Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 87 đến 90

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 87 đến 90

TUẦN 19-TIẾT 87-88

TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ

I/. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 -Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ tám chữ hay của các nhà thơ.

II/. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC ,KĨ NĂNG

 1.Kiến thức

 -Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hoặc viết tiếp những câu thơ vào một bài thơ cho trước.

 2. Kĩ năng

 -Rèn luyện năng lực cảm thụ, làm thơ tám chữ

 3. Thái độ

 -Phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong cảm nhận

III/ CHUẨN BỊ :

 Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi một số đoạn thơ mẫu trong SGK.

VI/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1.Ôn định: Kiểm tra sĩ số

 2.Kiểm tra bài cũ :( kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh)

 3. Bài mới.

Gv giới thiệu bài: Tiết 54 chúng ta đã tìm hiểu về đặc điểm của thể thơ 8 chữ và nắm được cách làm thơ tám chữ. Hôm nay, chúng ta sẽ vận dụng những đặc điểm đó vào việc tập làm một khổ hoặc một bài thơ tám chữ.

 

doc 7 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 1494Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 87 đến 90", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/12/2010
Ngày dạy:
TUẦN 19-TIẾT 87-88
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
I/. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 -Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ tám chữ hay của các nhà thơ.
II/. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC ,KĨ NĂNG
 1.Kiến thức
 -Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hoặc viết tiếp những câu thơ vào một bài thơ cho trước.
 2. Kĩ năng 
 -Rèn luyện năng lực cảm thụ, làm thơ tám chữ
 3. Thái độ
 -Phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong cảm nhận
III/ CHUẨN BỊ :
 Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi một số đoạn thơ mẫu trong SGK.
VI/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ôn định: Kiểm tra sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ :( kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh)
 3. Bài mới.
Gv giới thiệu bài: Tiết 54 chúng ta đã tìm hiểu về đặc điểm của thể thơ 8 chữ và nắm được cách làm thơ tám chữ. Hôm nay, chúng ta sẽ vận dụng những đặc điểm đó vào việc tập làm một khổ hoặc một bài thơ tám chữ.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1:
Gv: nhắc lại đặc điểm của thể thơ 8 chữ?
Hs:
-một dòng gồm 8 chữ(tiếng)
-không hạn định số câu trong một bài.
-một khổ thường gồm 4 câu.
-cách ngắt nhịp đa dạng.
-cách gieo vần thường là vần chân (gieo vần liền hoặc vần gián cách)
*Hoạt động 2:
Gv: đọc những đoạn thơ tám chữ của Bằng Việt và Thế Lữ cho Hs tham khảo.
 Nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bay.
 Cảnh cơ hàn nơi nước động bùn lầy
Thú sáng lạng mơ hồ trong ảo mộng
Chí hăng hái ganh đua đời náo động.
Tôi đều yêu, đều kiếm, đều say mê.
 ( Thế Lữ- Cây đàn muôn điệu)
2.
..Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng
Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ.
Chim trên cành há mỏ hát ra thơ
Xuân là lúc gió về không định trước
Đông đang lạnh bỗng một hôm trở ngược
Mây bay đi để hở một khung trời.
Thế là xuân.Ngày chỉ ấm hơi hơi
Như được nắm một bàn tay son sẻ
 ( Xuân Diệu- Xuân không mùa)
Viết thêm một số từ để hoàn thiện khổ thơ
