Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến 145 - GV: Đặng Thị Thanh Phương

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến 145 - GV: Đặng Thị Thanh Phương

Tiết 91-92. Văn bản

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 (trích) - Chu Quang Tiềm –

1. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh

 a. Kiến thức:- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách

 b. Kĩ năng:- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm

 c. Thái độ: - Bồi dưỡng tình cảm yếu mến những tri thức bổ ích, lý thú thông qua việc đọc sách

2. Chuẩn bị

a. Giáo viên

- Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9

- Tìm đọc cuốn văn bản hoàn chỉnh

- Soạn giáo án

b. Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sgk

3. Tiến trình dạy học

* Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số: Lớp:

a. Kiểm tra bài cũ

- Giáo viên kiểm tra vở soạn văn của 4 em học sinh

- Giáo viên nhận xét để uốn nắn các em

 

doc 228 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 1339Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến 145 - GV: Đặng Thị Thanh Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn - bài 18
Kết quả cần đạt
- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm
- Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu, biết đặt câu có khởi ngữ
- Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích tổng hợp trong làm văn nghị luận
Ngµy so¹n:./../2010 Ngµy gi¶ng: 9A: .././2010
 9B: .././2010
Tiết 91-92. Văn bản
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
 (trích) - Chu Quang Tiềm –
1. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
 a. Kiến thức:- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách
 b. Kĩ năng:- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm
 c. Thái độ: - Bồi dưỡng tình cảm yếu mến những tri thức bổ ích, lý thú thông qua việc đọc sách
2. Chuẩn bị
a. Giáo viên
- Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9
- Tìm đọc cuốn văn bản hoàn chỉnh
- Soạn giáo án
b. Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sgk
3. Tiến trình dạy học
* Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số: Lớp:
a. Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên kiểm tra vở soạn văn của 4 em học sinh
- Giáo viên nhận xét để uốn nắn các em
b. bài mới
- Đọc sách là một con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn, ngày nay sách nhiều, phải biết chọn sách mà đọc, cần kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn. Qua bài viết “bàn về đọc sách” hôm nay sẽ giúp các em hiểu về những vấn đề trên.
G
H
G
G
?
?
?
?
?
G
?
G
G
?
G
H
?
?
?
G
?
?
G
?
G
G
?
?
?
?
?
?
?
?
?
Gọi học sinh đọc chú thích *
Nêu những nét chính về tác giả Chu Quang Tiềm? TB
Ngoài những kiến thức bạn vừa nêu, cô bổ sung thêm:
Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. Ông bàn về đọc sách lần này không phải là lần đấu. Bài viết này là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho các thế hệ sau
Đây là một bài văn nghị luận bàn về việc đọc sách, các em đọc bài to, rõ ràng, nhấn mạnh vào các luận điểm chính trong bài
Giáo viên và học sinh đọc hết bài
Bài văn thuộc kiểu văn bản nào? Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì? Khá
- Bài văn thuộc kiểu văn bản nghị luận
- Vấn đề nghị luận của bài viết này là bàn luận về việc đọc sách
Dựa theo bố cục bài viết, hãy tóm tắt cách luận điểm cơ bản của tác giả khi triển khai vấn đề ấy? Khá
- Phần 1: Từ đấu đến: “thế giới mới” sau khi vào bài, tác giả khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách
- Phần 2: tiếp đến “tự tiêu hao lực lượng”: nên các khó khăn, các thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay
- Phần 3: đoạn còn lại: bàn về phương pháp đọc sách (bao gồm cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc thế nào cho có hiệu quả)
Chúng ta phân tích bố cục đã chia
Học sinh đọc thầm lướt đoạn 1
Luận điểm chính của đoạn văn là gì? TB
- Tầm quan trọng của việc đọc sách
Để nêu rõ tầm quan trọng của việc đọc sách tác giả đưa ra những chứng cứ nào? K
- Đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn
- Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại [] là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại
- Đọc sách là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại, tích luỹ mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức lời dạy mà biết người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được
Tác giả đã dùng phép nghị luận gì để trình bày tầm quan trọng của việc đọc sách ? Khá
- Tác giả đã giải thích vấn đề bằng phép nghị luận phân tích và tổng hợp để thuyết phục người đọc, người nghe. Đầu tiên, tác giả nêu ra luận điểm: “học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”. Tiếp theo tác giả dùng lí lẽ giải thích cặn kẽ về học vấn, về sách, về đọc sách, làm rõ tầm quan trọng của việc đọc sách trên con đường học vấn của mỗi một con người
Tác giả phân tích cụ thể từng khía cạnh (học vấn, sách, đọc sách) bằng giọng chuyện trò, tâm tình, rồi tổng hợp lại bằng một lời bàn giàu hình ảnh “có được sự chuẩn bị như thế thì một con người mới có thể làm được cuộc trường trinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới”
Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào? việc đọc sách có ý nghĩa gì? G
- Mặc du là một tác phẩm dịch song mỗi chùng ta vẫn hiểu ý nghĩa của sách trên con đường phát triển của nhân loại: sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại. Những cuốn sách có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại. Sách trở thành kho tàng qúy báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy nghìn năm nay
- Vì ý nghĩa quan trọng của sách nên đọc sách là một con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức. Đối với mỗi con người, đọc sách chính là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên c on đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới. Không thể thu được các thành tựu mới trên con đường phát triển học thuật nếu như không biết kế thừa thành tựu của các thời đã qua
Qua phân tích, em cho biết tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách? Khá
Hết tiết 1
Chuyển ý:
Ở tiết 1 các em đã hiểu được tầm quan trọng của việc đọc sách được tác giả Chu Quang Tiềm trình bày như thế nào trong đoạn trích mời các em tìm hiểu tiếp
Học sinh đọc từ: Lịch sửtiêu hao lực lượng
Nêu luận điểm chính của đoạn văn này? TB
Theo Chu Quang Tiềm đọc sách có dễ không? tại sao? TB
- Trong tình hình hiện nay sách vở càng nhiều thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ. Hiện nay việc đọc sách thường đứng trước hai cái khó (hai thiên hướng sai lệch)
+ Sách nhiều khiến người đọc không chuyên sâu dễ sa vào lối ăn chơi nuốt sống chứ không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm
- Một là, sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu [] lướt qua tuy rất nhiều nhưng “đọng lại” thì rất ít, giống như ăn uống cái chất không tiêu được tích lại càng nhiều thì càng dế sinh ra bệnh đau dạ dày nhiều thói hư danh nông cạn đều do lối ăn chơi nuốt sống đó mà ra
+ Sách nhiều khiến người đọc khó lựa chọn, lãng phí thời gian và sức lực với cuốn sách không thật có ích
- hai là; sách nhiều khiến người ta đọc lạc hướng [] đã lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng vô phận
Quan sát, em có nhận xét gì về cách phân tích, bàn luận vấn đề của tác giả ở đoạn này? Cụ thể như thế nào? G
