Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến 101 - Lê Duy Thanh

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến 101 - Lê Duy Thanh

Tuần 19 -Bài 18

 Tiết 91 ,92 Bàn về đọc sách

 Chu Quang Tiềm

A. Mục tiêu bài học: Học xong văn bản này, học sinh đạt đợc:

1.Kiến thức:

-ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phơng pháp đọc sách.

-Phơng pháp đọc sách có hiệu quả.

2.Kĩ năng:

-Biết cách đọc-hiểu một văn bản dịch(không sa đà vào phân tích ngôn từ).

-Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một VB NL.

-Rèn kĩ năng tìm và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn bản nghị luận. Rèn cách viết bài văn nghị luận

3. Thái độ:

 -Tạo hứng thú đọc sách, học từ sách cho hs

B. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Soạn bài,đọc kĩ lu ý

 - Học sinh: Đọc bài ở nhà ,suy nghĩ các câu hỏi

C. Tiến trình các hoạt động

 1-Ôn định tổ chức:

 

doc 65 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 512Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến 101 - Lê Duy Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/12/2010 Ngày dạy: 29/12/2010
 Tuần 19 -Bài 18
 Tiết 91 ,92 
 Chu Quang Tiềm 
A. Mục tiêu bài học: Học xong văn bản này, học sinh đạt được:
1.Kiến thức: 
-ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
-Phương pháp đọc sách có hiệu quả.
2.Kĩ năng: 
-Biết cách đọc-hiểu một văn bản dịch(không sa đà vào phân tích ngôn từ).
-Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một VB NL.
-Rèn kĩ năng tìm và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn bản nghị luận. Rèn cách viết bài văn nghị luận
3. Thái độ:
 -Tạo hứng thú đọc sách, học từ sách cho hs
B. Chuẩn bị:	
 - Giáo viên: Soạn bài,đọc kĩ lưu ý
	- Học sinh: Đọc bài ở nhà ,suy nghĩ các câu hỏi
C. Tiến trình các hoạt động
	1-Ôn định tổ chức:
2-Kiểm tra bài cũ:
	- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
Hoạt động 1 3-Bài mới: M.Go-rơ-ki đã từng khẳng định giá trị và lợi ích của việc đọc sách “Phải yêu sách,nó là nguồn kiến thức ,chỉ có kiến thức mới là con đường sống”sách là người bạn thân thiết đối với người hiếu học .Vậy để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc đọc sách và cách đọc sách ntn chúng ta sẽ vào tìm hiểu một văn bản của Chu Quang Tiềm
 "Sắm đèn để soi sáng. Sắm sách để hiểu đạo lí. Sáng để soi nhà tối, đạo lí để soi lòng người ..." 
 (Ngạn ngữ Trung Hoa )
 Sách làm cho tôi gắn bó với thế giới , cuộc đời càng trở nên rực rỡ có ý nghĩa hơn ...Sách làm cho khắp trái đất tràn ngập nỗi buồn nhớ cái tốt đẹp hơn. Mỗi cuốn sách đều là tâm hồn được ghi lại..”
 ( M. gor – ki )
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 2 
I. Tìm hiểu chung
?Em hãy nêu những hiểu biết về t/g?
-hs đọc chú thích sgk
1/ Tác giả : Tự Mạnh Thực ( 1897 – 1986 )
- Quê : Đông Thành – An Huy – Trung Quốc
- Là nhà mĩ học và lí luận nổi tiếng
?Hãy nêu xuất xứ tp?
(bài viết là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm dày công suy nghĩ của t/g)
-hs nêu –gv bổ sung
2/Tác phẩm
- Trích trong cuốn “ Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách”
Giáo viên nêu yêu cầu đọc,
hướng dẫn học sinh đọc, gọi học sinh đọc bài.
Giải nghĩa các từ khó SGK
-Đọc rõ ràng rành mạch,nhưng vẫn với giọng tâm tình, nhẹ nhàng như lời trò chuyện.
