Giáo án ngữ văn 9 - Trần Thị Hương

Giáo án ngữ văn 9 - Trần Thị Hương

Tiết 1,2 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

A. Mục tiêu: Giúp HS.

1 Về kiến thức

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền

thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

2 Kỉ năng :

Rèn kỉ năng đọc,tìm hiểu và phân tích văn bản nhật dụng

3 Thái độ

- Học được ở Người về các cách học tập kể cả trong lao động.

- Giáo dục lòng kính yêu tự hào về bác

B Chuẩn bị :

Gv: Tranh ảnh về bác,tài liệu tham khảo,soạn bài

Hs: Chuẩn bị bài ở nhà

pdf 183 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 845Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án ngữ văn 9 - Trần Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án ngữ văn 9 Người soạn: Trần Thị Hương 
`Tuần 1 Ngày soạn: 22/8/2010
 Ngày dạy: 23/8/2010 
Tiết 1,2 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH 
A. Mục tiêu : Giúp HS. 
1 Về kiến thức 
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền 
thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
2 Kỉ năng : 
Rèn kỉ năng đọc,tìm hiểu và phân tích văn bản nhật dụng 
3 Thái độ 
- Học được ở Người về các cách học tập kể cả trong lao động.
- Giáo dục lòng kính yêu tự hào về bác 
B Chuẩn bị :
 Gv: Tranh ảnh về bác,tài liệu tham khảo,soạn bài 
 Hs: Chuẩn bị bài ở nhà 
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
 1/ Ổn định tổ 
 2 Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh 
 3/ Bài mới.
Giới thiệu bài mới:Hồ Chí Minh không chỉ là một anh hùng vĩ đại mà còn là một danh 
nhân văn hóa thế giới .Bởi vậy phong cách sống và làm việc của người không chỉ mang 
phong cách của một anh hùng dân tộc mà còn mang phong cách sống của một danh nhân 
văn hóa lớn,một con người của nền hóa tương lai . “Sống chiến đấu lao động học tập theo 
gương Bác Hồ vĩ đại” đã và đang là khẩu hiệu thôi thúc tất cả mọi người chúng ta –
Chúng ta hãy làm theo tấm gương sáng của Bác ,học theo phong cách sống và làm việc 
của bác .Vậy vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của người là gì? Tiết học hôm 
nay các em sẽ tìm hiểu 
 Hoạt động của Thầy và trò Nội dung ghi bảng 
Gv: gọi học sinh đọc chú thích sgk 
? Dựa vào phần cuối của văn bản và cho cô 
biết văn bản này ra đời năm nào ? của tác giả 
nào?
Gv: Năm 1990 nhân kỉ niệm 100 năm ngày 
sinh của Bác có rất nhiều bài viết về người 
.Phong cách HCM là một phần bài viết phong 
cách HCM cái vĩ đại gắn với cái giản dị của Lê 
Anh Trà 
Gv: Hướng dẫn đọc : Đọc chậm rãi,bình 
tĩnh,khúc triết,thể hiện sự khúc triết 
Gv đọc mẫu một đoạn 
Gọi học sinh đọc 
I/ - Tiếp xúc văn bản 
1 Xuất xứ 
2 Đọc văn bản 
3 Từ khó 
4 Bố cục 
Trường THCS Lê Hồng Phong Trang 1 Năm Học 2010 - 2011 
Giáo án ngữ văn 9 Người soạn: Trần Thị Hương 
Gọi học sinh đọc chú thích từ khó 
