Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Sào Nam - Tiết 71 đến tiết 75

Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Sào Nam - Tiết 71 đến tiết 75

Tiết 71 CHIẾC LƯỢC NGÀ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS

- Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện

- Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả

- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn

B. Chuẩn bị của thầy và trò :

 - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT

 - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài

C. Lên lớp :

 I. Ổn định tổ chức

 II. Kiểm tra bài cũ:

- Viết về nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn trên Sapa, Nguyễn Thành Long muốn nói với người đọc điều gì ?

- Em nghĩ gì về nhân vật này ? ( Nhân vật có thể có thật ? Trong cuộc sống hôm nay có thể có những người như anh thanh niên ấy không ?

- Liêụ sau này chúng ta có thể sống như nhân vật này không ? Ý nghĩa giáo dục từ nhân vật này ?)

 

doc 20 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Sào Nam - Tiết 71 đến tiết 75", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 
Tiết 71 CHIẾC LƯỢC NGÀ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS
- Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện 
- Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả
- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn 
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ:
- Viết về nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn trên Sapa, Nguyễn Thành Long muốn nói với người đọc điều gì ?
- Em nghĩ gì về nhân vật này ? ( Nhân vật có thể có thật ? Trong cuộc sống hôm nay có thể có những người như anh thanh niên ấy không ?
- Liêụ sau này chúng ta có thể sống như nhân vật này không ? Ý nghĩa giáo dục từ nhân vật này ?)
	III. Bài mới 
 *Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Truyện Chiếc lược ngà được Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra quyết liệt. Điều đáng chú ý là truyện ngắn này viết trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhưng lại tập trung nói về tình người - cụ thể ở đây là tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh và tình đồng chí của những người cán bộ cách mạng. Tình cha con được miêu tả thật cảm động ở cả hai phía : người cha cán bộ cách mạng và đứa con gái nhỏ. Đó không chỉ là một tình cảm muôn thuở, có tính nhân bản bền vững, mà còn được thể hiện trong hoàn cảnh ngặt nghèo, éo le của chiến tranh và trong cuộc sống nhiều gian khố, hi sinh của người cán bộ cách mạng. Vì thế, tình cảm ấy càng đáng trân trọng và đồng thời nó cũng cho thấy những nỗi đau mà chiến tranh mang đến cho đời sống bình thường của mọi người
HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
HOẠT ĐÔNG CỦA HỌC SINH
GHIBẢNG
*Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu chung về tác phẩm 
-Yêu cầu HS tóm tắt gọn trong khoảng 10 câu. 
GV nhấn mạnh :
 + Tình huống cơ bản của truyện : Cuộc gặp gỡ trớ trêu 
+ Ông Sáu dồn tình yêu thương và nỗi nhớ con vào việc làm cây lược ngà nhưng ông đã hi sinh .Tình huống biểu lộ tình cảm sâu sắc của người cha với đứa con