- Để phân tích bình luận hai cái bại trong việc đọc sách trong thời đại ngày nay. thời đại sách được xuất bản in ấn rất nhiều “chất đầy thư viện: tác giả đã sử dụng phép so sánh khá tỉ mỉ mà quen thuộc với mọi người “tiếc quá” “tuy rất nhiều” nhưng “đọng lại” thì rất ít giống như ăn uốnggiống như đánh trận
Em hiểu đọc sách không chuyên sâu là là thế nào? Để chứng minh cho cái hại đó tác giả đã lập luận như thế nào? Khá
- Đọc không chuyên sâu nghĩa là bạn đọc nhiều, đọc lấy số lượng mà không kĩ, chỉ đọc qua, hời hợt, nên “liếc qua” nhiều mà đọng lại chẳng được bao nhiêu. Để chứng minh cho điều này, tác giả đã so sánh với cách đọc sách của người xưa: đọc kĩ càng, nghiền ngẫm từng câu, từng chữ “quí hồ tinh bất quí hồ đa” (ít mà tích còn hơn nhiều mà chẳng có gì) họ đã: miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm từng câu, từng chữ thấm vào xương tuỷ, biến thành một nguồn động lực tinh thần cả đời dùng mãi không cạn. Lối đọc ngày nay thì ngược lại, đọc nhiều đọc nhanh như “ăn tươi nuốt sống”. Cách đọc để “học khoang như người giàu khoe của”. Tác giả châm biếm một học giả trẻ khoe đọc hang vạn cuốn sách nhưng thu lượm chẳng được bao lâu. Lối đọc ấy không chỉ vô bổ, lãng phí thời gian, công sức mà có khi còn mang hại. Tác giả so sánh lối đọc sách ấy với việc ăn uống vô tội vạ. “ăn tươi nuốt sống” các thứ không tiêu hoá được, càng ăn nhiều thì càng rễ sinh ra bệnh vì thế mà lời bàn của tác giả thật sâu xa, chí lí
Nêu ý kiến của em về việc tác giả bàn đến cái hại thứ hai của việc đọc sách hôm nay? TB
- Sách nhiều dễ khiến người ta đọc lạc hướng là gặp sách nào đọc sách ấy, không tìm những cuốn sách bổ xung, phụ trợ và nâng cao. học vấn mà mình đang cần tiếp nhận, trau dồi đọc phải những cuốn sách nhạt nhẽo, vô bổ, thậm chí là sách độc hại. Cách đọc lạc hướng ấy được tác giả ví với “như người chiến sĩ đánh trận không tìm đúng mục tiêu”, “chỉ đá bên đông, đấm bên tây” hậu quả là “tự tiêu hao lực lượng” nghĩa là tự hại mình cách so sánh thật sinh động mời mẻ mà gần gũi
Theo em những ý kiến của Chu Quang Tiềm có đúng với tình hình đọc sách của học sinh THCS hiện nay? TB
Học sinh hiện nay đọc sách như “cưỡi ngựa xem hoa” cầm cuốn sách hay tập sách về khoa học, nhiều bạn đọc lướt qua trang này trang khác mà không biết nội dung ra sao, ý nghĩa sâu xa, ý tưởng của câu chuyện như thế nào, không thu lượm được gì bổ íchlựa chọn như thế thì tự tiêu hao lực lượng
- Lời cảnh báo của tác giả chỉ là một so sánh nhẹ nhàng nhưng gợi cho ta liên hệ tới biết bao thực tế nặng nề
Chuyển ý:
Từ việc chỉ ra cái khó của việc đọc sách, tác giả đã bàn về việc lựa chọn sách để đọc và cách đọc sách như thế nào ta tìm hiểu tiếp
Đọc thầm lướt đoạn văn từ “đọc sách không cốt lấy nhiềuhết”
Đoạn văn diễn tả điều gì? TB
Lời bàn của tác giả về cách lựa chọn sách khi đọc như thế nào?
- Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển nào thật sự có giá trị, có lợi ích cho mình. Cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình. Trong khi đọc tài liệu chuyên sâu, cũng không thể xem thường việc đọc sách thường thức, loại sách ở lĩnh vực gần gũi kết cận với chuyên môn của mình
Tìm những câu văn thể hiện ý kiến bàn về cách lựa chọn sách khi đọc trong văn bản? TB
- đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là chọn cho tinh đọc cho kĩđem thời gian, sức lựcmà đọc một quyển thật sự có giá trị
- “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán-thuộc lòng, ngâm kĩ một mình hay”
- Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ lập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ tưởng tượng cho tự do đến mức làm thay đổi khí chất
- Một loại là đọc sách để có kiến thức phổ thôngmột loại là sách đọc để trau dồi học vấn chuyên môn
- Mỗi môn phải chọn lấy từ ba đến năm quyển xem cho kĩ