? Văn bản có bố cục gồm mấy phần?Chỉ ra 
giới hạn và nêu nội dung của từng phần?
Hs: Hai phần P1:Từ đầu đến rất hiện đại 
“Sự tiếp thu tinh hoa của HCM”
P2 còn lại 
“Những nét đẹp trong lối sống của Bác 
* Hoạt động II.
-Gv gọi HS đọc đoạn 1 SGK.
? Nêu nội dung chính của phần 1
? Trong cuộc đời hoạt động của Bác, em hãy cho 
biết Bác đã bi tới những đất nước nào? Bác tới 
những nước đó để làm gì? (tìm hiểuvà học hỏi). 
Để tiếp xúc vơí các nền văn hóa trên thế giới Bác 
đã sử dụng phương tiện giao tiếp nào? Tìm chi tiết 
chứng minh?
? Bác học chữ nước ngoài thông qua những hoạt 
động chủ yếu nào?
? Em hãy kể một số việc làm của Bác ở nước 
ngoài? 
? Bác học hỏi tìm hiểu kkiến thức, văn hóa nước 
ngoài đén mức độ nào, điều đó thể hiện đức tính gì 
của Bác?(Ham học hỏi, ham hiểu biết, kiên trì).
? Bác tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại với thái 
độ như thế nào?
? Từ đó, sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của 
Bác đã tạo nên phong cách của Bác mang đậm nét 
văn hóa nào?
? Em học được ở Bác những gì qua tiết học hôm 
nay? 
II Phân tích 
1/ Sự tiếp thu tinh hoa, văn hóa 
nhân loại cuẩ Bác Hồ . 
- Các phương pháp tiếp thu.
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp 
là ngôn ngữ.
+ Qua công việc và lao động.
→ Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu 
sắc.
- Thái độ tiếp thu.
+ Không thụ động.
+ Có chọn lọc cái hay, cái đẹp, phê 
phán tiêu cực.
→ Rất đậm đà bản sắc văn hóa 
dân tộc.
? Em hãy kể một câu chuyện ngắn về Bác mà em biết?
 ?Học kĩ bài học và mỗi tổ sưu tầm tranh ảnh về Bác theo chủ đề sau.
 -Tổ 1: Nơi ở và làm việc. - Tổ 2: Trang phục. - Tổ 3: Ăn uống -Tổ 4: Tư trang
Tiết 2
-HS đọc lại văn bản.
Dù là một vị Chủ tịch nước nhưng nơi ở của 
Bác như thế nào? Tim chi tiết chứng minh? 
2/ Nét đẹp trong lối sống của Bác Hồ . 
- Nơi ở và làm việc: đơn sơ.
Trường THCS Lê Hồng Phong Trang 2 Năm Học 2010 - 2011 
Giáo án ngữ văn 9 Người soạn: Trần Thị Hương 
Tổ 1 lên trình bày nội dung tổ mình sưu tầm 
được. Các tổ khác nhận xét bổ sung.
? Em có nhận xét ntn về nơi ở của Bác?
? Trang phục của Bác ntn, em có nhận xét gì? 
Tổ 2 lên bảng treo tranh và trình bày, các tổ 
khác nhận xét, góp ý, bổ sung.
? Bữa ăn thường ngày của Bác gồm những 
thức ăn gì? Cách ăn uống của Bác ntn, em có 
nhận xét gì?
Tổ 3 treo tranh lên bảng trình bày và các tổ 
khác nhận xét góp ý bổ sung.
-Gv kể câu chuyện vui về sở thích ăn cá của 
Bác.
-Tổ 4 trình bày và nhận xét về tư trang của 
Bác, các tổ khác nhận xét , góp ý, bổ sung.
? Đây có phải là cách sống tự vui trong cảnh 
nghèo khó của Bác hay không? Vì sao? Như 
vậy em có nhận xét ntn về cách sống trên của 
Bác? Từ đó, em học được gì ở Bác?
* Hoạt động II.
Để giúp người đọc người nghe biết về cuộc 
sống của Bác, tác giả đã kết hợp những biện 
pháp nghệ thuật nào?