-Chú ý hình ảnh so sánh trong bài.
-h đọc theo y/c-nhận xét
?Văn bản thuộc thể loại gì?
Hãy xác định những luận điểm chính được trình bày trong văn bản ?
-Văn bản nghị luận (lập luận giải thích một vấn đề xã hội)
-hs nêu:
Bố cục: 3 phần
P1(phát hiện thế giới mới): Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách
P2 :Những khó khăn, thiên hướng sai lệch dễ mắc khi đọc sách
P3: còn lại : Phương pháp chọn và đọc sách
Thể loại: nghị luận
Bố cục: 3 phần (3 luận điểm)
Hoạt động 3 
II. Đọc-hiểu VB
1. Sự cần thiết của việc đọc sách.
Theo dõi phần đầu văn bản và cho biết:
-Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách,tác giả đã đưa ra những luận cứ nào?
-Nếu học vấn là những hiểu biếthọc tập thì học vấn thu
 được từ đọc sách là gì?
-Khi cho rằng học vấn không chỉ là chuyện đọc sáchcủa học vấn. Tác giả muốn ta nhận thức được điều gì về đọc sách và quan hệ đọc sách với học vấn?
*Luận điểm về sự cần thiết của việc đọc sách,tác giả phân tích rõ trong trình tự các lí lẽ nào?
-hs nêu 2 luận cứ:
* Tầm quan trọng của sách 
* ý nghĩa của việc đọc sách
-Ghi chép , lưu truyền tri thức , thành tựu
-Cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật
->-Muốn có học vấn không thể không đọc sách.
-Sách là kho tàngtinh thần nhân loại.
-Nhất định.trong quá khứ làm xuất phát .
* Tầm quan trọng của sách 
-Sách: kho tàng di sản tinh thần nhân loại
Theo tác giả: Sách lànhân loại=>Em hiểu ý kiến này như thế nào?
-Đọc sách là hưởng thụ.con đường học vấn.=>Sách là thành tựu đáng quý, muốn nâng cao học vấn cần dựa vào thành tựu này.
-Tủ sách của nhân loại đồ sộ, có giá trị.Sách là những giá trị quý giá,là tinh hoa trí tuệ, tư tưởng, tâm hồn của nhân loại được mọi thế hệ lưu giữ cẩn thận.
?Những cuốn sách giáo khao em đang học có phải là di sản tinh thần không?
?Bản thân em nhận thấy sách giúp em những gì?
?Hãy khái quát lại tầm quan trọng của sách?
-hs trả lời
*Có, vì nó là một phần tinh hoa học vấn của nhân loại.
-hs tự bộc lộ
-hs nêu
-Sách lưu giữ tất cả học vấn của nhân loại.
-Vì sao tác giả lại quả quyết rằng:Nếu.xuất phát.?
Hoạt đông nhóm:
Các nhóm trả lời câu hỏi:
1.Theo ý kiến của tác giả, Đọc sách là hưởng thụ,là chuẩn bị trên con đường học vấn.Em hiểu ý kiến này như thế nào?
2.Em hưởng thụ được những gì từ việc đọc sách Ngữ văn để chuẩn bị cho học vấn của mình?
3.Với những lí lẽ trên của tác giả đem lại cho em hiểu biết gì về sách và lợi ích của việc đọc sách?
-hs nêu
(Các nhóm trả lời vào bảng phụ)
-Các nhóm trình bày
(tri thức TV và VB ,kĩ năng nghe nói đọc viết)
*ý nghĩa của việc đọc sách
-Con đường quan trọng của học thụât
-Chuẩn bị làm cuộc trường chinh phát hiện thế giới mới 
=>Đọc sách: thừa 
hưởng giá trị tinh hoa nhân loại 
GV khái quát lại: *Sách là vốn quý của nhân loại,đọc sách là cách để tạo học vấn, muốn tiến lên trên con đường học vấn, không thể không đọc sách.
Theo em việc đọc sách có dễ không? Tác giả đã lí giải điều đó như thế nào ?
Tác giả đã đưa ra 2 thiên hướng sai lệch khi đọc sách là: đọc không chuyên sâu và đọc lạc
 hướng. Em hiểu gì về mỗi cách đọc này?
*Hoạt động nhóm:Hãy tóm tắt ý kiến của tác giả về cách đọc chuyên sâu và cách đọc không chuyên sâu?
-Em hãy nhận xét về thái độ bình luận và cách trình bày lí lẽ của tác giả?