- Kiến thức phổ thông không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại, mà ngay cả nhà học giả chuyên môn cũng không thể thiếu được [] trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác
Chọn sách là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ nghĩa là thế nào? Khá
- Chọn những cuốn sách có mục đích, định hướng rõ ràng, không tuỳ hứng nhất thời, đọc kĩ là “đọc -hiểu-suy ngẫm” ở từng bài, từng chương có khi từng từ ngữ, câu, từng sự việc, hình ảnh. Có vậy mới thu lượm được phần tinh tuý, cảm nhận được tư tưởng, tìn ...  lí nhân vật, làm hiện lên một thế giới nội tâm phong phú, nhưng trong sáng, không phức tạp, cách nhìn và thể hiện con người thiên về cái đẹp trong sáng cao thượng
Ngôn ngữ và giọng điệu: ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện, tạo cho tác phẩm có giọng điệu và ngôn ngữ tự nhiên, gần với khẩu ngữ, trẻ trung và có chất nữ tính. Lời kể thường dùng những câu ngắn, nhịp nhanh tạo được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến trường. Ở những đoạn hồi tưởng, nhịp kể chậm lại, gợi nhớ những kỉ niệm của tuổi niên thiếu hồn nhiên, vô tư và không khí thanh bình trước chiến tranh
c. Nhân vật Phương Định
* Phương Định là một cô gái nhạy cảm, hồn nhiên, mơ mộng, trong sáng và rất dũng cảm
H: Khái quát nghệ thuật và nội dung của truyện? Khá
- Nghệ thuật: Truyện sử dụng vai kể là nhân vật chính, có cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung và đăc biệtlà thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
- Nội dung: truyện đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ
H: Đọc truyện ngắn này, em hình dung và cảm nghĩ như thế nào về tuổi trẻ Việt nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
Học sinh tự do phát biểu trên cơ sở nêu được một số ý
+ Tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ rất anh hùng và rất đẹp. Đó là những con người có lí tưởng đúng đắn, có tinh thần chiến đấu dũng cảm, bất chấp mọi nguy hiểm, hi sinh, đồng thời lại là những con người có cuộc sống nội tâm phong phú, cao đẹp, luôn lạc quan, yêu đời và tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến, vào tương lai của dân tộc trong bất kì tình huống khó khăn nào
III. Tổng kết ghi nhớ (5’)
* Ghi nhớ SGK Trang 122
 3.Cñng cè , luyện tập (5’)
 4. Hướng dẫn học và làm bài (2’)
Học bài, tập phân tích lại các tác phẩm
- Chuẩn bị bài, chương trình địa phương (phần tập làm văn)
Ngày soạn: Ngày giảng :
Tiết 143
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (phần tập làm văn)
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu : 
1.KiÕn thøc :
- Tập suy nghĩ về về một hiện tượng thực tế ở địa phương. Viết một bài văn, trao đổi bài, sửa lỗi bài viết của bạn và phát biểu ý kiến theo bài viết của cá nhân minh .
2.KÜ n¨ng :
- Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận về một sự việc, hiệng tượng đời sống .
3. Th¸i ®é :
- Bồi dưỡng nhận thức đúng về các sự việc hiện tượng thực tế ở địa phương
II. Chuẩn bị cña GV vµ HS :
1.Giáo viên: tham khảo một số tài liệu về các vấn để ở địa phương. Soạn giáo án
2.Học sinh: thực hiện bài viết theo sự hướng dẫn của giáo viên ở bài 19
 III. TiÕn tr×nh bµi d¹y :
 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
 2. Dạy néi dung bài mới :
(1’) Ở tiết 101 các em đã được cô nhắc nhở chuẩn bị bài viết về những vấn đề tệ nạn xã hội đang diễn ra ở địa phương chúng ta, các em đã lựa chọn sự việc hiện tượng nào trong vấn đề đó để viết, và bài viết của các em đã làm được gì, còn gì hạn chế? Tiết học hôm nay chúng ta cùng nhau chỉ ra điểm yếu
Các em trao đổi bài cho nhau đọc và sửa lỗi trong bài của bạn, thời gian 10 phút
- Sau thới gian thảo luạn, giáo viên cho các em trình bày bài viết của mình
I. Học sinh trao đổi bài cho nhau và sửa lỗi (12’)
II. Trình bày bài viết (25’)