?Cách kể trên tác giả đã lựa chọn những chi 
tiết ntn?
? Để bài viết thêm sinh động tác giả đã kết 
hợp những yếu tố nào khác?
? Để làm nổi bật phong cách của Bác tác giả 
đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
* Hoạt động III.
? Em hãy tóm lược những nội dung chính của 
văn bản và rút ra bài học cho bản thân?
* Hoạt động IV. Học sinh thảo luận tổ về văn 
hóa họi nhập của nước ta hiện nay. Các tổ cử 
đại diện trình bày GV và HS các tổ khác 
nhận xét, góp ý, bổ sung.
HS thi kể chuyện về Bác.
- Trang phục: hết sức giản dị.
- Ăn uống: đạm bạc.
-Tư trang: ít ỏi.
→Bác sống giản dị, đạm bạc nhưng vô 
cùng thanh cao và trong sáng.
3/ Một số biện pháp nghệ thuật.
- Kết hợp kể và bình luận.
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- Đan xen thơ và từ Hán – Việt.
- Đối lập.
III/ Tổng kết.
* Ghi nhớ: (SGK).
IV/ Luyện tập.
4/ Củng cố : Em học được những gì về Bác qua bài học hôm nay?
5/ Dặn dò : - Học kĩ bài học.
 - Soạn : Các phương châm hội thoại và sử dụng một số biện pháp nghệ thuật 
trong văn bản thuyết minh.
Trường THCS Lê Hồng Phong Trang 3 Năm Học 2010 - 2011 
Giáo án ngữ văn 9 Người soạn: Trần Thị Hương 
 .oOo..
Ngày Soạn:23/8/2010
 Ngày dạy : 25/8/2010
Tiết 3 
 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A/ Mục tiêu: Giúp HS.
1 Về kiến thức 
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
2 Về kĩ năng 
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng có hiệu quả những phương châm hội thoại vào thực tế giao 
tiếp xã hội 
3 Thái độ 
 Bồi dưỡng ý thức tuân thủ các phương châm hội thoại
B Chuẩn bị : 
 Gv: Bảng phụ,các đoạn hội thoại 
 Hs: Xem bài trước ở nhà 
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
 1/ Ổn định tổ chức. 
 2/ Bài cũ: GV kiểm tra vở soạn bài của HS.
 3/ Bài mới.
Giới thiệu bài mới :Giao tiếp là nhu cầu vô cùng quan trọng và cần thiết của mỗi con 
người . Làm thế nào để quá trình giao tiếp không mắc những sai phạm về phương châm 
giao tiếp . Bài học hôm nay sẽ giúp các em phần nào tránh được những sai phạm 
* Hoạt động I.
-GVgọi hai HS đóng vai về đoạn đối thoại ở mục 
(1) SGK.
? Khi An hỏi “ học bơi ở đâu” mà Ba trả lời “ở 
dưới nước” thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An 
cần biết hay không? Vì sao? Từ đó rút ra bài học 
gì về giao tiếp? (Nói đúng nội dung giao tiếp 
không được thiếu). Tong thực tế em có gặp 
trường hợp nào tương tự như vậy hay không?
- GVgọi HS đọc truyện “ Lợn cưới, Aó mới”.
?Vì sao truyện lại gây cười? ( Vì các nhân vật 
nói nhiều hơn những gì cần nói). Theo em phải 
trả lời ntn thì hợp lí, hãy giải thích?
? Như vậy, cần phải tuân thủ điều gì khi giao 
tiếp? (Không nên nói nhiều hơn những gì cần 
nói)
I. Phương châm về lượng.
1. Đoạn đối thoại.
a/ Câu trả lời của Ba chưa đầy đủ 
nội dung mà An cần biết . An muốn 
biết một địa điểm cụ thể 
==