Em nhận thức được gì từ lời khuyên này của tác giả?
-Nhận xét của tác giả về cách đọc lạc hướng như thế nào?
-Vì sao lại có hiện tượng đọc lạc hướng?Cái hại của đọc lạc hướng là gì?
Lịch sử phát triển, di sản tinh thần nhân loại càng nhiều sách nhiều
-Liếc qua nhiều mà đọng lại ít “ăn tươi nuốt sống”
-Phân tích qua so sánh đối chiếu và dẫn chứng cụ thể.
-Đọc sách để tích lũy, nâng cao học vấn cần đọc chuyên sâu, tránh tham lam ,hời hợt.
-hs nhận xét
-Đọc lạc hướng là tham lam nhiều mà không thực chất.
-Vì sách vở ngày càng nhiều.
-Đọc lạc hướng lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng vô phạt, bỏ lỡ cơ hội đọc sách quan trọng cơ bản.
2. Những khó khăn và thiên hướng sai lệch dễ mắc khi đọc sách.
a, Những khó khăn: 
-Trở ngại: thời gian, lựa chọn, nghiên cứu học vấn
b, Thiên hướng sai lệch
-Đọc không chuyên sâu:
-Tham nhiều mà không vụ thực chất trận đánh nhiều mục tiêu
-Đọc lạc hướng :
=> Lãng phí thời gian và sức lực. Sa vào thói hư danh nông cạn. 
Để làm nổi rõ những khó khăn và thiên hướng sai lệch, em thấy cách trình bày lí lẽ và thái độ của tác giả như thế nào ?
Em nhận được lời khuyên nào từ việc này? Từ đó em liên hệ gì đến việc đọc sách của mình?
-hs khái quát
-hs bộc lộ
- Cách phân tích, so sánh đối chiếu và dẫn chứng cụ thể , thực tế -> Lí lẽ thuyết phục = > Báo động về cách đọc thiếu mục đích 
Thảo luận nhóm bàn: (2p)
3. Bàn về phương pháp đọc sách 
Câu1: Bàn về phương pháp đọc sách tác giả đã đề cao cách chọn tinh và đọc kĩ. Em hiểu như thế nào về phương pháp này?
Câu 2: Để tạo sức thuyết phục, cách lập luận và trình bày lí lẽ của tác giả ở phần này như thế nào? 
a. Chọn sách:
 Đọc nhiều mà không nghĩ – cưỡi ngựa qua chợ nhiều châu báu -> về tay không
Đọc không cốt lấy nhiều
Chọn 1 quyển giá trị = 10 quyển không quan trọng 
 Chọn tinh
Đọc nhiều lần một cuốn
Đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt – kẻ trọc phú khoe của => Phẩm chất tầm thường thấp kém 
Đọc tập thành nếp nghĩ sâu xa...-> thay đổi khí chấta
 Đọc kĩ
Đọc để có kiến thức phổ thông -> đọc chuyên sâu
 “ Sách cũ trăm lần xem chẳng chán
 Thuộc lòng ngẫm nghĩ một mình hay”
b. Đọc sách:
Kết hợp phân tích lí lẽ với liên hệ so sánh, trình bày toàn diện tỉ mỉ => đưa ra lời khuyên bổ ích về phương pháp đọc sách 
GV giới thiệu một số cuốn sách cần đọc
Những kinh nghiệm đọc sách nào được truyền tới người đọc?
=>Đọc sách cốt để chuyên sâu, ngoài ra còn phải đọc để có học vấn rộng phục vụ cho chuyên sâu.
*Hoạt động nhóm:Theo em lời khuyên nào bổ ích nhất?
-hs bộc lộ
Hoạt động 4 
Những lời bàn của Chu Quang Tiềm trong “ Bàn về đọc sách cho ta những lời khuyên bổ ích nào ? 
- Từ “ Bàn về đọc sách” em hiểu gì tác giả ?
- Em học tập được gì trong cách viết văn nghị luận của tác giả ?
-hs nêu
- Đọc sách cần coi trọng đọc chuyên sâu kết hợp với đọc mở rộng, đọc thành tích luỹ nâng cao học vấn.
 Sách là tài sản tinh thần quý giá của nhân loại. Muốn có học vấn thì phải đọc sách.
Lí lẽ , dẫn chứng sinh động cụ thể -> Sức thuyết phục lớn.
- Kết hợp phân tích, so sánh gần gũi 
III.Tổng kết 
Gọi hs đọc ghi nhớ
hs đọc ghi nhớ
*Ghi nhớ:SGK
Hoạt động 5 4. Củng cố
Nếu chọn một lời bàn về đọc sách hay nhất để ghi lên giá sách của mình, em sẽ chọn câu nào của tác giả Chu Quang Tiềm ? Vì sao em chọn câu đó? 
