Bài 1:
Tiết 1,2: Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Thấy rõ vẻ đẹp văn hóa trong phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đó là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
2. Tích hợp: Với tiếng việt ở bài: Các phương châm hội thoại với tập làm văn ở bài: Sử dụng. thuyết minh.
3. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích VB nhật dụng.
B. Phương tiện phục vụ dạy học:
-Tranh, ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác.
- Sách: Bác Hồ - con người - phong cách.
C. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp:
2. Bài cũ:
? Em đã được học, được nghe kể những mẫu chuyện nào về Bác? Quan những câu chuyện đó em hiểu gì về con người Bác?
3. Bài mới:
- GV giới thiệu bào mới.
Phân phối chương trình học kỳ I Tuần Bài TCT Tên bài dạy Tuần Bài TCT Tên bài dạy 1 1 1 Phong cách Hồ Chí Minh 7 31 Kiều ở lầu Ngưng Bích 2 6 32 Miêu tả trong VB tự sự 3 Các phương châm hội 7 33 Trau dồi vốn từ 4 Sử dụng một số biện 34 Viết bài số 2 5 Luyện tập sd một số 35 2 2 6 Đấu tranh cho một thế giớihoà bình 36 MGS mua Kiều 7 37 MGS mua Kiều 8 Các phương châm... 8 8 38 LVT cứu KNN 9 s/d yếu tố miêu tả... 39 LVT cứu KNN 10 Luyện tâp sd yếu tố... 40 Miêu tả nội tâm trong VB tự sự 3 3 11 Tuyên bố thế giới về... trẻ em 41 LVT gặp nạn 12 42 Chương trình địa phương phần văn 13 Các phương châm... 9 43 Tổng kết về từ vựng( từ đơn -> nhiều nghĩa) 14 Viết bài số 1 44 Tổng kết về từ vựng 15 45 Trả bài TLV số 2 4 3 16 Chuyện người con gái Nam Xương 10 46 Đồng chí 4 17 11 47 Bài thơ về tiển đội 18 Xưng hô trong hội thoại 10 48 Kiểm tra về truyện trung đại 19 Cách dẫn trực tiếp... 49 Tổng kết về...(sự PT của...) 20 Luyện tập tóm tắt 50 Nghị luận trong VBTS 5 21 Sự phát triển của từ... 11 51 Đoàn thuyền đánh cá (T1) 4 22 Chuyện cũ trong phủ 11 52 Đoàn thuyền đánh cá (T2) 5 23 Hoàng Lê nhất thống chí 12 53 Tổng kết về từ vựng ( tiếp) 24 Hoàng Lê nhất thống chí 54 Tập làm thơ 8 câu dữ 25 Sự phát triển của từ... 55 Trả bài kiểm tra văn 6 26 Tr. Kiều của Nguyễn Du 56 Bếp lửa (T1) 5 27 Chị em Thuý Kiều 57 Bếp lửa (T2) 6 28 Cảnh ngày xuân 12 12 58 ánh trăng 29 Thuật ngữ 59 Tổng kết về từ vựng 30 Trả bài viết số 1 60 Luyện tập viết đoạn văn... 61,62 Làng 13 13 63 Chương trình địa... 64 Đối thoại, độc thoại... 65 Luyện nói: TS kết hợp với nghị luận và miêu tả 66,67 Lặng lẽ Sa Pa 14 14 68 Viết bài tập làm văn số 3 69 70 Người kể chuyện trong VBTS Tuần Bài TCT Tên bài dạy Tuần Bài TCT Tên bài dạy 71 Chiếc lược ngà 14 72 15 15 73 Ôn tập TV ( các PCHT cách dẫn gián tiếp ) 74 Kiểm tra TV 75 Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại 16 76 Cố Hương 77 78 79 Ôn tập tập làm văn 80 Ôn tập TLV (T2) 17 81 Trả bài TLV số 3 82 Kiểm tra tổng hợp 83 Học kỳ I Soạn ngày tháng năm 2008 Bài 1: Tiết 1,2: Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Thấy rõ vẻ đẹp văn hóa trong phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đó là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị. 2. Tích hợp: Với tiếng việt ở bài: Các phương châm hội thoại với tập làm văn ở bài: Sử dụng..... thuyết minh. 3. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích VB nhật dụng. B. Phương tiện phục vụ dạy học: -Tranh, ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác. - Sách: Bác Hồ - con người - phong cách. C. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định lớp: 2. Bài cũ: ? Em đã được học, được nghe kể những mẫu chuyện nào về Bác? Quan những câu chuyện đó em hiểu gì về con người Bác? 3. Bài mới: - GV giới thiệu bào mới. I. Đọc văn bản - hiểu chú thích: - Gọi 2 học sinh VB - Yêu cầu: đọc giọng chậm rãi, bình tĩnh - Gọi 1 HS đọc chú thích * - Yêu cầu HS giải nghĩa 1 vài từ khó 1. Đọc văn bản: 2. Tìm hiểu chú thích: - HS giải thích từ khó II. Tìm hiểu văn bản: ? Xác định kiểu loại cho VB? ? Có thể chia đoạn trích thành mấy phần? đó là những nên nội dung từng phần? - GV gọi 1 HS đọc đoan (1) SGK ? Đoạn văn đã khái quát vốn tri thức văn hóa của Bác Nin? ? Bằng những con đường nào Người có được vốn văn hóa ấy? ? Điều kì lạ nhất trong phong cách văn hóa Hồ Chí Minh là gì? - GV gọi 1 HS đọc lại đoan (2) ? Phong cách sống giản dị của Bác được thể hiện nin? - GV chia lớp: 4 nhóm Yêu cầu các nhóm. ? Hãy tìm những câu thơ, văn thể hiện lối sống bình dị của Bác? ? Lối sống giản dị đó đồng thời cũng rất thanh cao, em hãy PT để làm rõ? ? Viết về cách sống của bác tác giả liền tưởng đến những nhân vật nào? - GV gọi 1 HS đọc lại đoạn cuối ? ý nghĩa cao đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là gì? ? Cần hiểu nin về ý nghĩa của việc học tập, rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh? ? Để làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách HCM, tác giả đã sử dụng những biện pháp nào? 1. Kiểu loại: - VB nhật dụng 2. Bố cụ: => 2 phần ( hoặc 3) (1): Từ đầu ->"Rất hiện đại": Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hóa nhân loại. (2): Còn lại: Những nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh. 3. Tìm hiểu chi tiết: a. Con đường hình thành phong cách văn hóa Hồ Chí Minh: => Vốn tri thức văn hóa sâu rộng => Nhờ thiên tài, nhờ dày công học tập, rèn luyện không ngừng, học hỏi qua lao động, chọn lọc. +) Văn hóa dân tộc + tinh hoa văn hóa nhân loại => nhân cách rất việt Nam. +) rất bình dị, rất phương Đông, rất Việt Nam, nhưng cũng rất mới... => Sự kết hợp hài hòa những phẩm chất khác nhau nhưng thống nhất. b. Vẻ đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh: +) Nơi ở: ngôi nhà sàn nhỏ vẹn vài phòng, đồ đạc mộc mạc đơn sơ. +) ăn: đạm bạc. +) Trang phục: áo bà ba nần, dép lốp cái quạt cọ. => Gọi đại diện trình bày - GV đọc 1 vài câu. => Giản dị mà thanh cao +) Không phải là lối sống khắc khổ... +) Không phải là cách tự thần thanh hóa... + Là cách sống có văn hóa => Nguyễn Trãi; Nguyễn Bỉnh Khiêm C. ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh => Lối sống của một người cộng sản, một vị chủ tịch nước. => Hòa nhập nhưng không hòa tan - GV lấy ví dụ cụ thể. d. Những biện pháp nghệ thuật: - Kết hợp: Kể + bình luận - Chọn lọc: Chi tiết tiêu biểu - Đan xen thơ - Sử dụng nghệ thuật đối lập III. Tổng kết: ? Có thể tóm tắt nin về vẻ đẹp của 1. nội dung HS trả lời phong cách Hồ Chí Minh? 2. Nghệ thuật GV nhận xét, kết luận ? Nêu nghệ thuật đặc sắc * Ghi nhớ: (2HS đọc) IV. Luyện tập: ? Sưu tầm một số câu thơ, văn, mẫu chuyện ca ngợi về đức tính giản dị của Bác? 4. Củng cố: - HS nhắc lại giá trị nội dung, nghệ thuật của VB 5. Dặn dò: - Học thuộc lòng một đoạn mà em thích - Soạn bài mới: Đấu tranh cho ... Soạn ngày tháng năm 2007 Tiết 3: Các phương châm hội thoại A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất. - Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp. B. Phương tiện dạy học: - Bảng phụ. C. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định lớp: 2. Bài cũ: ? Hội thoại là gì ? Em hiểu nin về nghĩa của từ " Phương châm". 3. Bài mới: I. Phương châm về lượng: - Gọi 1 HS đọc đoạn đối thoại (SGK) - Treo bảng phụ ghi sẵn ví dụ ? Nhận xét về câu trả lời của Ba (Có đáp ứng được điều mà An cần biết không? vì sao?) - Gọi 2 HS đọc truyện cười ở SGK ?Vì sao truyện lại gây cười? ? Đáng lẽ ra cả hai câu hỏi và trả lời nin để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và cần trả lời? ? Qua hai ví dụ trên, em rút ra được những điều gì cần tuân thủ khi giao tiếp ? ? Lấy 1 ví dụ không tuân thủ phương châm về lượng. 1. Xét các ví dụ sau: => Không đáp ứng được điều Ân cần biết ( nội dung không đúng với yêu cầu) Vì: Hỏi: địa điểm tập bơi Trả lời: định nghĩa: bơi là gì => cả hai nhân vật đều nói những cái không đáng nói, nói nhiều hơn những gì cần nói. => Hỏi: Bác có... đây không Trả lời: (Nãy giờ) tôi... cả Nói ít hơn những => không nên gì cần Nói nhiều hơn nói 2. Ghi nhớ: ( 2 HS đọc) => HS lấy vú dụ HS khác nhận xét, bổ sung II. Phương châm về chất: - Gọi 1 HS đọc truyện cưới ở SGK ? Truyện cười này phê phán điều gì? ? Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh? ? Giả sử nếu không biết lí do. Vì sao bạn mình nghỉ học, muốn nói đỡ cho bạn em sẽ nói nin? ? Lấy 1 ví dụ 1.Xét các ví dụ sau: => Phê phán tính nói khoác: nói không đúng sự thật => Không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật => Có thẩ nói: Hình như em nghĩ là 2. Ghi nhớ: - Gọi 2 HS đọc => HS lấy VD GV nhận xét, bổ sung III. Luyện tập: BT1: HS tự làm a. Thừa " gia súc": Súc vật nuôi ở nhà b. Thừa: "Hai cánh": Chim: Hai cánh BT2: HS điền vào chỗ trống a. Nói có sách d. Nói nhăng nói cuội b. Nói dối đ. Nói trạng. c. Nói mò BT3 HS đọc truyện cười - Phương châm về lương đã không được tuân thủ. Vì câu: "có nuôi được không? " là thừa. 4. Củng cố: ? Trong giao tiếp, chúng ta cần tuân thủ những điều gì. 5. Dặn dò: - Về nhà làm 2 bài tập còn lại - Đọc, nghiên cứu trước tiết 4: Tập làm văn. Soạn ngày tháng năm 2007 Tiết 4: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn. - Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. - Rèn luyện kì năng thực hành. B. Phương tiện dạy học: - Bảng phụ. - Đàn chiếu. C. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định lớp: 2. Bài cũ: ( Kết hợp trong bài mới). 