Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 96 đến 107

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 96 đến 107

Tuần 20 Ngày soạn: / /

Tiết 96 - 97 Ngày dạy: / /

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 ------- Chu Quang Tiềm ------

I. Mục tiêu cần đạt

 1. Kiến thức: HS hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách .

 2. Kĩ năng: Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghi luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

 3. Thái độ: Giaó dục HS cách lựa chọn sách để đọc và pp đọc sách sao cho có hiệu quả.

II. Chuẩn bị :

 *Thầy : Nghiên cứu kĩ SGK + SGV soạn bài, bảng phụ

 *Trò : Đọc kĩ văn bản, trả lời theo câu hỏi SGK và sự hướng dẫn của GV.

III. Phương pháp

 Gợi mở, nêu vấn đề, phân tích, thảo luận.

IV. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn Định tổ chức: GV nắm sĩ số HS

 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS

 

doc 22 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 720Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 96 đến 107", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Ngày soạn: //
Tiết 96 - 97 Ngày dạy://
Bàn về đọc sách
	 ------- Chu Quang Tiềm ------
I. Mục tiêu cần đạt 
 1. Kiến thức: HS hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách .
 2. Kĩ năng: Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghi luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
 3. Thái độ: Giaó dục HS cách lựa chọn sách để đọc và pp đọc sách sao cho có hiệu quả.
II. Chuẩn bị : 
 *Thầy : Nghiên cứu kĩ SGK + SGV soạn bài, bảng phụ
	*Trò : Đọc kĩ văn bản, trả lời theo câu hỏi SGK và sự hướng dẫn của GV.
III. Phương pháp
 Gợi mở, nêu vấn đề, phân tích, thảo luận.
IV. Tiến trình lên lớp:
 1. ổn Định tổ chức: GV nắm sĩ số HS
 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
 3. Bài mới
Hoạt động của Thầy - trò
Nội dung
*Hoạt động 1: HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm
 H: Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm ?
*Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu văn bản
 - GV hướng dẫn cách đọc, GV đọc mẫu 1 đoạn, gọi HS đọc tiếp theo ( 3 em )
 - GV cho Hs thảo luận nhóm trong vòng 5 phút câu hỏi: 
 H: Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì ? Tìm bố cục và nội dung chính từng phần? 
 - Đại diện các nhóm trình bày.
 - Lớp nhận xét , bổ sung 
 - GV nhận xét và chốt lại
 *Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết nội dung văn bản
 H: Qua lời bản của tác giả, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào ? 
H: Việc đọc sách có ý nghĩa gì ?
 GV boồ sung nhửừng taỏm gửụng ủoùc saựch.
Leõ Quyự ẹoõn “Suoỏt ủụứi maột khoõng rụứi trong saựch, tay khoõng ngụi cuoỏn saựch”
H: Theo tác giả thì đọc sách có dễ không ? Tại sao cần lựa chọn khi đọc ?
 *Trong tình hình hiện nay, sách vở ngày càng nhiều thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ .
 H: Học giả Chu Quang Tiềm đã chỉ ra một số sai lạc thường gặp nào? 
 H: Theo ý kiến tác giả, cần lựa chọn sách khi đọc như thế nào ? 
 - Cho Hs thảo luận nhóm 3 phút
H: Phân tích lời bàn của tác giả về phương pháp đọc sách ? ( GV: đọc sách là phải đọc như thế nào, nên đọc theo kế hoạch hay thích đâu đọc đó, có cần suy ngẫm gì khi đọc sách không? )