Liên hệ đến việc đọc sách hiện nay của em?
?Từ sách cũ trong câu
 “ Sách cũ trăm lần xem chẳng chán 
 Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”
nên hiểu như thế nào? (A. Sách đọc nhiều lần )
? Câu thơ “ Sách cũ trăm lần xem chẳng chán 
 Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay” khuyên ta điều gì khi đọc sách. 
(Chọn sách có giá trị, đọc và suy nghĩ kĩ những điều sách nói)
Từ những lời bàn của tác giả Chu Quang Tiềm và từ thực tế em hãy rút ra cho mình bài học về cách đọc sách như thế nào cho có hiệu quả ? 
- Việc đọc sách phải có kế hoạch, có mục đích cụ thể 
- Phải biết chọn sách cho tinh, cho phù hợp.
- Đọc sách cho kĩ. Cần kết hợp đọc rộng và đọc sâu 
- Có thể đọc lớt một lần, để nắm nội dung khái quát, bố cục.
Đọc sách để học tập tri thức. 
 Đọc sách để rèn luyện tính cách, học làm ngời
5/ Hướng dẫn học và làm bài ở nhà: 
- Viết một đoạn văn thể hiện điều em thu hoạch thấm thía nhất sau khi học xong bài “Bàn về đọc sách” Theo dõi các buổi Đọc truyện đêm khuya, chuyên mục Mỗi ngày một cuốn sách ; làm thẻ thư viện đọc, mượn, có kế hoạch mua sách cho tủ sách riêng hàng tháng, hàng năm... 
Đọc lại văn bản, học bài.
 Làm bài tập luyện tập / sgk tr 7
- Chuẩn bị bài : Khởi ngữ ( Xem trước bài )
 *******************************************************
Ngày soạn: 31/12/2010
Ngày dạy: 2/1/2011
 Tiết 93 -Tiếng Việt
 Khởi ngữ
A. Mục tiêu cần đạt: Học xong bài này học sinh có được:
1.Kiến thức: 
-Đặc điểm của khởi ngữ.
- Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó.
2.Kĩ năng: 
- Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu
- Biết đặt những câu có khởi ngữ.
3. Thái độ:
 -Có ý thức học tập, ý thức sử dụng khởi ngữ trong tạo lập vb
B. Chuẩn bị.
1. Thầy: Soạn giáo án 
 -Đọc TLTK 
 -Bảng phụ ghi mẫu
2. Trò : Chuẩn bị theo sgk.
C. Tiến trình dạy - học.
 1:ổn định tổ chức :
 2:Kiểm tra baì cũ: 
Hoạt động 1 3:Bài mới : M ột số tài liệu ngữ phỏp quan niệm TV là ngụn ngữ biến hỡnh từ v à trật tự t ừ là phương thức ngữ phỏp rất quan t ... ẫn hs làm bài tập theo hệ thống câu hỏi cuối bài
VB trên thuộc loại văn bản nghị luận nào?
- Văn bản nghị luận về vấn đề gì ?
Chỉ ra các l.điểm chính
Phép lý luận chủ yếu trong bài là gì ?
Nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lý
Văn bản nghị luận về giá trị của thời gian
- Câu luận điểm chính của từng đoạn: + Thời gian là sự sống
 + Thời gian là thắng lợi
 + Thời gian là tiền bạc
 + Thời gianlà tri thức
-> Sau mỗi luận điểm là 1 dẫn chứng để chứng minh thuyết phục
c. Lập luận chủ yếu là phân tích và chứng minh (Luận điểm được triển khai theo lối: Phân tích những biểu hiện chứng tỏ thời gian là vàng, đưa dẫn chứng để chứng minh)
Hoạt động 4 4/ Củng cố: 
Trong các đề bài sau,đề nào không thuộc bài nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lý?
A.Suy nghĩ về đạo lí Uống nước nhớ nguồn
B.Suy nghĩ về truyện ngụ ngôn Êch ngồi đáy giếng
C.Suy nghĩ về câu ‘Có chí thì nên”
D.Suy nghĩ về một tấm gương vượt khó
?Đọc lại ghi nhớ
5/Dặn dò: - Học kĩ ghi nhớ
 - Chuẩn bị bài “Liên kết câu và liên kết đoạn văn”
 *****************************************************
 Ngày soạn: Ngày dạy: 
	Tiết 109: liên kết câu và liên kết đoạn văn
A.Mục tiêu cần đạt: 
