Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Lương Thế Vinh

 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MIINH

 (Lê Anh Trà)

I- MỤC TIÊU :

Giúp học sinh:

1.Kiến thức:- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc vànhân loại, vĩ đại và bình dị.

- Thấy được một số nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh : Kết hợp kể – bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.

2. Kỹ năng: Rèn luyện thêm kỹ năng viết văn bản có sự kết hợp yếu tố thuyết minh với lập luận.

3. Thái độ : Học sinh có ý thức tu dưỡng đạo đức, học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.

II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :

1.GV : Đọc sách giáo viên, soạn giáo án, sưu tầm: Những mẫu chuyện về cuộc đời Hồ Chí Minh; một số bức tranh ảnh về Bác Hồ.

 2.HS : Đọc văn bản, sưu tầm những bài viết về Bác Hồ, soạn bài ở nhà.

* Tích hợp :

+ Văn bản đã học ở lớp 7 “Đức tính giản dị của Bác Hồ”.

+ Tập làm văn: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

 

doc 86 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1052Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Lương Thế Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:12.08.2009
TUẦ N 1
Tiết 1
	PHONG CÁCH HỒ CHÍ MIINH
	 (Lê Anh Trà)
I- MỤC TIÊU :
Giúp học sinh:
1.Kiến thức:- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc vànhân loại, vĩ đại và bình dị.
- Thấy được một số nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh : Kết hợp kể – bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.
2. Kỹ năng: Rèn luyện thêm kỹ năng viết văn bản có sự kết hợp yếu tố thuyết minh với lập luận.
3. Thái độ : Học sinh có ý thức tu dưỡng đạo đức, học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.
II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
1.GV : Đọc sách giáo viên, soạn giáo án, sưu tầm: Những mẫu chuyện về cuộc đời Hồ Chí Minh; một số bức tranh ảnh về Bác Hồ.
 2.HS : Đọc văn bản, sưu tầm những bài viết về Bác Hồ, soạn bài ở nhà.
* Tích hợp : 
+ Văn bản đã học ở lớp 7 “Đức tính giản dị của Bác Hồ”.
+ Tập làm văn: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tình hình lớp: ( 1’) Điểm danh học sinh
2. Kiểm tra bài cũ : ( 2’ )
- Kiểm tra Sgk, vở ghi, vở soạn ngữ văn 9
- GV giới thiệu sơ lược chương trình Ngữ văn 9 ở hai học kỳ.
3. Giảng bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1’ Cuộc sống hiện đại đang từng ngày từng giờ lôi kéo, làm thế nào để có thể hội nhập với thế giới mà vẫn bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. Tấm gương về nhà văn hoá lỗi lạc Hồ Chí Minh ở thế kỷ XX sẽ là bài học cho các em . -> GV dẫn vào bài học
b. Tiến trình tiết dạy :
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
10’
* Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chú thích
* Hoạt động 1:
I.Tìm hiểu chung:
H: Xuất xứ tác phẩm có gì đáng chú ý?
(Năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ)
- HS quan sát sgk , nêu tác giả, tác phẩm và thời gian xuất bản .
1.Tác giả, tác phẩm:
- Trích trong “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị”,1990.
H: Em còn biết những văn bản, cuốn sách nào viết về Bác?
- HS nêu, có thể là:
“Bác Hồ – con người – Phong cách”- Nhiều tác giả, NXb trẻ – 2005
- GV nêu cách đọc: giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, truyền cảm.
HS lắng nghe, ghi nhớ
2. Đọc và hiểu văn bản :
- GV đọc mẫu một lượt 
 - GV yêu cầu HS đọc thầm chú thích và kiểm tra việc hiểu chú thích qua một số từ trọng tâm : Truân chuyên , Bộ chính trị , thuần đức , hiền triết . 
- HS đọc theo sự chỉ định của GV, theo dõi bạn đọc. Nhận xét, sửa chữa, cách đọc của bạn theo yêu cầu của GV
- H: Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào? Thuộc loại văn bản gì?
GV giải thích để hs thấy được đây là VB nghị luận ( có kết hợp với yếu tố tự sự và biểu cảm )
- H: Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dungchính của từng phần ?
GV nhấn mạnh sự liên kết chặt chẽ ,tính mạch lạc của VB . Hai đoạn văn thể hiện 2 luận điểm với những luận cứ rõ ràng , sâu sắc .
HS suy nghĩ trao đổi cùng các bạn và giáo viên.
- Bố cục: 2 phần
+ Từ đầu“rất hiện đại”: HCM với sự tiếp thu, văn hoá, nhân loại.
+ Còn lại : Những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh 
3. Phương thức biểu đạt:
-Nghị luận
4. Bố cục:2 đoạn
- Đoạn 1: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
- Đoạn 2: Những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh 
25’
* Hoạt động 2 :Hướng dẫn tìm hiểu phần 1
* Hoạt động 2:
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại .
- GV gọi HS đọc lại đoạn 1
- HS đọc lại đoạn 1 
“Từ đầu  rất hiện đại”
- H: Những tinh hoa văn hoá nhân loại đến với Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh nào?
HS suy nghĩ và trả lời cá nhân
- Hoàn cảnh: bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước.
- GV: Dùng kiến thức về lịch sử giới thiệu cho HS:
+ Vào những năm đầu thế kỷ, với những khát vọng tìm đường cứu nước: 
. Năm 1911 tại bến Nhà Rồng
. Qua nhiều cảng trên thế giới
. Thăm và ở nhiều nước
- H: Hồ Chí Minh đã làm cách nào để có được vốn trí thức văn hoá nhân loại?
- HS nêu cách tiếp thu của Bác
- Cách tiếp thu: Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ 
- Tổ chức HS thảo luận nhóm nhỏ (2 em):
- HS thảo luận nhóm nhỏ (2 em)
- H: Vậy chìa khoá để mở ra kho trí thức nhân loại là gì ?
- Qua công việc lao động mà học hỏi
+ Qua công việc lao động mà học hỏi
- H: Hãy kể một câu chuyện về Bác mà em đã được học (hoặc nghe) để chứng minh rằng Bác Hồ là người luôn qua công việc lao động mà học hỏi. GV bổ sung thêm dựa vào cuốn: Những mẫu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch
- Một học sinh kể ngắn gọn
- Để khám phá kho trí thức ấy có phải chỉ vùi đầu vào sách vở hay phải qua hoạt động thực tiễn?
- H: Động lực nào giúp người có được những trí thức ấy?
Hãy tìm dẫn chứng cụ thể trong VB để minh hoạ?
- HS trả lời cá nhân 
- Dựa vào văn bản tìm dẫn chứng.
- Động lực: Ham hiểu biết, học hỏi, tìm hiểu.
 + Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng.
+ Làm nhiều nghề
+ Đến đâu cũng học hỏi
- H: Qua những vấn đề trên, em thấy Bác là người như thế nào ?
- HS nêu nhận xét.
HS khác bổ sung (nếu chưa đầy đủ)
à Hồ Chí Minh là người thông minh , cần cù, yêu lao động.
- GV bình: Mục đích ra nước ngoài của Bác à Hiểu văn học nước ngoài để tìm cách đấu tranh giải phóng dân tộc.
- H: Và kết quả Hồ Chí Minh đã có được vốn trí thức nhân loại ở mức như thế nào? Và theo hướng nào?
- Rộng và sâu
+ Rộng: Từ văn hoá Phương Đông à Phương Tây.
+ Sâu: Uyên thâm, nhưng tiếp thu có chọn lọc
- Hồ Chí Minh có vốn kiến thức rộng và sâu
- GV diễn giảng thêm: Tiếp thu có chọn lọc là tiếp thu cái hay, cái đẹp, nhưng cần phê phán những mặt tiêu cực.
- HS nghe
- H : Vậy điều kỳ lạ nhất đã tạo nên phong cách Hồ Chí Minh là gì? Câu văn nào trong văn bản đã nói rõ điều đó?
