Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Sào Nam - Tuần 14

Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Sào Nam - Tuần 14

Tiết 66 LẶNG LẼ SA PA

 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS :

- Cảm nhận đượcvẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người

- Phát hiện đúng và hiểu được chủ để của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con ngươi trong lao động có ích

- Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các ýếu tố của tác phẩm truyện : miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên

B. Chuẩn bị của thầy và trò :

 - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT

 - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài

C. Lên lớp :

 I. Ổn định tổ chức

 II. Kiểm tra bài cũ:

 - Ông Hai trong truyện ngắn “Làng"là người như thế nào ? Em suy nghĩ gì về nhân vật này ?

 - Theo em , nghệ thuật truyện ngắn này có gì đặc sắc ?

 III. Bài mới : Năm 1970 cả nước dành cả sức người, sức của cho tiền tuyến, tất cả để “Đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, Nguyễn Thành Lòng cho ra đời truyện ngắn Lặng lẽ Sapa như là một đóng gióp nhỏ vào phong trào chung ấy". Lặng lã Sapa không trực tiếp phản ánh cuộc chiến tranh chông Mỹ nhưng là một góc quê hương “không lặng lẽ” trong cái sôi động chung của Tổ quốc lúc bấy giờ

 

doc 11 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 821Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 9 - Trường THCS Sào Nam - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 
Tiết 66 LẶNG LẼ SA PA
 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS :
- Cảm nhận đượcvẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người
- Phát hiện đúng và hiểu được chủ để của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con ngươi trong lao động có ích 
- Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các ýếu tố của tác phẩm truyện : miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên 
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ:
 - Ông Hai trong truyện ngắn “Làng"là người như thế nào ? Em suy nghĩ gì về nhân vật này ?
 - Theo em , nghệ thuật truyện ngắn này có gì đặc sắc ?
	III. Bài mới : Năm 1970 cả nước dành cả sức người, sức của cho tiền tuyến, tất cả để “Đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, Nguyễn Thành Lòng cho ra đời truyện ngắn Lặng lẽ Sapa như là một đóng gióp nhỏ vào phong trào chung ấy". Lặng lã Sapa không trực tiếp phản ánh cuộc chiến tranh chông Mỹ nhưng là một góc quê hương “không lặng lẽ” trong cái sôi động chung của Tổ quốc lúc bấy giờ
HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
HOẠT ĐÔNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
*Hoạt động 1 :Đọc và tìm hiểu chú thích :
- HS không đọc tác phẩm từ đầu tiết mà đọc kết hơph với phần tìm hiểu tác phẩm 
- HS đọc chú thích về tác giả
 Nguyễn Thành Long (l925 - l991)
- Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, 
- Cây bút chuyên về truyện ngắn và kí. 
I. Đọc và tìm hiểu chú thích 
1. Tác giả
- Đọc và tìm hiểu chung về tác phấm :cho HS đọc phần chính là cuộc gặp gỡ của ba nhân vật (người thanh niên, ông hoạ sĩ và cô kĩ sư trẻ) tại trạm khí tượng trên núi cao 
- Hãy nhận xét về cốt truyện 
1. Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa pa. Tác phẩm này, theo lời tác giả, là ''một bức chân dung''. Đó là bức chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào ? 
Gv nói thêm Nhân vật anh thanh niên là một chân dung, nhân vật được hiện lên ở một số nét đẹp, nhưng chưa được xây dựng thành một tính cách hoàn chỉnh và hầu như chưa có cá tính 
- Cốt truyện rất đơn giản, chỉ tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người khách trên chuyến xe với người thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh cao Yên Sơn ở SaPa . 
- Bức chân dung của anh thanh niên
- Bức chân dung ấy được thực hiện qua cái nhìn và ý nghĩ của nhân vật ông họa sĩ