Học xong bài này,học sinh : 
1.Kiến thức: 
-Nâng cao hiểu biết và kỹ năng sử dụng phép liên kết đã học từ bậc tiểu học.
.
- liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn
- 1 số biện pháp liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
2.Kĩ năng: 
- Nhận biết 1 số biện pháp liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
-Phân tích liên kết văn bản và sử dụng phép liên kết trong việc tạo lập văn bản.
3. Thái độ:
 -Rèn luyện cách liên kết câu và đv trong tạo lập vb.
B.Chuẩn bị: -
Bảng phụ ,
-số đoạn văn sử dụng phép liên kết nội dung, hình thức.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1-Ôn định tổ chức:
2-Kiểm tra bài cũ:
	Thế nào là thành phần tình thái, phụ chú ?
	Gọi chấm đoạn văn chuẩn bị ở nhà.
Hoạt động 1 3-Bài mới: 
 Trong tiếng Việt từ là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên câu ,từ các câu phải có sự liên kết để cấu tạo nên đoạn văn và từ sự liên kết các đoạn văn với nhau mới trở thành một bài văn hoàn chỉnh cả về cấu trúc lẫn nội dung.Vậy thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn,có những phép liên kết nào được sử dung?chúng ta vào bài hôm nay
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 2 
Đọc ví dụ trong SGK /I ?
a. Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì ? Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản ?
Ví dụ: Đoạn văn
a.Đoạn văn bàn về cách ngươì 
nghệ sỹ phản ánh thực tại.
-Đây là một trong những yếu tố ghép vào chủ đề chung:QH:Bộ phận-toàn thể 
I.Khái niệm liên kết
b. Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên?
b.Nội dung chính các câu:
 1.Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại
2-Khi phản ánh thực tại, nghệ sỹ muốn nói lên một điều mới mẻ
 3-Các mới mẻ ấy là lời gửi của 1 nghệ sỹ
Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào ? với chủ đề của đoạn văn? Nhận xét
-hs nhận xét –bổ sung
về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn?
-> Các nội dung này đều hướng vào chủ đề của đoạn văn trình tự các ý sắp xếp hợp lý, logíc
-Các câu,đoạn đều hướng vào chủ đề chung VB
-Được sắp xếp theo trình tự hợp lí,lô-gic
c. Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào (các từ in đậm) ?
c.Mối quan hệ ND được thể hiện ở:
- Lặp từ ngữ: Tác phẩm-tác phẩm.
II/Các phép liên kết
- Từ cùng trường với “tác phẩm” –> nghệ sỹ
- Từ thay thế: nghệ sỹ -> anh
- Quan hệ: nhưng
- Từ ngữ đồng nghĩa “Cái đã có rồi, đồng nghĩa với “Những vật liệu mượn ở thực tại”
-Các câu ,đoạn liên kết bằng phép lặp ,dùng từ ngữ cùng trường từ vựng ,phép thế,phép nối 
GV đưa bài tập thêm trên phiếu học tập 
Nối ND ở cột A-B sao cho đúng khái niệm các phép liên kết
A
B
1.Phép lặp từ ngữ
a/Sử dụng ở câu đứng sau từ ngữ khác có t/d thay thế các từ đã có ở câu trước
2.Đồng nghĩa,tráinghĩa,liên tưởng
b/ Sử dụng ở câu đứng sau từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
3.Phép thế
c/Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước
4.Phép nối
d/ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa,tráinghĩa ,cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước
GV nêu 1 số bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Hai câu : “Nhà thơ hiểu rằng những tật xấu của chó sói là do nó vụng về,vì chẳng có tài gì ,nên nó luôn bị đói meo,và vì đói nên nó hoá rồ.Ông để cho Buy-phông dựng một vở kịch về sự độc ác,còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc.”liên kết với nhau bằng phép liên kết chính nào?
A.Phép lặp từ ngữ C. Phép trái nghĩa
B. Phép đồng nghĩa D. Phép thế 
Đọc ghi nhớ ?GV phân tích một số ý trong ghi nhớ cho hs hiểu
-hs đọc 
*Ghi nhớ: SGK - 43
Hoạt động 3 
II.Luyện tập
Gọi 1 hs đọc yêu cầu nội dung bài tập
Y/c cả lớp đọc thầm đoạn văn
-1 em đọc
-Cả lớp đọc thầm
*Bài tập
Y/c hs thảo luận theo nhóm các câu hỏi –các nhóm hội ý trả lời
?Chủ đề của đv là gì?
1.Chủ đề chung đoạn văn:
Khẳng định năng lực trí tuệ của con người Việt Nam – quan trọng hơn – là những hạn chế cần khắc phục: đó là sự thiếu hụt về kiến thức, khả năng thực hành, sáng tạo yếu do cách học thiếu thông minh gây ra
?ND các câu trong đv phục vụ chủ đề ấy ntn?
- Nội dungcủa các câu văn đều tập trung vào vấn đề đó
?Nêu trình tự sắp xếp các câu trong đv ?nhận xét ?
Trình tự sắp xếp của các ý trong câu:
 + Mặt mạnh của trí tuệ Việt Nam
 + Những điểm còn hạn chế
 + Cần khắc phụ hạn chế để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới
=> Trình tự sắp xếp hợp lý của các ý trong câu:
Giaó viên gọi từng em trả lời bài tập?
2. Các câu được liên kết với nhau bằng những phép liên kết sau:
- “Bản chất trời phú ấy” nối câu 2 -> C1 (đồng nghĩa)
- “Nhưng” (nối)
- “ấy là” C4 – C3 (nối)
- “Lỗ hổng” C4 – C5 (lặp)
- “Thông minh” C5 và C1 (lặp)
Gv nêu y/c bài tập 
Cho hs làm bài cá nhân
Gọi 2em trình bày đoan văn ?
- GV nhận xét – cho điểm
3.Viết đoạn văn ngắn nêu tác hại của sự lười học
(HS làm việc)
Hoạt động 4 4/ Củng cố
?Làm bài tập:Cụm từ “nó”trong câu sau thay thế cho từ(cụm từ )nào?
 Cái im lặng lúc đó mới thật dễ sợ:nó như bị chặt ra từng khúc,mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả,ném vứt lung tung
 A.cái im lặng C.thật dễ sợ
 B.lúc đó D.cái im lặng lúc đó
Đọc lại ghi nhớ
5/Dặn dò :
- Tìm đọc các đoạn văn học tập cách triển khai chủ đề, liên kết của đoạn văn.
- Học bài; hoàn chỉnh các bài tập vào vở
- Đọc và trả lời câu hỏi bài “Luyện tập liên kết câu, liên kết đoạn văn”
 ******************************************
 Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết 110: 
Luyện tập liên kết câu và liên kết đoạn văn
A.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức: 
- Ôn tập, củng cố kiến thức đã học về liên kết câu, liên kết đoạn văn.
- 1 số biện pháp liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
-Một số lỗi liên kết có thể gặp trong văn bản.
2.Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng phân tích liên kết văn bản và sử dụng phép liên kết khi viết văn bản.-Nhận biết được phép LK câu, LK đoạn văn trong văn bản.
-Nhận ra và sửa lỗi LK.
3. Thái độ:
 -GD ý thức học bài 
B.Chuẩn bị: 
Một số bài tập
-Tìm thêm các bài tập ngoài sgk
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1-Ôn định tổ chức:
2-Kiểm tra bài cũ:
Làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1:Dòng nào dưới đây chỉ chứa những từ ngữ được dùng trong phép thế?
A.đây,này,đó,kia,thế,vậy
B.cái này,việc ấy,vì vậy,tóm lại
C.nhìn chung,tuy nhiên,dù thế,nếu vậy
D.và,rồi,nhưng,vì,để,nếu
Câu 2: Dòng nào dưới đây không chứa những từ ngữ được dùng trong phép nối?