- Tóm tắt:“ông Sáu xa nhà đi kháng chiến Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp vể thăm nhà, thăm con .Bé Thu không nhận ra cha vì sẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết. Em đối xử với ba như với người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, người cha dồn ,hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng . Trong một trận càn ông hi sinh .Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược cho người bạn .
- Truyện đã thể hiện tình cha con sâu sắc của hai cha con ông Sáu trong hai tình huống 
I. Đọc và tìm hiểu chung về tác phẩm
1.Tác giả: 
2.Tóm tắt tác phẩm 
*Hoạt động 3 Phân tích diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần cha về thăm nhà
- Hãy tìm các chi tiết thể hiện diễn biến tâm lí của bé Thu trước và sau khi nhận ra ông Sáu là cha.
- Vì sao bé Thu có những hành động có vẻ khác thường và ương bướng như vậy ? và vì sao em có sự thay đổi đột ngột trước lúc cha em ra đi ?.
*Tâm lí và thái độ của Thu đã được biểu hiện qua các chi tiết: 
- Hốt hoảng, mặt tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên; chỉ gọi trống không ,không chịu gọi cha ; nhất định không chịu nhờ ông giúp chắt nước nồi cơm, hất cái trứng cá; khi bị ông Sáu đánh tự bỏ về nhà bà ngoại, cố ý khua dây cột xuồng kêu rổn rảng thật to. 
- Sự ương ngạnh do: Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở, Thu quá bé nhỏ và người lớn cũng không kịp chuẩn bị cho nó đón nhận những khả năng bất thường. 
Bé Thu không tin ông Sáu là ba nó vì trên mặt ông có thêm vết sẹo
 à Em có cá tính mạnh mẽ, tình cảm của em sâu sắc chân thật ( cứng đầu có ẩn chứa cả sự kiêu hãnh trẻ thơ về một tình yêu dành cho người cha)
II. Tìm hiểu tác phẩm :
1.Diễn biến tâm lý và tình cảm của bé Thu:
- Lúc đầu không nhận ông Sáu là cha: Đứa bé có cá tính mạnh mẽ, tình cảm sâu sắc, chân thật
- Thái độ và hành động của Thu khi nhận ra người cha
- Hãy nêu những chi tiết về thái độ và hành động của Thu khi nhận ra cha 
 Vì sao Thu có sự thay đổi hoàn toàn như thế ?
Thái độ của mọi người coi chứng kiến cảnh ấy ra sao ?
- Cất tiếng gọi ba - tiếng kêu như tiếng xé - vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, chạy thót lên và dang hai tay ôm lấy cổ ba, hôn ba cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba, hai tay nó siết chặt lấy cổ, dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba và đôi vai nhỏ bé run run 
- Trong giờ phút chia tay với cha, tình yêu và nỗi mong nhớ đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận. 
à Có người không cầm được nước mắt và người kể chuyện thì cảm thấy như có bàn tay ai nắm lấy trái tim mình
- Khi nhận ra cha: Tình yêu và nỗi mong nhớ bùng ra mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt có xen sư hối hận 
c) Qua biêủ hiện tâm lí và hành dộng của bé Thu, tác giả đã làm nổỉ rõ một số nét tinh cách của nhân vật. Em hiểu tính cách của nhân vật bé Thu như thế nào ?
- Thu có tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ, dứt khoát, rạch ròi.
- Sự cứng cỏi đên mức tưởng như ương ngạnh, nhưng Thu vẫn là một đứa trẻ với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ 
- Tác giả tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ em và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ.
