Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Phúc Đồng - Tiết 6 đến tiết 10

Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Phúc Đồng - Tiết 6 đến tiết 10

Tiết 6 +7 : Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

 ( Gac – xi – a Mác – ket)

A. Mục tiêu cần đạt

- HS hiểu nội dung vấn đề đặt ra trong VB : nguy cơ chiến tranh hạt nhân và nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó.

 - Thấy đư¬ợc nghị luận chủ yếu của tác giả : chứng cứ cụ thể xác thực, cách so sánh rõ ràng giàu sức thuyết phục lập luận chặt chẽ.

B. Chuẩn bị ph¬ương tiện dạy – học

 - H: soạn bài sư¬u tầm thêm tài liệu

 - G: chuẩn bị tranh ảnh, bài viết về chiến tranh hạt nhân.

C. Tiến trình dạy – học

 1. ổn định tổ chức

 2. Kiểm tra bài cũ

 - Những phong cách của HCM đư¬ợc nói tới trong VB “Phong cách HCM” là những mặt nào? Thông qua VB tác giả muốn truyền tải thông tin gì tới bạn đọc nói chung và thế hệ trẻ nói riêng ?

 - Em có nhận xét gì về NT và cách tạo lập VB ?

 3. Bài mới : Chiến tranh và hoà bình luôn là những vấn đề đ¬ược quan tâm hàng đầu vì nó quan hệ đến cuôcsống và sinh mệnh của nhiều DT trên hành tinh. Khoa học kĩ thuật này càng phát triển vũ khí càng tối tân hiện đại đó là nguy cơ tiềm ẩn đe doạ con người. Hiện nay vấn đề này đang đ¬ược cả nhân loại quan tâm.Vấn đề này được nhà văn nổi tiếng Nam Mĩ (Cô-lôm-bi-a)Ga- bri-en-Gac-xi-aMacket bàn đến trong VB “ Đấu