- Một hệ thống các nhân vật : (ông hoạ sĩ, bác lái xe, cô kĩ sư mới ra trưông và cả những nhân vật không xuất hiện trực tiếp như ông kĩ sư ở trại rau, anh cán bộ kĩ thuật nghiên cứu về sét) đều góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm.
2. Đoạn trích : Tập trung kể về cuộc gặp gỡ giữa ba nhân vật và tập trung làm nổi bật bức chân dung anh thanh niên
*Hoạt động 2 :Tìm hiểu văn bản 
2. Phân tích nhân vật.anh thanh niên trong truyện. 
- Em có nhận xét gì về cách xây dựng nhân vật anh thanh niên ?
Chú ý: tình huống nhân vật xuất hiện, quan hệ với các nhân vật khác ; hoàn cảnh sống và làm việc, suy nghĩ của anh về công việc và cuộc sống ; nét đẹp đáng chú ý nhất ở nhân vật này:) 
- Không xuất hiện ngay tử đầu truyện mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật kia với anh, 
- Chỉ hiện ra trong chốc lát, đủ để các nhân vật khác kịp ghi nhận một ấn tượng, một kí hoạ chân dung về anh rồi dường như anh lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của núi cao Sa Pa .
- Anh hiện ra để cho mọi người cảm nhận được rằng Trong cái lặng im của Sa Pa có những con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước 
- Nhân vật hiện ra qua sự nhìn nhận, suy nghĩ, đánh giá của các nhân vật khác . Qua cách nhìn và cảm xúc của mỗi người, hình ảnh anh thanh niên thêm rõ nét và đáng mến hơn
II. Tìm hiểu văn bản 
1.Phân tích nhân vật anh thanh niên
a.Cách xây dựng nhân vật :
- Hiện ra trong chốc lát
- Hiện ra qua cách nhìn nhận, đánh giá của các nhân vật khác 
b) Những nét đẹp về nhân vật anh thanh niên
- Anh thanh niên có những nét đẹp nào đã khiến cho ông họah sĩ muốn vẽ chân dung anh ? (gợi ý : 
-hoàn cảnh sống và làm việc của người thanh niên có những gì đáng chú ý ? Cái gì đã giúp anh vượt qua được hoàn cảnh ấy ? 
Hãy tìm thêm những nét đẹp trong việc làm cách sống, suy nghĩ, tình cảm và quan hệ với mọi người của anh thanh niên 
Vậy theo em anh thanh hiên là người như thế nào ?
- Hoàn cảnh sống và làm việc : một mình trên đỉnh núi cao, chỉ có cỏ cây và mây núi Sa Pa ; Công việc của anh lá đo gió, đo mưa, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu àCông việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao 
 - Nhưng cái gian khổ nhất là phải vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ
àĐó là ý thức về công việc, lòng yêu nghề, thấy được công việc thầm lặng ấy là có ích cho cuộc sống, cho mọi người . 
+ Anh đã có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người : ta với công việc là đôi, công việc gắn liền với tập thể 
+ niềm vui đọc sách mà anh thấy như lúc nào cũng có người bạn để trò chuyện 
+ tổ chức, sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, chủ động 
+ cởi mở, chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người ,khiêm tốn, thành thực 
Tóm lại, chỉ bằng một số chi hết và chỉ cho xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện tác giả đã phác hoạ được chân dung nhân vật chính vởi những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ,ý nghĩa, của công việc 
b.Những nét đẹp của nhân vật anh thanh niên
Tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ,ý nghĩa, của công việc 
 IV. CỦNG CỐ
	- Viết về nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn trên Sapa, Nguyễn Thành Long muốn nói với người đọc điều gì ?
	- Em nghĩ gì về nhân vật này ? ( Nhân vật có thể có thật ? Trong cuộc sống hôm nay có thể có những người như anh thanh niên ấy không ?- Liêụ sau này chúng ta có thể sống như nhân vật này không ? Ý nghĩa giáo dục từ nhân vật này ?)
 V. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
	- Nắm vững đặc điểm của nhân vật anh thanh niên
- Cách xây dựng nhân vật đặc sắc của Nguyễn Thành Long
Tuần 14 
Tiết 67 LẶNG LẼ SA PA
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS :
- Cảm nhận đượcvẻ đẹp của các nhân vật trong ,truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ anh cảm, trong quan hệ với mọi người