-Thu có tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ, dứt khoát, rạch ròi.
IV.Củng cố:
- Hãy phân tích tâm lý nhân vật bé Thu trong đoạn trích 
V. Hướng dẫn học tập :
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật bé Thu
- Soạn tiếp các câu hỏi đọc hiểu văn bản 
Tuần 15 
Tiết 72 CHIẾC LƯỢC NGÀ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS
- Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện 
- Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả
- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn 
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy phân tích tâm lý nhân vật bé Thu trong đoạn trích 
	III. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
HOẠT ĐÔNG CỦA HS
GHI BẢNG
Phân tích tình cảm cha con sâu nặng ở ông Sáu 
- Hãy tìm các chi tiết (trong phần sau của truyện) thể hiện tình cảm của ông Sáu với con và nêu cảm nghĩ của em về tình cảm ấy.
- Theo em, chi tiết nào là cảm động ?.
- Ý nghĩa của những chi tiết ấy như thế nào ?
(không chỉ là tình cha con thắm thiết, sâu nặng mà còn gợi cho người đọc nghĩ đến và thấm thía những đau thương, mất mát, éo le mà chiến tranh mang đến cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình )
- Đã thể hiện trong chuyến về thăm nhà, và biểu hiện tập trung và sâu sắc ở phần sau của truyện . 
- Day dứt, ân hận ám ảnh nhiều ngày sau khi chia tay là việc ông đã đánh con .Rồi lời dặn của đứa con thúc đẩy ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà .
- Khi có khúc ngà, ông vui mừng, sung sướng, dành hết tâm trí, công sức vào việc làm cây lược Chiếc lược thành một vật quý giá, thiêng liêng với ông Sáu. Nhưng ông Sáu đã hi sinh khi chưa kịp trao vào tay đứa con gái chiếc lược ngà
2. Tình cha con sâu năng của ông Sáu:
- Mong được gặp con và đau khổ khi con không nhận ba, hạnh phúc khi cuối cùng đứa con đã nhận ba.
- Day dứt ân hận, ám ảnh vì chuyện đã đánh con.
- Hình ảnh ông Sáu kì công làm chiếc lược ngà và tình cảnh ông Sáu lúc hy sinh vẫn còn chưa hoàn thành tâm nguyện là chi tiết cảm động
3.Nhận xét về nghệ thuật trần thuật của truyện.
Thảo luận: 
- Vì sao câu chuyện lại hấp dẫn và cảm động đến thế ?
- Xây dựng được một cốt truyện khá chặt chẽ, có những yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí : 
- Bé Thu không nhận cha nhưng bất ngờ biểu lộ những tình cảm thật nồng nhiệt, đây xúc động với người cha trước lúc chia tay. 
- Một bất ngờ nữa, đó là cuộc gặp gỡ tình cờ của nhân vật người kể chuyện với Thu, 
- Chọn nhân vật kể chuyện thích hợp.Kể theo lời của người bạn ông Sáu ( câu chuyện đáng tin cậy. Người kể chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình, hoặc xen ý kiến bình luận, suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc, người nghe ) 
3-Nghệ thuật của truyện ngắn :
- Xây dựng được một cốt truyện khá chặt chẽ, có những yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí 
- Chọn nhân vật kể chuyện thích hợp.
* Hoạt động 3: Tổng kết :
- Hãy tóm tắt nội dung chính , chủ đề và nghệ thuật đặc sắc của câu chuyện .
- Cho Hs đọc ghi nhớ 
- Truyện diễn tả một cách cảm động tình cha con thắm thiết sâu nặng của cha con ông Sáu trong chiến tranh. khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc, nó càng cao đẹp trong những cảnh ngộ khó khăn 
