Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết học 121 đến tiết 125

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết học 121 đến tiết 125

SANG THU

 (Hữu Thỉnh)

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu được những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự biến đổi của thiên nhiên, đất trời khi mùa thu đến.

2. Kĩ năng: Cảm nhận, phân tích thơ trữ tình.

3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.

B/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Tranh minh hoạ, bảng phụ.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.

C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I.Ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.

II. Bài cũ: Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ Viếng lăng bác.

III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu một số bài thơ về đề tài mùa thu và dẫn vào bài.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 933Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết học 121 đến tiết 125", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 121 	 Ngày soạn:......../......./07
	Ngày dạy:......./......./07
sang thu
	(Hữu Thỉnh)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự biến đổi của thiên nhiên, đất trời khi mùa thu đến.
2. Kĩ năng: Cảm nhận, phân tích thơ trữ tình.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Tranh minh hoạ, bảng phụ.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ Viếng lăng bác.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu một số bài thơ về đề tài mùa thu và dẫn vào bài.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc chú thích, trình bày hiểu biết của mìh về tg, tp.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
Hs: Thảo luận, tìm hiểu nội dung chính của bài thơ.
Gv: Nhận xét, khái quát.
Hoạt động 2:
* Tín hiệu mùa thu được cảm nhận qua những chi tiết nào?
* Nhận xét về nghệ thuật dùng từ?
* Qua đó ta thấy tâm hồn của tác giả?
* Thiên nhiên sang thu được thể hiện qua hình ảnh nào?
* Nhận xét giá trị biểu cảm của hình ảnh đám mây?
* Cảnh thiên nhiên giao mùa được thể hiện như thế nào?
Hoạt động 3:
Hs: Thảo luận, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Gv: Nhận xét, bổ sung, chốt lại.
Hs: Đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
* Hữu Thỉnh (1942) quê ở Vĩnh Phúc.
* Bài thơ được trích từ “Từ chiến hào đến thành phố” (1991)
2. Đọc bài:
* Nội dung: Cảm xúc của tác giả về thiên nhiên trong thời khắc giao mùa.
II. Phân tích:
 1. Khổ thơ 1:
- Hình ảnh ề nhẹ nhàng thanh thoát.
- Bổng, phả ề đột ngột, bất ngờ.
ề Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế.
2. Khổ thơ 2:
- Hình ảnh quen thuộc ề tưởng tượng phong phú ề người đọc cảm nhận được cả không gian và thời gian.
3. Khổ thơ 3:
- Khung cảnh trong trạng thái chuyển động.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ (sgk)
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về giá trị nội dung của bài thơ.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, đọc lại văn bản. chuẩn bị bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 122 	 Ngày soạn:......../......./07
	Ngày dạy:......./......./07
nói với con
	(Y Phương)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cảm nhận được tình yêu bao la của cha mẹ đối với con, tình quê hương yêu sâu nặng, niềm tự hào dân tộc của người dân tộc Tày.
2. Kĩ năng: Phân tích, cảm nhận thơ tự do.
3. Thái độ: Giáo dục tình cảm kính yêu, trân trọng đối với cha mẹ, niềm tự hào dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Tranh minh hoạ, bảng phụ.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Đọc thuộc lòng diễn cảm và nêu cảm nhận của mình về bài thơ Sang thu.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Từ bài thơ Con cò đã học, giáo viên dẫn vào bài.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc chú thích, trình bày hiểu biết của mình về tác giả, tác phẩm.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
Hs: Thảo luận, xác định bố cục của bài thơ.
Hoạt động 2:
* Em hiểu ý nghĩa của 4 câu thơ đầu như thế nào?
* Các hình ảnh:
	- Đan lờ cài nan hoa
	Vách nhà ken câu hát.
	-Rừng cho hoa
	Con đường cho... 
thể hiện cuộc sống như thế nào?
* Người đồng mình có những đức tính gì?
* Qua đó thể hiện tình cảm gì đối với dân tộc mình?
* Người cha mong muốn điều gì đối với con?
Hoạt động 3:
Hs: Thảo luận, trình bày khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Gv: Nhận xét, khái quát.
Hs: Đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
* Y Phương(19480) người dân tộc Tày, thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sáng.
* Bài thơ: một trong những sáng tác tiêu biểu của Y Phương.
2. Đọc bài:
* Bố cục:
- Tình thương con và tình yêu quê hương.
- Long tự hào dân tộc.
II. Phân tích:
 1. Tình thương con, tình yêu quê hương:
- 4 câu đầu thể hiện không khí gia đình ấm cúng, êm đềm, quấn quýt.
- Cuộc sống lao động cần cù, tươi vui.
- Rừng núi quê hương thơ mộng nghĩa tình.
2. Lòng tự hào dân tộc:
- Sống vất vả, cực nhọc nhưng mạnh mẽ, khoáng đạt với chí lớn.
ề Lòng tự hào, gắn bó dân tộc.
ề Giáo dục tình yêu, lòng tự hào với dân tộc, với quê hương đối với con.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ sgk.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, đọc lại bài thơ, chuẩn bị bài Mây và sóng.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 123 	 Ngày soạn:......../......./07
	Ngày dạy:......./......./07
nghĩa tường minh và hàm ý
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu.
