Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 94: Phép phân tích và tổng hợp - Giáo viên: Lương Thị Phương

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 94: Phép phân tích và tổng hợp - Giáo viên: Lương Thị Phương

Tiết: 94. PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP.

Ngày dạy:

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức:

- Đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp.

- Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp.

- Tác dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận.

b. Kỹ năng:

- Nhận diện được phép phân tích và tổng hợp.

- Vận dụng hai phép lập luận này khi tạo lập và đọc – hiểu văn bản nghị luận.

c. Thái độ:

GD học sinh giữ ăn mặc giản dị, lịch sự, phù hợp với lứa tuổi.

2. Trọng tâm:

- Đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp.

- Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp.

- Tác dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận.

3. Chuẩn bị:

3.1 Giáo viên: Đồ dùng + Phiếu A, B, C, D.

3.2 Học sinh: Bảng nhóm.

 

doc 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 756Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 94: Phép phân tích và tổng hợp - Giáo viên: Lương Thị Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tieát: 94.	PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP.
Ngaøy daïy:	
Mục tiêu:
Kiến thức:
- Đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Tác dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận.
Kỹ năng:
- Nhận diện được phép phân tích và tổng hợp.
- Vận dụng hai phép lập luận này khi tạo lập và đọc – hiểu văn bản nghị luận.
Thái độ:
GD học sinh giữ ăn mặc giản dị, lịch sự, phù hợp với lứa tuổi.
Trọng tâm:
- Đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Tác dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận.
Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Đồ dùng + Phiếu A, B, C, D.
3.2 Học sinh: Bảng nhóm.
Tiến trình dạy học:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số.
4.2.Kiểm tra miệng: Không.
4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài: Phân tích là gì? Tổng hợp là gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp.
5 Gọi học sinh đọc văn bản “ Trang phục”.
5 Nêu bố cục của bài viết?
› MB: Từ đầumọi người: Giới thiệu vấn đề ( bằng cách nêu vấn đề tình huống).
TB: Tiếp theochí lí thay: đưa ra luận cứ, luận chứng chứng minh cho luận điểm.
KB: Còn lại: Khẳng định trang phục thế nào là đẹp.
5 Bài văn đã nêu lên hiện tượng gì về trang phục?
5Để làm sáng tỏ vấn đề trên tác giả đã đưa ra những luận điểm nào?
5 Đê xác lập 2 luận điểm trên,tác giả dùng phép lập luận nào?
› Tác giả dùng phép lập luận phân tích cụ thể.
5 Trong những hiện tượng ấy tác giả đã làm gì để làm sáng tỏ luận điểm của mình? Em hãy chỉ ra luận điểm ấy?
› Chứng minh.
Luận điểm 1: 
- Ăn cho mình mặc cho người. Tác giả đưa ra luận chứng:
+ Cô gái một mình trong hangmóng tay.
+ Anh thanh niênthẳng tắp.
- Trang phục không có pháp.văn hóa xã hội. Tác giả đưa ra dẫn chứng:
+ Đi đám cướibùn đất.
+ Đi dự đám tangoang oang.
Luận điểm 3: Y phục xứng kì đức. Tác giả đưa ra những lí lẽ:
+ Ăn mặc phải phù hợp với nơi công cộng hay toàn xã hội.
+ Đẹp là giản dị, phù hợp với môi trường.
+ Người có văn hóa là đẹp cả về hính thức lẫn nội dung. Tác giả đưa ra dẫn chứng của một nhà văn.
ð Các phân tích trên làm rõ nhận định của tác giả là:"ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội".
5 Vậy phân tích là gì?
› Phép lập luận phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, từng phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng.
 GV cho học sinh thảo luận nhóm (5 phút).
5 Sau khi đã nêu một số biểu hiện về trang phục và những quy tắc ngầm, bài viết làm gì? Bài viết mở rộng sang vấn đề ăn mặc đẹp như thế nào?
 Các nhóm trình bày – học sinh ý kiến chất vấn – GV nhận xét – Ghi bảng.
› Bài viết làm nhiệm vụ tổng hợp lại vấn đề.
Tác giả dùng phép lập luận tổng hợp bằng một kết luận ở cuối văn bản: "Thế mới biết.là trang phục đẹp".
5 Phép lập luận này thường đặt ở vị trí nào trong bài văn?
› Thường đặt ở vị trí cuối đoạn hay cuối bài trong bài văn.
5 Tổng hợp là gì?