H: Tìm hiểu cách lập luận và cách trình bày ở phần này có gì đáng chú ý?
H: Bài viết Bàn về đọc sách có sức thuyết phục cao .Theo em, điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào ? ( GV gợi mở thêm : về nội dung và cách trình bày? bố cục? cách viết văn như thế nào ? )
*Hoạt động 4: HS rút ra tổng kết
 H: Qua 2 tiết học em cảm nhận được những gì : Về nội dung và cách viết của tác giả ?
 *Hoạt động 5 : Tổ chức cho HS luyện tập theo nhóm rồi cử đại diện nhóm lên trình bày 
I. Tác giả, tác phẩm:
 - Chu Quang Tiềm là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc
 - Tác phẩm là kết quả của quá trình tích lũy kinh nghiệm dầy công suy nghĩ của t/g, muốn truyền lại cho thế hệ sau.
 - Trích từ: Danh nhân TQ bàn về niềm vui và nỗi buồn của việc đọc sách.
II. Đọc - Hiểu văn bản
Đọc
 2. Bố cục: 3 phần
 - P1: (Từ đầu -> “phát hiện thế giới mới” ) -> Khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách.
 - P1: (Tiếp -> “tự tiêu hao lức lượng”) ->Nêu các khó khăn và thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
 - P3: ( Còn lại) ->Bàn về phương pháp đọc sách.
 III. Phân tích 
 1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách
 - Taàm quan troùng cuỷa vieọc ủoùc saựch.
 + Saựch lửu giửừ tinh hoa vaờn hoựa nhaõn loại.
 + Moói quyeồn saựch laứ coọt moỏc cho con ủửụứng tieỏn cuỷa loaứi ngửụứi.
- YÙ nghúa cuỷa vieọc ủoùc saựch:
 + Naõng cao taàm hieồu bieỏt.
 + Chuaồn bũ haứnh trang bửụực ủeỏn tửụng lai.
 + Keỏ thửứa tri thửực cuỷa nhaõn loaùi.
2. Cách lựa chọn sách khi đọc:
 * Đọc sách không dễ vì :
 - Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu...không biết nghiền ngẫm.
 - Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa ...những cuốn không thật có ích.
 * Cần lựa chọn sách khi đọc như thế nào ?
 - Chọn cho tinh những quyển thực sự có giá trị , có lợi cho mình.
 - Không xem thường sách thường thức, sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình.
 3. Phương pháp đọc sách:
 - ẹoùc phaỷi coự keỏ hoaùch coự muùc ủớch, khoõng neõn tuứy hửựng.
 - Khoõng neõn ủoùc lửụựt maứ phaỷi suy nghú.
 - ẹoùc gaộn lieàn vụựi sửù kieõn trỡ nhaón naùi, nhaốm hieồu bieỏt thoõng toỷ moùi ủieàu trong sách.
 => Lập luận chặt chẽ, xác đáng, dẫn chứng rõ ràng.
 4. Tính thuyết phục, sức hấp dẫn của văn bản
 - Cách lập luận hết sức chặt chẽ, lí lẽ và dẫn chứng kết hợp hài hòa.
 - Nội dung và cách trình bày vừa đạt lí thấu tình - Bố cục chặt chẽ, hợp lí ,các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên.
 - Cách viết giàu hình ảnh, nhiều chỗ dùng cách ví von thật cụ thể và thú vị 
IV. Tổng kết : 
 * Ghi nhớ : SGK/ 7
V. Luyện tập
 Phát biểu điêu mà em thấm thía nhất khi học bài Bàn về đọc sách ?
 4. Củng cố : Đọc sách có lợi như thế nào ? Đọc như thế nào thì có hiệu quả cao ? 
 5. Dặn dò :
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ SGK và phát biểu cảm nhận thú vị của mình sau khi học văn bản này ?
 - Soạn và chuẩn bị bài “ Khởi ngữ”.
V. Rút kinh nghiệm 
Tuần 20	 Ngày soạn://
Tiết 98	 Ngày dạy://
Khởi ngữ
I. Mục tiêu cần đạt :
 1. Kiến thức: Qua tiết học, HS nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu . Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó. (Câu hỏi thăm dò như sau : “Cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này ?”)