doc 10 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 762Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Phúc Đồng - Tiết 6 đến tiết 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /	Ngày dạy: /
Tuần 2 – Bài 2
Tiết 6 +7 :	 Đấu tranh cho một thế giới hòa bình 
 ( Gac – xi – a Mác – ket)
A. Mục tiêu cần đạt	
- HS hiểu nội dung vấn đề đặt ra trong VB : nguy cơ chiến tranh hạt nhân và nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó.
	- Thấy được nghị luận chủ yếu của tác giả : chứng cứ cụ thể xác thực, cách so sánh rõ ràng giàu sức thuyết phục lập luận chặt chẽ.
B. Chuẩn bị phương tiện dạy – học
	- H: soạn bài sưu tầm thêm tài liệu
	- G: chuẩn bị tranh ảnh, bài viết về chiến tranh hạt nhân.
C. Tiến trình dạy – học
	1. ổn định tổ chức
	2. Kiểm tra bài cũ
	- Những phong cách của HCM được nói tới trong VB “Phong cách HCM” là những mặt nào? Thông qua VB tác giả muốn truyền tải thông tin gì tới bạn đọc nói chung và thế hệ trẻ nói riêng ?
	- Em có nhận xét gì về NT và cách tạo lập VB ?
	3. Bài mới : Chiến tranh và hoà bình luôn là những vấn đề được quan tâm hàng đầu vì nó quan hệ đến cuôcsống và sinh mệnh của nhiều DT trên hành tinh. Khoa học kĩ thuật này càng phát triển vũ khí càng tối tân hiện đại đó là nguy cơ tiềm ẩn đe doạ con người. Hiện nay vấn đề này đang được cả nhân loại quan tâm.Vấn đề này được nhà văn nổi tiếng Nam Mĩ (Cô-lôm-bi-a)Ga- bri-en-Gac-xi-aMacket bàn đến trong VB “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”
 Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
?1: Trình bày vài nét về tác giả? 
H: Dựa vào chú thích phát biểu cá nhân
G : bài viết của Mkét dài → đã được bỏ một số đoạn cho ý tập trung. Đây là VB có tính chất thời sự về một vấn đề nóng bỏng.
G: Hướng dẫn HS đọc VB chính xác các phiên âm thuật ngữ khoa học →
H: đọc VB
?2: VB thuộc loại nào ? Đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề nào quan trọng hơn cả ?
G : Về thể loại VB thuộc loại nghị luận.
?3: Hãy nêu các vấn đề mà VB đề cập đến là gì? Từ vấn đề lớn tác giả đã đưa ra những luận điểm nào ? Để cho luận điểm có sức thuyết phục tác giả đã đưa ra hệ thống luận cứ ntn ?
H: Trao đổi thảo luận nhóm, đại diện trình bày
?4: Em có nhận xét gì về hệ thống luận cứ này?
H: Phát biểu cá nhân
HĐ 2: Hướng dẫn phân tích
H: đọc thầm đoạn đầu VB
?5: Tác giả đã chỉ ra nguy cơ CT hạt nhân đang đe doạ loài người ntn ?
H: Phát biểu cá nhân
G: Để cho thấy tính chất hiện thực và khủng khiếp của nguy cơ này tác giả đã dựa vào bài viết của mình bằng việc xác định cụ thể thời gian (8 – 8 – 1986) & số liệu cụ thể
- Để thấy rõ hơn sức tàn phá khủng khiếp → đưa ra những tính toán lý thuyết
?6: Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ?
H: Phát hiện, trả lời cá nhân
G: ( Mở rộng) So sánh với điển tích cổ phương Tây – thần thoại Hy-lạp: Thanh giảm Đa-mô-clet và dịch hạchà Sử dụng vũ khí hạt nhân nguy cơ thảm hoạ lớn nhất.( Thực tế Hi-zô-si-ma Nhật 1945). Hiện nay chưa dám cả gan sử dụng vì tất cả thế giới sẽ hoang tàn. Mục đích tàng trữ để đe doạ, thách thức nhau. Nhưng vô cùng tốn kém phi lý
Tiết 2
 H: đọc phần 2.
?7: Lập bảng thống kê so sánh các lĩnh vực đời sống XH Chi phí chuẩn bị chiến tranh hạt nhân?
H: Trao đổi, thống nhất.