- Ở nghệ thuật xây dựng tình huống bất ngờ mà tự nhiên hợp lí, ở ngòi bút miêu tả tâm lí và tính cách nhân vật, nhất là nhân vật trẻ em 
III. Tổng kết :
Ghi nhớ (SGK)
*Hoạt động 4: Hướng dẫn Luyện tập
-làm bài tập 1
- Hs lí giải thái độ và hành động có vẻ trái ngược của bé Thu thực ra lại xuất phát từ sự nhất quán trong suy nghĩ và tính cách của em 
IV.Luyện tập :
Nhất quán trong tình thương cha sâu sắc 
-Bài tập 2 : HS làm ở nhà.
- Nếu chọn vai kể là bé Thu thì nên dùng lối hồi tưởng (sau nhiều năm, khi đã lớn lên Thu hồi tưởng lại cuộc gặp gỡ cuối cùng với người cha). Có thể kết hợp với tiết tập làm văn để làm bài tập này. 
IV.Củng cố:
- Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” kể về chuyện gì ?
- Cách xây dựng câu chuyện có gì đặc sắc ?
V. Hướng dẫn học tập :
- Nắm vững cốt truyện
- Nắm vững những nét đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này
- Chuẩn bị bài mới : Ôn tập để kiểm tra văn học hiện đại (tiết 75)
Tuần 15
Tiết 73 ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
 (Luyện tập tổng hợp)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
 -Giúp HS nắm vững một số nội dung phần Tiếng Việt đã học ở học kì I
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	-Thầy : Nghiên cứu hệ thống câu hỏi ôn tập
	-Học sinh : Hs tự ôn theo hướng dẫn của SGK
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh ( bài soạn ôn tập )
	III. Bài mới 
HOẠTĐỘNG DẠY-HỌC
 HOẠT ĐÔNG CỦA HỌC SINH
GHIBẢNG
*Hoạt Động 1
- Hãy nêu các phương châm hội thoại đã học. Nêu định nghĩa từng phương châm .
- Có trường hợp nào các phương châm hội thoại không được tôn trọng ? Vì sao? 
- HS nêu ra 4 phương châm hội thoại đã học: Phương châm về chất , về lượng, quan hệ, cách thức và lịch sự. Nêu định nghĩa từng phương châm
-Học sinh nêu các trường hợp các phương châm hội thoại không được tuân thủ 
I.Các phương châm hội thoai:
- Có 5 phương châm hội thoại
- Hãy kể một t ... lại với nhau
Phải đưa vào từ ngữ có sẵn nhiều lớp nghĩa hoàn toàn mới 
Phải chuyển nghĩa ban đầu của từ này sang một lớp nghĩa đối lập
Kết hợp cả B và C
Câu 6: Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngững Bích”, câu thơ : “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” đã sử dụng cách nói nào ?
Ẩn dụ 
Hoán dụ
Nhân hoá
So sánh
Câu 7. Câu ca dao :" Cày đồng đang buổi ban trưa
 Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”
 sử dụng những biện pháp tu từ nào ?
So sánh kết hợp nói quá
So sánh kết hợp nói giảm
So sánh kết hợp hoán dụ
So sánh kết hợp tượng trưng 
Câu 8: Trong hai câu thơ sau (trích truyện Kiều ) :
 "Có tài mà cậy chi tài
 Chữ tài liền với chữ tai một vần”
 Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
Ẩn dụ, tượng trưng
Điệp ngữ, chơi chữ
Nói quá, hoán dụ
Nhân hoá, so sánh
Câu 9. Tác giả dân gian đã dùng biện pháp tu từ nào trong hai câu thơ:
 " Còn trời, còn nước, còn non
 Còn cô bán rượu anh còn say sưa”
Điệp ngữ, ẩn dụ
Nói quá, hoán dụ
Nhân hoá, hoán dụ
Nói giảm, nói tránh
Câu 10: Cụm từ “ Kẻ cắp bà già gặp nhau” trong âu “Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau” là :
Tục ngữ
Thành ngữ
Câu : 11 Cụm từ trên (Câu 10) có nghĩa là gì ?
Đã lấy không của người khác lại còn chê bai
Người làm việc xấu khiến mọi người chê bai