 2. Kĩ năng: Rèn luyên kĩ năng biết đặt những câu có khởi ngữ khi cần thiết
 3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận khi sử dụng khởi ngữ, từ đó càng yêu thích Tiếng Việt 
II. Chuẩn bị :
 *Thầy : Nghiên cứu kĩ bài học ở SGK và SGV, bảng phụ có ghi sẵn ví dụ.
 *Trò : Đọc kĩ các ví dụ và trả lời các câu hỏi ở SGK, làm các bài tập và chuẩn bị theo yêu cầu của GV.
III. Phương pháp:
 Gợi mở, nêu vấn đề, trực quan, phân tích, thảo luận.
IV. Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS
 2. Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy - trò
Nội dung
*Hoạt động 1: Hình thành kiến thức về khởi ngữ
 - GV treo bảng phu, cho 1 HS đọc các VD
 - GV chia lớp thành 6 nhóm (nhóm 1,2,3 câu1; nhóm 4,5,6 câu 2) để HS thảo luận 5 phút.
 - Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi 1:
H: Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ trong câu sau (về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ ?)
 - Lớp nhận xét, bổ sung
 - GV nhận xét và thống nhất
 - Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi 2: 
H: Cho biết trước các từ in đậm ở những câu trên có những quan hệ từ nào? 
H: Có thể thêm vào trước hoặc sau nó những quan hệ từ nào? 
H: Thêm những quan hệ từ đó giúp ta thấy rõ chức năng của khơi ngữ là gì ?
 - Lớp nhận xét, bổ sung
 - GV nhận xét và thống nhất
 - Ta gọi những từ in đậm ở những câu trên là khởi ngữ, em hiểu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu như thế nào?
 - Để nhận diện khởi ngữ, ta có thể thêm các từ nào?
 - Cho 1 HS đọc phần ghi nhớ SGK
- Yêu cầu Hs cho ví dụ.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập
 - Gọi 1 HS đọc 2 bài tập trong SGK 
 - Gv cho học sinh xác định yêu cầu của từng bài tập, rồi cho Hs tụ suy nghĩ cá nhân sau đó đứng tại chỗ trả lời bài 1.
 - Lớp nhận xét và bổ sung
 - GV nhận xét và thống nhất.
 Cho HS làm vào giấy bài tập 2, sau đó lên bảng trình bày.
 - Lớp nhận xét và bổ sung
 - GV nhận xét và thống nhất.
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu
 1. Ví dụ: ( Bảng phụ)
 2. Nhận xét:
 - Xác định chủ ngữ 
 a. anh thứ hai (không in đậm)
 b. tôi
 c. chúng ta
- Phân biệt các từ in đậm với chủ ngữ
 + Vị trí : các từ in đậm đứng trước chủ ngữ
 +Về quan hệ với vị ngữ: các từ in đậm không có quan hệ chủ - vị với vị ngữ.
- Trước các từ in đậm trên có thể thêm các quan hệ từ: còn, về, đối với,....
 3. Ghi nhớ : SGK/ 8
II. Luyện tập
1. Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích
 a. Điều này
 b. Đối với chúng mình
 c. Một mình
 d. Làm khí tượng
 e. Đối với cháu
2. Chuyển phần in đậm thành khởi ngữ
 a. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm .
 b. Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được. 
 4. Củng cố : 
 - Qua tiết học này, em cần nhớ những gì ?
 - Nêu cách nhận diện khởi ngữ ?
 - Có những trường hợp mang tính trung gian thì viết câu có khởi ngữ như thế nào cho đúng ? (chỉ coi khởi ngữ khi sau nó có dấu phẩy ngăn cách “ví dụ : Quyển sách này , tôi đọc nó rồi .”
 5. Dặn dò : - Về nhà học bài , tập viết câu có dùng khởi ngữ.
 - Soạn bài Các thành phần biệt lập ( Đọc kĩ các câu hỏi và bài tập để trả lời từ đó nhận biết được thành phần tình thái, thành phần cảm thán ? công dụng của mỗi thành phần trong câu như thế nào? Tập đặt câu có hai thành phần trên.Tập làm trước các bài tập để hôm sau cử đại diên nhóm lên trình bày ). 