› Phép lập luận tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích ( đem các bộ phận, các đặc điểm của một sự vật đã được phân tích riêng mà liên hệ lại với nhau để nêu ra nhận định chung của sự vật ấy). 
5 Hai phép lập luận này có mối quan hệ như thế nào trong văn bản nghị luận ?
› Không. Mối quan hệ qua lại giữa hai phép lập luận : Tuy đối lập nhau nhưng không tách rời nhau. Phân tích rồi tổng hợp thì mới có ý nghĩa, mặt khác, phải dựa trên cơ sở phân tích thì mới có thể tổng hợp được.
Hoạt động 3: Luyện tập.
5 Gọi học sinh đọc đoạn văn.
5 Tác giả phân tích luận điểm như thế nào?
5 Luận điểm là gì?
5 Có mấy cách phân tích thể hiện trong đoạn văn?
› Có hai cách.
Tính chất bắc cầu: mối quan hệ qua lại giữa ba yếu tố.
 Sách.
 Nhân loại.
 Học vấn.
Phân tích đối chiếu: Nếu không đọc, nếu xóa bỏ à Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc sách với việc nâng cao học vấn.
5 Tác giả đã phân tích những lí do chọn sách mà đọc như thế nào?
Tác giả đưa ra những nguyên do nguy hại thường gặp trong tìh hình hiện nay khi đọc sách là gì?
5 Tác giả đã đưa ra những ý kiến cần chọn lựa sách như thế nào?
I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp.
 Văn bản “ Trang phục”.
- Hiện tượng ăn mặc không đồng bộ à Nêu vấn đề: Ăn mặc phải chỉnh tề, đồng bộ.
Hai luận điểm:
+Trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh, tức là tuân thủ những quy tắc ngầm mang tính văn hóa xã hội.
+ Trang phục phù hợp với đạo đức là giản dị và hài hòa với môi trường sống xung quanh.
a. Luận điểm 1: Ăn cho mình,mặc cho người
-Cô gái một mình trong hang sâu
chắc không đỏ chót móng chân,móng tay.
-Anh thanh niên đi tát nướcchắc không sơ mi phẳng tắp.
-Đi đám cướichân lấm tay bùn.
-Đi dự đám tang không được ăn mặc quần áo lòe loẹt,nói cười oang oang.
b. Luận điểm 2: Y phục xứng kì đức
-Dù mặc đẹp đến đâulàm mình tự xấu đi mà thôi.
-Xưa nay cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị,nhất là phù hợp với môi trường.
à Tách ra từng trường hợp để cho thấy quy luật ngầm của văn hóa chi phối cách ăn mặc 
ð Phân tích.
- Trang phục phải phù hợp với văn hóa, đạo đức, mội trường à đẹp ð Tổng hợp.
* Ghi nhớ.
- Phép lập luận phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, từng phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng.
- Phép lập luận tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích ( đem các bộ phận, các đặc điểm của một sự vật đã được phân tích riêng mà liên hệ lại với nhau để nêu ra nhận định chung của sự vật ấy).
- Mối quan hệ qua lại giữa hai phép lập luận : Tuy đối lập nhau nhưng không tách rời nhau. Phân tích rồi tổng hợp thì mới có ý nghĩa, mặt khác, phải dựa trên cơ sở phân tích thì mới có thể tổng hợp được.
II. Luyện tập.
Bài tập 1: 
Cách phân tích các luận điểm của tác giả:
- Luận điểm: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách rốt cuộc là con đường của học vấn.
- Phân tích:
+ Học vấn là của nhân loại.
+ Học vấn của nhân loại do sách vở ghi chép mà truyền lại.
+ Sách là kho tàng quý báu của di sản tinh thần nhân loại.
+ Nếu xóa bỏ thành tựu nhân loại thì giật lùi làm kẻ lạc hậu.
Bài tập 2: 
- Tác giả đưa ra hai nguyện do thường gặp trong tình hình hiện nay:
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ xa vào lối “ ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu hóa, không biết nghiền ngẫm.
+ Sách nhiều dễ khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không thật có ích.
- Cần chọn sách:
+ Không tham đọc nhiều, đọc lung tungmình.
+ Đọc kỹ các cuốn sáchcủa mình.
+ Các loại sách đều cócủa mình.
4.4 Củng cố và luyện tập.
GV sử dụng bảng phụ gia câu hỏi trắc nghiệm.
Dòng nào nói đúng nội dung cơ bản của phép lập luận phân tích?
a. Dùng lí lẽ để làm sáng tỏ vấn đề nhằm thuyết phục người đọc.
b. Giới thiệu đặc điểm nội dung và hình thức của sự vật, hiện tượng.
c. Trình bày từng bộ phận, phương diện của một số vấn đềnhằm chỉ ra nội dung bên trong của sự vật, hiện tượng. (X)
d. Dùng dẫn chứng để khẳng định vấn đề là đúng đắn.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học thuộc lòng ghi nhớ.
+ Xem lại các bài tập.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Soạn bài “Luyện tập và phân tích tổng hợp”. Trả lời các câu hỏi SGK vào vở soạn.
5. Rút kinh ngiệm:
Nội dung:
Phương pháp:
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_94_phep_phan_tich_va_tong_hop_giao_vi.doc