Giáo án Ngữ Văn 9 (trọn bộ) năm 2009 - 2010

Giáo án Ngữ Văn 9 (trọn bộ) năm 2009 - 2010

Tiết 1,2 văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs

- Hiểu được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

- Rèn hs có kĩ năng phân tích văn bản nhật dụng.

- Gdhs có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.

B/ Các bước lên lớp:

Tiết 1 - Ổn định lớp học

 - Tiến trình dạy- học bài mới

 

doc 221 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 775Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 (trọn bộ) năm 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK
	PHÒNG GIÁO DỤC KRÔNG NĂNG
	TRƯỜNG THCS PHÚ LỘC
	GIÁO ÁN VĂN 9
	GIÁO VIÊN: TRẦN THỊ NIÊN
	NĂM HỌC: 2009- 2010
Ngày soạn:
Ngày giảng:	 Tuần 1
Tiết 1,2	văn bản:	PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- Hiểu được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
- Rèn hs có kĩ năng phân tích văn bản nhật dụng.
- Gdhs có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.
B/ Các bước lên lớp:
Tiết 1	- Ổn định lớp học
	- Tiến trình dạy- học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Hđ1: Gv giới thiệu bài- hs lắng nghe
Hđ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung văn bản
- Gv hướng dẫn hs cách đọc- gv đọc mẫu đoạn đầu.
- Gv gọi hs đọc tiếp 
? Theo em tại sao vốn tri thức văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh lại sâu rộng?
- Hstl-gvkl:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi nhiều nơi trên thế giới, học nhiều thứ tiếng, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá của các nước phương Đông và phương Tây.
Bác cũng đã làm nhiều nghề. Qua lao động bác học hỏi và tìm hiểu đến mức sâu sắc.
? Em hãy kể một vài nghề mà Bác đã làm khi bác ở nước ngoài?
- Gv gợi ý để hs chỉ ra được các nghề mà Bác đã làm trong thời gian Bác ở nước ngoài.
? Theo em cách tiếp thu nền văn hoá thế giới của Bác ntn?
- Hstl-Gvkl:
Cách tiếp thu văn hoá của Bác có sự chọn lọc, Bác luôn học hỏi những điều tốt, có lợi để vận dụng vào cuộc sống thực tại của đất nước. Phê phán những hạn chế tiêu cực của họ.
? Theo em qua cách tiếp nhận đó em thấy nhân cách, lối sống của chủ tịch Hồ Chí Minh ntn?
- Hstl-Gvkl:
Cách tiếp nhận văn hoá trên thế giới của Bác là cách tiếp nhận những tinh hoa (cái đẹp) đã tạo nên một nhân cách, một lối sống rất Việt Nam, rất phương Đông, rất mới và rất hiện đại.
Tiết 2
? Với cương vị là một chủ tịch nước, vị lãnh đạo cao nhất của đảng và nhà nước ta, Bác Hồ đã có lối sống ntn? Em hãy tìm một số chi tiết nói về nơi ở, trang phục, ăn uống của Bác?
-Hstl-Gvkl và ghi bảng:
? Em có nhận xét gì về lối sống đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
- Hstl-gvkl:
Lối sống của Bác không phải là lối sống khắc khổ tự vui trong cảnh nghèo khó, cũng không phải là cách thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn người. mà đây là cách sống có văn hoá đã trở thàmh một quan niệm thẩm mĩ. Cái đẹp đó là sự giản dị, tự nhiên. Nét đẹp ở lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất dân tộc, rất Việt Nam
- Gv gọi hs đọc đoạn cuối của bài và cho hs phân tích hai câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm để làm nổi bật cuộc sống của các vị hiền triết thời xưa rất đạm bạc mà thanh cao.
? Theo em bài viết đã được tác giả sử dụng nghệ thuật đặc sắc nào? 
- Hstl-Gvkl:
Lê Anh Trà đã khéo léo sử dụng nghệ thuật đối lập trong bài để diễn tả cuộc sống hết sức giản dị của một vị Chủ tịch, một nguyên thủ quốc gia. Tác giả cũng đã sử dụng giữa tự sự và bình luận, đan xen những lời kể và những lời bình rất tự nhiên.