V. Rút kinh nghiệm : 
Tuần 20 Ngày soạn: //
Tiết 99 -100 Ngày dạy: //
Phép phân tích và tổng hợp
I. Mục tiêu cần đạt :
 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được thế nào là phép lập luận phân tích và tổng trong văn nghị luận.
 2. Kĩ năng: Biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong khi viết bài tập làm văn nghị luận.
 3. Thái độ: HS thấy được vai trò của hai phép lập luận này trong văn nghị luận, say mê nghiên cứu văn học.
II. Chuẩn bị :
 *Thầy: Nghiên cứu kĩ bài học ở SGK + SGV và tài liệu có liên quan, soạn bài, 
 *Trò : Đọc kĩ bài văn và trả lời các câu hỏi ở SGK và chuẩn bị theo yêu cầu của GV.
III. Phương pháp:
 Nêu vấn đề, phân tích, thảo luận.
IV. Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS
 2. Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
 3. Bài mới
Hoạt động của Thầy - trò
Nội dung
*Hoạt động 1: HS đọc văn bản
 GV nêu yêu cầu cách đọc văn bản rồi gọi 2 em đọc nối tiếp 
*Hoạt động 2: HS tìm hiểu phép phân tích:
 - GV chia lớp thành 6 nhóm để các em thảo luận 2 câu hỏi ở SGK (nhóm 1,2,3 câu 1 và nhóm 4,5,6) trong vòng 5 phút.
 - Đại diện các nhóm 1,2,3 lên trình bày câu hỏi 1:
H: ở đoạn mở đầu bài viết đã nêu những dẫn chứng gì về trang phục? Vì sao “không ai” làm cái điều phi lí như tác giả nêu ra? Việc không làm đó cho thấy những quy tắc nào trong ăn mặc của con người ? Em nhận xét gì về cách mở bài của tác giả ?
H: Hai luận điểm chính trong văn bản là gì? 
H: Tác giả đã dùng phép lập luận nào để rút ra hai luận điểm đó?
 - Lớp nhận xét và bổ sung nếu cần
 - GV nhận xét và chốt lại
 ? Em hiểu phép phân tích là gì ?
*Hoạt động 3: Tìm hiểu phép tổng hợp.
 - Đại diện các nhóm 4,5, 6 trình bày câu 2: Sau khi nêu 1 số biểu hiện của một “những quy tắc ngầm” về trang phục, bài viết đã chốt lại vấn đề như thế nào?
H: Phép lập luận nào được sử dụng ở đây? Qua sát ta thấy phép lập luận này thường được đăt ở vị trí nào trong bài văn ?
 - Lớp nhận xét và bổ sung nếu cần
 - GV nhận xét và chốt lại
H: Em hiểu phép tổng hợp là gì ?
*Hoạt đông 4: Tìm hiểu vai trò của phép lập luận phân tích, tổng hợp
H: Phép phân tích giúp ta hiểu vấn đề cụ thể như thế nào ?
H: Phép tổng hợp giúp khái  ... ành phần biệt lập tiếp theo 
V. Rút kinh nghiệm: 
Tuần 21	 Ngày soạn: //
Tiết 105	 Ngày dạy: //
Nghị luận về một sự việc,
hiện tượng đời sống
I. Mục tiêu cần đạt :
 1. Kiến thức: HS hiểu được hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm luận điểm, viết đoạn văn ngắn có lập luận phù hợp.
 3. Thái độ: Giáo dục HS tập, làm việc có giờ giấc để không ảnh hưởng đến người khác.
II. Chuẩn bị :
 *Thầy : Nghiên cứu kĩ bài học ở SGK + SGV, soạn bài
 *Trò : Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi ở SGK theo sự phân công của GV, chuẩn bị trước các bài tập.
III. Phương pháp
 Vấn đáp, gợi mở - nêu vấn đề, phân tích, thảo luận.
IV. Tiến trình lên lớp
 1. ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS
 2. Kiểm tra bài cũ :
 a. Câu hỏi : Thế nào là phép lập luận phân tích? Tổng hợp ?
 b. Đáp án :
 - Phân tích là trình bày từng bộ phận ,phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật ,hiện tượng...cả phép lập luận giải thích, chứng minh.	 (5đ).