Kẻ tinh ranh quỷ quyệt gặp phải đối thủ xứng đáng 
Sự hợp tác của những người tinh ranh quỷ quyệt
Câu 12: Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính" (Đồng chí – Chính Hữu) sử dụng biện pháp tu từ gì ?
So sánh
Nhân hoá
Ẩn dụ
Nói quá
 II. Phần tự luận :
Câu 1: Viết một đoạn văn tự sự (đề tài tự chọn ) trong đó các nhân vật khi giao tiếp với nhau không tuân thủ phương châm hội thoại. Phân tích nguyên nhân hoặc tác dụng của việc không tuân thủ đó . 
Câu 2: Phân tích cái hay cách xưng hô và cách sử dụng từ đồng nghĩa trong đoạn thơ truyện sau ( trích truyện Kiều của Nguyễn Du:
“ Thoắt trông nàng đã chào thưa”
“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây
Đàn bà dễ có mấy tay
đời xưa mấy mặt đời này mấy gan
Cho hay là thói hồng nhan
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”
 Đáp án : 
I. Phần trắc nghiệm :
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đúng
B
D
B
B
D
A
A
B
A
A
C
C
II. PHẦN TỰ LUẬN :
Câu 1: Yêu cầu :
 -Phải đúng kiểu văn bản tự sự
-Các lượt lời trong đoạn hội thoại phải hợp lý
-các nhân vật không tuân thủ phương châm hội thoại phải có nguyên nhân 
( Không phải là sự vụng về của người viết )
-Phải biết phân tích nguyên nhân hoặc ý nghĩa , tác dụng của việc không tuân thủ đó .
Biểu điểm :
-Điểm 3: Thực hiện đủ và đúng các yêu cầu trên
-Điểm 2: Có thể tự sự chưa hay nhưng phải đủ và đúng các yêu cầu về phương châm hội thoại, có thể phân tích chưa sâu
-Điểm 1 : Có thể tự sự chưa hay hoặc chưa đúng và có thể sử dụng các yêu cầu về phương châm hội thoại chưa chuẩn nhưng nhìn chung hiểu đề và có chỗ thực hiện được yêu cầu của đề. Phân tích sơ sài
Điểm 0: Chưa thực hiện được yêu cầu nào 
Câu 2: Yêu cầu 
-Xưng hô : Tiểu thư (Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây) vừa mỉa mai, vừa nhắc lại cách xưng hô ngày xưa ( lúc Kiều bị Hoạn Thư bắt về làm nô tì) vừa hàm ý đe doạ một cuộc báo thù ngoạn mục
-Các từ đồng nghĩa : Tiểu thư, đàn bà, hồng nhan: đều chỉ đối tượng là Hoạn thư và những gì thuộc về Hoạn Thư song mỗi từ đều có những nét nghĩa khác nhau với nhiều hàm ý:
	-Tiểu thư : Cách xưng hô trạng trọng. Trong hoàn cảnh này hàm ý mỉa mai và đe doạ
	-Đàn bà : Hàm ý chỉ tính khí hẹp hòi và sự ghen tuông của Hoạn Thư
	-Thói hồng nhan: Thói ghen tuông của đàn bà (Trong đó bao hàm cả người nói )
Cái hay là chỉ qua cách xưng hô, nói năng của nhân vật mà nhà thơ đã vẽ ra được cả bức tranh nội tâm của Thuý Kiều lúc sắp báo thù, nhằm thu hút sự chú ý của người đọc đồng thời để tạo nên sự tương phản khi Kiều tuyên bố : tha ngay liền sau đó . Để khắc đậm tính cách độ lượng , giàu lòng tự trọng của nhân vật này .
Biểu điểm : 
-Điểm 4 : Thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy
-Điểm 3: Thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên, diễn đạt có chỗ còn lúng túng. Hoặc thực hiện chưa đầy đủ các yêu cầu nhưng nhìn chung nắm được ý nghĩa và cái hay của cách xưng hô và cách sử dụng từ đồng nghĩa
-Điểm 2 : Nắm không chắc các yêu cầu về ngữ pháp nhưng nhìn chung hiểu được ý nghĩa của các yếu tố dùng từ trong xưng hô và các từ đồng nghĩa. Diễn đạt còn lúng túng
-Điểm 1: Nắm sơ sài nội dung và yêu cầu về ngữ pháp
-Điểm 0 : Đối với những bài chưa làm được gì hoặc làm qua loa chiếu lệ