2/ Truyện cười: 
 Lợn cưới, Áo mới.
Trường THCS Lê Hồng Phong Trang 4 Năm Học 2010 - 2011 
Giáo án ngữ văn 9 Người soạn: Trần Thị Hương 
 HS lấy vd chứng minh.
 GV gọi hai HS đọc ghi nhớ.
* Hoạt động II.
-GV gọi hai HS đóng vai diễn truyện cười: Qủa 
bí khổng lồ.
? Truyện này nhằm phê phán điều gì? (Nói 
khoác).
? Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
 HS lấy vd chứng minh.
-GV: Khi không biết chắc bạn mình vì lí do gì 
mà nghỉ học, thầy, cô hỏi em sẽ trả lời ntn?
-GV gọi hai HS đọc ghi nhớ.
* Hoạt động III.
-GV gọi HS đọc bài tập 1.
? Em hãy phân tích và giải thích các câu trên? 
-GVgọi 5 HS lên bảng làm bài tập 2, các HS 
khác tự làm và nhận xét ,góp ý, Gv đưa ra đáp án 
đúng nhất.
-GV gọi HS đọc truyện cười: Có nuôi được 
không? HS thảo luận theo bàn hai em một, HS 
trình bày GV và các HS khác nhận xét góp ý.
-GV chia lớp làm hai, nửa lớp thảo luận một vấn 
đề SGK đưa ra. HS trình bày và nhận xét,góp ý, 
GV đưa ra đáp án gợi ý.
* Ghi nhớ: (SGK).
II/ Phương châm về chất.
*. Truyện cười: 
 Qủa bí khổng lồ.
* Ghi nhớ: (SGK).
III/ Luyện tập.
1/ Các từ thừa.
a. nuôi ở nhà.
b. có hai cánh.
2/ a. nói có sách, mách có chứng. 
(b) nói dối. (c) nói mò. (d) nói 
nhăng, nói cuội. (e) nói trạng. 
→ Phương châm về chất.
3/ Truyện cười: Có nuôi được 
không? Đã vi phạm phương châm 
về lượng vì hỏi thừa: “Rồi có nuôi 
được không?”.
4/ a. Phương châm về chất. Để đảm 
bảo pcvc người nói phải dùng 
những cách nói trên nhằm báo cho 
người nghe biết tính xác thực của 
nhận định hay thông tin mà mình 
đưa ra là chưa được kiểm chứng.
b. Phương châm về lượng: Người 
nói phải dùng cách nói trên nhằm 
báo cho người nghe biết là việc 
nhắc lại nội dung đã cũ là do chủ ý 
của người nói. 
5 Giải thích nghĩa của các thành ngữ 
sau và cho biết các thành ngữ này 
có liên quan đến pc hội thoại nào 
( Pc về chất ) 
4/ Củng cố: Khi giao tiếp cần đảm bảo những yêu cầu gì?
Trường THCS Lê Hồng Phong Trang 5 Năm Học 2010 - 2011 
Giáo án ngữ văn 9 Người soạn: Trần Thị Hương 
5/ Dặn dò: Học kĩ và làm bài tập 5
 Soạn : Luyện tập.
Ngày Soạn: 25/8/2010
Ngày Dạy: 27/8/2010
Tiết 4 SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN 
THUYẾT MINH 
A. Mục tiêu: Giúp HS.
- Hiểu và sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn 
bản thuyết minh thêm hấp dẫn, sinh động.
- Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
B. Tiến trình tỏ chức các hoạt động dạy - học.
 1/ Ổn định tổ chức. 
 2/ Bài cũ: Em hãy trình bày những nét cơ bản về phong cách Hồ Chí Minh.
 3/ Bài mới.
* Hoạt động I.
? Em hãy nhắc lại khái niệm văn bản thuyết 
minh?
? Văn bản thuyết minh có những tính chất gì?, 
yêu cầu gì? ( Tri thức khách quan và phổ thông).
? Em hãy trình bày các phương pháp thuyết 
minh thường dùng? ( nêu định nghĩa, liệt kê, so 
sánh, nêu ví dụ, phân tích phân loại, số liệu).