Tác giả cũng đã chọn lọc các chi tiết để đề cập đến sự tiếp thu văn hoá nhân loại, cách sống của Bác rất tiêu biểu. Đồng thời tác giả lại đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm để kết hợp sự hài hoà, gần gủi giữa Bác và các vị hiền triết xưa.
Hđ3: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần tổng kết.
? Em hãy nêu nhận xét chung của mình về nọi dung và nghệ thuật? 
- Gv cho hs đọc ghi nhớ trong sgk/ 8
Hđ4: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập
- Gv cho hs kể chuyện về chủ tịch hồ chí minh
- Hs kể chuyện, gv nhận xét cách kể chuyện của hs 
Ghi bảng
I/ Đọc- hiểu văn bản
1/ Sự tiếp thu văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh là người đi nhiều nơi, tiếp thu với nhiều nền văn hoá trên thế giới.
- Qua lao động bác hiểu được một cách sâu sắc.
- Có sự chọn lọc trong tiếp thu
] Bác tiếp nhận những tinh hoa, tạo nên một nhân cách, một lối sống rất Việt Nam, rất Phương Đông, rất mới và rất hiện đại.
2/ Lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Chiếc nhà sàn nhỏ là nơi làm việc và cũng là nơi ở của Bác.
- Vài ba bộ quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép cao su.
- Ăn rau muống luộc, cà ghém, cháo hoa... hết sức đạm bạc.
] Đó là lối sống hết sức giản dị, tự nhiên của Bác nhưng rất thanh cao và sang trọng.
3/ Nghệ thuật:
- Nghệ thuật đối lập độc đáo giữa sự giản dị với một vị Chủ tịch vĩ đại.
- Kết hợp tự sự với bình luận
- Chọn lọc chi tiết đặc sắc.
- Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
II/ Tổng kết:
* Ghi nhớ: Sgk/ 8
III/ Luyện tập:
- Thi kể chuyện Bác Hồ.
C/ Củng cố: Gv khái quát lại toàn bộ nội dung bài học
D/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài phương châm hội thoại.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 3:	CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Có ý thức sử dụng các phương châm này trong giao tiếp.
- Nhận biết được các phương châm này trong các văn bản.
B/ Các bước lên lớp:
	- Ổn định lớp học
	- Kiểm tra bài cũ: 
	? Em hiểu gì về vẻ đẹp tronh phong cách Hồ Chí Minh? Em hãy kể một câu chuyện về Bác Hồ? (Đáp án tiết 1,2)
	- Tiến trình dạy- học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Hđ1: Gv giới thiệu bài- hs lắng nghe
Hđ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học
Bước1: Tìm hiểu phương châm về lượng
- Gv gọi hs đọc đoạn đối thoại
? Câu trả lời của Ba có đáp ứng yêu cầu mà An cần hỏi không? Điều An cần biết là gì?
- Hstl-gvkl:
Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết. Điều mà An cần biết là địa điểm học bơi. Chắng hạn: Bể bơi thành phố, sông, hồ hay ao...
? Cách nói của Ba có nội dung chưa?
- Hstl-gvkl:
Cách nói đó của Ba chưa có nội dung.
? Nếu là em em sẽ trả lời ntn?
- Gv cho hs thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Gv nhận xét và hướng hs cách trả lời câu hỏi theo địa điểm.
- Gv gọi hs đọc câu truyện cười
? Vì sao truyện lại gây cho em muốn cười?
- Hstl-Gvkl:
Truyện gây cười vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói.
? Theo em thì chỉ cần trả lời thế nào là đủ?
- Gv cho hs tự suy nghĩ và trả lời đúng với yêu cầu của câu hỏi.
? Qua đó em có thể rút ra được bài học gì trong giao tiếp?
- Hstl-Gvkl:
Khi nói cần phải có nội dung đúng với mục đích giao tiếp, không nên nói thừa, cũng không nên nói thiếu vì như thế sẽ gây khó hiểu cho người khác.