Yêu cầu: về nội dung: bài viết phản ánh về một tệ nạn xã hội ở địa phương như tệ nạn ma tuý, hay tệ nạn hút thuốc lá, hoặc tệ nạn phi phạm luật giao thông, phải rõ ràng, cụ thể, lập luận phải có sức thuyết phục; thuyết minh phải có số liệu tin cậy, chính xác
- Bài viết phải cho thấy rõ tác hại của tệ nạn để từ đó xác định cho mình một lối sống đẹp, lạnh mạnh phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội
+ Bài viết không được nêu tên người, tên cơ quan, đợn vị có thật, cụ thể
- Về hình thức: bài viết phải đảm bảo bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài
Giáo viên: nhận xét về ý thức chuẩn bị bài, sửa lỗi và cách trình bày ý kiến nhận xét đánh giá của từng em, chỉ ra các được, các chưa được để các em phát huy, sửa chữa
- Cho điểm những em nào có bài làm tốt
 3. Cñng cè , luyÖn tËp :
 4. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài (2’)
Về xem lại bài viết, tếip tục sửa lỗi cho hoàn thiện
- Lập dàn ý cho bài viết số 7, tiết sau trả bài
Ngày soạn: 3-4-2009 Ngày giảng: 6-4-2009 L9a
 7-4-2009 L9b
Tiết 145 : TLV : Biªn b¶n 
I.Mục tiêu :
1. KiÕn thøc : 
 Giúp học sinh
- Ph©n tÝch ®­îc c¸c yªu cÇu cña biªn b¶n vµ liÖt kª ®­îc c¸c lo¹i biªn b¶n th­êng gÆp trong thùc tÕ ®êi sèng 
2. KÜ n¨ng :
- RÌn kÜ n¨ng viÕt biªn b¶n 
3. Th¸i ®é :
- ViÕt ®­îc mét biªn b¶n héi nghÞ hoÆc sù vô 
II. Chuẩn bị cña GV vµ HS:
 1.Giáo viên: Nghiên cứu tµi liÖu ,so¹n bµi 
 2.Học sinh: Häc bµi cò ,chuÈn bÞ bµi míi .
 III. TiÕn tr×nh bµi d¹y :
 1. Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên kiÓm tra sù chuÈn bÞ cña hs .
 2. Dạy néi dung bài mới :
(1’) Trong đời sống hàng ngày nhiều khi chúng ta cần phải khi chép lại những sự việc đang diễn ra, ví dụ như lớp ta họp lớp để bình xét các bạn thanh niên tiêu biểu giới thiệu cho Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, hay phải ghi chép lại sự việc lớp bị mất một bộ bàn ghếtrong những trường hợp đó chúng ta phải dùng một loại văn bản hành chính. Vậy văn bản đó là gì? Có đặc điểm ra sao?
Gọi học sinh đọc hai văn bản trong SGK
H: Theo em hai văn bản trên được viết để làm gì? TB
- Để ghi chép các sự việc đang diễn ra, đã xảy ra
H: Mỗi văn bản trên ghi lại những sự việc gì? TB
- Văn bản 1: ghi lại nội dung, tiến trình của bối cảnh sinh hoạt Đội của chi đội 9D trường THCS Kết Đoàn
Văn bản 2: Ghi lại sự việc trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho người vi phạm sau khi đã xử lí của cơ quan công an
Giáo viên: Hai văn bản trên được gọi là biên bản
H: Quan sát lại hai biên bản, cho biết biên bản cần phải đạt được những yêu cầu gì về nôij dung và hình thức ? Khá
- Về nội dung: Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể, ghi chép trung thực, đầy đủ, không suy diễn chủ quan
- Về hình thức: Lời văn ngắn ngọn, chính sác, thủ tục chặt chẽ
Giáo viên: văn bản 1 là biên bản hội nghị, văn bản hai là biên bản sự vụ
H: Em hãy kể tên một số biên bản thường gặp trong thực tế?
- Cho học sinh thảo luận nhóm trong 5 phút, cử đại diện trả lời
Giáo viên,: tuỳ vào nội dung, đối tượng phản ánh, biên bản thường được phân thành biên bản hội nhị và biên bản sự vụ
Biên bản sự vụ gồm: Biên bản bàn giao tiếp nhận công tác
+ Biên bản ghi nhận giao dịch, bổ sung hoặc thanh lí hợp đồng
+ Biên bản xác nhận chủ thể không thực hiện một nghĩa vụ pháp lí bắt buộc
H: Qua tìm hiểu ví dụ hãy nêu đặc điểm của các biên bản? TB
I. Đặc điểm của biên bản (15’)
1. Ví dụ: SGK T123, 124, 125
Giáo viên: Biên bản là loại văn bản ghi chép lãi những sự việc đã xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội và doanh nghiệp. Biên bản không có hiệu lực pháp lí để thi hành mà chủ yếu được dùng làm chứng cứ minh chứng các sự kiện thực tế làm cơ sở cho các nhận định, kết luận và các quyết định sử lí. Vì vậy, biên bản phải miêu tả các sự việc, hiện tượng kịp thời, tại chỗ với đầy đủ mọi chi tiết, mọi tình tiết khách quan