* Hoạt động II.
- GVgọi 2 HS đọc vb Hạ Long – Đá và Nước.
? Văn bản này thuyết minh đặc điểm của đối 
I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện 
pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết 
minh.
1. Ôn tập văn bản thuyết minh.
2.Viết văn bản thuyết minh có  ... ể thấy được điểm 
nhìn xuyên suốt 
3 Thái độ : 
Giáo dục sự yêu thích và say mê học tập môn tập làm văn 
B Chuẩn bị : 
 Gv: Hệ thống hóa toàn bộ kiến thức 
 Hs: Chuẩn bị bài trước ở nhà 
C Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1.Ổn định tổ chức . 
2.Kiểm tra bài cũ: Em hãy trình bày những nét cơ bản về nội dung của tác phẩm Cố 
hương của Lỗ Tấn? 
3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới :Chương trinh ngữ văn lớp 9 học kì một các em đã làm quen ôn tập và 
nâng cao hai thể loại văn đó là văn thuyết minh và văn tự sự để các em có thể nắm chắc 
hơn nữa về hai thể loại văn này hôm nay các sẽ tiếp tục nhắc lại và ôn tập một lần nữa 
* Hoạt động I.
1. Nội dung lớn và trọng tâm ở sách giáo khoa Ngữ văn 9 (T1).
Có hai nội dung lớn.
- Văn thuyết minh: kết hợp giữa thuyết minh với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu 
tả.
- Văn bản tự sự: + kết hợp giữa tự sự và biểu cảm, miêu tả nội tâm, giữa tự sự với lập 
luận.
 + đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, người kể chuyện, vai trò của 
người kể chuyện trong văn bản tự sự.
* Hoạt động II . Hs thảo luận câu 2 và câu 3.
2. Làm cho bài thuyết minh sinh động hơn.
 Hs lấy ví dụ.
3. Lập bảng so sánh.
 Miêu tả
- Đối tượng: sự vật, con người cụ thể
+ Có hư cấu tưởng tượng, ít trung thành.
+ Mang cảm xúc chủ quan.
+ Dùng nhiều so sánh liên tưởng.
+ Ít dùng số liệu chi tiết.
+ Dùng nhiều trong sáng tác văn chương 
nghệ thuật.
+ Ít khuôn mẫu.
+ Đa nghĩa
 Thuyết minh
- Đối tượng: sự vật, đồ vật.
+ Trung thành với đ đ của sự vật, đồ vật.
+ Đảm bảo tính khách quan, khoa học.
+ Ít dùng tưởng tượng, so sánh.
+ Dùng nhiều số liệu cụ thể.
+ Ứng dụng nhiều trong nhiều tình huống 
cuộc sống văn hóa, khoa học
+ Có tính khuôn mẫu.
+ Đơn nghĩa.
* Hoạt động III.
4. Chú ý ở điểm (1).
- Miêu tả nội tâm là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc, diễn biến tâm trạng nhân vật. Đó là 
Trường THCS Lê Hồng Phong Trang 178 Năm Học 2010 - 
2011 
Giáo án ngữ văn 9 Người soạn: Trần Thị Hương 
biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật và làm cho nhân vật sinh động hơn.
- Nghị luận: làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.
- Hs tự tìm vd.
* Hoạt động IV. Hs thảo luận câu hỏi 5,6,7. câu 7 chú ý ở điểm (1).
8. Vì các yếu tố chỉ có vai trò bổ trợ nhằm làm nổi bật phương thức biểu đạt chính kà tự 
9. HS thảo luận nhóm và trình bày, GV đưa ra kết quả ở bảng phụ.
STT Kiểu văn
Bản chính
Các yếu tố kết hợp với văn bản chính
Tự sự Miêu tả N/luận Biểu cảm T/ minh Đ/ hành