- Phát hiện đúng và hiểu được chủ để của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con ngươi trong lao động có ích 
- Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện : miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên 
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ:
- Viết về nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn trên Sa pa, nguyễn Thành Long muốn nói với người đọc điều gì ?
- Em nghĩ gì về nhân vật này ?	
 III. Bài mới :
Kết hợp với kiểm tra bài cũ để vào bài 
 HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
HOẠT ĐÔNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
2. Phân tích nhân vật ông hoạ sĩ
- Theo em nhân vật họa sĩ có vị trí như thế nào trong câu chuyện ?
- Vì sao họa sĩ xúc động và bối rối?
-Theo em vì sao họa sĩ muốn vẽ anh thanh niên ?
-Những suy nghĩ của họa sĩ về anh thanh niên và những điều anh thanh niên suy nghĩ từ cuộc nói chuyện với họa sĩ có tác dụng như thế nào đối với nội dung câu chuyện ?
-Truyện còn có những nhân vật nào khác ?
-Nhân vật cô kỹ sư tham gia vào câu chuyện với những nét nào đáng chú ý ?Em hiểu như thế nào về sự”bàng hoàng” của cô kỹ sư?
- Nhân vật này cùng với các nhân vật phụ khác đã góp phần tô đậm hình ảnh người thanh niên trong truyện như thế nào ?
- Em có nhận xét gì về cách xây dựng nhân vật chính của tác giả
Ngoài ra còn có các nhân vật khác không xuất hiện, họ là những ai ? Tác dụng của nhân vật này như thế nào ?( góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm: SaPa lặng lẽ mà không lặng lẽ)
a.Nhân vật họa sĩ là nhân vật phụ nhưng dường như tác giả đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật ông hoạ sĩ để quan sát và miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của truyện người thanh niên 
- Họa sĩ đã xúc động và bối rối : 
* bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết
* ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kí hoạ,
* suy nghĩ về anh và những điều anh suy nghĩ . 
àNhân vật họa sĩ đã làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và chứa đựng những chiều sâu tư tưởng 
Các nhân vật khác 
- Nhân vật cô kĩ sư : bàng hoàng: hiểu thêm cuộc sống , về con đường mà cô đã lựa chọn, cái bàng hoàng đáng lẽ cô phải biết, nhưng bây giờ cô mới biết à bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta gặp được những ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống, từ tâm hồn của người khác 
- Nhân vật bàc lái xe: người dẫn chuyện tài tình
àThủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật chính của truyện
2. Phân tích nhân vật ông hoạ sĩ và các nhân vật phụ khác
- Nhân vật họa sĩ đã làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và chứa đựng những chiều sâu tư tưởng 
- Các nhân vật khác: góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm: SaPa lặng lẽ mà không lặng lẽ
3. Trong truyện ngắn này có sự kết hợp các yếu tố trữ tình, bình luận với tự sự. Em hãy chỉ rạ các chi tiết tạo nên chất trữ tình của tác phẩm .
Cho HS đọc lại những đoạn tả cảnh Sa Pa qua cái nhìn của người hoạ sĩ ở phần đầu và phần cuối truyện
- Hãy nêu cảm nhận của mình về vẻ đẹp của những bức tranh thiên nhiên ấy .
- Hãy nêu tác dụng của chất trữ tình đó.
- Chất trữ tình được toát lên từ những phong cảnh thiên nhiên đẹp và đầy thơ mộng của sa Pa được miêu tả qua cái nhìn của người hoạ sĩ già, làm nền cho cuộc gặp gỡ tình cờ , để lại nhiều dư vị, 
- Nhưng chất trữ tình của truyện toát lên chủ yếu từ nội dung truyện : cuộc gặp gỡ tình cờ ,nhừng nét đẹp giản dị rất đáng mến của người thanh niên, những câu chuyện anh, những câu chuyện anh kể và từ những tinh cảm, cảm xúc mới nảy nở của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư đối với anh thanh niên 
3-Chất trữ tình:toát lên từ những phong cảnh thiên nhiên, và toát lên chủ yếu từ nội dung truyện
4. Phát biểu chủ đề của truyện. 
- GV yêu cầu một HS nêu chủ đề của truyện các HS khác bổ sung GV nhắc lại và nhấn mạnh
Cho Hs đọc Ghi nhớ 