HS rút ra kết luận 
- Câu văn: “Nhưng điều kì lạrất hiện đại”
=> Hồ Chí Minh tiếp thu văn hoá nhân loại dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc.
- H: Hãy nêu vai trò của câu văn trong toàn văn bản? Nhận xét NT lập luận của toàn VB ?
- Câu chủ đề, giữ vai trò then chốt. 
* Lập luận chặt chẽ theo lối qui nạp 
-GV giảng giải cách lập luận của tác giả ở đoạn 1( lập luận lối qui nạp – dẫn chứng tiêu biểu , lý lẽ chặt chẽ )
+ Câu văn vừa khép lại, vừa mở ra vấn đề.
3’
-H: Ngoài ra tg còn sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì nhằm tăng sức thuyết phục cho toàn đoạn văn ?
- GV nhận xét, bổ sung và chốt lại hiệu quả của những biện pháp nghệ thuật của đoạn văn
- Từ quan điểm của tg ở ĐV 1, em hãy nêu nhận định khái quát về phong cách HỒ CHÍ MINH ?
- Thảo luận nhóm ( 2 em )
+ Kết hợp giữa kể và bình luận.
Đan xen giữa những lời kể là lời bình luận một cách rất tự nhiên: “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào ” 
-Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu
-Thảo luận nhóm , rút ra kết luận 
* Phong cách Hồ Chí Minh rất Việt Nam nhưng rất mới ,rất hiện đại.
2’
-GV nâng cao vấn đề , giáo dục HS bài học về sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại nhưng phải gữi gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong xu thế giao lưu , hội nhập quốc tế hiện nay . 
- HS nghe , suy ngẫm và liên hệ bản thân
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo :( 1’ )
- Đọc lại văn bản và tìm hiểu thêm tư liệu viết về Bác
IV- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
* Tư liệu: 
 Văn hoá Hồ Chí Minh tức là một phong cách sống vừa văn minh , vừa hiện đại , vừa kế thừa mọi tốt đẹp của truyền thống dân tộc , kết hợp mọi tinh hoa của phương Đông và phương Tây để đạt đến chân , thiện , mỹ của tương lai .
 Đó phải chăng là phương hướng cho nền văn hoá của tất cả các dân tộc trên trái đất hiện nay .
 Vì vậy , con đường mà Hồ Chí Minh vạch ra cho văn hoá chúng ta cũng là tương lai của văn hoá loài người .
 Chúng tôi hoàn toàn tán thành lời tiên đoán tài tình của một nhà văn Xô Viết cách đây hơn nửa thế kỷ rằng , Người thanh niên này ( tức là Nguyễn Aí Quốc) chính là đại diện cho nền văn hoá của tương lai .
	Lê Anh TràTIẾT 2: 
Ngày soạn:12.08.2009
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
	 (tiếp theo)
I- MỤC TIÊU :
Giúp học sinh:
1.Kiến thức:- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
2. Kỹ năng: Rèn luyện thêm kỹ năng viết văn bản có sự kết hợp yếu tố thuyết minh với lập luận.
3. Thái độ : Học sinh có ý thức tu dưỡng đạo đức, học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.
II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
1.GV : Đọc sách giáo viên, soạn giáo án.
2.HS: Đọc lại văn bản, sưu tầm những bài viết về Bác Hồ.
+ Văn bản đã học ở lớp 7 “Đức tính giản dị của Bác Hồ”.
+ Tập làm văn: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tình hình lớp: 1’ Điểm danh học sinh 
2. Kiểm tra bài cũ : 3’
Trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh “ , tác giả viết: “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới , văn hoá thếù giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Em hãy cho biết Bác Hồ đã phải làm gì để có được vốn tri thức sâu rộng như vậy ?
*Dự kiến trả lời : Để có được vốn tri thức sâu rộng , Người đã : nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ ; qua công việc ( làm nhiều nghề ) mà học hỏi ; đi đến đâu cũng học hỏi , tìm hiểu đến mức sâu sắc . 