2. Kĩ năng: Phân tích, sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý trong nói và viết.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, mẫu câu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Nêu khái niệm kiên kết câu và kiên kết đoạn?
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: gv giới thiệu trực tiếp vào nội dung bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc kỉ ví dụ, phân tích nghĩa tường minh và hàm ý.
* Hiểu như thế nào câu nói trên?
* Xác định nghĩa tường minh và hàm ý?
* Câu sau có hàm ý không? (không)
Hs: Thảo luận, khái quát về nghĩa tường minh và hàm ý.
Gv: Nhận xét, khái quát.
Hs: Đọc ghi nhớ sgk.
Hoạt động 2:
Hs: Thảo luận, thực hiện yêu cầu của bài tập 1.
Gv: Nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Hs: Thảo luận nhóm, đại diện trình bày bài tập 2, cả lớp nhận xét, bổ sung.
Gv: Nhận xét, đánh giá.
Hs: Thảo luận bài tập 3, trình bày lên bảng.
Gv: Nhận xét, đánh giá.
I. Nhận diện nghĩa tường minh và hàm ý:
1. Ví dụ:
- Chỉ còn năm phút.
ề Nghĩa tường minh.
- Tiếc quá, không còn thời gian để tâm tình, trò chuyện ề hàm ý.
2. Kết luận:
Ghi nhớ sgk.
II. Luyện tập:
 Bài tập 1:
a, Nhà hoạ sĩ tặc lưởi đứng dậy ề chưa muốn chia tay.
b, Mặt đỏ ửng: ngượng ngùng, khó nói.
- Nhận lại chiếc khăn ề cảm ơn.
- Quay mặt đi ề lúng túng, bối rối.
Bài tập 2:
ề Nhà hoạ sĩ chưa kịp uống nước chè đã vội đi.
Bài tập 3:
Cơm chín rồi ề mời vào ăn cơm.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về nghĩa tường minh và hàm ý.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, làm bài tập, chuẩn bị cho chương trình địa phương.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 124 	 Ngày soạn:......../......./07
	Ngày dạy:......./......./07
nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được khái niệm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
2. Kĩ năng: Phân tích, tạo lập văn bản nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, bài văn mẫu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: nêu đặc điểm của bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv nhắc lại kiến thức bài cũ, dẫn vào bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc văn bản, thảo luận trả lời các câu hỏi.
* Văn bản bàn về vấn đề gì?
* Trong văn bản có những luận điểm nào?
* Phân tích bố cục của văn bản trên?
Hoạt động 2:
* Thế nào là nghi luận về bài thơ, đoạn thơ?
* Cần dựa vào cơ sở phân tích những yếu tố nào?
* yêu cầu về hình thức?
Hoạt động 3:
Hs: Thảo luận, thêm các luận điểm.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
I. Tìm hiểu bài:
1. Văn bản:
- Hình ảnh mùa xuân và cảm xúc của tác giả trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
* Luận điểm:
- Hình ảnh thơ mang nhiều tầng ý nghĩa.
- Hình ảnh mùa xuân hiện lên trong cảm xúc thiết tha của tác giả.
- Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện nhiều khát khao được hoà nhập, dâng hiến của tác giả.
* Bố cục:
- Mở bài: giới thiệu bài thơ.
- Thân bài: Trình bày các luận điểm.
- Kết bài: Tổng kết, khái quát.
2. kết luận:
- Trình bày những nhận xét đánh giá về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
- Phân tích ngôn từ, hình ảnh, các biện pháp tu từ...
- Bố cục mạch lạc, rỏ rang, lời văn gợi cảm.
II. Luyện tập: 
- Bức tranh mùa xuân.
- Nhạc điệu bài thơ.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về đặc điểm của bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, hoàn thành bài tập.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 125 	 Ngày soạn:......../......./07
	Ngày dạy:......./......./07
cách làm bài văn nghị luận 
về một bài thơ, đoạn thơ
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố kiến thức về văn nghị luận về một bài th, đoạn thơ, biết cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức vào thực hành tạo lập bài văn nghị luận.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, đề văn.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Nêu đặc điểm của bài văn nghị luận về một bài thơ đoạn thơ.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv nhắc lại kiến thức bài cũ, dẫn vào bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc các đề văn, thảo luận nhận xét đề văn nghị luận.
* So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các đề văn?
Hoạt động 2:
Hs: Quan sát đề văn.
Gv: Hướng dẫn hs tìm hiểu đề.
* Vấn đề cần giải quết, phương pháp giải quyết và tư liệu chủ yếu?
* Khi trình bày cần phân tích các yếu tố nào?
Hs: Thảo luận nhóm, xây dựng dàn bài, đại diện, trình bày.
Gv: Nhận xét, bổ sung, khái quát.
Hs: Viết phần mở bài, một đoạn thân bài, trình bày tại lớp.
Gv: Nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Hoạt động 3:
Hs: Thảo luận, khái quát về các bước làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
Gv: Nhận xét, khái quát.
Hs: Đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu các đề văn:
1. Ví dụ:
* Giống nhau: Đều yêu cầu bàn bạc, bình luận về một bài thơ, đoạn thơ.
* Khác nhau: 
- Phân tích: Phương pháp nghị luận.
- Cảm nhận: Nghị luận trên cơ sở cảm thụ của người viết.
- Suy nghĩ: Nhận định, đánh giá của người viết.
II. Thực hành:
 * Đề ra: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
1. Tìm hiểu đề, tìm ý:
- Vấn đề: Tình yêu quê hương.
- Phương pháp: phân tích.
- Tư liệu: Bài thơ Quê hương và một số bài thơ khác.
- Nội dung: Nổi nhớ quê hương thể hiện qua các hình ảnh màu sắc, tâm trạng.
- Nghệ thuật: Cách miêu tả chọn lọc hình ảnh, ngôn từ, cấu trúc.
2. Lập dàn bài:
3. Viết bài:
III. Khái quát nội dung:
Ghi nhớ sgk.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về các bước làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, hoàn thành bài tập, ôn tập về văn nghị luận.
Quyết chí thành danh

Tài liệu đính kèm:

  • doct121-t125.doc