? Em hiểu thế nào là phương châm hội thoại về lượng?
- Gv cho hs đọc ghi nhớ trong sgk/9
Bước 2: Tìm hiểu phương châm về chất.
- Gv gọi hs đọc ví dụ trong sgk
? Truyện phê phán điều gì? Trong giao tiếp cần tránh điều gì?
- Hstl-Gvkl:
Truyện phê phán tính nói khoác, không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật. hoặc không có bằng chứng xác thực.
? Em hiểu thế nào là phương châm về chất?
- Gv cho hs đọc ghi nhớ trong sgk/ 10.
Hđ3: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập trong sgk
Bài tập1:
- Gv cho hs tự phân tích lỗi dùng trong giao tiếp.
- Hs thực hiện- gvkl và ghi bảng:
Bài tập 2:
- Gv cho hs điền từ vào chỗ trống.
- Gv nhận xét và ghi bảng:
Bài tập 3: Xác định phương châm hội thoại không được tuân thủ trong câu chuyện.
Bài tập 4:
- Hs xác định kiểu phương châm hội thoại dùng trong các câu.
- Gv nhận xét và kết luận ghi bảng:
Ghi bảng
I/ Phương châm về lượng
Ví dụ: Sgk
- Câu trả lời của Ba không đúng với nội dung mà An cần hỏi.
Ví dụ:
- Các nhân vật hỏi và trả lời nhiều hơn những gì cần nói.
] Trong giao tiếp cần nói đúng nội dung cuộc giao tiếp, không nên nói thừa hoặc thiếu về nội dung.
* Ghi nhớ: sgk/ 9
II/ Phương châm về chất
Ví dụ: Sgk
- Nói điều không đúng sự thật, không có bằng chứng xác thực.
* Ghi nhớ: sgk/ 10.
III/ Luyện tập:
Bài tập1:Phân tích lỗi dùng từ:
a, Thừa cụm từ"nuôi ở nhà"vì từ "gia súc" đã hàm chứa điều đó.
b, Tất cả loài chim đều có hai cánh vì thế nói đến "én" là nói đến chim cho nên cụm từ "hai cánh" là cụm từ thừa.
Bài tập 2: Điền từ thích hợp
a, Nói có sách, mách có chứng.
b, Nói nhăng nói cuội.
c, Nói trạng.
d, Nói mò.
e, Nói dối 
Bài tập 3:
Câu nói"rồi có nuôi được không" người nói đã vi phạm phương châm về lượng
Bài tập 4: Xác định các phương châm hội thoại trong các ý
a, Phương châm về chất.
b, Phương châm về lượng
C/ Củng cố: Gv củng cố nội dung bài học
D/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài 
	 Chuẩn bị bài sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 4 	SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
	TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật ttrong văn bản thuyết minh để làm cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn.
- Rèn kĩ năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- GDHS ý thức sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
B/ Các bước lên lớp.
	- Ổn định lớp học
	- Kiểm tra bài cũ:
	? Em hiểu thế nào là phương châm hội thoại về lượng và về chất?( Đáp án tiết 3)
	- Tiến trình dạy- học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Hđ1: Gv giới thiệu bài- hs lắng nghe
Hđ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học
Bước1: Ôn lại kiến thức về văn bản thuyết minh
? Văn bản thuyết minh có những tính chất nào?
- Hstl-Gvkl:
Văn bản thuyết minh đòi hỏi phải có tính khách quan, xác thực, hữu ích. Trình bày phải chính xác, rõ ràng, chặt chẽ.
? Thuyết minh để làm gì?
- Hstl-Gvkl:
Thuyết minh để cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích.
? Em hãy nêu các phương pháp thuyết minh thường dùng?
- Hstl-Gvkl:
Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích, lịêt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại.
Bước 2: Tìm hiểu một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
- Gv gọi hs đọc văn bản "Hạ Long đá và nước".
? Văn bản này thuyết minh đặc điểm của đối tượng nào?
- Hstl-Gvkl và ghi bảng:
Tác giả thuyết minh sự kì lạ của Vịnh Hạ Long do đá và nước tạo nên, tức là thuyết minh vẻ đẹp hấp dẫn kì lạ của Hạ Long.
