Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 93: Khởi ngữ - Giáo viên: Lương Thị Phương

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 93: Khởi ngữ - Giáo viên: Lương Thị Phương

Tiết: 93. KHỞI NGỮ

Ngày dạy:

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức:

- Đặc điểm của khởi ngữ.

- Công dụng của khởi ngữ.

b. Kỹ năng:

- Nhận diện khởi ngữ ở trong câu.

- Câu có khởi ngữ.

c. Thái độ:

GD học sinh giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

2. Trọng tâm:

- Đặc điểm của khởi ngữ.

- Công dụng của khởi ngữ.

3. Chuẩn bị:

3.1 Giáo viên: Đồ dùng + Phiếu A, B, C, D.

3.2 Học sinh: Bảng nhóm.

4. Tiến trình dạy học:

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số.

4.2.Kiểm tra miệng: Không.

4.3 Giảng bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 525Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 93: Khởi ngữ - Giáo viên: Lương Thị Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tieát: 93.	KHỞI NGỮ
Ngaøy daïy:	
Mục tiêu:
Kiến thức:
- Đặc điểm của khởi ngữ.
- Công dụng của khởi ngữ.
Kỹ năng:
- Nhận diện khởi ngữ ở trong câu.
- Câu có khởi ngữ.
Thái độ:
GD học sinh giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Trọng tâm:
- Đặc điểm của khởi ngữ.
- Công dụng của khởi ngữ.
Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Đồ dùng + Phiếu A, B, C, D.
3.2 Học sinh: Bảng nhóm.
Tiến trình dạy học:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số.
4.2.Kiểm tra miệng: Không.
4.3 Giảng bài mới:
.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài: GV nêu viết hai câu sau lên bảng : “ Giàu tôi cũng giáu rồi, sang tôi cũng sang rồi”. Vậy “Giàu” và “sang” là thành phần gì trong câu thì bài học này giúp ta giải đáp điều đó.
Hoạt động 2: đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
Gọi học sinh đọc VD ở SGK?
› GV sử dụng Giấy Ao ghi VD ở SGK treo cho học sinh thấy.
5 Xác định chủ ngữ trong các câu trên?
Còn anh, anh/ không ghìm nổi xúc động.
 CN VN
Giàu, tôi/ đã giàu rồi.
 CN VN
Về các thể văn nghệ, chúng ta/ có thể tin ở tiếng ta
 CN VN
5 Các từ in đậm có quan hệ như thế nào với câu chứa chúng ( với chủ ngữ – vị ngữ)?
› a/ Anh đứng ngoài nồng cốt CN-VN của câu, nêu đối tượng được nói đến trong câu.
b/ Giàu đứng ngoài nồng cốt CN-VN của câu, nêu đề tài được nói đến trong câu.
c/ các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ đứng ngoài nồng cốt CN-VN của câu, liên quan đến đề tài được nói đến trong câu.
5 Trước các từ in đậm nói trên ta có thể thêm những quan hệ từ nào?
› Về, còn, đối với,
5 Từ những ví dụ trên, chúng ta thấy các từ in đậm đều có đặc trưng gì?
› Không phải là chủ ngữ.
Nêu lên đề tài của câu.
Đứng trước chủ ngữ và vị ngữ.
 - Có thể thêm các từ Về, còn, đối với, là, làm,trước những từ in đậm.
ð Những từ in đậm là khởi ngữ. ( đề ngữ)
5 Em hiểu thế nào là khởi ngữ?
5 Gọi học sinh đọc ghi nhớ?
GV cho học sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
5 Câu nào sau đây không có khởi ngữ?
Tôi thì tôi xin chịu.
Miệng ông, ông nói, đình làng, ông ngồi.
Nam , Bắc hai miền ta có nhau.
Cá này rán thì ngon. (X)
Hoạt động 2: Luyện tập.
5 Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1?
5 Gọi học sinh chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn?” tìm khởi ngữ trong bài tập 1 đội nào tìm xong trước và đúng hoàn toàn là đội thắng cuộc.
5 Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2:
Gọi học sinh lên bảng làm.
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
a. anh à nêu đối tượng được nói đến trong câu.
b. giàu à nêu đề tài được nói đến trong câu.
c. các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ à liên quan đến đề tài được nói đến trong câu.
- Có thể thêm các từ: về, còn, đối với,
à Khởi ngữ.
Ghi nhớ.
Đặc điểm của khởi ngữ:
+ Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
+ Trước khởi ngữ thường có thể thêm các từ như về, đối với.
Công dụng của khởi ngữ:
Nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
II. Luyện tập.
Bài tập 1: Tìm khởi ngữ.
a. điều này
b. đối với chúng mình
c. một mình
d. làm khí tượng
g. đối với cháu
Bài tập 2: 
a. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm .
b. Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được.
4.4. Củng cố và luyện tập.
GV cho học sinh chơi trò chơi “ Ngôi sao may mắn”
GV dùng giấy màu cắt thành hình các ngôi sao theo những màu sắc khác nhau.
ê Câu 1: Chỉ ra đề ngữ trong câu sau:
1. Còn chị, chị công tác ở đây à? ( còn chị)
2. Còn chú nó thì mặc chú nó đấy. ( Còn chú nó)
ê Câu 2: Chuyển các câu sau sang câu có khởi ngữ:
Bạn ấy rất mê bóng đá.
à Bóng đá, bạn ấy rất mê.
Tôi không có gì để nói về việc đó.
à Về việc đó tôi không có gì để nói.
ê Câu 3:Biến đề ngữ (in đậm)thành bộ phận bên trong câu.
Ông giáo ấy, thuốc không hút, rượu không uống.
Tôi cứ nhà tôi tôi ở, việc tôi tôi làm, cơm gạo của tôi tôi ăn.
Nhà, bà ấy có hàng dãy ở khắp các phố. Ruộng, bà ấy có hàng trăm mẫu ở nhà quê.
GV sử dụng bảng phụ gia câu hỏi trắc nghiệm.
Nhận định nào sau đây không đúng về khởi ngữ?
Khởi ngữ là thành phần đứng trước chủ ngữ.
Khởi ngữ còn gọi là đề ngữ.
Khởi ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
Khởi ngữ là thành phần chính của câu. (X)
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học thuộc lòng ghi nhớ.
+ Xem lại các bài tập.
+ Tìm các câu có thành phần khởi ngữ trong một văn bản đã học.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 Soạn bài “Các thành phần biệt lập”. Trả lời các câu hỏi SGK vào vở soạn.
5. Rút kinh ngiệm:
Nội dung:
Phương pháp:
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_93_khoi_ngu_giao_vien_luong_thi_phuon.doc