 - Phép tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích... (5đ).
 3. Bài mới
Hoạt động của Thầy - trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu bài nghị luân về một sự việc, hiện tượng đời sống.
 - HS đọc văn bản: Bệnh lề mề
 - GV cho 3 dãy bàn ứng với 3 câu hỏi ở SGK ( a, b, c) để thảo luận nhóm 5 phút.
 - Đại diên dãy thứ nhất trình bày câu a:
 H:Văn bản trên tác giả bàn luận về hiện tượng gì trong đời sống? 
H: Hiện tượng ấy có những biểu hiện như thế nào? Tác giả có nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng đó không ?
H: Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng đó ?
 - Đại diện dãy 2 trình bày câu b:
H: Những nguyên nhân nào tạo nên hiên tượng đó ?
 - Đại diện dãy 3 trình bày câu c:
H: Bệnh lề mề có tác hại gì ? Tác giả phân tích tác hại của bệnh trên như thế nào ? Bài viết đã đánh giá hiện tượng đó ra sao ?
 - Qua mỗi lần trả lời , lớp nhận xét nội dung trình bày của từng bãy và bổ sung (nếu cần).
 - GV nhận xét và thống nhất ý 
H: Bố cục của bài viết có mạch lạc, chặt chẽ không ? Vì sao ?
H: Thế nào là nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống xã hội ? Nôi dung của bài nghị luận phải như thế nào ? Để bài viết có tính thuyết phục cao, hình thức cần chú ý những gì ?
 - HS đọc ghi nhớ SGK/ Tr21
*Hoạt động 2: HS thảo luận về các sự việc hiện tượng đáng được đưa ra bàn luận
 - HS nêu ra các việc tốt đáng được biểu dương để bàn luận
 - HS nêu ra các việc không tốt để bàn luận
I. Tìm hiểu bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
 1. Đọc văn bản : Bệnh lề mề
 2. Nhận xét :
 a. - Bàn luận về hiện tượng: bệnh lề mề coi thường giờ giấc.
 - Các biểu hiện: sai hẹn, đi chậm, không coi trọng...
 - Sự đối lập : đi họp thì chậm nhưng khi ra sân bay, ra sân tầu hỏa lai không chậm.
 b. Nguyên nhân: Coi thường việc chung, thiếu tự trọng, thiếu tôn trọng ngươi khác.
c. Tác hại: làm phiền mọi người, làm mất thì giờ, làm nảy sinh cách đối phó.
d. Bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ ( nêu hiện tượng, phân tích các nguyên nhân, và tác hại, nêu giải pháp để khắc phục ).
3. Ghi nhớ: SGK/tr21
II. Luyện tập
 1. Một số sự việc tốt, đáng được biểu dương như:
 - Tinh thần ham học hỏi vượt khó khăn.
 - Tinh thần tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống
 - Không tham lam
 - Lòng tự trọng
 2. Một số hiện tượng đáng trê trách có thể đưa ra để bàn luận như :
 - Sai hẹn
 - Học đối phó 
 - Thói ỷ nại
 4. Củng cố: - Qua tiết học này các em cần nhớ những gì ? 
 - Cho HS nhắc lại phần ghi nhớ SGK
 5. Dặn dò: 
 - Học bài, tập viết đoạn văn nghị luận về các hiện tượng trên.
 - Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
 Chú ý: đọc kĩ các đề và trả lời các câu hỏi ở SGK. Để làm được một bài văn nghi luận cần có mấy bước ? Đó là những bước nào ? Tìm hiểu đề là tìm hiểu những gì? Vì sao khi làm bài khâu tìm hiểu đề lại quan trọng ? Tìm ý, để tìm được ý ta phải làm gì ? Lập dàn ý ).
V. Rút kinh nghiệm :
Tuần 22 Ngày soạn: //
Tiết 106 - 107 Ngày dạy: //
Cách làm bài nghị luận về một sự việc,
hiện tượng đời sống
I. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức: HS biết cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống cần tập trung vào hai điểm :