1. Điền các từ sau: bút , ta, vọt, da vào những chỗ thích hợp
-“ Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút
 Bao lời thơ đều dính não cân ta 
 Bao dòng chữ quay cuồng như máu vọt
 Cho mê man tê điếng cả làn da”
 (Trăng – Hàn Mặc Tử)
2. Điền các từ sau: Lặng, trắng vào những chỗ thích hợp
Nhưng sớm nay tôi chợt đứng sững sờ
Phố Hàng Ngang dâu dạ xoan nở trắng
Và mưa rơi thật dịu dàng, im lặng
Có lẽ nào để tuột khỏi tay em
 ( Bế Kiến Quốc-Dâu da xoan)
3. Điền các từ sau: trẻ mẹ vào những chỗ thích hợp
Có lẽ nào để tuột khỏi tay em
Những trái chín chắt chiu từ đất mẹ
Những trái chín lẫn buồn vui tuổi trẻ
 ( Hoàng Thế Sinh-Có một đêm như thế mùa xuân)
Gv: yêu cầu hs dựa vào đặc điểm của thể thơ 8 chữ, mỗi hs làm một bài thơ 8 chữ với đề tài tự chọn.(cần thực hiện theo đúng yêu cầu của thể thơ)
Hs: làm thơ tại lớp, sau đó trình bày trước lớp.
Gv và hs cùng nhận xét về đặc điểm của thể thơ sau đó mới nhận xét về nội dung.
Hướng dẫn tự học 
- Về nhà tiếp tục tập làm làm thơ tám chữ theo cảm hứng .
- Ôn tập tập làm văn tiếp theo
I.Đặc điểm của thể thơ tám chữ
Thơ tám chữ là thơ mỗi dòng có tám chữ, cách ngắt nhịp rất đa dạng, gồm nhiều đoạn dài( số câu không hạn định), có thể được chia thành các khổ( thường mỗi khổ bốn dòng) và có nhiều cách gieo vần nhưng phổ biến nhất là vần chân( được gieo liên tiếp hoặc gián cách)
II.Tập làm thơ tám chữ
Mẫu:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
 ( Bằng Việt – Bếp lửa)
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt?
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
-Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
 ( Thế Lữ - Nhớ rừng)
4. Hướng chuẩn bị bài mới.
 -Về đọc và soạn bài Những đứa trẻ của M.Go-rơ-ki
 -Cần chỉ ra được những đặc điểm chung của những đứa trẻ trong đoạn trích để tiết sau tìm hiểu.
Ngày soạn: 15/12/2010
Ngày dạy:
TIẾT 89
NHỮNG ĐỨA TRẺ 
(Trích Thời thơ ấu)
(Đọc thêm)
 M. Go-rơ-ki
I/. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có hiểu biết bước đầu về nhà văn Mác-xim Go-rơ-ki và tác phẩm của ông.
- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Những đứa trẻ
II/. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC ,KĨ NĂNG
 1.Kiến thức
- Những đóng góp của Mác-xim Go-rơ-ki với văn học Nga và văn học nhân loại
- Mối đồng cảm chân thành của nhà văn với những đứa trẻ bất hạnh.
- Lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường với truyện cổ tích.
 2.Kĩ năng
- Đọc- hiểu văn bản truyện nước ngoài.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và kết hợp các phương thức biểu đạttrong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
- Kể tóm tắt được đoạn truyện.
 3. Thái độ
 - Tình cảm thương yêu đồng loại, sẻ chia với những con người có những cảnh ngộ éo le, bất hạnh. Trân trọng tình cảm bạn bè.
III/ CHUẨN BỊ 
 Đồ dùng dạy học: Chân dung tác giả.
VI/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ôn định: Kiểm tra sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ :( kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh)
 3. Bài mới.
Gv giới thiệu bài: M.Go-rơ-ki là một nhà văn nổi tiếng của Nga và của thế giới. Cuộc đời ông có nhiều vất vả thiếu thốn, nhất là về mặt tình cảm Tất cả những điều đó được ông đưa vào những tác phẩm của mình và trở thành bất hủ, tiêu biểu là bộ ba tiểu thuyết tự thuật nổi tiếng của ông: Thời thơ ấu; Kiếm sống; Những trường đại học của tôi.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
*Hoạt động 1:
-Gv: đọc chú thích /232?