3. Bài mới: I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. - GV cho HS thảo luận ôn lại kiến thức kiểu VB thuyết minh ? Thế nào là văn bản thuyết minh? ? Đặc điểm chủ yếu của VB thuyết minh là gì? ? VB thuyết minh được viết ra nhằm mục đích gì? ? Hãy kể ra các phương pháp thuyết minh thường dùng? - GV gọi 1 HS đọc văn bản "Hạ Long- đá và nước" ở SGK ? Bài văn thuyết minh đặc điểm gì của đối tượng? ? VB có cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng không? ? Theo em đặc điểm đó có dễ dàng thuyết minh bằng cách đo đếm, liệt kê không? Vì sao? ? Phương pháp thuyết minh chủ yếu được sử dụng ở VB là gì? ? Tác giả đã sử dụng biện pháp NT nào để thuyết minh sự kì lạ của Hạ Long? ? Hãy tìm những chi tiết trong bài có sử dụng 3 biện pháp NT trên? ? Tác giả đã sử dụng những biện pháp NT trong VB ra sao? Tác dụng? ? Tác giã đã trình bày được sự kì lạ của Hạ Long là nhờ vào đâu? - GV treo bảng, phụ ghi sẵn ghi nhớ 1. Ôn tập văn bản thuyêt minh: Là kiểu VB thông dụng trong mọi lĩnh vực đ/s nhằm giới thiệu một cách khách quan về đối tượng, sự vật nào đó. => Tri thức khách quan phổ thông. => Cung cấp tri thức khách quan về những SV, hiện tượng, vấn đề được chọn làm đối tượng để thuyết => định nghĩa, phân loại, nên ví dụ, liệt kê, số liệu... 2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp NT: a. Đọc văn bản: b. Thảo luận: => Sự kì lạ của đá và nước ở Hạ Long => Giới thiệu đối tượng một cách khách quan. - Không Bởi nó là một vấn đề trừu tượng. => So sánh Tự thuật +) Tưởng tượng; so sánh +) Liên tưởng; mô tả +) Nước tạo nền sự... sắc +) Tuỳ theo góc độ... lạ lùng +) Miêu tả: những biến đổi của hình ảnh đảo đá. +) Nhân hóa: chúng là thập loại chúng sinh, già đi, trẻ lại => sử dụng hợp lí. Biến hoá linh hoạt => VB sinh động, hấp dẫn hơn. 3. Ghi nhớ: => HS khái quát nội dung ghi nhớ 2 HS đọc ở SGK II. Luyện tập: - GV hướng dẫn HS làm BT1 - GV chia lớp: 5 nhóm - Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi ? VB có tính chất thuyết minh không? ? T ... hào về làng - Kháng chiến chống Pháp nổ ra: muốn ở lại làng, phải đi tản cư: Luôn nhớ làng, nghe ngóng tin tức... LĐ2: Tình yêu làng của ông Hia hoà nhập thống nhất với tình yêu nước. - Nghe tin làng theo giặc: đau đớn, xót xa, tủi nhục - Quyết định: " Làng thì... phải thù" => Tình yêu nước rộng lớn... - Khi nghe tin cải chính: vui sướng, tự hào... KB: - Khẳng định: Tình yêu làng - yêu nước - Liên hệ đến ngày nay. Đề II: Trắc nghiệm: các câu đúng: 1C, 2D, 3C, 4A, 5B, 6A ( B), 7B, 8C. Tự luận: ở mỗi phần HS làm được các ý sau MB: Giới thiệu tác phẩm và nhân vật. TB: Phân tích lần lượt các vẻ đẹp phẩm chất của anh thanh niên. KB. Bài học và liên hệ bản thân 2. Biểu điểm: cho cả 2 đề Thang điểm 10 - Trắc nghiệm: 2đ ( mỗi câu đúng: 0,25đ) - Tự luận: 8 điểm ( Nội dung: 7đ ( MB: 1đ, TB: 5đ, KB: 1đ) Hình thức: 1đ ( Bố cục, trình bày...) 4. Củng cố: - GV thu bài, kiểm tra số bài - Nhận xét ý thức làm bài của HS 5. Dặn dò: Kiểm tra lại kết quả bài làm; Soạn: Cố hương. Soạn ngày tháng năm 2007 Tuần 16: 15,16 Tiết 76,77,78: Cố Hương (Lỗ Tấn) A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội Trung Quốc đương thời ( Những năm đầu thế kỉ xx) và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới, màu sắc trữ tình đậm đà qua giọng kể về những hồi ướctuổi thơ. 2. Tích hợp: - Tiếng Việt và tập làm văn ở bài : ôn tập - Với lịch sử: Xã hội Trung Quốc hai thập kỉ đầu thế kỉ XI 3. Kĩ năng: - Kèn kĩ năng đọc diễn cảm, kể tóm tắt, phân tích tâm trạng nhân vật. B. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Trong chương trình VHNN lớp 6,7,8, em đã được học những tác giả, tác phẩm nào của Trung Quốc? ? Đọc thuộc lòng bản dịch tiếng việt một bài thơ Đường mà em thích vì sao em thích bài thơ đó? 3. Bài mới: - GV giới tiệu bài mới. I. Đọc văn bản - Hiểu chú thích: - GV cùng HS đọc hết văn bản Chú ý: giọng bùi ngùi, buồn - yêu cầu 1 -> 2 HS kể tóm tắt - Gọi 1 HS đọc chú thích* Trình bày sơ lược vài nét về tác giả? ? Giới thiệu vài nét về tác phẩm - GV kiểm tra nghĩa 1 số từ 1. Đọc - kể tóm tắt: => Kể lại chuyến về thăm quê lần cuối của nhân vật " tôi" để bán nhà, đưa cả gia đình đi nơi khác sinh sống. 2. Hiểu chú thích. a. tác giả: b. Tác phẩm: - Là truyện ngắn có yếu tố hồi kí ( truyện kí) chứ không phải là hồi ký. - Phương thức biểu đạt chủ yếu: Tự sự + biểu cảm. C. Các từ khó: II. Tìm hiểu văn bản: ? Chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? ? Có thể chia bố cục văn bản thành mấy phần? Nêu nội dung mỗi phần? 1. Ngôi kể - Bố cục: - Ngôi thứ nhất Xưng: " Tôi" - Bố cục: 3 phần a. Từ đầu -> Sinh sống (nhân vật " tôi" trên đường về quê) b. Tiếp -> như quét (những ngày tôi ở quê) C. Còn lại (tôi trên đường rời xa) 4. Củng cố: ? Trình bày sơ lược về tác giả Lỗ tấn? ? nêu bố cục của văn bản? 5. Dặn dò: - Tập thể tóm tắt truyện ngắn - Soạn tiếp phần còn lại. Soạn ngày tháng năm 2007 Tiết 77: Cố Hương (tiết 2) - Lỗ Tấn- A. Mục tiêu cần đạt: - Như tiết 76 B. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định lớp. 2. Bài cũ: ? Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn " cố hương" ? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng? 3. Bài mới: II. Tìm hiểu văn bản: ? Nhân vật "tôi" trở về quê trong hoàn cảnh nào? vào thời điểm nào? mục đích của chuyến về thăm quê lần này? ? Trên đường về thăm quê, nhân vật tôi cảm nhận nin về quê hương? ? Biện pháp NT gì được sử dụng ở đây? ? Qua sự so sánh quê hương xưa và nay, ta thấy tâm trạng của "tôi" lúc này nin? ? Tại sao tác giả lại có tâm trạng ấy, cảm xúc ấy? ? Khi trở về quê " tôi" đã gặp những cảnh gì? ? Cảnh đó gợi cảm giác nin trong nhân vật " tôi" ? ở quê " tôi" gặp được những ai? đó là những con người như thế nào? ? Người mà" tôi" nhớ và nhắc đến nhiều nhất là ai? ? Qua hồi ức của " tôi" với hình ảnh Nhuận Thổ trong hiện tại, em thấy có điểm gì khác biệt ở con người này. ? Nguyên nhân nào khiến cho Nhuận Thổ thay đổi nhiều như vậy? ? Từ đó em hiểu gì về thực trạng XHPK Trung Quốc? ? Hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật Nhuận Thổ? ? Hãy nêu nhận xét về bút pháp nghệ thuật được sử dụng ở đây? ? Trước lụi tàn của quê hương, tâm trạng của " tôi" nin? 2.Tìm hiểu chi tiết: a. Tâm trạng nhân vật tôi: *) Trên đường trở về thăm quê: - Thời tiết: giữa đông - trời u ám giá lạnh. => Từ biệt làng quê lần cuối, rời làng đến nơi ở mới. => Hình ảnh làng xóm xa gần, thấp thoáng tiêu điều. - Kể + tả + biểu cảm. - So sánh đối chiếu: cảnh hiện tại và cảnh trong hồi ức. => Buồn, tiếc xót xa sau 20 năm trở về quê cũ. => Giữa cái mong ước, hi vọng và