 - Một là hình dung cho rõ sự việc, hiện tượng cần nghị luận. Người viết bài cần nêu được sự việc, hiện tượng cần nghị luận, gọi tên nó ra, kể ra các biểu hiện của nó, mức độ phổ biến của nó đến đâu. 
 - Hai là phân tích, đánh giá tính chất tốt - xấu, lợi - hại, hay - dở của sự việc, hiện tượng, chỉ ra nguyên nhân của sự việc, hiện tượngđó hay bày tỏ thái độ đồng tình, biểu dương hay lên án, phê phán.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận diện, khái quát được vấn đề, tìm hiểu đề, tìm ý lập dàn ý.
 3. Thái độ: Giáo dục HS cẩn thận, xác định đúng yêu câu của đề khi làm bài. 
II. Chuẩn bị :
 *Thầy : Nghiên cứu kĩ bài ở SGK + SGV để soạn bài, bảng phụ.
 *Trò : Đọc kĩ 4 đề ở SGK và trả lời câu hỏi, lập dàn ý và tập viết phần mở bài, phân tích việc làm của Nghĩa .
III. Phương pháp
 Gợi mở, nêu vấn đề, phân tích, thảo luận.
V. Tiến trình các hoạt động :
 1. ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS
 2. Kiểm tra bài cũ : 
 Câu hỏi: Một bài văn nghị luận về sv, ht đời sống cần phải đảm bảo những yêu cầu nào ?
 Đáp án : Bài văn phải đảm bảo hai yêu cầu sau :
 - Về nội dung: phải nêu rõ được sự việc ,hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết. 	 (5đ)
 - Về hình thức: bố cục mạch lạc; có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sống động.	 (5đ)
 3. Bài mới
Hoạt động của Thầy - trò
Nội dung
*Hoạt động 1: Tìm hiểu các đề bài
 - Gọi 1 HS đọc 4 đề bài ở bảng phụ
 - Cho HS thảo luận nhóm , cử đại diên lên trình bày .
 - Đại diện các nhóm trình bày:
H: Cho biêt các đề trên có điểm gì giống nhau? Hãy chỉ ra điểm giống nhau đó ?
 - Lớp nhận xét , bổ sung 
 - GV nhận xét và thống nhất
 - Cho HS tự nghĩ ra các đề bài tương tự ?
*Hoạt động 2: Tìm hiểu cách làm bài
 - Cho HS đọc đề bài ở SGK
H: Muốn làm bài văn nghị luận phải trải qua những bước nào ?
H: Để tìm hiểu đề ta phải làm gì ? (Đề thuộc loại gì? đề nêu hiện tương, sự việc gì? đề yêu cầu làm gì ?)
 - Tìm hiểu đề rồi ta tìm ý.
 - Cho Hs thảo luận nhóm.
H: Phạm Văn Nghĩa là ai ?Làm việc gì ? 
H: Những việc làm đó chứng tỏ em là người thế nào? 
H: Vì sao thành đoàn Thành phố HCM phát động phong trào học tập bạn nghĩa? 
H: Những việc làm của Nghĩa có khó không ? Nếu mọi HS đều làm được như Nghĩa thì đời sống sẽ như thế nào ?
- Các nhóm trình bày.
 - Lớp nhận xét , bổ sung. 
 - GV nhận xét và thống nhất.
H: Dựa vào khung dàn ý trong SGK và các ý đã tìm hãy cụ thể hóa các mục nhỏ thành dàn ý chi tiết ? 
 Cho HS thảo luận làm theo nhóm.
 - Gọi 1-2 nhóm trình bày.
 - Lớp nhận xét , bổ sung 
 - GV nhận xét và thống nhất
- Cho Hs viết phần mở bài.
 + Mở bài bằng cách đi từ cái chung đến cái riêng .
 + Mở bài bằng cách đi thẳng vào đề. 
- GVtổ chức cho HS viết đoạn văn phần thân bài
H: Khi viết bài song rồi ta tiến hành khâu nào nữa ?
H: Đọc lại bài viết có cần thiết không ? Vì sao?
 - GV hướng để HS rút ra phần ghi nhớ : 
 ? Muốn làm tốt bài nghị luận về sự việc, hiện tượng ta phải tiến hành những khâu nào? Dàn bài nghị luận gồm mấy phần? nhiệm vụ tường phần như thế nào ? Khi lam bài cần chú ý những gì ?
- Gọi Hs đọc ghi nhớ Sgk/ 24.
*Hoạt động 3: Tổ chức cho HS luyện tập
 - Cho Hs làm theo nhóm.
 - Cho 1-2 nhóm trình bày. 
 - Lớp nhận xét, bổ sung.
 - GV nhận xét và thống nhất
I.Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