-Giới thiệu những nét chính về tác giả M.Go-rơ-ki và đoạn trích Những đứa trẻ?
-Hs: Tác giả: M.Go-rơ-ki (1868-1936), tên thật là A-lếch-xây Pê-scốp, là nhà văn nổi tiếng của Nga và của thế giới. mồ côi bố, sống với ông bà ngoại
Đoạn trích: được trích từ chương IX của tiểu thuyết tự thuật “Thời thơ ấu” gồm 13 chương, sáng tác năm(1913-1914).
-Gv yêu cầu hs đọc toàn bộ đoạn trích/229?
-Hs: đọc văn bản
- Nêu bố cục của đoạn trích và thử đặt tiêu đề cho từng đoạn?
-Hs: chia 3 đoạn:
+Đoạn 1: “Có đến.cúi xuống”:tình bạn tuổi thơ trong trắng
+Đoạn 2: “Trời đã bắt đầu tốinhà tao”:tình bạn bị cấm đoán
+Đoạn 3: “ Tôi vẫnhơn cả”: tình bạn vẫn cứ tiếp diễn
 Dựa vào bố cục đoạn trích, hãy nêu nội dung chính của đoạn trích?
-Hs:tình bạn thân thiết nảy sinh giữa những đứa trẻ có cùng cảnh ngộ.
Gv giảng: có những lúc hoàn cảnh sống giúp con người có thể gần nhau hơn, bởi vì họ dễ thông cảm, dễ đồng cảm với nhau
Nêu hoàn cảnh sống của A-li-ô-sa và 3 đứa trẻ con ông đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp?
-Hs:+ A-li-ô-sa: mồ côi cha, mẹ đi lấy chồng khác, ở với ông bà ngoại, ông là người rất nghiêm khắc
+3đứa trẻ: mồ côi mẹ, cha lấy vợ khác, ở với cha và dì ghẻ, cha rất nghiêm khắc
 Hoàn cảnh sống của chúng có gì giống nhau? Điều đó có ảnh hưởng ntn đến tình bạn của chúng?
-Hs: chúng có hoàn cảnh sống giống nhau là đều thiếu tình thương của cha, mẹ.
-Gv giảng: chính hoàn cảnh sống giống nhau đã kéo chúng lại gần nhau hơn, vượt qua cả sự phân biệt giàu- nghèo trong xã hội. Điều này đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng tác giảNgoài ra, A-li-ô-sa đã góp sức cứu đứa nhỏnên tình bạn càng thân thiết hơn.
-Gv giáo dục hs về tình bạn: tình bạn giữa những con người không phân biệt giàu- nghèo, không gì có thể ngăn cách được nếu đó là tình bạn trong trắng
 Tìm những chi tiết về hình ảnh 3 đứa trẻ qua sự cảm nhận rất tinh tế của A-li-ô-sa?
-Hs: trao đổi và trả lời
“chúng ngồigà con”
“tức thìngoan ngoãn”
Gv giảng: cách quan sát và nhận xét của A-li-ô-sa khá chính xác và tinh tế; từ cách lựa chọn sự vật để so sánh cũng khá phù hợp.
Tìm những chi tiết liên quan đến người bà và người mẹ và người dì ghẻ? Những chi tiết ấy được lồng ghép vào nhau ntn?
-Hs: trao đổi nhóm 3 phút sau đó trình bày.
-Gv và hs cùng nhận xét; bổ sung.
Vd: chi tiết “dì ghẻ”: mấy đứa trẻ hàng xóm vừa nhắc chuyện dì ghẻ mà chúng gọi là “mẹ khác”, A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến nhân vật mụ dì ghẻ độc ác trong chuyện cổ tích. 
 Nhắc lại nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
-Hs:trả lời dựa vào nội dung bài học và ghi nhớ.
Gv yêu cầu hs đọc ghi nhớ/234
Hs: đọc ghi nhớ/234
H Dẫn tự học Đọc và nhớ một số chi tiết thể hện kí ức bền vững của nhân vật ''tôi'' về tình bạn tuổi thơ
Về đọc lại đoạn trích, nắm kĩ những nét chính về tác giả và tác phẩm
Nắm kĩ nội dung bài học và học thuộc lòng phần ghi nhớ/234
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả(sgk)
2. Tác phẩm(sgk)
3.Từ khó/232
II. Đọc – Hiểu văn bản
1. Những đứa trẻ sống thiếu tình thương
- A-li-ô-sa
-Ba đứa trẻ
=> Cùng có hoàn cảnh sống giống nhau: thiếu tình thương của cha, mẹ.
2. Những quan sát và nhận xét tinh tế
-“ Chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con”
-“ Tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn”
=> sự so sánh phù hợp, chính xác
3. Chuyện đời thường và truyện cổ tích
-Dì ghẻ
-Người “mẹ thật”
-Người bà
=> được lồng ghép vào nhau
*Ghi nhớ/234
*Luyện tập.