Truyện Lặng lẽ Sa ,Pa ngợi ca những con người lao động như anh thanh niên làm công tác khí tượng và cái thế giới những con người như anh. Tác giả muốn nói với người đọc: Trong cái lặng im cửa Sa Pa , có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước
 Đồng thời qua câu chuyện vê anh thanh niên, tác phẩm củng gợi ra những vấn đề về ý nghĩa và niềm vui của lao động tự giác, vì những mục đích chân chính đối với con người 
Ghi nhớ
4. Chủ đề của truyện. ngợi ca những con người lao động: Trong cái lặng im cửa Sa Pa , có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước
*Hoạt động 4 Hướng dẫn Luyện tập 
HS khi phát biểu cảm nghĩ phải khác với phân tích nhân vật và cũng tránh nêu cảm nghĩ một cảch chung chung. Cần nêu được những ấn tượng, suy nghĩ thực của mình về nhân vật và gắn bó với thực tiễn đời ống
 IV. CỦNG CỐ
	- Vấn đề mà Nguyễn Thành Long muốn nói với người đọc qua tác phẩm này là gì ?
	- Em nghĩ gì lý tưởng sống của chúng ta ngày nay?
 V. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
	- Nắm vững đặc điểm của nhân vật anh thanh niên
- Cách xây dựng nhân vật đặc sắc của Nguyễn Thành Long
Tuần 14
Tiết 68,69. BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ BA
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
- Rèn luyện các kĩ năng diễn đạt, trình bày.
 B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT,chọn đề cho phù hợp.
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài, chuẩn bị các đề trong SGK.
 C.Các bước lên lớp:
 I. Ổn định tổ chức:
 II. Kiểm tra bài cũ:
 III.Bài mới: 
 I. ĐỀ BÀI: HS chọn một trong hai đề sau:
 ĐỀ 1: Hãy kể về một lần em trót xem nhật kí của bạn.
 ĐỀ 2: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
 II. YÊU CẦU:
 Đề 1
 :- Nội dung chính là kể lại chuyện em đã trót xem nhật kí của bạn như thế nào.( Vào lúc nào, ở đâu, diễn ra như thế nào, bạn có biết không, có ai thấy không? Em đã đọc được những gì, có nói cho người khác biết nội dung nhật kí của bạn hay không, sau đó em đã ân hận, dằn vặt băn khoăn như thế nào ?Từ câu chuyện này em rút ra bài học gì ?).
 - Cần kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận là việc miêu tả những suy nghĩ, tình cảm của mình sau khi đã trót hành động như trên (ân hận , xấu hổ); những suy nghĩ, dằn vặt, trăn trở, và rút ra bài học cho mình.
 Đề 2
 :- Chiến tranh đã qua lâu, những thế hệ HS hôm nay chỉ còn biết về chiến tranh qua sách báo, phim ảnh và những câu chuyện kểNhân vật trong bài thơ là người chiến sĩ lái xe trong cuộc chiến tranh khốc liệt đó.Tình huống mà đề bài giả định là gặp lại người chiến sĩ lái xe năm xưa trong bài thơ đã học.Như thế để viết được bài văn này, HS cần nắm được nội dung hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ ( những suy nghĩ, tình cảm, những đặc điểm, phẩm chất của anh bộ đội trong chiến tranh). Từ đó kể lại câu chuyện gặp gỡ ( tình huống gặp, miêu tả giọng nói, nụ cười, trang phục).
 - Các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận cần kết hợp là miêu tả những suy nghĩ, tình cảm của em khi gặp gỡ người chiến sĩ; những suy nghĩ của em về chiến tranh và trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với quá khứ lịch sử của cha anh cũng như đối với hiện tại.(Làm thế nào để không có chiến tranh? Làm thế nào để giữ gìn hoà bình ? )
 III. BIỂU ĐIỂM:
 - Điểm 9,10: Bài viết đảm bảo tốt các yêu cầu trên.
 Biết kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả nội tâm và nghị luận một cách tự nhiên.
 - Điểm 7,8: Bài làm đảm bảo khá tốt các yêu cầu trên. 
 Kết hợp các yếu tố ở mức độ khá. 
 Sai vài lỗi nhẹ về diễn đạt.
 - Điểm 5,6 : Bài viết thực hiện các yêu cầu trên ở mức trung bình, chủ yếu là liệt kê sự việc. 
 Kết hợp các yếu tố diễn đạt còn lúng túng. Sai từ 8- 10 lỗi về diễn đạt.
 - Điểm 3,4 :Bài làm yếu, chưa đảm bảo các yêu cầu trên. 
 Sai nhiều về diễn đạt.
 - Điểm 1,2 :Bài làm quá kém về nội dung và diễn đạt.
 - Điểm 0 : Bỏ trắng hoặc không nộp bài.
Tuần 14 