1 Tự sự + + + +
2 Miêu tả + + +
3 Nghị luận + + +
4 Biểu cảm + + +
5 T/ minh + +
6 Điều hành
10. Vì Hs đang ở trong giai đoạn luyện tập nên phải rèn luyện theo những yêu cầu “chuẩn 
mực” của nhà trường. Khi trưởng thành có thể viết tự do.
11. Những kiến thức và kĩ năng về kiểu vb tự sự soi sáng rất nhiều trong việc đọc hiểu 
vb, tác phẩm tương ứng trong sgk Ngữ văn 9.
VD: yếu tố đối thoại, độc thoạitrong các vb Làng, Truyện Kiều
12. Giúp Hs học tốt khi làm văn kể chuyện.
Vd: Các vb tự sự cung cấp cho Hs các đề tài, nội dung, cách kể chuyện, ngôi kể
4. Củng cố: 
Gv nhắc lại những kiến thức cơ bản và phương làm hai loại văn bản 
5. Dặn dò: Học kĩ vb tập trung ôn tập tiết sau kiểm tra học kì 
oOo
Tuần 17 Ngày soạn: 26/12/10
Tiết 85,86 Ngày dạy : 28/12/10
KIỂM TRA HỌC KÌ I
A. Mục tiêu: Giúp Hs. 
1 Về kiến thức 
- Hệ thống hóa kiến thức của Hs về cả ba phân môn Văn – tiếng Việt – Tập làm văn trong 
sgk Ngữ văn 9 tập I.
- Khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học môt cách tổng hợp tàn 
diện theo nội dung và cách thức kiểm tra đánh giá mới.
Trường THCS Lê Hồng Phong Trang 179 Năm Học 2010 - 
2011 
Giáo án ngữ văn 9 Người soạn: Trần Thị Hương 
2 Kĩ năng 
Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức và khả năng viết bài cho học sinh 
3 Về thái độ :
Giáo dục học sinh ý thức tự giác tích cực làm bài không quay cóp ỷ lại ,không ẩu đả 
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động kiểm tra.
1.Ổn định tổ chức.
2 Thông báo mục đích yêu cầu của tiết kiểm tra 
3 Thông báo đề . Đề bài do Phòng GD&ĐT ra.
Giáo viên phát đề cho học sinh 
4 Thu bài : 
 Đếm số bài 
 Nhận xét tiết kiểm tra 
5. Dặn dò: Soạn vb “tập làm thơ tám chữ ”.
oOo
Tuần 17 Ngày soạn:21/12/10
Tiết 89 Ngày dạy :24/12/10
NHỮNG ĐỨA TRẺ
 (Hướng dẫn đọc thêm ) - Go-rơ-ki -
A. Mục tiêu: Giúp Hs. 
1 Về kiến thức 
Rung cảm trước những tâm hồn tuổi thơ trong trắng sống thiếu tình thương và hiểu rõ 
nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này.
2 Về kĩ năng 
Rèn luyện kỉ năng đọc tác phẩm và tự tìm hiểu tác phẩm dưới sự hướng dẫn của giáo viên 
3 Về thái độ 
Giáo dục thái độ yêu thương những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn ,mồ côi,. Giáo dục ý 
thức về tình bạn 
B Chuẩn bị : 
 Gv: Giáo án ,và hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm 
C Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ: 
? Phân tích nhân vật Nhuận Thổ trong tác phẩm “Cố Hương” của Lỗ Tấn 
? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật 
3. Bài mới : 
* HĐ I.
Gv gọi Hs đọc chú thích sao.
Em hãy tóm lược những nét chính về tg?
Vb được trích từ tiểu thuyết nào?
Gv hướng dẫn đọc và gọi Hs đọc vb và tìm 
I. Đọc hiểu văn bản 
1. Tác giả: Go-rơ-ki (1868-1936).
 Là nhà văn lớn của nước Nga và thế giới 
thế kỉ XX.
2. Tác phẩm: (sgk).