Tuần 15 
Tiết 75 KIỂM TRA VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
- Trên cơ sở tự ôn tập, HS nắm vững các bài thơ, truyện hiện đại đã học (từ bài 10 đến bài 15), làm tốt các bài kiểm tra một tiết tại lớp
- Qua bài kiểm tra, GV đánh giá được kết quả học tập của HS về tri thức, kĩ năng, thái độ, để có đinh hướng giúp HS khắc phục những điểm còn yếu
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT, ra đề phù hợp.
	- Học sinh : + Đọc kĩ lại các tác phẩm thơ, truyện hiện đại trong SGK Ngữ văn 9, từ bài 10 đến bài 15. Đọc lại vở ghi các bài học tương ứng
+ Làm vào vở bài tập một bảng kê các tác phẩm thơ, truyện hiện đại vừa học từ bài 10 đến bài 15, theo các mục sau : tên tác phẩm (đoạn trích), thể loại, tác giả, tóm tắt nội dung (cốt truyện hoặc tình cảm, cảm xúc chính), nét nghệ thuật đặc sắc
+ Đọc lại phần lí thuyết về văn biểu cảm trong phần Tập làm văn ở lớp 7 lớp 8 và cách làm văn tự sự kết hợp với biểu cảm, lập luận ở lớp 9 
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra:
 III. Bài mới: Kiểm tra theo đề chung của trường.
 Đề bài kiểm tra thơ truyện hiện đại
Phần trắc nghiệm :
Câu 1: Bài thơ về tiểu đội xe không kính sáng tác trong thời điểm nào ?
Trước Cách mạng tháng Tám
Trong kháng chiến chống Pháp
Trong kháng chiến chống Mỹ
Sau Đại thắng mùa xuân năm 1975
Câu 2:Hình tượng người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính được tác giả khắc hoạ về phương diện nào ?
Hoàn ảnh xuất thân
Điều kiện sống có nhiều thiếu thốn gian lao
Tình cảm đồng đội thắm thiết , sâu sắc
Cả A,B,C đều đúng
Câu 3: Nội dung “câu hát” trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (của Huy Cận) có ý nghĩa như thế nào ?
Biểu hiện sức sống căng tràn của thiên nhiên
Biểu hiện niềm vui, sự phấn chấn của người lao động
Thể hiện sức mạnh vô địch của con người 
Thể hiện sự bao la, hùng vĩ của biển cả
Câu 4: Trong khổ thơ sau, tác giả đã sử dụng phép tu từ gì ?
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dăm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
So sánh
Nói quá
Nhân hoá
Hoán dụ
Câu 5: Phép tu từ ( đã xác định ở câu trắc nghiệm số 4 ) có tác dụng như thế nào ?
Nhấn mạnh khung cảnh rộng lớn của biển cả
Nhấn mạnh sự nhộn nhịp của cảnh đánh cá trên biển 
Làm cho con thuyền đánh cá trở nên kỳ vĩ, khổng lồ
Thể hiện niềm vui say trong lao động của con gười
Câu 6 : Nội dung chính của bài thơ “Bếp lửa” ( của Bằng Việt ) là gì ?
Miêu tả vẻ đẹp của hình ảnh bếp lửa trong mỗi buổi sớm mai
Nói về tình cảm sâu nặng, thiêng liêng của người cháu đối với bà
Nói về tình cảm sâu nặng, thiêng liêng của người bà dành cho con và cháu
Nói về tình cảm nhớ thương của người con dành cho cha mẹ đang chiến đấu ở xa
Câu 7:Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa ( trong bài thơ Bếp lửa- Bằng Việt)
Hiện diện như tình cảm ấm áp của người bà dành cho cháu 
Là chỗ dựa tinh thần của người cháu trong những năm tháng tuổi thơ
Là sự cưu mang đùm bọc, chi chút của bà dành cho cháu
Cả A,B,C đều đúng 
 Câu 8: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi 
“Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”
Em ngủ ngoan, đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