Tiết 70 NGƯỜI KỂ, NGÔI KỂ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS
- Hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ giữa người kể với ngôi kể trong văn bản tự sự 
- Rèn luyện kĩ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc văn cũng như khi viết,văn 
B. Chuẩn bị của thầy và trò :
	- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
	- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C. Lên lớp :
	I. Ổn định tổ chức
	II. Kiểm tra bài cũ:
	- Phân biệt đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự như thế nào ?
 - Vì sao văn bản tự sự cần có những yếu tố này ?
	III. Bài mới: *Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- GV có thể vào bài bằng nhíều cách khác nhau. Có thể kiểm tra về ngôi kể và chuyển đổi ngôi kể đã học ở các lớp dưới, từ đó nêu vấn để và giới thiệu bài mới 
HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
HOẠT ĐÔNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
*Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn văn 
- Cho HS đọc đọạn văn trích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã học. Sau đó yêu cầu tìm hiểu lần lượt các câu hỏi.
a) Chuyện kể về ai và về vìệc gì ?
b)Ai là người kể câu chuyện trên ?
c) Những câu ''gượng cười nhưng đầy tiếc rẻ '' ; ''những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy'',... là nhận xét của người nào, về ai ?
d) Hãy nêu những căn cứ để có thể nhận xét : Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảnh của các nhân vật.
- Hs đọc đoạn trích truyện ngắn “Lặng lẽ Sa pa” 
- Đoạn trích kể về phút chia tay giữa người hoạ sĩ già ,cô gái và anh thanh niên,) 
- Người kể không xuất híện (không phải là một trong ba nhân vật đã nói tới.-Vì các nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan) 
à Người kể chuyện là vô nhân xưng; không xuất hiện trong câu chuyện 
- Là nhận xét của người kể chuyện (Ở câu nhận xét thứ hai, người kể chuyện như nhập vào nhân vật anh thanh niên)
- Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể câu chuyện, đối tuợng được miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn và lời văn.
I. Người kể và ngôi kể 
1. Người kể : không nên đồng nhất người kể là tác giả, người kể có thể vô nhân xưng, một nhân vật trong truyện ( mượn lời)
2. Ngôi kể là vị trí cuỉa người kể trong câu chuyện
- Thường có 2 vị trí : ngôi thứ nhất, ngôi thứ ba song cũng có thể vừa ở ngôi thứ ba vừa ngôi thứ nhất 
*Hoạt động 3: Tiểu kết và ghi nhớ 
Cho HS rút ra nhận xét, GV tổng kết lại theo những nội dung cơ bản mà phần ghi nhớ trong SGK đã nêu 
 Cho HS rút ra nhận xét
 Đọc ghi nhớ 
3. Ghi nhớ 
-*Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập
- Bài tập 2a : Yêu cầu HS so sánh đoạn văn củạ Nguyên Hồng với đoạn văn của Nguyễn Thành Long vừa phân tích ở trên để rút ra những nhận xét về sự giống và khác nhau :
- Người kể ở đây là ai ?
- Ngôi kể này có ưu điểm gì và có hạn chế gì so với ngôi kể ở đoạn trên
- Người kể trong đoạn văn của Nguyên Hồng là nhân vật tôi (ngôi thứ nhất- chú bé ) 
- Ngôi kể giúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư tình cảm, miêu tả được những diễn biến tâm lí tình vi, phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật tôi. song có hạn chế trong việc miêu tả bao quát các đối tượng khách quan, sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều, do đó dễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật 
II. Luyện tập 
- Bài tập 2b
Yêu cầu HS chọn một trong ba nhân vật (người hơạ sĩ già, anh thanh niên hoặc cô kĩ sư nông nghiệp) làm người kể chuyện, sau đó chuyển đoạn văn trích ở phần I thành một đoạn khác, sao cho nhân vật, sự kiện, lời văn và cách kể phù hợp với ngôi thứ nhất. Nêú không đủ thời gian thì bài tập 2:b được coi là bài tập về nhà
IV. CỦNG CỐ :
- Hãy phân biệt người kể, ngôi kể và tác giả
IV. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
- Hãy chọn một câu chuyện mà em thích, kể lại chuyện ấy với ngôi kể khác

Tài liệu đính kèm:

  • docT14.doc