-Viết văn bản ngắn kể về tình bạn của mình.
III/Hướng dẫn tự học
 Đọc và nhớ một số chi tiết thể hện kí ức bền vững của nhân vật ''tôi'' về tình bạn tuổi thơ
4. Hướng chuẩn bị bài mới.
 Chuẩn bị sgk Ngữ văn tập 2 và soạn bài “ Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm; cần lưu ý về các phương pháp đọc sách mà tác giả đã đưa ra.
 -Nhớ lại bài kiểm tra Học kì I để tiết sau trả bài.
Ngày soạn: 29/12/2010
Ngày dạy:
TIẾT 90
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KÌ I
I/. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
-Giúp học sinh đánh giá được kết quả bài kiểm tra học kỳ, ôn lại những kiến thức kỹ năng đã học và yêu cầu cần đạt được đối với bài kiểm tra.
-Rèn kỹ năng nhận xét, đánh giá bài làm của mình
-Có ý thức tiếp thu ý kiến góp ý của bạn, sửa những lỗi sai của bài viết.
II/ CHUẨN BỊ 
 - Đề bài, đáp án, biểu điểm, nhận xét đánh giá.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ôn định: Kiểm tra sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ : ( không)
3. Bài mới.
Gv giới thiệu bài : để giúp các em thấy được kiến thức nắm được ở chương trình học kì I thông qua bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I.
 PHẦN LÝ THUYẾT:
 Câu 1:( 1,5 điểm)Hs chỉ ra được 2 tình huống bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của Ông Sáu và bé Thu.
 Câu 2:
 -Cảm nhận về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh: Là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
 -Rút ra bài học cho bản thân từ tấm gương sống giản dị ở Bác Hồ 
 PHẦN TỰ LUẬN:
 Nêu được các ý;
 -Giới thiệu được cuộc gặp gỡ với người lính trong bài thơ "Đồng chí"của Chính hữu
 -Khái quát những ấn tượng và suy nghĩ của bản thân về cuộc gặp gỡ đó.
-Tình huống gặp gỡ: trong tưởng tượng hay trong giấc mơ,
-Những câu chuyện của nhân vật và người lính: 4 ý
-Những câu chuyện của em chia sẻ với người lính:2 ý
-Những suy nghĩ, tình cảm về cuộc gặp gỡ với người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp trong bài thơ...
*Nhận xét ưu điểm:
-Nhìn chung các em làm được bài, nắm được yêu cầu của phần tự luận
-Cách trình bày sạch đẹp, khoa học
-Một số em làm bài khá tốt, biết đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận vào bài văn
*Nhận xét khuyết điểm:
-Một số em học bài chưa kĩ
-Trình bày cẩu thả, chữ viết khó đọc
-Đa số các em đưa sự việc vào bài viết quá đơn giản, chưa biết kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận vào bài văn
-Mắc lỗi chính tả
-Diễn đạt lủng củng, lặp từ nhiều: và, thì
-Nhiều em không dùng dấu câu trong bài văn
- Chưa bám vào bài thơ,bài viết sơ sài
* Sửa lỗi 
 -Lỗi chính tả:	
 khóc liệt -khốc
 Cháo-cháu
 Ngày sưa-xưa
 Con sáu-sáo
 Cây kiển-kiểng
 Việt tình cờ-việc
 Át liệt-ác
 - Diễn đạt lủng củng:
 Ngày hôm nay là chúng ta phải nhớ công ơn đức của người đồng chí hôm nay...
 Cháu nghe nói cuộc rất cực khổ....
 -Viết tắt,viết số trong bài làm
 -Trình bày thiếu cẩn thận, bôi xóa
 *GV chọn một số bài viết hay đọc trước lớp ( cho chính HS viết bài đó đọc, như vậy sẽ thể hiện được những cảm xúc thật). Chọn tiếp những bài viết không tốt đọc trước lớp, nhận xét và nhắc nhở ý thức học tập ở HS.
*HS tự sửa chữa bài của mình.
*Thống kê điểm: 7 HS( từ 5 điểm trở lên)
 21 HS dưới TB
4. Hướng chuẩn bị bài mới.
 -Chuẩn bị sgk Ngữ văn học kì II
 -Soạn văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm
 -Chú ý về các phương pháp đọc sách trong văn bản

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_87_den_90.doc