Trường THCS Lê Hồng Phong Trang 180 Năm Học 2010 - 
2011 
Giáo án ngữ văn 9 Người soạn: Trần Thị Hương 
hiểu các chú thích.
Vb có thể chia làm mấy phần, đặt tiêu đề 
cho từng phần?
- Tình bạn tuổi thơ trong trắng.
- Tình bạn bị cấm đoán.
- Tình bạn vẫn tiếp diễn.
Em hãy chỉ ra các mối liên kết qua các đoạn 
(1) và (3).
* HĐ II.
Em hãy cho biết địa vị xã hội của hai gia 
đình?
Những đứa trẻ con ông đại tá có hoàn cảnh 
sống ntn?
Cuộc sống của A-li-ô-sa ra sao?
Như vậy, những đứa trẻ trong tác phẩm có 
những điểm giống nhau nào về hoàn cảnh?
A-li-ô-sa đã miêu tả những đứa trẻ con ông 
đại tá qua những chi tiết nào?
Khi nhắc đến dì ghẻ phản ứng của những 
đứa trẻ ra sao?
Qua các hình ảnh đó tg đã sử dụng những 
biện pháp nghệ thuật gì?(so sánh, tưởng 
tượng).
Như vậy, những đứa trẻ sống trong hoàn 
cảnh ntn? Qua đó tg muốn phản ánh vấn đề 
gì và mong ước điều gì?
Em hãy chỉ ra những chi tiết liên quan giữa 
cuộc sống thực và chuyện cổ tích?
* HĐ III.
Em hãy tóm lượ lại nội dung và nghệ thuật 
của truyện?
Hs đọc ghi nhớ.
3. Bố cục và các mối liên kết.
* Bố cục: Gồm 3 phần.
- Từ đầu “.ấn em nó cúi xuống”.
- Tiếp “.không được đến nhà tao”.
- Còn lại.
* Các mối liên kết. Những đứa trẻ, những 
con chim, truyện cổ tích,, người dì ghẻ, 
người bà hiền hậu.
II. Phân tích.
1. Những đứa trẻ sống thiếu tình thương.
- Con ông đại tá: Có cuộc sống giàu sang, 
mẹ chết sớm, sống với dì ghẻ hay bị bố 
cấm đoán và đánh đòn
- A-li-ô-sa: Bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng, 
ở với ông bà ngoại, hay bị ông ngoại đe 
nẹt, đánh đòn
2. Những quan sát và nhận xét tinh tế của 
A-li-ô-sa.
“ Mặc áo cánh, quần dài màu xám, khuôn 
mặt tròn, mắt xám”.
“Chúng ngồi sát vào nhau giống như 
những chú gà con”.
“Mấy đứa trẻ  giống như những chú 
ngỗng ngoan ngoãn”.
Những đứa trẻ sống trong cảnh thiếu tình 
thương yêu của người lớn.
3. Chuyện đời thường và truyện cổ tích.
Dì ghẻ, người mẹ thật, người bà, những 
đứa trẻ.
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ: (sgk).
4 Củng cố:
5. Dặn dò: Tìm hiểu và sáng tác thơ
 Ngày soạn:16/12/08
Tuần 18 Ngày soạn: 04/01/11
Tiết 87,88 Ngày dạy : 09/01/11
Trường THCS Lê Hồng Phong Trang 181 Năm Học 2010 - 
2011 
Giáo án ngữ văn 9 Người soạn: Trần Thị Hương 
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ( Tiếp )
A. Mục tiêu: Giúp Hs. 
1 Về kiến thức 
Từ nhận diện thể thơ tám chữ, Hs có thể vận dụng để bước đầu sáng tác bài thơ thuộc thể 
thơ hấp dẫn này.
2 Về kỉ năng 
Rèn kỉ năng làm thơ tám chữ 
3 Về thái độ 
Giáo duch học sinh yêu thích thơ văn và yêu thích thể thơ tám chữ có thói quên làm thơ 
B Chuẩn bị 
 Gv: Một số bài thơ tám chữ 
 Hs : Làm bài ở nhà 
C . Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ: Em hay nhắc lại những đặc điểm của thể thơ tám chữ?
3. Bài mới:
*HĐ I.
HS thảo luận tổ tìm bài thơ thuộc thể thơ 