tưởng tượng khác xa với thực tế. *) Trong những ngày ở quê +) Cảnh và con người ở quê: - Cảnh: - Sáng tinh mơ - Trên mái ngói mấy cọng rơm khô phất phơ. - Các gia đình đã dọn đi nhiều => càng hiu quạnh. - Sự hoang vắng, hiu quạnh => gợi cảm giác buồn. +) mẹ: mừng rỡ, ẩn dấu nổi buồn +) Cháu Hoàng: Nhìn chòng chọc +) Thím Hai Dương: khác hẳn xưa (hình dáng, tính cách) *) Nhuận Thổ: - Lúc còn nhỏ: khoẻ mạnh, lanh lợi tháo vát, hiểu biết nhiều, tình cảm bạn bè hồn nhiên, thân thiết. - Sau 20 năm: Là người nông dân già nua, nghèo khổ, đần độn, mụ mẫm, cam chịu số phận. => Xã hội phong kiến: mất mùa thuế nặng, lính tráng, trộm cắp, quan lại cướp bóc đày đoạ => nghèo khổ, đần độn => Hiện thực đầy đau khổ buồn tẻ của nông thôn Trung Quốc thời PK - Là nhân vật điển hình của người nông dân trung Quốc: nghèo khổ, đần độn, an phận. - Đối chiếu so sánh: xưa nay. => Buồn đau, xót xa, thất vọng. 4. Củng cố: ? Tâm trạng của nhân vật " tôi" nin trong lúc: trên đường trở về quê và trong những ngày ở quê. ? Cảm nhận của em về nhân vật Nhuận thổ? 5. Dặn dò: - Soạn tiếp phần còn lại. Soạn ngày tháng năm 2007 Tiết 78: Cố Hương (Tiết 3) - Lỗ Tấn- A. Mục tiêu cần đạt: - Như tiết 76,77 B. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định lớp. 2. Bài cũ: ? Tâm trạng của nhân vật tôi nin trong những ngày ở quê? vì sao " tôi" lại có tâm trạng ấy? ? Cảm nhận của em về nhân vật Nhuận Thổ? Qua sự đổi thay của Nhuận Thổ, có thể hiểu gì về thực trạng XHPK Trung Quốc? 3. Bài mới: II. Tìm hiểu văn bản: ? Nhân vật " tôi" cùng gia đình rời xa quê trong thời điểm nào? Tác dụng? ? Trên thuyền rời xa quê, cảm xúc và tâm trạng của nhân vật tôi nin? ? Nhân vật " tôi" đã có những mong ước và hi vọng gì? ? Qua diễn biến tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật " tôi" ta có thể nhận thấy tình cảm thống nhất cảu " tôi" đối với cố hương là gì? - HS làm việc theo nhóm ? Trong truyện có những hình ảnh con đường nào? ? Hình ảnh con đường cuối truyện có ý nghĩa gì? 2. Tìm hiểu chi tiết: a. Tâm trạng nhân vật tôi: *) Trên đường rời xa quê: - Hoàng hôn: ( Thời gian NT) => Bố cục đầu cuỗi tương ứng => Buồn, đau => không chút lưu luyến => Hướng đến tương lai và hi vọng. - Thuỷ Sinh và cháu Hoàng Thân thiết hơn, không như Nhuận Thổ với tôi. - Một cuộc sống mới, một cuộc đời mới tốt đẹp hơn. => là những biểu hiện khác nhau của tình yêu quê hương sâu đậm của " tôi" b. Hình ảnh con đường: - các nhóm thảo luận, đại diện trình bày. +) Con đường (nghĩa đen): con đường sống đưa " tôi" trở về và ra đi. +) Con đường ( cuối truyện): con đường trong suy nghĩ, liên tưởng = > Đó là con đường đến tự do, hạnh phúc, con đường của tự thân hành động, dựng xây và hi vọng của con người. III. Tổng kết: ? Qua việc tường thuật chuếyn về quê lần cuối của nhân vật " tôi" tác giả muốn thể hiện điều gì? ? đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm là gì? 1. Nội dung: - Phản ánh hiện trạng XHPK đương thời. - Đặt ra vấn đề con đường đi của người nông dân, của toàn xã hội 2. Nghệ thuật: - Bố cục chặt chẽ. - Sử dụng sinh động những thủ pháp NT: Hồi ức, hiện tại, đối chiếu - Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật độc đáo. - Kết hợp: Kể + tả + biểu cảm + lập luận. IV. Luyện tập: - GV chia lớp: 2 nhóm - yêu cầu các nhóm thảo luận, làm phần luyện tập tại lớp Nhóm 1: ? Cảm nhận của em về nhân vật Nhuận Thổ? Nhóm 2: ? Phân tích tâm trạng nhân vật " tôi" trong lần về quê lần cuối? - GV gọi mỗi nhóm: Từ 1 -> 2 cm trình bày - HS nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV kết luận, có thể cho điểm nhóm có kết quả tốt 4. Củng cố: - HS nhắc lại giá trị ND - NT - GV khắc sâu kiến thức bài học - 2 HS đọc phần ghi nhớ. 5. Dặn dò: - Kể tóm tắt truyện ngắn - Nắm chắc giá trị nội dung - nghệ thuật - ôn tập tốt, chuẩn bị kiểm tra tổng hợp học kì I. Soạn ngày tháng năm 2007. Tiết 79: Ôn tập tập làm văn (tiết 1) A. Mục tiêu cần đạt: 1. Hệ thống hóa kiến thức về tập làm văn đã học 2. Tích hợp với các văn bản và các bài tiếng việt đã học 3. Rèn luyện kĩ năng tổng hợp về tập làm văn B. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định lớp. 2. Bài cũ: - GV kiểm tra vở bài tập khoảng 5 -> 7 em 3. Bài mới: - GV giới thiệu bài mới. ? Phần tập làm văn đã học ở học kì I có những nội dung lớn nào? Nội dung nào là trọng tâm cần chú ý? => Văn bản thuyết minh, kết hợp với những phương thức khác như nghị luận giải thích, miêu tả, các biện pháp NT. - Văn bản tự sự: kết hợp biểu cảm + miêu tả nội tâm + Nghị luận. I. Văn bản thuyết minh: ? Thế nào là văn thuyết minh? - GV kẻ sẵn bảng phụ - Chia lớp: 4 nhóm - Các nhóm thảo luận, cử đại diện lên điền vào bảng phụ Miêu tả Giải thích Giúp người đọc (nghe) hình dung được những đặc điểm, tính chất nổi bật của đối tượng. - Quan sát, nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh Làm cho người đọc (nghe) hiểu rõ hơn những điều chưa biết về... - Bằng cách nêu định nghĩa... ? yếu tố miêu tả có vai trò, tác dụng gì trong VB thuyết minh? ? Việc sử dụng, yếu tố giải thích trong VB thuyết minh có tác dụng gì? ? Cho ví vụ cụ thể, sau đó chỉ rõ vai trò của hai yếu tố. ? Nêu bố cục và nhiệm vụ mỗi phần của bài văn thuyết minh 1. Thế nào là thuyết minh? - HS trả lời - GV bổ sung 2. Phân biệt: Thuyết minh, miêu tả và giải thích. Thuyết minh Cung cấp tri thức đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng, sự vật trong thiên nhiên, xã hội. - Bằng phương thức trình bày, giới thiệu và giải thích. - Bằng việc vận dụng 6 phương pháp đã học. 3. Vai trò của yếu tố miêu tả giải thích trong văn bản thuyết minh: a. Yếu tố miêu tả: - Gợi lên hình ảnh cụ thể, sinh động... b. Giải thích: - Làm rõ đối tượng, nhất là khi gặp các thuật ngữ, khái niệm chuyên môn... GV kết luận: Là hai yếu tố quan trọng giúp bài thuyết minh rõ ràng, dễ hiểu, sinh động. - HS lấy VD, phân tích - GV nhận xét, kết luận 4. Bố cục: 3 phần - HS nêu nhiệm vụ; GV nhận xét, bổ sung II. Văn bản tự sự: ? Thế nào là văn tự sự ? ? Nhớ lại và nêu đặc điểm của VB tự sự? 1. Khái niệm: - là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, cuối cùng dẫn đến một kết cục, thể hiện một ý nghĩa. 2. Đặc điểm và các thành phần của tự sự: - Miêu tả nội tâm; lập luận; Sử dụng đối thoại, độc thoại và đọc thoại nội tâm; người kể và ngôi kể.
Tài liệu đính kèm: