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức
- Hệ thống kiến thức cơ bản của học sinh ở cả 3 phân môn: Đọc-hiểu văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn 9/ HKI.
- Kiểm tra kiến thức tổng hợp của hs về các phân môn: văn bản, tiếng việt, Tập làm văn
2. Kỹ năng
- Khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng ngữ văn đã học 1 cách khái quát, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới.
3. Thái độ : Hs có ý thức học bài và làm bài
B. Chuẩn bị: 
- GV: Ra đề
- HS: Ôn tập.
C. Tiến trình bài dạy
1. ổn định: Sĩ số 9A
2. Kiểm tra: Ktra chuẩn bị của hs
3. Đề bài:
Câu 1 (2 điểm)
 - Có mấy cách phát triển từ vựng? Đó là những cách nào? Lấy mỗi cách 1 ví dụ minh hoạ?
Câu 2 (3 điểm)
Chép thuộc khổ thơ cuối bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
Hãy trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên?
Câu 3: ( 5 điểm)
Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân trong đó có sử dụng các yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm
Biểu điểm
Câu 1 (2 điểm)
* Có 2 cách phát triển từ ngữ:
- Phát triển nghĩa của từ : 0,25
- Phát triển số lượng của từ ngữ. 0,25
- Lấy ví dụ minh hoạ.( Mỗi ví dụ 0,75 đ)
Câu 2(3 điểm)
 a. Chép thuộc: 
- Chép đúng, đủ, sạch đẹp: 0,5 đ
- Sai, thiếu, thừa 1 chữ : - 0,25 đ
b. Trình bày cảm nhận: 2,5 đ
 Yêu cầu hình thức:
- Bố cục chặt chẽ, đúng thể loại.
- Trình bày sạch đẹp, văn viết có cảm xúc.
Yêu cầu nội dung:
- Giới thiệu: Chính Hữu - Đồng chí : 1948
- Giá trị: + Ca ngợi tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó của những người lính cụ Hồ.
 + Vị trí của đoạn cuối.
- Có lẽ biểu hiện đẹp nhất, chói ngời nhất là tình đồng chí, đồng đội được thể hiện trong chiến đấu. Nơi đây tình cảm đó được thử thách cao nhất trong sự sống chết nơi chiến hào. Đoạn thơ cuối là bức tranh đẹp về tình cảm thiêng liêng ấy.
- Trong cảnh “rừng hoang sương muối’ – rừng Việt Bắc rất lạnh nhất là những đêm sương muối, nhưng người lính phục kích chờ giặc đứng bên nhau:
Đêm nay
Đứng cạnh
Hai câu thơ đối nhau rất chỉnh và gợi tả, gợi cảm giữa khung cảnh và toàn cảnh. Khung cảnh lạnh lẽo buốt giá. Toàn cảnh là tình cảm ấm nồng của người lính với đồng đội của anh à Ca ngợi sức mạnh của tình đồng đội đã giúp người lính vượt lên tất cả sự khắc nghiệt. Tình đồng đội đã sưởi ấm lòng các anh giữa rừng hoang mùa đông và sương muối buốt giá.
- Những đêm đông phục kích chờ giặc các anh còn 1 người bạn nữa “vầng trăng” . Câu thơ cuối đoạn 1 lần nữa làm nhiệm vụ quan trọng của nó: thâu tóm tất cả tình ý của bài vừa gợi lên bao liên tưởng đẹp
Đầu súng trăng treo.
- Đây là hình ảnh có thật trong cảm giác, được nhận ra từ những hành động đêm hành quân phục kích chờ giặc. Nhưng đây là hình ảnh đẹp nhất gợi ra bao liên tưởng phong phú: Súng và trăng là gần và xa, là chiến sĩ và thi sĩ, là thực tại và mộng mơ. Tất cả hoà quyện bổ sung cho nhau trong cuộc đời người lính cách mạng. Câu thơ như là một nhãn tự của toàn bài, vừa mang tính hiện thực, vừa mang sắc thái lãng mạn, là một biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí thân thiết. Chỉ 3 câu thơ thôi nhưng đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí.
- Tình đồng chí hết sức thiêng liêng nảy sinh giữa những người cùng chung lý tưởng và tình cảm cách mạng trong hoàn cảnh khó khăn vất vả là tình cảm hết sức cao đẹp, bền vững. 
Câu 3: Nội dung 4,5 đ
 1.Mở bài
-Giới thiệu qua về người bạn mà em đã mắc lỗi (tên ,tuổi, mối quan hệ tình cảm gắn bó giữa bạn với em)
-Giới thiệu sự việc định kể:Một lần em đã mắc lỗi với bạn
2.Thân bài:
*Kể lại toàn bộ diễn biến câu chuyện: 
Hoàn cảnh mắc lỗi: ở trường, ở nhà, ở chỗ đông người
-Lỗi đã mắc(Ví dụ):
+Em nghi ngờ bạn cầm máy tính của mình
+Em đọc trộm nhật kí của bạn
+Em đánh vỡ lọ hoa kỉ niệm của bạn...
+Em đổ tội cho bạn
-Nguyên nhân mắc lỗi:vô tình,cố ý...
-Diễn biến sự việc:
+Sự việc bắt đầu và kết thúc như thế nào?
+Thái độ của bạn,diễn biến tâm trạng của em?
+Cách giải quyết của em sau khi mắc lỗi
3.Kết bài
-Bài học rút ra sau lần mắc lỗi đó
 Hình thức 0,5 đ
 4. Củng cố
- Gv thu bài
-Rút kinh nghiệm chung về giờ kiểm tra
5. Dặn dò: Học bài
6. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_82_83_kiem_tra_tong_hop_hoc_ki_i.doc