 3. Giảng bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1’ GV củng cố kiến thức ở tiết 1, chuyển ý sang nội dung kiến thức học ở tiết 2.
	b. Tiến trình tiết dạy :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
30’
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần 2
* Hoạt động 3:
2. Nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh:
-Gọi ... ÏC :
1. Ổn định tình hình lớp: 1’Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ : 3’
Nêu cách sử dụng từ ngữ xưng hô trong hội thoại?
3. Giảng bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1’ Khi giao tiếp, có những lúc ta phải dẫn lại lời (ý nghĩ) của người khác hoặc của chính chúng ta. Hôm nay, cô giới thiệu với các em về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
	b. Tiến trình tiết dạy :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
9’
* Hoạt động 1: Tìm hiểu cách dẫn trực tiếp.
- GV treo bảng phụ (ghi 2 ví dụ (a) và (b)
- GV yêu cầu HS tìm hiểu ví dụ trong sgk và trả lời câu hỏi.
- Cho biết phần gạch chân trong các ví dụ (a) và ví dụ (b), thì:
Hoạt động1:
HS quan sát ví dụ:
I. Cách dẫn trực tiếp:
1. Ví dụ (sgk, trang 53)
a Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”
b. Hoạ sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét trước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. 
- Phần gạch chân nào là lời nói được phát ra thành lời.
- Phần gạch chân nào là ý nghĩ trong đầu? 
(a) àlời nói 
(b)à ý nghĩ
Đặt trong dấu ngoặc kép
ầ lời nói
bà ý nghĩ
- Các phần in đậm (gạch chân) trên được tách ra khỏi phần đứng trước nó bằng những dấu gì?
- Nó được ngăn cách khỏi phần câu đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép
-Có thể đảo vị trí của phần gạch chân lên phía trước được không? Khi đảo, hai bộ phận sẽ được ngăn cách bằng dấu gì?
- GV cho các nhóm đảo vị trí 2 phần của 2 ví dụ (a), (b).
GV nhận xét, uốn nắn
- HS đảo vị trí các phần 
- GV chốt ý: Việc dẫn lại nguyên văn lời nói (hay ý nghĩ) của người khác hoặc của chính mình gọi là lời dẫn trực tiếp
GV lưu ý thêm: lời dẫn trực tiếp không được thay đổi, thêm bớt.
2. Kết luận:
- Việc dẫn lại nguyên văn lời nói (hay ý nghĩa) của người khác hoặc của chính mìnhà lời dẫn trực tiếp.
- Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. 
9’
*Hoạt động 2: Tìm hiểu cách dẫn gián tiếp
- GV treo bảng phụ (có ghi ví dụ II a, b)
- GV: Cho biết phần gạch chân ở ví dụ a là lời nói hay ý nghĩ.
*Hoạt động 2:
a, à Lời nói
II. Lời dẫn gián tiếp:
1. Tìm hiểu ví dụ: (sgk)
a Lão khuyên khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này, để dùi giắng lại ít lâu, xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu, chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã chết hết con gái đâu mà sợ.
- GV: Phần gạch chân ở ví dụ b là lời nói hay ý nghĩ.
b, à ý nghĩ
a, à Lời nói
b. Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.
b, à ý nghĩ
GV hỏi: Các phần được gạch chân có được tách ra khỏi phần đứng trước nó bằng dấu hiệu gì không?
- Có thể thay từ “rằng” bằng từ nào?
- Ví dụ (a) không có dấu hiệu gì
Ví dụ (b) có dấu hiệu là từ “rằng”
- Thay bằng từ “là”
“rằng” = “là”
- Cách trích ở hai ví dụ trên là lời dẫn gián tiếp.
Vậy thế nào là lời dẫn gián tiếp. 
- HS rút ra kết luận
2.Kết luận:
- Dẫn gián tiếp là dẫn lại lời (ý nghĩa) của người khác hoặc của chính người nói, có điều chỉnh cho thích hợp.
- Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
- GV lưu ý: Cho ví dụ sau
Nam nói: “Ngày mai tớ nghỉ học nhéà lời dẫn trực tiếp, em hãy chuyển sang.Lời dẫn gián tiếp
- Vậy khi chuyển đổi lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp cần lưu ý?
- Thảo luận nhóm
. Nam nói là ngày mai bạn ấy nghỉ học.( Chuyển từ ngôi thứ nhất tớ sang ngôi thứ ba: bạn ấy; bỏ tình thái từ nhé, thêm từ “là”)
- Hoạt động cá nhân.
Cần chú ý:
+ Bỏ dấu hai chấm, dấu ngoặc kép.
+ Thay đổi từ xưng hô cho thích hợp.
+ Lược bỏ các tình thái từ.
+ Có thể thêm “rằng” hoặc “là” trước lời dẫn.
1’
- GV gọi HS đọc ghi nhớ (sgk, trang 54)
* Ghi nhớ: (sgk)
20’
* Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập.
-Gọi HS đọc và nêu yêu cầu Bài tập 1
Hoạt động 4
Hoạt động cá nhân
-HS đọc và thực hiện BT
III. Luyện tập
Bài tập 1:Tìm lời dẫn
- Cả hai tình huống đều là dẫn trực tiếp.
Ví dụ a: dẫn lời
Ví dụ b: dẫn ý
-Gọi HS đọc và nêu yêu cầu Bài tập 2
-HS đọc và thực hiện BT 
-Thảo luận nhóm: 3 nhóm
Bài tập 2: Tạo ra hai cách dẫn
a. Dẫn trực tiếp
Trong báo cáo của Đảng , chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chúng ta dân tộc anh hùng”.
b. Dẫn gián tiếp:
Trong báo cáo chính trị chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng chúng ta dân tộc anh hùng.
Tương tự nhóm 2, 3
Nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, kết luận
-Gọi HS đọc và nêu yêu cầu Bài tập 3
Hoạt động cá nhân
Bài tập 3:Chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp
- Thêm từ rằng
- Thay đổi ngôi
 GV củng cố 
- Thế nào là lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp?
Hôm sau, Linh Phi hoa vàng và dặn Phan về nói với chàng Trương rằng nếu còn nhớ xuống nước, vợ chàng sẽ trở về.
1’ 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị tiết học tiếp theo :
- Học bài
- Chuẩn bị bài: “Sự phát triển của từ vựng”
IV- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG.
TIẾT 20 	
Ngày soạn:28.08.09
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
I- MỤC TIÊU :
Giúp học sinh:
1.Kiến thức:
Ôn lại mục đích và cách thức tóm tắt tác phẩm tự sự.
2. Kỹ năng: Rèn luyện lại kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự
3. Thái độ : Học sinh biết ứng dụng vào việc tóm tắt một tác phẩm, một văn bản trong chương trình.
II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
1. GV: Đọc Sgk, sgv, chuẩn bị giáo án.
2. HS: Ôn lại kiến thức lớp 8: tóm tắt 1 văn bản tự sự
* Tích hợp : 
Với các văn bản đã học ở phần Đọc – hiểu. 
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tình hình lớp: 1’Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ : 5’
a. Để cho đối tượng thuyết minh được hiện ra cụ thể, sinh động, khi viết văn thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố gì? Yếu tố ấy có tác dụng ra sao?
b. Nếu đối tượng thuyết minh là sự vật, có thể sử dụng yếu tố miêu tả khi nào?
(giới thiệu đặc điểm từng bộ phận)
3. Giảng bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1’ Ở lớp 8, các em đã học: “tóm tắt văn bản tự sự”. Hôm nay, chúng ta một lần nữa củng cố, hệ thống hoá về vấn đề này qua bài học: “Luyện tập”
	b. Tiến trình tiết dạy :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
10’
* Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức về tóm tắt văn bản tự sự.
Hoạt động1:
I. Sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự:
1. Một số tình huống: (sgk) 
- GV chỉ định học sinh đọc 3 tình huống trong sgk.
- GV treo bảng phụ có ghi 3 tình huống
 HS quan sát và đọc to
- GV gợi dẫn: Trong cả 3 tình huống trên người ta đều phải tóm tắt văn bản. Từ các tình huống đó, em hãy nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự?
- Tình huống 1: Phải kể lại diễn biến của bộ phimà người kể phải bám sát nhân vật chính và cốt truyện trong phim.
- Tình huống 2: đây là một hình thức buộc người phải học trực tiếp đọc tác phẩm.
- Tình huống 3: Thực chất là việc kể lại cách tóm tắt tác phẩm văn học mà mình yêu thích, hạn chế những lời dài dòng. 
- Qua 3 tình huống trên em hãy nêu vai trò của việc tóm tắt tác phẩm tự sự (khái niệm, yêu cầu)
-Yêu cầu của một văn bản tóm tắt ?
HS nhắc lại khái niệm, yêu cầu, cách tóm tắt.
-Văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự phải ngắn gọn, nêu được nhân vật và các sự việc chính một cách đầy đủ và hợp lí.
2. Kết luận
- Khái niệm:
Tóm tắt văn bản tự sự là cách giúp cho người đọc, người nghe nắm được nội dung chính của văn bản đó.
- Yêu cầu:
Văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự phải ngắn gọn, nêu được nhân vật và các sự việc chính một cách đầy đủ và hợp lí.
- GV kết luận: Trong thực tế, không phải lúc nào chúng ta cũng có thời gian và điều kiện, do đó việc tóm tắt văn bản tự sự là một nhu cầu tất yếu do cuộc sống đặt ra
- Hãy nêu các tình huống khác trong cuộc sống mà cần tóm tắt.
-Hoạt động cá nhân
- Cách tóm tắt
+ Đọc kỹ, hiểu chủ đề tác phẩm
+ Xác định nội dung chính
+ Sắp xếp nội dung chính theo trình tự, viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình
7’
* Hoạt động 2: Tìm hiểu và thưc hành tóm tắt văn bản tự sự.
- GV chỉ định HS đọc phần 1. (Sgk, trang 58)
-Các sự việc chính đã được nêu đầy đủ chưa? Có thiếu sự việc nào quan trọng không? Nếu có thì đó là sự việc gì?
Hoạt động 2:
- HS đọc phần 1 (58)
HS nhận xét: Thiếu một sự việc quan trọng: Về việc cái bóng của Trương Sinh.
- Giữ nguyên sự việc 1 à 6
- Sự việc 7: một đêm, Trương Sinh cùng con trai ngồi bên ngọn đèn
- Sự việc 8: Trương Sinh nghe Phan Lang kể
II. Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự.
1 Tóm tắt: “Chuyện người con gái Nam Xương”
- GV chỉ định 2 HS tóm tắt theo câu hỏi 2 và 3 (Sgk, trang 59)
- Gọi 1 HS đọc ghi nhớ
Hoạt động cá nhân
-HS đọc ghi nhớ
*Ghi nhớ
20’
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
- Bài tập 1
-Truyện bắt đầu bằng sự việc nào ?
-Sự việc cao trào ?
-Sự việc kết thúc ?
Hoạt động 3
Thảo luận nhóm
Đại diện trình bày trước lớp
Nhận xét, bổ sung
II.Luyện tập: 
1. Tóm tắt tắc phẩm Lão Hạc:
Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó Vàng. Con trai Lão Hạc đi phu đồn điền cao su lão chỉ còn lại: “Cậu Vàng”. Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó mặc dù hết sức buồn bã và đau xót. Lão mang tiền dành dụm được gởi ông giáo và nhờ trong coi mảnh vườn
 Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm một trận khủng khiếp. Lão từ chối tất cả những gì ông giáo giúp. Một hôm lão xin Binh Tư ít bã chó nói là để giết con chó hay đến vườn, làm thịt và rủ Binh Tư cùng uống rượu. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Lão bỗng nhiên chết – cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo.
1’ 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị tiết học tiếp theo:
Tóm tắt văn bản: “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”
IV- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docT 1-20 B.doc