- 100 tỉ USD cứu trợ y tế, giáo dục, vệ sinh, thực phẩm, nước uống cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo nhất.
- Kinh phí phòng bệnh 14 năm, phòng bệnh sốt rét cho 1 tỷ người, cứu 14 triệu trẻ em châu Phi
- Năm 1985 (theo tính toán của FAO) 575 triệu người thiếu dinh dưỡng.
- Tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo trong 4 năm.
- Xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới
?8: Qua bảng so sánh có thể rút ra kết luận gì?
H: đọc tiếp đoạn “Không những đi ngược lại lý trí con người... điểm xuất phát của nó”
?9: Em hiểu như thế nào về lý trí của tự nhiên? Có thể rút ra kết luận gì sau đoạn này?
( “ lí trí con người” là qui lật phát triển con người; “ lí trí tự nhiên” là qui luật tự nhiên, lô gích tất yếu của tự nhiên)
 H: thảo luận nhóm đôi
(Tác giả đã đưa ra những chứng cứ từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hoá của sự sống trên trái đất)
 H: đọc đoạn cuối
G:(dẫn dắt) sau khi chỉ ra một cách hết sức rõ ràng về hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân,
Tác giả không dẫn người đọc đến sự lo âu, bi quan mà hướng tới một thái độ tích cực.
?10: Thái độ ấy là gì? Mác-két có sáng kiến gì? Theo em sáng kiến ấy có phải hoàn toàn không tưởng hay chỉ là một cách tỏ thái độ?
H: bàn luận phát biểu
( Ngân hàng trí nhớ cũng không thể tồn tại nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra. Những sáng kiến này là một cách tỏ thái độ)
HĐ3: Hướng dẫn tổng kết
?11: Em có suy nghĩ gì về lới cảnh báo của tác giả?
H: Phát hiện, trả lời cá nhân
?12: Theo em tính thuyết phục của VB này là ở chỗ nào?
H: Đọc ghi nhớ
HĐ4: Hướng dẫn luyện tập
? Vì sao VB lại được đặt tên “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”?
H: HS giỏi phát biểu( Tuy nói về nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa loài người, nhưng chủ đích của tác giả không phải nhằm điều ấy mà nhấn mạnh vào nhiệm vụ đấu tranh để ngăn chặn nguy cơ đó)
G: Hưóng dẫn HS làm bài tâp.
I. Tìm hiểu chung
 1. Tác giả
- Là nhà văn Cô - lôm – bi – a
- Viết nhiều tiểu phẩm truyện ngắn
- Được nhận giải Noben VH 1982
 2. Tác phẩm
- VB nhật dụng
- Đề cập nhiều vấn đề:
 + Chính trị, quân sự
 + Khoa học, địa chất
 + Quan trọng hơn cả là vđề vũ khí hạt nhân: 
 . Nguy cơ chiến tranh
 . Nhiệm vụ đấu tranh để ngăn chặn
 + Vấn đề : Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
- Luận điểm : Chiến tranh hạt nhân là hiểm hoạ khủng khiếp đe doạ toàn thể loài người. Cần đấu tranh loại bỏ.
- Luận cứ :
+ Kho vũ khí hạt nhân
+ Cuộc chạy đua vũ trang
+ CT hạt nhân không chỉ đi ngược lại
+ Tất cả chúng ta đều đấu tranh ngăn chặn
à Các luận cứ rất mạch lạc, chặt chẽ, sâu sắc ==> Tạo nên tính thuyết phục cho lập luận 
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân
- Số đầu đạn hạt nhân khổng lồ
50.000 (1 người ngồi trên 4 tấn thuốc nổ )
- Tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy không phải 1 lần mà là 12 lần mọi dấu vết của sự sống trên trái đất
- Tiêu diệt các hành tinh xung quanh mặt trời + 4 hành tinh 
khác → phá huỷ thế thăng bằng của hệ mặt trời
==>Vào đề trực tiếp với những chứng cứ rõ ràng mạnh mẽ → Thu hút người đọc gây ấn tượng mạnh về nguy cơ khủng khiếp hiểm hoạ kinh khủng của việc tàng trữ kho vũ khí hạt nhân 1986
2. Chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh hạt nhân và những hậu quả
- 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B và 700 tên lửa vượt đại dương (có chứa đầu đạn hạt nhân).
- Bằng giá 10 tàu sân bay Ni mit mang vũ khí hạt nhân của Mĩ dự định sản xuất từ 1986-2000
- Gần bằng kinh phí sản xuất 149 tên lửa MX
- Tiền của 27 tên lửa MX
- Tiền đóng 2 tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân.
à Chi phí rất tốn kém
- Là việc làm điên rồ, phản nhân đạo. Tước đi khả năng làm cho đời sống con người có thể tốt đẹp hơn nhất là đối với những nước nghèo, với trẻ em.
-> Đó là việ làm đi ngược lại lý trí lành mạnh của con người. Tiêu diệt nhân loại.
- Lý trí của tự nhiên là quy luật của thiên nhiên, tự nhiên, là logich tất yếu của tự nhiên
- So sánh
 380 triệu năm – con bướm bay
 180 triệu năm – bông hồng nở
 Hàng triệu triệu năm – con người hình thành
- Chiến tranh hạt nhân là phản lại sự tiến hoá của tự nhiên huỷ diệt toàn bộ sự sống
=> Với luận cứ này hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân được nhận thức sâu hơn ở tính chất phản tự nhiên, phản tiến hoá của nó.
3. Nhiệm vụ của chúng ta
- Mỗi người phải đoàn kết xiết chặt đội ngũ đấu tranh vì một thế giới hoà bình không có chiến tranh hạt nhân.
- Sáng kiến lập ngân hàng trí nhớ 
 + Cách kết thúc ấn tượng nhưng không tưởng
 + Cách tỏ thái độ
 . Nhân loại cần lưu giữ nền văn minh
 . Lên án những thế lực hiếu chiến nguyền rủa
III. Tổng kết
 1.Nội dung:
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa cuộc sống loài người & sự sống trên Trái đất.
- Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới điều liện để phát triển
- Chiến tranh hạt nhân là điều vô cùng phi lí, phản văn minh vì nó tiêu diệt mọi sự sống.
è Đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn mọi nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thực và cấp bách của mọi ngườivà toàn nhân loại.
 2.Nghệ thuật:
- Bài viết giàu sức thuyết phục bởi lập luận chặt chẽ, bởi tính xác thực, cụ thể& bởi nhiệt tình của tác giả.
* Ghi nhớ :SGK ( tr 21)
IV: Luyện tập
 BT1: SGK( tr 21)
Củng cố: G: Hệ thống hóa giá trị nội dung và nghệ thuâtt của VB.
Dặn dò: - Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) phát biểu cảm nghĩ của em 
 Sau khi học xong bài “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”
Rút kinh nghiệm : 
 Ngày soạn: / 	Ngày dạy /
Tiết 8: Các phương châm hội thoại
(tiếp theo)
A. Mục tiêu cần đạt
- HS nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương lịch sự
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp
B. Chuẩn bị
- H: tìm hiểu một số câu thành ngữ tục ngữ thờng sử dụng trong hội thoại
- G: chuẩn bị bài soạn, bài tập, bảng phụ
C. Khởi động
 1. Kiểm tra :
	- Nhắc lại hai phương châm hội thoại về lượng và về chất
	- Tự đặt hai lời thoại → Nhận xét đã đảm bảo phương châm về lượng và về chất
 chưa?
 2. Bài mới:
D. Tiến trình các hoạt động.
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung cần đạt
Hđ1: Hình thành kiến thức mới
H thảo luận 3 câu hỏi phần I sgk T21
H trả lời cá nhân
G: Chốt
H đọc ghi nhớ
G: Gọi HS đọc BT 1 Phần II
H thảo luận và trả lời câu hỏi 1 phần II Tr22 sgk