tám chữ và tiến hành nhận xét.
Số chữ, số khổ thơ, số dòng, số câu, cách 
ngắt nhịp, cách gieo vần.
Hs trình bày và Hs các tổ nhận xét, góp ý.
* HĐ II. 
Hs tự sáng tác và trình bày trước lớp, Gv và 
các Hs khác nhận xét, góp ý bổ sung.
Gv thu kết quả về nhà chấm lấy điểm bổ 
sung 
I. Tìm các bài thơ thuộc thể thơ tám chữ.
Viếng lăng Bác (Viễn Phương).
Nhớ rừng (Thế Lữ).
Quê hương (Giang Nam).
..
II.Thực hành làm thơ tám chữ.
3. Củng cố:
4. Dặn dò: Tìm hiểu thêm và sáng tác thơ tám chữ.
oOo..
Tuần 18 Ngày soạn:04/01/11
Tiết 90 Ngày dạy :10/01/11
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
A. Mục tiêu: Giúp Hs. 
Ôn lại những kiến thức kĩ năng được thể hiện trong bài kiểm tra, thấy được ưu khuyết 
Trường THCS Lê Hồng Phong Trang 182 Năm Học 2010 - 
2011 
Giáo án ngữ văn 9 Người soạn: Trần Thị Hương 
điểm, tìm ra phương hướng khắc phục.
B Chuẩn bị 
 Gv: Chấm bài ,thống kê điểm ,thống kê các lỗi ,đưa ra cách sữa 
C . Tiến trình tổ chức các hoạt động trả bài.
1.Ổn định tổ chức.
2.Trả bài.
* Hoạt động I. GV phát bài cho Hs và cùng Hs tìm hiểu đáp án.
Câu 1: (2 điểm)
- Chỉ ra được biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ là biện pháp nhân hóa 
- Phân tích được hai tác dụng + tình yêu thiên nhiên của Bác 
 + Trăng với Bác đã trở thành đôi bạn tri ân tri kỉ 
Câu 2.(2 điểm).
Hai câu thơ trong trích trong tác phẩm “Lục Vân Tiên”của Nguyễn Đình Chiểu nằm trong 
đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”
- Nêu được đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu 
Câu 3 
1, Yêu cầu:
a. Về kĩ năng: Hs biết cách làm bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố nghị luận và miêu tả, 
(chủ yếu là miêu tả nội tâm), bố cục rõ ràng, biết chọn các chi tiết tiêu biểu, diễn đạt 
mạch lạc và có cảm xúc, không sai các lỗi thông thường về hình thức.
b.Về kiến thức: Các chuyện kể tùy chọn, nhưng phải đáp ứng hai yêu cầu: cảm động và 
rút ra được bài học sâu sắc. khi diễn tả sự xúc động của mình phải vận dụng các yếu tố 
nội tâm, những suy nghĩ thầm kín của mình; còn khi rút ra bài học nên vận dụng các yếu 
tố nghị luận.
2, Chuẩn cho điểm:
 Trên cơ sở đáp ứng tốt các yêu cầu về kĩ năng, kiến thức, chấm điểm như sau:
* Mở bài: 0,5 điểm.
* Kết bài: 0,5 điểm.
* Thân bài: 4 điểm.
 - Kể đúng yêu cầu đề, sự việc có diễn biến rõ ràng và chi tiết tiêu biểu(2 điểm).
 - Có diễn biến nội tâm của người kể (1 điểm).
 - Có yếu tố nghị luận (1 điểm).
* Hoạt động II.
 1. Ưu điểm: Đa số bài thi làm đúng yêu cầu, trình bày đẹp, ít lỗi chính tả 
 2. Khuyết điểm: Một số Hs chưa nắm vững yêu cầu của đề bài, lỗi chính tả, 
trình bày chưa khoa học.
3. Dặn dò: Xem lại đáp án để rút kinh nghiệm cho các bài kiểm tra lần sau.
Trường THCS Lê Hồng Phong Trang 183 Năm Học 2010 - 
2011 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfGA Ngu van 9(1).pdf