2. Bài học:
* Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một sự việc đang sẩy ra hoặc vừa mới xẩy ra. Người ghi biên bản chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản
* Tuỳ theo nội dụng của từng sự việc mà có nhiều loại biên bản khác nhau, biên bản hội nghị, biên bản sự vụ
H: Quan sát hai văn bản ở mục I. Cho biết phần mở đầu của biên bản gồm những mục gì?
- Phần mở đầu gồm những mục: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự lập biên bản và chức trách của họ
H: Tên biên bản đuợc viết như thế nào? TB
- Tên của biên bản thường viết bằng chữ hoa, trình bày cân giữa trang giấy, nêu rõ nội dung chính của biên bản. Biên bản sinh hoạt Đội. Biên bản trả lại
H: Hai văn bản trên có điểm gì giống và khác nhau về cách ghi? TB
- Giống nhau: về cách trình bày và một số mục cơ bản
- Khác nhau: về nội dung cụ thể
H: Phần nội dung biên bản gồm những mục gì? Nhận xét cách ghi những nội dung này trong biên bản? Tính chính sác của, cụ thể của biên bản ở giá trị như thế nào? Khá
- Phần nội dung gồm các mục: ghi lại diến biến và kết quả của sự việc
- Cách ghi: rõ ràng, cụ thể, chính sác, ngắn ngọn, theo thứ tự sự việc xảy ra
- Tính chính xác, cụ thể của biên bản có giá trị như là những chứng cứ minh chứng những người hoặc cơ quan hữu quan căn cứ vào đó mà thực hiện, xử lí
H: Phần kết thúc biên bản có những mục nào? Mục kí tên dưới biên bản nói lên điều gì? G
- Gồm các mục: thời gian, kết thúc
+ Họ tên, chữ kí của chủ toạ, thư kí hoặc các bên tham gia lập biên bản
+ Những văn bản hoặc hiện vật kèm theo (nếu có)
- Chứ kí để xác nhận những điêu ghi trong trong biên bản là đúng, thể hiện trách nhiệm, tư cách pháp nhân của người có trách nhiệm
H: Theo em, mục nào không thể thiếu trong một biên bản? Khá
- Quốc hiệu, tiêu ngữ (đối với biên bản sự vụ, hành chính), tên biên bản, thời gian, địa điểm, những người tham dự, diến biến và kết quả sự việc, họ tên và chữ kí của những người có trách nhiệm (chủ toạ, thư kí, hoặc đại diện cho các bên)
II. Cách viết biên bản (15’)
H: Từ việc tìm hiểu em hãy rút ra cách viết một biên bản? TB
- Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK (T 126)
Biên bản gồm có các mục sau
- Phần mở đầu: (phần thủ tục): quốc hiệu và tiêu ngữ (đối với biên bản sự vụ, hành chính), tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ
- Phần nội dung: Diễn biến và kết quả của sự việc
- Phần kết thúc: thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính, những văn bản hoặc hiện vật kèm theo (nếu có)
- Lời văn của biên bản cần ngắn gọn, chính xác
H: Hãy lựa chọn những tình huống cần viết biên bản trong các trường hợp sau: a, b, c, d, e?
-Giáo viên cho học sinh thảo luận theo bàn sau đó cho học sinh lần lượt trình bày, cho học sinh nhận xét .
H: Hãy ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phấn kết thúc của biên bản cuộc họp giới thiệu đội viên ưu tú của chi đội cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh?
Phần mở đầu:
Truờng THCS Lê Quí Đôn
Đội TNTP Hồ Chí Minh
BIÊN BẢN HỌP GIỚI THIỆU ĐỘI VIÊN ƯU TÚ
CHO ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
Phần mở đầu:
Thời gian: .giờ ngày.tháng.năm
Địa điểm: Trường THCS Lê Quí Đôn
Thành phần tham dự: ban đội viên chi đội 9
Đại biểu:
Chủ toạ:
Thư kí:
Phần nội dung: Nội dung cuộc họp
Diến biến cuộc họp
Phần kết thúc:
Cuộc họp kết thúc và hồigiờ cùng ngày
Chủ toạ Thư kí
(Kí Tến) (kí tên)
III. Luyện tập (12’)
1.Bài tập 1 (T 126)
- Kết luận: các trường hợp a, c, d
2. Bài tập 2 (T126)
3. Cñng cè ,luyÖn tËp :
 4. Hướng dẫn học bài và làm bài (2’)
Học bài, làm tiếp bài tập 2 (T 126)
- Chuẩn bị bài: Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_91_den_145_gv_dang_thi_thanh_phuong.doc