 a. Đoạn thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ nào ?
So sánh
Ẩn dụ
Nhân hoá
Không có biện pháp tu từ nào
 b. Nhận định nào nói đúng nhất về ý nghĩa của đoạn thơ
Đoạn thơ diễn tả gian khổ mà mẹ đã phải trải qua khi đi tỉa bắp 
Đoạn thơ diễn tả niềm hạnh phúc của người mẹ khi được ở gần con
Đoạn thơ miêu tả một cách khách quan hình ảnh người mẹ tỉa bắp trên núi Kalưi
Đoạn thơ vừa diễn tả nỗi vất vả của mẹ cùng niềm hạnh phúc của bà khi địu con trên lưng , tỉa bắp 
Câu10: Trong truyện ngắn “Làng” (của Kim Lân), tác giả đã đặt nhân vật ông Hai vào tình huống như thế nào để ông tự bộc lộ tính cách của mình?
Ông Hai không biết chữ phải đi nhờ người khác đọc
Tin tức về làng ông theo giặc mà tình cờ ông nghe được từ những người tản cư
Bà chủ nhà hay dòm ngó , nói bóng nói gió vợ chông ông Hai
Ông Hai lúc nào cũng nhớ làng Chợ Dầu của mình
Câu 11:Mục đích của việc ông Hai trò chuyện với đứa con út là gì ?
Để tỏ lòng yêu thương đặc biệt của ông đối với đứa con út của mình
Để cho bớt cô đơn và buồn chán vì không có ai để nói chuyện
Để thổ lộ nỗi lòng và làm với bớt nỗi buồn khổ
Để mong thằng Húc hiểu được tấm lòng ông
Câu 12: Truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa chủ yếu được kể qua cái nhìn của ai?
Tác giả
Anh thanh niên
Ông hoạ sĩ gìa
Cô gái
II. Phần tự luận :
Câu 1 : Chép lại (theo trí nhớ) hai khổ thơ Khúc hát ru những en béIớn trên lưng mẹ, mà em yêu thích, nói rõ vì sao em thích ?
Câu 2: Phân tích tình yêu làng quê và tình thần yêu nước ở nhân vật ông Hai trong truyện Làng của Kim Lân 
 Câu 3:	-Tóm tắt cốt truyện (trong khoảng 10 dòng) truyện ngắn Làng hoặc Chiếc lược ngà 
Đáp án 
-Phần trắc nghiệm: 
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đúng
C
C
B
B
C
B
D
A
D
B
C
C
. PHẦN TỰ LUẬN :
Yêu cầu : chép đúng lời của khổ thơ : 1 điểm
	-Nói rõ vì sao em thích :
	* Lý do phù hợp : 1 điểm
	* Diễn đạt : 1 điểm 
Câu 2 : Phân tích tình yêu làng quê của nhân vật ông Hai 
	-Ông Hai yêu làng quê bằng một tình yêu tha thiết thể hiện ở tính khoe làng và trong một hoàn cảnh ông Hai nghe tin đồn làng mình theo giặc
	-Trong tình huống đặc biệt, ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu của mình theo giặc
-Tin đồn khiến cho ông Hai hụt hẩng -Từ lúc ấy, trong tâm trí ông nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng với nỗi đau xót, tủi hổ .
-Cuộc xung đột nội tâm ở ông gay gắt , cùng với sức ép từ phía mụ chủ nhà quái ác buộc ông Hai phải lựa chọn : “ Làng thì yêu thật nhưng, làng theo Tây thì phải thù” 
Việc lựa chọn ở ông Hai thể hiện tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ : tình yêu làng quê thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến .
Biểu điểm cụ thể :
-Điểm 4: Nắm được đặc điểm của nhân vật ông Hai, diễn đạt trôi chảy, phân tích sâu sắc, có dẫn chứng phù hợp.
-Điểm 3: Nắm ddwowjb các đặc điểm của nhân vật ông Hai, diễn đạt tương đối trôi chảy, có dẫn chứng phù hợp nhưng chư phong phú
-Điểm 2: Nắm được các đặc điểm của nhân vaath ông Hai nhưng chưa có những phân tích sâu sắc. Diễn đạt có chỗ còn lúng túng
-Điểm 1 : Chưa nắm được đặc điểm nhân vật, diễn đạt còn lúng túng
-Điểm 0 : Chưa nắm được bài học, diễn đạt có quá nhiều sai sót 

Tài liệu đính kèm:

  • docT15.doc