A.và,rồi,nhưng,mà,còn,vì,nếu,tuy
B.vì vậy,nếu thế,thế thì,vậy nên
C.nhìn chung,tóm lại,hơn nữa,vả lại,với lại
D.cái này,điều này,hắn,họ,nó
Kiểm tra vở BT (2 em), Kiểm tra viết đoạn văn ?
Hoạt động 1 3-Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 2 
I/Lí thuyết
?Nhắc lại kháI niệm liên kết
-Thế nào là liên kết nội dung ? 
- Thế nào là liên kết hình thức ? 
Ta thường sử dụng những phép liên kết nào ?
- Nếu không sử dụng liên kết câu, đoạn văn thì sẽ ra sao?
 -hs trả lời
-LK về chủ đề, lôgíc
(Phép liên kết , phương tiện liên kết)
Hoạt động 3 
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1, 2 ?
Chia lớp theo 4 nhóm –mỗi nhóm làm một ý
Yêu cầu 4HS lên bảng làm bài tập 1, 2?
HS đọc
a.Phép liên kết câu và liên kết đoạn
II/Luyện tập: 
1-Bài 1:
HS khác làm bài, nhận xét
- Trường học – trường học (lặp -> liên kết câu)
GV bổ sung, cho điểm
- “như thế” thay cho câu cuối (thế -> liên kết đoạn)
Nhóm 2
b.Phép liên kết câu và đoạn văn
- Văn nghệ – văn nghệ (lặp -> liên kết câu)
- Sự sống – sự sống; văn nghệ – văn nghệ (lặp – liên kết đoạn)
Nhóm 3
c.Phép liên kết câu:
- Thời gian – thời gian-thời gian; con người – con người – con người (lặp)
Nhóm 4
d.Phép liên kết câu:
Yếu đuối – mạnh; hiền - ác (trái nghĩa)
2-Bài 2:
Gọi hs đọc y/c của bài
Các cặp từ trái nghĩa theo yêu cầu của đề
-hs làm bài cá nhân
- Thời gian (vật lý) – thời gian (tâm lý)
- Vô hình- hữu hình
- Giá lạnh – nóng bỏng
- Thẳng tắp – hình tròn
- Đều đặn – lúc nhanh lúc chậm
Đọc yêu cầu bài 3,4 ?
3-Bài 3:
Chia 4 nhóm làm
a. Lỗi về liên kết nội dung: Các câu không phục vụ chủ đề của đoạn văn
Gọi đại diện tng nhóm lên bảng chữa?
-> Thêm 1 số từ ngữ, câu để tạo sự liên kết giữa câu
HS nhóm khác bổ sung ?
GV bổ sung, cho điểm ?
“Cắm đi 1 mình trong đêm. Trận đại đại đội 2 của anh ở phái bãi bồi bên 1 dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối”
b. Lỗi về liên kết nội dung: Trật tự các sự việc nêu trong câu không hợp lý
-> Thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào câu 2, để làm rõ mối quan hệ thời gian giữa các sự việc
“Suốt 2 năm anh ốm nặng, chị làm quần quật...”
4-Bài 4:
GV đưa 2 đoạn văn trên bảng phụ 
Lỗi về liên kết hình thức
a.Lỗi: Dùng từ ở câu 2 và 3 không thống nhất
-> Thay đại từ “nó” -> “chúng”
b.Lỗi: Từ “văn phòng” và từ “hội trường” không cùng nghĩa với nhau trong trường hợp này
-> Thay từ “hội trường” ở câu 2 -> “văn phòng”
GV giao thêm 2 đề cho lớp
Bài 5:
Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài ?
Bài tập thêm: Gạch chân từ ngữ chỉ quan hệ liên kết giữa 2 câu văn sau và cho biết kiểu quan hệ do từ ngữ này diễn đạt
 Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra,áp vào vật nhau.()Kết cục,anh chàng “hầu cận ông lí”yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái , ngã nhào ra thềm.
HS nhận xét ?
->kiểu quan hệ kết quả 
GV bổ sung – cho điểm
Hoạt động 4 4/Củng cố:
Nhắc lại toàn bộ lí thuyết về liên kết câu,liên kết đoạn văn ?
5/Dặn dò:
Học kỹ, nắm vững lý thuyết
Tìm thêm 1 số ví dụ trong các văn bản đã học
- Viết đoạn văn chủ đề tự chọn có sử dụng liên kết câu, đoạn
- Soạn “Con cò”
********************************************************
 Kiểm tra giáo án 
..
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_91_den_101_le_duy_thanh.doc