H: thảo luận câu hỏi 2 và trả lời.
G: đưa bảng phụ nêu đáp án
G: ( chốt) : Khi giao tiếp tránh cách nói  ... ách nào ? ( Cách 
xưng hô )
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập
H: Làm BT 1 vào vở BT
 Thảo luận nhóm 4
 Một HS trình bày miệng đáp án
H: làm BT 2 làm miệng hình thức cá nhân
H: thảo luận nhóm đôi
 Làm miệng.
H: thảo luận 
 p/c quan hệ ←
 p/c lịch sự ←
 p/c lịch sự ←
H: Đọc và làm BT5
I. Phương châm quan hệ
 1.Ví dụ: ( BT- SGK tr 15)
 2. Nhận xét
- Thành ngữ “ Ông nó gà, bà nói vịt ”
- Tình huống hội thoại mỗi người nói về một đề tài khác nhau
- Hậu quả người nói người nghe không hiểu nhau, không giao tiếp được với nhau.
à Kết luận : Khi gtiếp cần nói đúng vào đề tài đang hội thoại
 * Ghi nhớ
II. Phương châm cách thức
 1. Ví dụ: ( BT- SGK tr 21)
 - Thành ngữ 1 : “ Dây cà ra dây muống ”; Thành ngữ 2:
 “Lúng búng như ngậm hột thị ”
- ý nghĩa 1 : Nói dài dòng rườm rà
 ý nghĩa 2 : Nói ấp úng không thành lời, không rành mạch
- Hậu quả : người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng ND
à Kết luận : Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn rành mạch.
* Câu văn “ Tôi đồng ý...”
- Cách hiểu 1 : Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn
- Cách hiểu 2 : Tôi đồng ý với những nhận định (của ai đó) về truyện ngắn của ông ấy sáng tác.
à Cần viết lại :
 . Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn
 . Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn mà ông ấy sáng tác
 . Tôi đồng ý với những nhận định của các bạn về truyện ngắn của ông ấy
* Ghi nhớ( SGK – tr 22)
III. Phương châm lịch sự
1. Ví dụ : Truyện ngắn 
 “ Người ăn xin”
2.Nhận xét: 
- Ông lão ăn xin nhận từ cậu bé tấm lòng nhân ái, sự tôn trọng và quan tâm đến ng ười khác.
- Cậu bé nhận từ ông lão lòng biết ơn chân thành
à Kết luận : Khi giao tiếp cần tôn trọng người đối thoại
* Ghi nhớ: ( SGK tr23)
IV. Luyện tập
BT 1
- Những câu tục ngữ ca dao đó khẳng định vai trò của ngôn ngữ khuyên ta nên dũng những lời lẽ lịch sự nhã nhặn khi gtiếp
- Những câu tương tự : SGV
BT 2
- Phép nói giảm nói tránh – phương châm lịch sự
BT 3.
nói mát d. nói leo
nói hớt e. nói ra đầu ra đũa
nói móc
è a, b, c, d → lịch sự
 e→ cách thức.
BT 4
a. Khi người nói chuẩn bị hỏi 1 VĐề không đúng đề tài đang hội thoại
b. Khi ngời nói phải nói một điều làm tổn thương thể diện người đối diện
c. Khi người nói muốn người đối thoại chấm dứt việc không tuân thủ p/c lịch sự
BT 5.
- Nói băm nói bổ : nói bốp chát xỉa xói thô bạo ( p/c lịch sự )
- Nói như đấm vào tai : nói mạnh, trái ý người khác khó tiếp thu ( lịch sự )
Củng cố : - Nêu lại 5 phương châm hội thoại
Dặn dò : - Làm các BT còn lại.
 - Soạn bài : Sử dụng yếu tố miêu tả...
Rút kinh nghiệm:
	 Ngày soạn: /	Ngày soạn: /
Tiết 9	: Sử dụng yếu tố miêu tả trong
văn bản thuyết minh
Mục tiêu :
- Giúp HS hiểu VB thuyết minh có khi phải kết hợp với yếu tố miêu tả.
- Biết vận dụng những hiểu biết và kĩ năng cần thiêt để xây dựng VB thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.
B. Chuẩn bị
- H: ôn lại VB miêu tả, VB thuyết minh
- G: chuẩn bị bảng phụ, soạn bài.
C. Khởi động
	1. Kiểm tra : Nhắc lại việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh trình bày bài tập