 1. Đề bài : Bốn đề (ở bảng phụ )
 2. Nhận xét :
 a. Điểm giống nhau của 4 đề : 
 - Nêu một sự việc, hiện tượng (Đề1: gương HS nghèo vượt khó; Đề 2: giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam; Đề 3: nạn chơi điện tử; Đề 4: ham học của Nguyễn Hiền ).
 - Đều có mệnh lệnh (nêu suy nghĩ của mình: đề, 2; Nêu ý kiế; đề 3: Nêu nhận xét, suy nghĩ của mình: đề 4 )
 b. Đề tương tự :
 Hiện nay, một số học sinh ham chơi điện tử mà sao nhãng học tập. Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình trạng trên.
 --------------------------------------------------
II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống
 * Đề bài : SGK / Tr23
 1. Tìm hiểu đề và tìm ý
 a. Tìm hiểu đề:
 - Thể loại: nghị luậnvề một hiện tượng đời sống.
 - Nội dung: Nêu suy nghĩ về việc làm tốt của Pham Văn Nghĩa.
 -Tư liệu : Câu chuyện nói về Nghĩa ở SGK/23.
 b. Tìm ý
 - Nghĩa là người biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng
 - Nghĩa bíêt kết hợp học với hành, biết sáng tạo (làm cái tời cho mẹ kéo nước đỡ mệt)
 - Học tập Nghĩa vì Nghĩa yêu cha mẹ, yêu lao động, biết kết hợp học với hành, sáng tạo làm những việc nhỏ mà có ý nghĩa
 - Việc làm của Nghĩa không khó, nếu mọi HS đều làm được như Nghĩa thì đời sống sẽ được nâng cao...
2. Lập dàn bài:
 a. Mở bài :
 - Giới thiệu nghĩa là học sinh thương yêu cha mẹ, biết kết hợp học với hành. 
 - Đây là tấm gương tôt đáng để chúng ta học tập.
 b. Thân bài :
 - Nghĩa là là học sinh biết kết hợp học với hành (dẫn chứng và phân tích ) đem năng suât cao cho gia đình. Biết sáng tạo để làm ra cái tời kéo nước cho mẹ để mẹ khỏi mệt.
 - Nghĩa là biết yêu thương cha mẹ, biết giúp đỡ cha mẹ việc đồng áng Nghĩa là người con ngoan, là tấm gương sáng đáng học tập.
 - Việc làm của Nghĩa nhỏ nhưng phải có tấm lòng, có ý chí và nghị lực thì mới làm được.Việc làm đó có ý nghĩa lớn đem lại nhiều lợi ích cho đời . Mọi học sinh đều phải học tập Nghĩa.
 c. Kết bài:
 - Khái quát ý nghĩa của tấm gương Nghĩa
 - Rút ra bài học cho bản thân.
3. Viết bài:
 a. Viết phần mở bài 
 (Học sinh tự viết)
 b. Viết phần thân bài
 Viết đoạn văn phần thân bài: Phân tích các việc làm của Nghĩa.
 c. Viết phần kết bài.
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa lỗi
* Ghi nhớ : SGK/24
III. Luyện tập:
 Lập dàn ý cho đề 4
 a. Mở bài:
 - Hiền là em bé nhà nghèo nhưng có tinh thần ham học, chủ động học tập. Hiển được nhà vua trọng dụng, đáng để chúng ta học tập.
 b. Thân bài
 - Hiển nhà nghèo - xin làm chú tiểu quét chùa
 - Hiển có tinh thần ham học và chủ động học tập đáng mến...
 - Nép bên cửa nghe thầy giảng kinh - chỗ nào chưa hiểu hỏi để thày giảng thêm chữ trên lá, lấy que xâu thành từng xâu ghim xuống đất
 - Hiển có ý thức tự trọng: yêu cầu nhà vua có võng lọng với đầy đủ nghi thức đến đón mới chịu về kinh.
c. Kết bài:
 - Hiển là một em thông minh, ham học , chủ động trong học tập đã đạt được kết quả như ý
 - Rút ra bài học cho bản thân 
 4. Củng cố : - Qua tiết học này cần nằm những gì ?
	 - Nêu cách làm bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống ?
 5. Dặn dò : - Học thuộc phần ghi nhớ của bài học, nắm chắc cách làm để tuần sau sẽ viết bài hai tiết. 
 - Hoàn thành bài tập phần luyện, tập làm 4 đề ở SGK.
V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_96_den_107.doc