? Văn bản có cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng không?
- Hstl-Gvkl:
Khác với các cách thuyết minh của các nhà văn khác. Nguyên Ngọc giới thiệu Hạ Long theo một phương diện ít ai nói tới. Có thể nói là một phát hiện của nhà văn, đá và nước nơi Hạ Long đã đem đến cho du khách những cảm giác thú vị.
? Theo em văn bản đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu?
- Hstl-Gvkl và ghi bảng:
Bài văn thuyết minh đã sử dụng nhiều phương pháp như giải thích, liệt kê... phương pháp liệt kê vẫn là cơ bản nhất.
? Để cho bài văn sinh động tác giả còn dùng biện pháp nghệ thuật nào khi thuyết minh?
- Hstl-Gvkl:
Trong bài văn này tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật tưởng tượng và liên tưởng. Tưởng tượng những cuộc dạo chơi, đúng hơn là khả năng dạo chơi (bài văn dùng nhiều lần từ "có thể" khơi gợi những cảm giác có thể có. Đồng thời tác giả dùng nghệ thuật nhân hoá để tả các loài đá (gọi chúng là thập loại chúng sinh, là thế giới người, là bọn người bằng đá hối hả trở về)
? Cách sử dụng nghệ thuật ấy có tác ...  dấu bản chất của mình trước vợ.
- Giết luôn vợ.
] Nhân vật phản diện với nhiều cái xấu, cái ác. Cam tâm phản lại dân tộc và gia đình mình.
b, Thái và Cửu:
- Là cán bộ cách mạng dũng cảm và trung thành.
- Củng cố được lòng tin của nhân dân trong hoàn cảnh cần thiết nhất.
4/ Nghệ thuật:
- Xung đột kịch gay gắt.
- Tình huống éo le, bất ngờ.
- Ngôn ngữ phù hợp với tình huống kịch.
III/ Tổng kết
* Ghi nhớ trong sgk/ 167.
IV/ Luyện tập
- Phân vai
C/ Củng cố: Gv củng cố nội dung bài học
D/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài tổng kết tập làm văn.
	_________________________________________________________
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 163, 164	TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- Củng cố và nắm vững các kiểu văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp 9, phân biệt các kiểu văn bản và nhận biết sự cần thiết phải phối hợp chúng trong thực tws làm bài.
- Phân biệt kiểu văn bản và thể loại văn học.
- Biết đọc các kiểu văn bản theo theo đặc trưng của nó. đồng thời nâng cao năng lực tích hợp đọc và viết cácvăn bản thông dụng.
B/ Các bước lên lớp
Tiết 163	- Ổn định lớp học
	- Kiểm tra bài cũ:? Trình bày nội dung và nghệ thuật của vở kịch Bắc Sơn của 	Nguyễn Huy Tưởng? (Đáp án tiết 162)
	- Tiến trình dạy- học tiết tổng kết.
Hoạt động của thầy và trò
Hđ1: Gv giới thiệu bài- hs lắng nghe
Hđ2: Gv hướng dẫn hs thực hiện tổng kết .
Bước 1: Gv cho hs đọc bảng tổng kết trong sgk/ 169, 170.
? Em hãy cho biết sự khác nhau của các kiểu văn bản?
- Hstl- Gvkl và ghi bảng:
? Các kiểu văn bản đó có thể thay thế cho nhau được hay không? Tại sao?
- Hstl- Gvkl:
Các kiểu văn bản đó không thể thay thế cho nhau được vì:
+ Khác nhau về phương thức biểu đạt
+ Khác nhau về hình thức thể hiện.
+ Mục đích sử dụng cũng khác nhau:
Tự sự: Để nắm được diễn biến sự việc, sự kiện.
Miêu tả: Để đảm nhận được các sự việc, hiện tượng.
Biểu cảm: Để hiểu được thái độ, tình cảm của người viết đối với sự việc, hiện tượng.
Thuyết minh: Để nhận thức được đối tượng.
Nghị luận: Để thuyết phục người đọc tin theo một vấn đề nào đó.