	2. Giới thiệu bài : các VB thuyết minh loài cây, di tích thắng cảnh, thành phố, mái trường, n/vật... cần vận dụng miêu tả cho trò chơi phụ trợ không được lạm dụng.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu bài
H: đọc VB “ Cây chuối...”
?1: Giải thích nhan đề văn bản ?
H: Trả lời cá nhân
?2: Tìm những câu thuyết minh đặc điểm tiêu biểu của cây chuối ?
 H: Trao đổi, cá nhân phát biểu.
 + Đặc điểm sinh trưởng
 + Công dụng của cây chuối 
 + Công dụng của quả chuối
→ Trình bày đúng, khách quan các đặc điểm chính.
?3: Chỉ ra những câu văn có tính miêu tả về cây chuối
H: Phát hiện, trả lời.
 + Tả hình dáng chung của cây chuối
 + Tả quả chuối trứng cuốc
 + Tả các cách ăn chuối xanh
?4: Tác dụng vai trò của những yếu tố miêu tả trong việc thuyết minh ?
G : Còn một số vấn đề chưa thuyết minh → Do muốn VB đưa vào sgk gọn chứ không phải tác giả viết thiếu → Khi viết ta fải đảm bảo tính trọn vẹn của VB
?5: VB có thể bổ sung những gì ?
H: Thảo luận nhóm 4, đại diện trả lời.
?6: Trong bài văn TM có thể sử dụng yếu tố miêu tả ntn ?
H: đọc ghi nhớ
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập
 H: thảo luận nhóm đôi làm vào vở BT
- Bắp chuối màu phơn phớt hồng đung đưa trong gió chiều nom giống nh một cái búp lửa của thiên nhiên kỳ diệu
- Nõn chuối màu xanh non cuốn tròn như một bức thư còn phong kín đang đợi gió mở ra.
H : Làm vào vở bài tập
 HS thảo luận nhóm đôi 
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong VBTM 
1.Bài tập : Văn bản “ Cây chuối trong đời sống Việt Nam”
 a. Nhan đề : Vai trò của cây chuối nói chung trong đời sống vật chất và tinh thần của con người VN
 b. Những câu thuyết minh : 
 - Đi khắp Việt Nam
 - Cây chuối rất ưa nước nên...
 - Nào chuối hương, chuối ngự,...
 - Mỗi cây chuối đều cho một buồng...
c. Yếu tố miêu tả
+ Đi khắp Việt Nam...
+ Chuối trứng cuốc...
+ Chuối xanh có vị chát...
 *Tác dụng : Làm cho phần thuyết minh thêm cụ thể sinh động gây ấn tượng nổi bật → VB hay hơn
 *Chú ý : yếu tố miêu tả không lấn át thuyết minh.
d. VB cần bổ sung
 *Thuyết minh về 1 số bộ phận
 - Thân cây chuối
 - Lá chuối ( tơi và khô )
 - Bắp, nõn chuối
* Phân loại chuối : tây, hột, tiêu, ngự.
2. Ghi nhớ: GSK( tr 25)
II. Luyện tập
Bài 1 : Hoàn thiện các câu văn
- Thân cây chuối có hình dáng thẳng tròn như một cái cột trụ mọng nước gợi ra cảm giác mát mẻ dễ chịu
- Lá chuối tươi xanh rờn ưỡn cong cong dưới ánh trăng, thỉnh thoảng lại vẫy lên phần phật
 như mời gọi ai đó trong đêm khuya thanh vắng
- Lá chuối khô lót ổ nằm vừa mềm mại, vừa thoang thoảng mùi thơm dân dã cứ ám ảnh tâm trí những những kẻ tha
 hương
- Quả chuối chín vàng vừa bắt mắt vừa dậy lên một mùi thơm ngọt ngào quyến rũ
Bài 2 :Yếu tố miêu tả :
- Tách... nó có tai
- Chén của ta không có tai
- Khi mời ai... mà uống rất nóng
Bài 3 : Các câu miêu tả :
+ Qua sông Hồng, sông Đuống...
+ Lân được trang trí công phu...
+ Múa lân rất sôi động với động tác khoẻ khoắn, bài bản...
Củng cố: - G: hệ thống bài.
	 - Sử dụng yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh thế 
 nào?
Dặn dò: - Hoàn thành các bài tập trong SGK.
 - Soạn : Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong VB
 thuyết minh
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: /	Ngày dạy: /