Hành chính công vụ: Để tạo lập quan hệ xã hội trong khuôn khổ pháp luật.
+ Các yếu tố cấu thành cũng khác nhau:
Tự sự: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả sự việc, sự kiện.
Miêu tả: Hình tượng về một sự vật, hiện tượng được người viết tái hiện, tái tạo.
Biểu cảm: Các cảm xúc cụ thể của người viết đối với sự vật, hiện tượng.
Thuyết minh: Cung cấp tri thức khách quan (cấu tạo, hình dáng, kích thước, khối lượng, màu sắc, thuộc tính, đặc điểm, số liệu) về đối tượng.
Nghị luận: Hệ thống luận điểm, luận cứ, lập luận.
Hành chính công vụ: Trình bày theo mẫu.
? Các hình thức biểu đạt trên có thể phối hợp cho nhau trong một văn bản cụ thể hay không? Tại sao? Cho ví dụ.
- Hstl- Gvkl:
Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể, vì:
+ Trong văn bản tự sự có thể sử dụng phương thức miêu tả, thuyết minh, nghị luận và ngược lại.
+ Ngoài chức năng thông tin, các văn bản còn có chức năng tạo lập và duy trì quan hệ xã hội. Do đó không thể có một văn bản nào lại thuần chủng một cách cực đoan.
? Em hãy so sánh kiểu văn bản và thể loại của các văn bản trên?
- Hstl- Gvkl và ghi bảng:
Tiết 164
Bước 2: Tìm hiểu tính tích hợp trong tậplàm văn
? Theo em phần văn và tập làm văn có mối quan hệ với nhau ntn?
- Hstl- Gvkl và ghi bảng:
Bước 3: Thực hiện phần luyện tập
- Gv chép đề bài lên bảng:
- Gv chia lớp thành các nhóm học tập và thực hiện các bài tập trong sgk.
- Đại diện các nhóm trình bày và gv nhận xét bổ sung thêm để được hoàn chỉnh
Ghi bảng
I/ Các kiểu văn bản đã học trong chương trình ngữ văn THCS.
1/ Sự giống và khác nhau của các kiểu văn bản:
- Tự sự
- Miêu tả.
- Biểu cảm.
- Thuyết minh.
- Nghị luận.
- Điều hành công vụ.
] Điểm khác nhau cơ bản của các loại văn bản trên là:
+ Khác về phương thức biểu đạt.
+ Khác về hình thức thể hiện.
2/ Các kiểu văn bản trên không thể thay thế cho nhau, vì:
- Khác nhau về phương thức biểu đạt.
- Khác nhau về hình thức thể hiện.
- Khác nhau về mục đích sử dụng.
- Khác nhau về yếu tố cấu thành.
3/ Phương thức biểu đạt
Các phương thức trên có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể.
4/ So sánh kiểu văn bản và thể loại văn học:
+ Giống nhau:
- Các kiểu văn bản và thể loại văn học có thể dùng chung một phương thức biểu đạt nào đó
 Ví dụ:
Kiểu tự sự có mặt trong thể loại tự sự
Kiểu biểu cảm có mặt trong thể loại trữ tình
+ Khác nhau:
- Kiểu văn bản là cơ sở của các thể loại văn học.
- Thể loại vănhọc là môi trường xuất hiện các kiểu văn bản
- Trong thể kịch cũng có thể sử dụng các kiểu văn bản.
II/ Tính tích hợp trong tập làm văn
- Phần tập làm văn cung cấp tri thức về đặc điểm chung cơ bản của các kiểu văn bản và cách làm các kiểu văn bản ấy.
- Phần văn học sẽ giúp hs đọc hiểu các văn bản đa dạng thể hiện các kiểu văn bản trên về: phương pháp kết cấu, diễn đạt
- Đọc nhiều văn bản sẽ giúp hs có các viết tốt
III/ Luyện tập
Đề bài
1/ Viết đoạn văn tự sự có sử dụng cả miêu tả nội tâm và nghị luận.
2/ Kể lại ngắn gọn một tác phẩm văn học trong chương trình ngữ văn thcs mà em yêu thích.
3/ Chuyển đoạn kết của chuyện người con gái Nam Xương thành một đoạn đối thoại.
4/ Dựa vào đoạn kết của chuyện người con gái Nam Xương, hãy viết đoạn văn miêu tả độc thoại nội tâm của Trương Sinh.
C/ Củng cố: Gv củng cố nội dung bài học.
D/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài tôi và chúng ta.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 155, 156	Văn bản:	TÔI VÀ CHÚNG TA
	 (Trích cảnh ba)	- Lưu Quang Vũ-
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- Hiểu được những xung đột, mâu thuẫn cơ bản giữa cái mới cái tiến bộ với cái bảo thủ cái lạc hậu trong lao động sản xuất ở một xí nghiệp Thắng Lợi nói riêng và của đất nước ta đầu những năm 80 của thế kỉ XX. 
- Hiểu được nghệ thuật tạo tình huống, phát triển mâu thuẫn ttrong kịch của Lưu Quang Vũ.
- Rèn luyện kĩ năng đọc phân vai, tìm hiểu và phân tích mâu thuẫn, xung đột tính huống và tính cách nhân vật trong đoạn kịch nói qua ngôn ngữ đối thoại.
- GDHS ý thức bảo vệ và phát huy cái mới, cái tốt đẹp, đấu tranh chống lại cái lạc hậu, bảo thủ.
B/ Các bước lên lớp
Tiết 155	- Ổn định lớp học
	- Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra vở soạn bài của hs.
	- Tiến trình dạy- học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Hđ1: Gv giới thiệu bài- hs lắng nghe
Hđ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu bài học
Bước1: Tìm hiểu sơ lược về tác giả và tác phẩm
- Gv gọi hs đọc chú thích * trong sgk
- Gv yêu cầu hs tự tìm những điểm cơ bản về tác giả và tác phẩm
Bước 2: Gv hướng dẫn hs đọc và hiểu văn bản
- Gv hướng dẫn hs đọc văn bản- gv đọc mẫu một số câu ở một số nhân vật.
Chẳng hạn
Hoàng Việt: tự tin, bình tĩnh, cương quyết.
Lê Sơn: rụt rè, lúng túng sau bắt đầu chắc chắn tự tin hơn.
Nguyễn Chính: ngọt nhạt, thủ đoạn, vừa tỏ ra thông cảm vừa có vẻ đe doạ.
- Gv phân công hs đọc theo vai trong đoạn kịch.
? Em hiểu gì về nhan đề tác phẩm?
- Hstl- Gvkl:
Nhan đề thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, chung và riêng cần được nhìn nhận mới, không có chủ nghĩa tập thể chung chung. Cái chúng ta tạo thành những cái tôi cá nhân cụ thể. Khi quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân được đảm bảo và thống nhất với nghĩa vụ và quyền lợi của tập thể thì khi đó sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp và chắc chắn. Còn ngược lại chỉ nói đến cái chúng ta chung chung, chỉ kêu gọi quyết tâm mà không tạo điều kiện và cơ chế để người lao động sản xuất có cơ hội thì chỉ là lời kêu gọi suông. Tôi trong chúng ta, thống nhất với chúng ta. Nhưng mỗi cái tôi phải được tôn trọng và đảm bảo cụ thể, thiết thực trong sản xuất và đời sống vật chất tinh thần. Đó là vấn đề thời sự nước ta những năm 80 của thế kỉ XX.
? Em có thể phân chia các nhân vật trong đoạn trích thành hai nhóm ntn?
- Gv cho hs tự xếp thành nhóm, sau nhận xét và bổ sung cho đúng.
? Khi đột ngột nghe giám đốc công bố kế hoạch sản xuất mới, người nghe đã có những phản đối gì? Vì sao lại có thái độ như vậy?
- Hstl- Gvkl:
Khi đạidiện cho ban lãnh đạo, cho tập thể, cho cái mới. Quyền giám đốc Hoàng Việt công bố mở rộng sản xuất và thay đổi tổ chức sản xuất thì lập tức nhận được thái độ phản ứng khác nhau của mọi người.
Đầu tiên là Lê Sơn tỏ vẻ hoài nghi, sợ hãi, phân vân.
Với nhiều phản ứng khác nhau nhưng nhìn chung chỉ qua một cuộc họp đã thấy khó khăn của cái mới khi nó vừa hình thành và đang xuất hiện.
Tiết 166 (Tuần 36)
? Qua các chi tiết, lời đối thoại trong đoạn trích em thấy Hoàng Việt là người ntn?
- Hstl- Gvkl:
Hoàng Việt đại diện tiêu biểu cho những con người tiên tiến, dám nghĩ, dám làm tin tưởng vào bản thân và quần chúng. Thông minh và giàu nghị lực, dũng cảm, mạnh dạn đầy tinh thần trách nhiệm, cương quyết và biết động viên cán bộ và nhân dân. Trong công việc biết cách thuyết phục mọi người khi đã không được thì dùng mệnh lệnh.
? Em hiểu Lê Sơn là người ntn?
- Hstl- Gvkl và ghi bảng:
? Em có nhận xét gì về nhân vật Nguyễn Chính?
- Hstl- Gvkl và ghi bảng:
? Tính cách các nhân vật và mâu thuẫn kịch được giải quyết và làm rõ chủ yếu bằng phương tiện gì?
- Hstl- Gvkl:
Bằng ngôn ngữ đối thoại trực tiếp của các nhân vật trong một không gian nhỏ.
? Theo em kết quả của cuộc đấu tranh trong vở kịch sẽ chuyển biến ntn?
- Gv cho hs thảo luận nhóm
- Hstl- Gvkl:
Cuộc đấu tranh tuy gay go, quyết liệt nhưng chắc chắn phần thắng sẽ thuộc về cái mới, cái tiến bộ vì trong cách nghĩ và cách làm của Hoàng Việt và Lê Sơn phù hợp với yêu cầu thực tế của đời sống, thúc đẩy sự phát triển đi lên của xã hội.
Hđ3: Thực hiện phần tổng kết
- Gv gọi hs đọc ghi nhớ trong sgk/ 180.
Hđ4: Thực hiện phần luyện tập
- Gv cho hs đọc phân vai và tập diễn kịch.
Ghi bảng
I/ Sơ lược về tác giả, tác phẩm
Chú thích * sgk
II/ Đọc- hiểu văn bản
1/ Diễn biến mâu thuẫn và xung đột của đoạn kịch:
- Cái cũ, cái lạc hậu bảo thủ xung đột mâu thuẫn với cái mới, cái tiến bộ.
- Hoàng Việt công bố kế hoạch mở rộng và đổi mới sản xuất, các phản ứng bắt đầu nảy sinh trong cuộc họp.
] Yêu cầu được đổi mới phương thức làm ăn của xí nghiệp mâu thuẫn gay gắt với bảo thủ và lạc hậu.
2/ Tính cách của các nhân vật:
a, Hoàng Việt:
- Quyền giám đốc đại diện cho sự tiến bộ.
- Dám nghĩ, dám làm, dũng cảm, cương quyết.
- Biết thuyết phục mọi người.
] Hoàng Việt là mẫu người lãnh đạo thời kì đổi mới đầu tiên, người đại diện cho sự tiến bộ của đất nước.
b, Lê Sơn:
- Có năng lực, chuyên môn giỏi
- Sẵn sàng cùng Hoàng Việt đấu tranh chống lại cái cũ.
c, Nguyễn Chính:
- Máy móc, bảo thủ, gian ngoan đầy thủ đoạn.
- Luôn tin vào cơ chế, nguyên tắc để chống lại cái mới.
- Khôn khéo luồn lách xu nịnh cấp trên.
ž Đối thoại trực tiếp của các nhân vật.
] Phần thắng thuộc về cái mới, cái tiến bộ.
III/ Tổng kết:
*Ghi nhớ: sgk/ 180
IV/ Luyện tập
- Đọc phân vai và tập diễn kịch
C/ Củng cố: Gv củng cố nội dung bài học
D/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài tổng kết văn học

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 9 tron bo moi nhat.doc