Tiết 10 :	Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong 
 văn bản thuyết minh
A. Mục tiêu
- HS rèn kỹ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
B. Chuẩn bị
- H: làm bài 1, 2. Tr 28 sgk, tham khảo các VB thuyết minh con trâu
- G: soạn bài
C. Khởi động
	1. Kiểm tra : - Trong bài văn thuyết minh, yếu tố miêu tả được sử dụng 
 như thế nào ? BT 2, 3. Tr 26 sgk
	 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS. Gv nhận xét
	2. Giới thiệu bài. Năm lớp 8 chúng ta đã thuyết minh về một số con vật: con trâu, con mèo... Năm lớp 9 yêu cầu cao hơn...
D. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu đề
H: Đọc đề
?1: Đề yêu cầu trình bày vấn đề gì?Cụm từ “ Con trâu ở làng quê VN ” bao gồm những ý gì ? Nên sử dụng những phương thức biểu đạt nào ?
H: Suy nghĩ, trả lời cá nhân.
H: Đọc bài 2 
?2: Có thể sử dụng những gì cho bài văn TM trên.?
( Là VBTM hoàn toàn mang tính chất khoa học – Có thể vận dụng 1 số chi tiết cho định nghĩa về con trâu, tả hình dáng, thuyết minh về sức kéo. )
HĐ 2: Hướng dẫn lập dàn ý.
?3: Phần MB gồm những ý gì ?
H: Phát hiện, trả lời cá nhân.
?4: Phần TB gồm những ý gì ?
H: Trao đổi, thống nhất.
Là biểu tượng của Seagames 22 tại VN.
HĐ 3: Hướng dẫn viết bài.
?5: Nội dung cần thuyết minh trong MB là gì? yếu tố miêu tả cần sử dụng là gì ?
H: làm vào vở
Một số HS đọc đoạn văn
Cả lớp nhận xét, sửa chữa
H: Chọn 1 đoạn TB để viết vào vở
 Chú ý sử dụng yếu tố miêu tả
H: Đọc đoạn văn
G: Hướng dẫn các bạn đánh giá, sửa chữa.
Đề : Con trâu ở làng quê Việt Nam
I. Tìm hiểu đề
1. Thể loại : thuyết minh
2. Nội dung : Con trâu trong đời sống làng quê VN
- Con trâu trong nghề nông
- Con trâu trong đs ngời nông dân
II.Dàn ý:
 1. MB
Giới thiệu chung về con trâu
 2. TB
a. Con trâu trong nghề làm ruộng
- Trâu cày bừa ruộng
- Trâu kéo xe chở lúa, rơm rạ
 + Con trâu đi trước cái cày theo sau
 + Trên đồng cạn dưới đồng sâu
 Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa
 b. Con trâu trong lễ hội, đình đám
- Là một trong vật tế thần trong lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên
- Là “nhân vật ” chính trong lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn.
- Là vật không thể thiếu những dịp lễ hội đình đám. 
c. Con trâu – nguồn cung cấp thực phẩm và chế biến đồ mĩ nghệ
- Thịt để ăn
- Da để thuộc
- Sừng làm đồ mĩ nghệ.
d. Con trâu là tài sản lớn
- Tậu trâu lấy vợ làm nhà
 Cả ba việc ấy thực là gian nan
e. Con trâu với tuổi thơ nông thôn
- Trẻ chăn trâu cắt cỏ, chơi đùa trên lng trâu, bơi lội cùng trâu trên sông nước, thổi sáo trên lưng trâu → bức tranh dân gian
- Cảnh chăn trâu, con trâu ung dung gặm cỏ là h/ảnh đẹp của cuộc sống thanh bình ở làng quê VN
 3. KB
Khẳng định vị trí quan trọng của con trâu trong đời sống nông dân VN
Con trâu trong t/cảm của người nông dân 
III. Viết bài
1. Viết đoạn MB
* C1 : giới thiệu : ở VN đến bất cứ miền quê nào
 C2 : dẫn câu tục ngữ ca dao
 C3 : tả cảnh trẻ em chăn trâu 
* Vị trí con trâu trong đsống nông thôn VN.
2. Viết đoạn TB
Củng cố: 
 - G: nhắc lại phương pháp làm bài văn TM
Dặn dò: - Chuẩn bị viết bài TM số 1
 - Hoàn chỉnh bài viết trên
 - Soạn bài: “ Tuyên bố thế giới về...”
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doccac phuong cham hoi thoai(2).doc